Dan Lee
03-31-2011, 09:20 PM
AI SÁNG, AI MÙ?
Buổi học tập của Huấn đức Huynh đoàn Gp Saigon tháng 2/2011 (thứ tư 16/02/2011) có chủ đề “Tầm quan trọng của học tập trong huynh đoàn và trách vụ người Huấn đức”. Sau phần đọc và suy niệm Lời Chúa (Mc 8, 22-26), tôi giới thiệu buổi học tập với anh chỊ em Huấn đức các Liên huynh trong toàn Giáo phận: “Phần chia sẻ Lời Chúa hôm nay theo ngày trong lịch Phụng vụ (Mc 8, 22-26) có nội dung “Đức Giê-su chữa người mù tại Bết-xai-đa”, ngẫu nhiên lại trùng hợp với chủ đề học tập của chúng ta. Thực thế, nếu chúng ta không được học tập thì cũng chẳng khác chi người mù. Người mù bình thường thì nếu có gây hại chỉ gây hại cho chính anh ta, nhưng nếu chúng ta – những người Huấn đức có trách vụ hướng dẫn và tổ chức học tập trong huynh đoàn – mà bị mù thì không những thiệt hại bản thân mà còn làm hại đến anh em mình nữa. Chúng ta đã từng được nghe Chúa dạy: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?" (Lc 6, 39-40). Và đó chính là điều nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta đến với buổi học tập hôm nay”.
Bài TM hôm nay (CN IV/MC) lại tường thuật về phép lạ Đức Ki-tô chữa cho một người mù bẩm sinh. Nội dung phép lạ lần này được thánh Gio-an tường thuật tỉ mỉ hơn lần ở Bết-xai-da. Ngoài anh mù thể hiện lòng tin vào Người đã chữa lành cho mình, còn một số đông người Pha-ri-sêu không tin nên cứ tra vấn, vặn hỏi bệnh nhân (kể cả cha mẹ anh ta nữa) đủ điều, và cuối cùng trục xuất anh ra khỏi hội đường. Nghe tin ấy, Đức Giê-su gặp lại anh mù, nghe anh sấp mình xuống tuyên xưng: "Thưa Ngài, tôi tin." Đám người Pha-ri-sêu khi nghe Đức Ki-tô khẳng định: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù! " (Mc 8, 39), liền ngớ người ra và hỏi lại: "Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?", khiến “Đức Giê-su bảo họ: "Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: "Chúng tôi thấy", nên tội các ông vẫn còn! " – Ga 9, 41). Như thế thì cũng chẳng khác nào nói: Anh mù vì tin mà được sáng mắt, nhưng nhóm người Pha-ri-sêu mắt vẫn sáng, nhưng không tin, nên cũng chẳng khác kẻ đui mù. “Thấy mà không thấy – không thấy mà thấy”, đó là một nghịch lý trong cuộc sống, như trường hợp thánh Phao-lô với biến cố Đa-mát: Khi còn sáng mắt nhưng vì nhiễm phải giáo lý sai lầm Pha-ri-sêu nên Sao-lô cũng chẳng khác chi người mù. Đến khi bị ánh sáng chói loà làm mù mắt ở Đa-mát thì lại là lúc được sáng mắt sáng lòng và trở thành một Tông đồ dân ngoại kiệt xuất Phao-lô. Mù thành sáng, sáng hoá mù là thế!
Kể ra cũng thú vị, những người sáng mắt lúc nào cũng huênh hoang: "… chúng ta là môn đệ của ông Mô-sê. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê; nhưng chúng ta không biết ông Giê-su ấy bởi đâu mà đến." (Ga 9, 28-29), đã khiến cho người mù cũng phải ngạc nhiên: "Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì" (Ga 9, 30-33). Những người từng đứng trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy, thì lại không biết một tí gì về Con Người đã được ông Mô-sê (nhờ được Thiên Chúa mạc khải) tiên báo. Trong khi đó, một anh mù từ lúc mới sinh (chắc chắn không được học hành và giả thử có được học thì cũng chẳng tới đâu) lại biết về Thiên Chúa còn hơn cả đám người sáng mắt, làm họ phát khùng ("Họ đối lại: "Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?" – Ga 9, 34). Chẳng cần lý luận đanh thép, lý thuyết sâu xa, mà chỉ căn cứ vào thực tế (anh được chữa khỏi bệnh mù), mà anh mù đã khiến đám Pha-ri-sêu lâm vào thế… bí, và đành giở chiêu quyền lực: trục xuất anh khỏi hội đường! Thế đấy! Như vậy thì ai sáng, ai mù thực sự đây?
