Dan Lee
04-01-2011, 11:37 PM
Mọi kitô hữu đều có thể nên thánh
"Mọi kitô hữu đều có thể nên thánh theo cương vị của mình: tu sĩ như là tu sĩ, giáo dân như là giáo dân, linh mục như là linh mục, người lập gia đình như là người có gia đình, thương gia như là thương gia, binh sĩ như là binh sĩ, và cứ như thế đối với mọi giai tầng xã hội khác”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại khẳng định trên đây của thánh Alfonso de Liguori trước hơn 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Tha đã giới thiệu gương mặt của thánh Alfonso de Liguori, người sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, một thần học gia luân lý lỗi lạc, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội và là tác giả lời của bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng ”Chúa xuống từ các vì sao”.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân ngài nói:
Thánh nhân sinh năm 1696 thuộc một gia đình quyền qúy và giầu có tỉnh Napoli. Được phú bẩm các khả năng trí thức cao vời, mới 16 tuổi Alfonso đã đậu tiến sĩ lưỡng luật: dân sự và giáo luật. Là trạng sư xuất sắc nhất tỉnh Napoli thời đó, trong 8 năm trời người thắng tất cả mọi cuộc kiện. Tuy nhiện, trong tâm hồn khát khao Thiên Chúa và ước mong toàn thiện ấy, Thiên Chúa đã hướng dẫn người tới chỗ hiểu rằng Chúa mời gọi người sống một ơn gọi khác. Thật thế, năm 1723 giận dữ trước cảnh gian tham hối lộ và bất công hoành hành trong giới luật sư, Alfonso bỏ nghề, cùng với nó là mọi giầu sang và thành công, và quyết định trở thành linh mục, mặc dù thân phụ kịch liệt phản đối. Thánh nhân đã có các bậc thầy rất giỏi dậy các môn Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và thần bí. Người thủ đắc được một nền văn hóa thần học rộng rãi, và vài năm sau đó sẽ làm cho nó sinh hoa trái, khi bắt đầu viết các tác phẩm của mình. Alfonso de Liguori thụ phong linh mục năm 1726 và gắn bó với Dòng Thừa Sai Tông Đồ của giáo phận trong việc thi hành sứ vụ. Người bắt đầu hoạt động rao truyền Tin Mừng và dậy giáo ý cho những lớp người khiêm tốn nhất của xã hội Napoli thời đó.
Tiếp tục tiểu sử thánh Alfonso de Liguori Đức Thánh Cha nói: không ít người được thánh nhân dậy dỗ là những người có nhiều thói xấu và hành động tội phạm. Nhưng với lòng kiên nhẫn, người dậy họ cầu nguyện và khích lệ họ canh cải lối sống. Alfonso đã đạt các kết qủa tuyệt hảo: trong các khu phố bần cùng nhất của thành phố Napoli nam Italia, có nhiều nhóm được thành lập. Cứ vào ban chiều, các thành viên tụ tập nhau trong các tư gia hay trong các hàng quán để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một vài giáo lý viên do thánh nhân đào tạo, và của một số linh mục khác. Các linh mục thường xuyên thăm viếng các nhóm tín hữu này. Do ước muốn của Đức Tổng Giám Mục Napoli các buổi sinh hoạt này được tổ chức trong các nhà thờ và nhà nguyện của thành phố và lấy tên là ”Các nhà nguyện về chiều”. Chúng đã là một suối nguồn đích thực của việc giáo dục luân lý, lành mạnh hóa xã hội, trợ giúp nhau giữa dân nghèo: các vụ trộm cắp, thách đấu kiếm để trả thù và mại dâm cuối cùng biến mất.
Cả khi bối cảnh xã hội và tôn giáo thời thánh Alfonso de Liguori khác với bối cảnh ngày nay, các ”nhà nguyện về chiều” là một mô thức hoạt động truyền giáo mà chúng ta có thể lấy hứng cho công tác tái truyền giảng Tin Mừng, đặc biệt cho các người nghèo khó nhất, và để xây dựng một sự chung sống nhân bản, công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Nhiệm vụ thừa tác thiêng liêng được giao phó cho các linh mục, trong khi giáo dân được đào tạo có thể là các linh hoạt viên kitô hữu hiệu, như men tin mừng trong xã hội.
Năm 35 tuổi cha Alfonso de Liguori tiếp xúc với các nông dân và mục tử của mọi vùng trong toàn Vương quốc Napoli. Nhận thấy sự dốt nát tôn giáo và tình trạng bị bỏ rơi của họ, cha quyết định bỏ thủ đô Napoli để tận hiến cuộc đời cho các anh chị em nghèo khó về tinh thần và vật chầt này. Năm 1732 cha thành lập dòng Chúa Cứu Thế Rất Thánh, dưới sự bảo trợ của Đức Cha Tommaso Falcoia và trở thành Bề trên của dòng. Dưới sự hướng dẫn của thánh nhân các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế đã là các thừa sai lưu động đích thực, đi tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh, khích lệ tín hữu hoán cải, và kiên trì trong cuộc sống kitô, đặc biệt qua lời cầu nguyện. Cả ngày nay nữa, các tu sĩ của dòng sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, với các hình thức tông đồ mới mẻ, vẫn tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng này. Tôi nghĩ tới các vị với lòng biết ơn, và khích lệ các vị luôn trung thành với đặc sủng của đấng sáng lập dòng.
Lòng tốt và nhiệt huyết tông đố mục vụ của cha Alfonso được qúy trọng đến độ năm 1762 người được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Sant' Agata dei Goti. Năm 1775 các tật bệnh thân xác bắt buộc ngài phải thôi chức vụ với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Pio VI. Năm 1787, khi nghe tin Đức Cha Alfonso qua đời, Đức Giáo Hoàng kêu lên: ”Người đã là một vị thánh”. Và qủa thế, Đức Cha Alfonso được phong hiển thánh năm 1839, và năm 1871 được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo Hội. Có nhiều lý do biện minh cho tước hiệu này, trước hết vì giáo huấn thần học luân lý phong phú của người, tới độ Đức Giáo Hoàng Pio XII phong người làm ”Bổn Mạng các cha giải tội và các nhà luân lý”.
Vào thời thánh nhân, do ảnh hưởng của phong trào Jansenisme, người ta phổ biến một kiểu giải thích luân lý nghiêm khắc: thay vì dưỡng nuôi niềm tín thác và hy vọng nơi lòng xót thương của Thiên Chúa, thì lại phổ biến sự sợ hãi và giới thiệu một gương mặt của một vì Thiên Chúa cau có khắt khe, trái nghịch với mạc khải của Chúa Kitô. Thánh Alfonso, nhất là trong tác
phẩm chính của người tựa đề ”Thần học luân lý”, đã đề nghị một tổng hợp quân bình và thuyết phục giữa các lề luật của Thiên Chúa - được khắc ghi trong con tim, được Chúa Kitô mạc khải một cách tràn đầy, và được Giáo Hội giải thích một cách uy tín - với các năng động của lương tâm và sự tự do của con người. Chính trong việc gắn bó với chân lý và sự thiện, con người có thể trưởng thành và thực hiện chính mình.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nêu bật phương cách làm việc mục vụ của thánh Alfonso như sau: Thánh Alfonso xin các mục tử linh hồn và các cha giải tội trung thành với giáo thuyết luân lý công giáo, đồng thời có thái độ bác ái, thông cảm, dịu dàng, để các hối nhân có thể cảm thấy họ được đồng hành, nâng đỡ khích lệ trên con đường lòng tin và cuộc sống kitô. Thánh nhân không bao giờ mệt mỏi lập di lập lại rằng: các linh mục là dấu chỉ hữu hình lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ và soi sáng tâm trí kẻ có tội, để họ hoán cải và thay đổi lối sống. Trong thời đại chúng ta, trong đó có các dấu chỉ lạc đường của lương tâm luân lý và của một sự thiếu sót lòng qúy chuộng đối với Bí tích Giải Tội, giáo huấn của thánh Alfonso vẫn còn rất thời sự.