Chung quy thì cũng chỉ vì vấn đề cốt tuỷ: đức tin. Anh mù được chữa lành bởi anh tin vào Con Người; mà cũng không phải chỉ riêng anh, tất cả những người bệnh hoạn, tật nguyền đến với Đức Ki-tô đều được chữa lành vì “Đức tin của anh em đã chữa lành anh em”. Còn đám người Pha-ri-sêu thì mù vẫn hoàn mù, bởi họ không tin vào Con Nguời, mà chỉ tin vào những giáo lý sai lầm như thánh Phao-lô trước biến cố Đa-mát vậy. Chính vì thế, nên trong Sứ điệp Mùa Chay 2011 (số 2) ĐTC Biển Đức XVI đã dạy: “Chúa nhật người mù bẩm sinh trình bày Chúa Ki-tô như ánh sáng thế gian. Phúc âm gọi hỏi mỗi người chúng ta: ”Phần anh, anh có tin nơi Con Người không?”, ”Lạy Chúa, con tin!” (Ga 9,35.38), người mù bẩm sinh vui mừng quả quyết như thế, anh nói nhân danh mọi tín hữu. Phép lạ chữa lành người mù là dấu hiệu chứng tỏ rằng, cùng với thị giác, Chúa Ki-tô cũng muốn mở cái nhìn nội tâm chúng ta, để đức tin của chúng ta ngày càng sâu xa hơn và chúng ta có thể nhận thấy nơi Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Chúa soi sáng mọi tối tăm trong cuộc sống và làm cho con người sống ”như người con của ánh sáng”.
Nói đi nói lại không gì bằng mượn chính ngay lời người mắc bệnh mù nội tâm và được chữa lành, để minh hoạ: “Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng. Vì những việc chúng làm lén lút, thì nói đến đã là nhục rồi. Nhưng tất cả những gì bị vạch trần, đều do ánh sáng làm lộ ra; mà bất cứ điều gì lộ ra, thì trở nên ánh sáng. Bởi vậy, có lời chép rằng: Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! / Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! / Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Ep 5, 8-14). Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Buổi học tập của Huấn đức Huynh đoàn Gp Saigon tháng 2/2011 (thứ tư 16/02/2011) có chủ đề “Tầm quan trọng của học tập trong huynh đoàn và trách vụ người Huấn đức”. Sau phần đọc và suy niệm Lời Chúa (Mc 8, 22-26), tôi giới thiệu buổi học tập với anh chỊ em Huấn đức các Liên huynh trong toàn Giáo phận: “Phần chia sẻ Lời Chúa hôm nay theo ngày trong lịch Phụng vụ (Mc 8, 22-26) có nội dung “Đức Giê-su chữa người mù tại Bết-xai-đa”, ngẫu nhiên lại trùng hợp với chủ đề học tập của chúng ta. Thực thế, nếu chúng ta không được học tập thì cũng chẳng khác chi người mù. Người mù bình thường thì nếu có gây hại chỉ gây hại cho chính anh ta, nhưng nếu chúng ta – những người Huấn đức có trách vụ hướng dẫn và tổ chức học tập trong huynh đoàn – mà bị mù thì không những thiệt hại bản thân mà còn làm hại đến anh em mình nữa. Chúng ta đã từng được nghe Chúa dạy: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố?" (Lc 6, 39-40). Và đó chính là điều nhắc nhở, thúc đẩy chúng ta đến với buổi học tập hôm nay”.