Cùng với các tác phẩm thần học, thánh Alfonso còn sáng tác nhiều sách khác nữa cho việc đào tạo tôn giáo của dân chúng. Với giọng văn đơn sơ và dễ chịu, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, các tác phẩm của thánh nhân đã góp phần vào việc nhào nặn tinh thần tu đức bình dân của hai thế kỷ vừa qua. Một vài tác phẩm rất bổ ích cho cả ngày nay nữa chẳng hạn như: ”Các cách ngôn vĩnh cửu”, ”Các vinh quang của Mẹ Maria”, ”Thực hành yêu mến Chúa Giêsu Kitô”. Cuốn sau cùng này là tổng hợp tư tưởng và là tuyệt tác của thánh nhân. Người nhấn mạnh rất nhiều trên lời cầu nguyện, cho phép chúng ta rộng mở cho Ơn Thánh để chu toàn ý muốn của Thiên Chúa. Thánh nhân viết về lời cầu nguyện như sau: ”Thiên Chúa không từ chối ơn thánh của lời cầu nguyện với bất cứ ai; với ơn thánh đó người ta được sự trợ giúp chiến thắng mọi tà dâm và mọi cám dỗ. Và tôi nói và trả lời và sẽ luôn luôn trả lời, cho tới bao lâu tôi còn sống, rằng toàn ơn cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện”. Từ dó nảy sinh ra phương châm nổi tiếng của thánh nhân là ”Ai cầu nguyện, thì được cứu rỗi” (De gran mezzo della preghiera e opuscoli affini. Opere ascetiche II, Roma 1962, tr.171).
Trong số các hình thức cầu nguyện được thánh Alfonso nhiệt liệt khuyến khích có việc viếng Mình Thánh Chúa hay chầu Mình Thánh Chúa ngắn hay dài, cá nhân hay cộng đoàn. Thánh nhân viết: ”Chắc chắn trong tất cả mọi việc đạo đức đứng đầu, sau các Bí tích, là việc thờ lậy Mình Thánh Chúa. Nó rất được Thiên Chúa ưa thích và hữu ích cho chúng ta nhất... Ôi, dịu ngọt biết bao nhiêu, khi ở trước bàn thờ với đức tin... và dâng lên Chúa các nhu cầu riêng như một người bạn làm với một người bạn, với tất cả sự tín cẩn” (Visite al SS. Sacramento ed a Maria SS. per ciascun giorno del mese. Introduzione). Nền tu đức của thành Alfonso có chieu kích kitô học vì tập trung nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.
Thánh Alfonso cũng rất sùng kính Mẹ Maria, mà người minh giải vai trò trong lịch sử cứu độ. Mẹ là Đấng kết hiệp với Chúa Cứu Thế và là Vị Trung gian ơn thánh, là Mẹ, là Trạng sư và là Nữ Vương. Ngoài ra, thánh nhân còn khẳng định rằng lòng sùng kính Đức Maria sẽ là niềm an ủi lớn lao cho chúng ta trong giờ chết. Sau cùng người nhấn mạnh trên ơn gọi nên thánh của tất cả mọi kitô hữu, mỗi người trong cương vị, ơn gọi và hoàn cảnh sống riêng của mình... Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội có các vị thánh và các tiến sĩ dậy dỗ, khích lệ chúng ta lớn lên trong đức tin và sống tình yêu thương mỗi ngày.
Đức Thánh Cha nồng nhiệt chào mừng phái đoàn của Đức Tân Tổng Giám Mục Trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ Đông Phương Sviatoslav Schevchuk. Ngài xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban dồi dào ơn lành và củng cố quốc dân Ucraine trong an bình và hòa hợp.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả mùa Chay thánh thiện, rồi ngài cất kinh Lậy Ccha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
"Mọi kitô hữu đều có thể nên thánh theo cương vị của mình: tu sĩ như là tu sĩ, giáo dân như là giáo dân, linh mục như là linh mục, người lập gia đình như là người có gia đình, thương gia như là thương gia, binh sĩ như là binh sĩ, và cứ như thế đối với mọi giai tầng xã hội khác”.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã lập lại khẳng định trên đây của thánh Alfonso de Liguori trước hơn 25.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư hôm qua.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Tha đã giới thiệu gương mặt của thánh Alfonso de Liguori, người sáng lập dòng Chúa Cứu Thế, một thần học gia luân lý lỗi lạc, Giám Mục, Tiến sĩ Giáo Hội và là tác giả lời của bài thánh ca Giáng Sinh nổi tiếng ”Chúa xuống từ các vì sao”.
Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân ngài nói:
Thánh nhân sinh năm 1696 thuộc một gia đình quyền qúy và giầu có tỉnh Napoli. Được phú bẩm các khả năng trí thức cao vời, mới 16 tuổi Alfonso đã đậu tiến sĩ lưỡng luật: dân sự và giáo luật. Là trạng sư xuất sắc nhất tỉnh Napoli thời đó, trong 8 năm trời người thắng tất cả mọi cuộc kiện. Tuy nhiện, trong tâm hồn khát khao Thiên Chúa và ước mong toàn thiện ấy, Thiên Chúa đã hướng dẫn người tới chỗ hiểu rằng Chúa mời gọi người sống một ơn gọi khác. Thật thế, năm 1723 giận dữ trước cảnh gian tham hối lộ và bất công hoành hành trong giới luật sư, Alfonso bỏ nghề, cùng với nó là mọi giầu sang và thành công, và quyết định trở thành linh mục, mặc dù thân phụ kịch liệt phản đối. Thánh nhân đã có các bậc thầy rất giỏi dậy các môn Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và thần bí. Người thủ đắc được một nền văn hóa thần học rộng rãi, và vài năm sau đó sẽ làm cho nó sinh hoa trái, khi bắt đầu viết các tác phẩm của mình. Alfonso de Liguori thụ phong linh mục năm 1726 và gắn bó với Dòng Thừa Sai Tông Đồ của giáo phận trong việc thi hành sứ vụ. Người bắt đầu hoạt động rao truyền Tin Mừng và dậy giáo ý cho những lớp người khiêm tốn nhất của xã hội Napoli thời đó.
Tiếp tục tiểu sử thánh Alfonso de Liguori Đức Thánh Cha nói: không ít người được thánh nhân dậy dỗ là những người có nhiều thói xấu và hành động tội phạm. Nhưng với lòng kiên nhẫn, người dậy họ cầu nguyện và khích lệ họ canh cải lối sống. Alfonso đã đạt các kết qủa tuyệt hảo: trong các khu phố bần cùng nhất của thành phố Napoli nam Italia, có nhiều nhóm được thành lập. Cứ vào ban chiều, các thành viên tụ tập nhau trong các tư gia hay trong các hàng quán để cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, dưới sự hướng dẫn của một vài giáo lý viên do thánh nhân đào tạo, và của một số linh mục khác. Các linh mục thường xuyên thăm viếng các nhóm tín hữu này. Do ước muốn của Đức Tổng Giám Mục Napoli các buổi sinh hoạt này được tổ chức trong các nhà thờ và nhà nguyện của thành phố và lấy tên là ”Các nhà nguyện về chiều”. Chúng đã là một suối nguồn đích thực của việc giáo dục luân lý, lành mạnh hóa xã hội, trợ giúp nhau giữa dân nghèo: các vụ trộm cắp, thách đấu kiếm để trả thù và mại dâm cuối cùng biến mất.
Cả khi bối cảnh xã hội và tôn giáo thời thánh Alfonso de Liguori khác với bối cảnh ngày nay, các ”nhà nguyện về chiều” là một mô thức hoạt động truyền giáo mà chúng ta có thể lấy hứng cho công tác tái truyền giảng Tin Mừng, đặc biệt cho các người nghèo khó nhất, và để xây dựng một sự chung sống nhân bản, công bằng, huynh đệ và liên đới hơn. Nhiệm vụ thừa tác thiêng liêng được giao phó cho các linh mục, trong khi giáo dân được đào tạo có thể là các linh hoạt viên kitô hữu hiệu, như men tin mừng trong xã hội.