Bài TM hôm nay (CN IV/MC) lại tường thuật về phép lạ Đức Ki-tô chữa cho một người mù bẩm sinh. Nội dung phép lạ lần này được thánh Gio-an tường thuật tỉ mỉ hơn lần ở Bết-xai-da. Ngoài anh mù thể hiện lòng tin vào Người đã chữa lành cho mình, còn một số đông người Pha-ri-sêu không tin nên cứ tra vấn, vặn hỏi bệnh nhân (kể cả cha mẹ anh ta nữa) đủ điều, và cuối cùng trục xuất anh ra khỏi hội đường. Nghe tin ấy, Đức Giê-su gặp lại anh mù, nghe anh sấp mình xuống tuyên xưng: "Thưa Ngài, tôi tin." Đám người Pha-ri-sêu khi nghe Đức Ki-tô khẳng định: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù! " (Mc 8, 39), liền ngớ người ra và hỏi lại: "Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?", khiến “Đức Giê-su bảo họ: "Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: "Chúng tôi thấy", nên tội các ông vẫn còn! " – Ga 9, 41). Như thế thì cũng chẳng khác nào nói: Anh mù vì tin mà được sáng mắt, nhưng nhóm người Pha-ri-sêu mắt vẫn sáng, nhưng không tin, nên cũng chẳng khác kẻ đui mù. “Thấy mà không thấy – không thấy mà thấy”, đó là một nghịch lý trong cuộc sống, như trường hợp thánh Phao-lô với biến cố Đa-mát: Khi còn sáng mắt nhưng vì nhiễm phải giáo lý sai lầm Pha-ri-sêu nên Sao-lô cũng chẳng khác chi người mù. Đến khi bị ánh sáng chói loà làm mù mắt ở Đa-mát thì lại là lúc được sáng mắt sáng lòng và trở thành một Tông đồ dân ngoại kiệt xuất Phao-lô. Mù thành sáng, sáng hoá mù là thế!
Kể ra cũng thú vị, những người sáng mắt lúc nào cũng huênh hoang: "… chúng ta là môn đệ của ông Mô-sê. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê; nhưng chúng ta không biết ông Giê-su ấy bởi đâu mà đến." (Ga 9, 28-29), đã khiến cho người mù cũng phải ngạc nhiên: "Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì" (Ga 9, 30-33). Những người từng đứng trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy, thì lại không biết một tí gì về Con Người đã được ông Mô-sê (nhờ được Thiên Chúa mạc khải) tiên báo. Trong khi đó, một anh mù từ lúc mới sinh (chắc chắn không được học hành và giả thử có được học thì cũng chẳng tới đâu) lại biết về Thiên Chúa còn hơn cả đám người sáng mắt, làm họ phát khùng ("Họ đối lại: "Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?" – Ga 9, 34). Chẳng cần lý luận đanh thép, lý thuyết sâu xa, mà chỉ căn cứ vào thực tế (anh được chữa khỏi bệnh mù), mà anh mù đã khiến đám Pha-ri-sêu lâm vào thế… bí, và đành giở chiêu quyền lực: trục xuất anh khỏi hội đường! Thế đấy! Như vậy thì ai sáng, ai mù thực sự đây?
Chung quy thì cũng chỉ vì vấn đề cốt tuỷ: đức tin. Anh mù được chữa lành bởi anh tin vào Con Người; mà cũng không phải chỉ riêng anh, tất cả những người bệnh hoạn, tật nguyền đến với Đức Ki-tô đều được chữa lành vì “Đức tin của anh em đã chữa lành anh em”. Còn đám người Pha-ri-sêu thì mù vẫn hoàn mù, bởi họ không tin vào Con Nguời, mà chỉ tin vào những giáo lý sai lầm như thánh Phao-lô trước biến cố Đa-mát vậy. Chính vì thế, nên trong Sứ điệp Mùa Chay 2011 (số 2) ĐTC Biển Đức XVI đã dạy: “Chúa nhật người mù bẩm sinh trình bày Chúa Ki-tô như ánh sáng thế gian. Phúc âm gọi hỏi mỗi người chúng ta: ”Phần anh, anh có tin nơi Con Người không?”, ”Lạy Chúa, con tin!” (Ga 9,35.38), người mù bẩm sinh vui mừng quả quyết như thế, anh nói nhân danh mọi tín hữu. Phép lạ chữa lành người mù là dấu hiệu chứng tỏ rằng, cùng với thị giác, Chúa Ki-tô cũng muốn mở cái nhìn nội tâm chúng ta, để đức tin của chúng ta ngày càng sâu xa hơn và chúng ta có thể nhận thấy nơi Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Chúa soi sáng mọi tối tăm trong cuộc sống và làm cho con người sống ”như người con của ánh sáng”.
Nói đi nói lại không gì bằng mượn chính ngay lời người mắc bệnh mù nội tâm và được chữa lành, để minh hoạ: “Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật. Anh em hãy xem điều gì đẹp lòng Chúa. Đừng cộng tác vào những việc vô ích của con cái bóng tối, phải vạch trần những việc ấy ra mới đúng. Vì những việc chúng làm lén lút, thì nói đến đã là nhục rồi. Nhưng tất cả những gì bị vạch trần, đều do ánh sáng làm lộ ra; mà bất cứ điều gì lộ ra, thì trở nên ánh sáng. Bởi vậy, có lời chép rằng: Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! / Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! / Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Ep 5, 8-14). Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.