Năm 35 tuổi cha Alfonso de Liguori tiếp xúc với các nông dân và mục tử của mọi vùng trong toàn Vương quốc Napoli. Nhận thấy sự dốt nát tôn giáo và tình trạng bị bỏ rơi của họ, cha quyết định bỏ thủ đô Napoli để tận hiến cuộc đời cho các anh chị em nghèo khó về tinh thần và vật chầt này. Năm 1732 cha thành lập dòng Chúa Cứu Thế Rất Thánh, dưới sự bảo trợ của Đức Cha Tommaso Falcoia và trở thành Bề trên của dòng. Dưới sự hướng dẫn của thánh nhân các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế đã là các thừa sai lưu động đích thực, đi tới các làng mạc xa xôi hẻo lánh, khích lệ tín hữu hoán cải, và kiên trì trong cuộc sống kitô, đặc biệt qua lời cầu nguyện. Cả ngày nay nữa, các tu sĩ của dòng sống rải rác tại nhiều quốc gia trên thế giới, với các hình thức tông đồ mới mẻ, vẫn tiếp tục sứ mệnh rao giảng Tin Mừng này. Tôi nghĩ tới các vị với lòng biết ơn, và khích lệ các vị luôn trung thành với đặc sủng của đấng sáng lập dòng.
Lòng tốt và nhiệt huyết tông đố mục vụ của cha Alfonso được qúy trọng đến độ năm 1762 người được chỉ định làm Giám Mục giáo phận Sant' Agata dei Goti. Năm 1775 các tật bệnh thân xác bắt buộc ngài phải thôi chức vụ với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Pio VI. Năm 1787, khi nghe tin Đức Cha Alfonso qua đời, Đức Giáo Hoàng kêu lên: ”Người đã là một vị thánh”. Và qủa thế, Đức Cha Alfonso được phong hiển thánh năm 1839, và năm 1871 được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo Hội. Có nhiều lý do biện minh cho tước hiệu này, trước hết vì giáo huấn thần học luân lý phong phú của người, tới độ Đức Giáo Hoàng Pio XII phong người làm ”Bổn Mạng các cha giải tội và các nhà luân lý”.
Vào thời thánh nhân, do ảnh hưởng của phong trào Jansenisme, người ta phổ biến một kiểu giải thích luân lý nghiêm khắc: thay vì dưỡng nuôi niềm tín thác và hy vọng nơi lòng xót thương của Thiên Chúa, thì lại phổ biến sự sợ hãi và giới thiệu một gương mặt của một vì Thiên Chúa cau có khắt khe, trái nghịch với mạc khải của Chúa Kitô. Thánh Alfonso, nhất là trong tác
phẩm chính của người tựa đề ”Thần học luân lý”, đã đề nghị một tổng hợp quân bình và thuyết phục giữa các lề luật của Thiên Chúa - được khắc ghi trong con tim, được Chúa Kitô mạc khải một cách tràn đầy, và được Giáo Hội giải thích một cách uy tín - với các năng động của lương tâm và sự tự do của con người. Chính trong việc gắn bó với chân lý và sự thiện, con người có thể trưởng thành và thực hiện chính mình.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nêu bật phương cách làm việc mục vụ của thánh Alfonso như sau: Thánh Alfonso xin các mục tử linh hồn và các cha giải tội trung thành với giáo thuyết luân lý công giáo, đồng thời có thái độ bác ái, thông cảm, dịu dàng, để các hối nhân có thể cảm thấy họ được đồng hành, nâng đỡ khích lệ trên con đường lòng tin và cuộc sống kitô. Thánh nhân không bao giờ mệt mỏi lập di lập lại rằng: các linh mục là dấu chỉ hữu hình lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ và soi sáng tâm trí kẻ có tội, để họ hoán cải và thay đổi lối sống. Trong thời đại chúng ta, trong đó có các dấu chỉ lạc đường của lương tâm luân lý và của một sự thiếu sót lòng qúy chuộng đối với Bí tích Giải Tội, giáo huấn của thánh Alfonso vẫn còn rất thời sự.
Cùng với các tác phẩm thần học, thánh Alfonso còn sáng tác nhiều sách khác nữa cho việc đào tạo tôn giáo của dân chúng. Với giọng văn đơn sơ và dễ chịu, được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, các tác phẩm của thánh nhân đã góp phần vào việc nhào nặn tinh thần tu đức bình dân của hai thế kỷ vừa qua. Một vài tác phẩm rất bổ ích cho cả ngày nay nữa chẳng hạn như: ”Các cách ngôn vĩnh cửu”, ”Các vinh quang của Mẹ Maria”, ”Thực hành yêu mến Chúa Giêsu Kitô”. Cuốn sau cùng này là tổng hợp tư tưởng và là tuyệt tác của thánh nhân. Người nhấn mạnh rất nhiều trên lời cầu nguyện, cho phép chúng ta rộng mở cho Ơn Thánh để chu toàn ý muốn của Thiên Chúa. Thánh nhân viết về lời cầu nguyện như sau: ”Thiên Chúa không từ chối ơn thánh của lời cầu nguyện với bất cứ ai; với ơn thánh đó người ta được sự trợ giúp chiến thắng mọi tà dâm và mọi cám dỗ. Và tôi nói và trả lời và sẽ luôn luôn trả lời, cho tới bao lâu tôi còn sống, rằng toàn ơn cứu độ của chúng ta là ở nơi việc cầu nguyện”. Từ dó nảy sinh ra phương châm nổi tiếng của thánh nhân là ”Ai cầu nguyện, thì được cứu rỗi” (De gran mezzo della preghiera e opuscoli affini. Opere ascetiche II, Roma 1962, tr.171).
Trong số các hình thức cầu nguyện được thánh Alfonso nhiệt liệt khuyến khích có việc viếng Mình Thánh Chúa hay chầu Mình Thánh Chúa ngắn hay dài, cá nhân hay cộng đoàn. Thánh nhân viết: ”Chắc chắn trong tất cả mọi việc đạo đức đứng đầu, sau các Bí tích, là việc thờ lậy Mình Thánh Chúa. Nó rất được Thiên Chúa ưa thích và hữu ích cho chúng ta nhất... Ôi, dịu ngọt biết bao nhiêu, khi ở trước bàn thờ với đức tin... và dâng lên Chúa các nhu cầu riêng như một người bạn làm với một người bạn, với tất cả sự tín cẩn” (Visite al SS. Sacramento ed a Maria SS. per ciascun giorno del mese. Introduzione). Nền tu đức của thành Alfonso có chieu kích kitô học vì tập trung nơi Chúa Kitô và Tin Mừng của Người.
Thánh Alfonso cũng rất sùng kính Mẹ Maria, mà người minh giải vai trò trong lịch sử cứu độ. Mẹ là Đấng kết hiệp với Chúa Cứu Thế và là Vị Trung gian ơn thánh, là Mẹ, là Trạng sư và là Nữ Vương. Ngoài ra, thánh nhân còn khẳng định rằng lòng sùng kính Đức Maria sẽ là niềm an ủi lớn lao cho chúng ta trong giờ chết. Sau cùng người nhấn mạnh trên ơn gọi nên thánh của tất cả mọi kitô hữu, mỗi người trong cương vị, ơn gọi và hoàn cảnh sống riêng của mình... Chúng ta hãy cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội có các vị thánh và các tiến sĩ dậy dỗ, khích lệ chúng ta lớn lên trong đức tin và sống tình yêu thương mỗi ngày.
Đức Thánh Cha nồng nhiệt chào mừng phái đoàn của Đức Tân Tổng Giám Mục Trưởng của Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ Đông Phương Sviatoslav Schevchuk. Ngài xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban dồi dào ơn lành và củng cố quốc dân Ucraine trong an bình và hòa hợp.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả mùa Chay thánh thiện, rồi ngài cất kinh Lậy Ccha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải