Dan Lee
04-09-2011, 10:29 AM
Từ một lần gặp gỡ (26): Theo Thầy lên Giê-ru-sa-lem – Cuộc đào luyện thứ ba
Các bạn trẻ thân mến,
Dù ai đó có mạnh miệng đến đâu, khi đụng đến sự chết cũng phải ngán. Các môn đệ Đức Giê-su cũng không được hưởng luật trừ. Sau hai lần Đức Giê-su loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh, các môn đệ linh cảm thấy điều không hay sẽ xảy ra cho Thầy tại Giê-ru-sa-lem. Vậy mà Đức Giê-su nhất quyết lên Giê-ru-sa-lem và Ngài dẫn đầu đoàn người tiến về hướng đó. Vì thế, các ông sợ hãi và những kẻ theo sau cũng kinh hoàng (Mc 10, 32). Trong bối cảnh đó, Đức Giê-su kéo riêng các môn đệ ra và xác nhận thêm một lần nữa: “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” (Mc 10,33-34).
Đến lần tiên báo thứ ba này, không ai không nhận ra sự quả cảm và khẩn khái của Chúa Giê-su trước cuộc hiến tế. Ngài đã đi tiên phong để chịu trận, đồng thời Ngài cũng mở đường cho các môn đệ bước vào cuộc hiến tế với Ngài. Và nếu muốn, họ được cùng chung chia số phận với Thầy của họ. Qua gần ba năm dong dủi với Thầy, giờ đây các môn đệ cảm thấy vận mạng của mình bị gắn với vận mạng của Thầy, vì thế các ông kinh hoàng.
Các môn đệ thấy trước điều không hay sẽ xảy ra, nhưng các ông không chấp nhận điều đó, dù rằng đây là điều chính Thầy đã tự nguyện chọn lấy. Vì một đàng các môn đệ không chấp nhận chọn lựa của Thầy nhưng đàng khác các ông cũng không nỡ bỏ Thầy ra đi, nên trong chính nội bộ các ông đã xảy ra một hiện tượng tâm lý bù trừ. Đó là, khi các ông nao núng bên trong về sự dấn thân theo Thầy, các ông đã tìm một điều khác phủ lên bề mặt để che dấu sự nao núng bên trong. Điều mà các ông đã làm là đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Hai người con ông Dê-bê-đê đã nại đến mẹ để xin cho được ngôi bên phải và bên trái của Thầy. Trong khi đó, mười môn đệ còn lại cũng chẳng tốt lành hơn. Họ bực tức với hai anh em kia.
Hiện tượng tâm lý bù trừ này cũng không hiếm trong cuộc đời chúng ta. Một khi ta không chấp nhận sự thật về mình, ta sẽ cố tìm một điều gì đó để che lấp sự thật đó bên trong. Chấp nhận sự thật về mình quả là không đơn giản, nhất là khi sự thật đó chẳng hay ho gì. Tuy nhiên, cách chữa lành vết thương không phải là chối bỏ nó như thể nó không có, nhưng là đối diện với nó để chữa lành cho nó. Các môn đệ đã không chấp nhận mình còn yếu kém trong lối bước theo Thầy, ngược lại các ông đã làm như thể mình có thể làm được mọi sự, và có thể ngồi bên trái và bên phải Thầy để cùng trị vì với Thầy.
Hai ông đã xin được ngồi bên trái và bên phải của Thầy, nhưng vị trí ấy các ông lại không dám đón nhận khi được trao. Thầy hỏi: các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống không? Các ông quả quyết trả lời “uống nổi”. Vậy mà, hai vị trí, một bên trái một bên phải của Thầy nơi Thập Giá, các ông lại không dám nhận. Phần phúc ấy lẽ ra thuộc về hai ông, nhưng hai ông đã nhường lại cho hai người trộm. Các ông tìm những vai vế thống trị, trong khi Chúa không ngồi ở vị trí của người thống trị, bắt người khác hầu hạ mình; ngược lại, Ngài trở nên người phục vụ và hiến dâng mạng sống vì người khác.
Cuộc đào luyện thứ ba trong hành trình tiến lên Giê-ru-sa-lem, Chúa đã lấy mẫu là chính Chúa để dạy cho các môn đệ: Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10, 45). Vì thế, Ngài huấn luyện để các ông biết “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 43-44). Và như thế, điều kiện đi kèm theo lối hành xử này là phải bỏ sự quy kỷ để sẵn sàng dấn thân cho một cuộc sống cao đẹp hơn.
Ngay sau giáo huấn của Đức Giê-su dành cho các môn đệ, thánh sử Mac-cô đã kể lại câu chuyện về người mù Bác-ti-mê như một mẫu môn đệ lý tưởng mà những người theo Chúa cần học hỏi. Anh mù Bác-ti-mê chỉ là một kẻ ngồi ăn xin bên vệ đường, vậy mà anh đã trở nên một mẫu môn đệ lý tưởng. Điều gì đã khiến anh được đề cao như thế? Anh chỉ làm có hai điều, và hai điều này là đủ để trở nên người môn đệ đích thật của Chúa Giê-su. Hai điều đó là: anh bỏ hết mọi sự, ngay cả chiếc áo choàng là tài sản quý giá nhất của một kẻ ăn xin bên vệ đường, để đến với Thầy, và điều thứ hai là đi theo Thầy trên con đường Người đi. Anh đến với Chúa và theo Chúa trên con đường của Chúa, chứ không phải theo Chúa trên con đường riêng của anh.
Các bạn trẻ thân mến,
Tiến lên Giê-ru-sa-lem nghĩa là tiến đến sự hiến tế. Chúng ta, những người trẻ, được mời gọi quảng đại đi vào cuộc thương khó với Thầy. Ước gì chúng ta không làm ngơ trước những xuyến xao của Thầy, để chỉ lo đi tìm chỗ tốt nhất cho riêng mình. Lòng hăng say và sự hào hiệp của tuổi trẻ không cho phép chúng ta dửng dưng như thế. Chúng ta tin rằng, với tình yêu, sự hy sinh và lòng quảng đại của chúng ta sẽ mang lại nhiều hoa quả tốt đẹp cho thế giới này và cho cuộc đời của chúng ta.
Hà Thanh Bình
Các bạn trẻ thân mến,
Dù ai đó có mạnh miệng đến đâu, khi đụng đến sự chết cũng phải ngán. Các môn đệ Đức Giê-su cũng không được hưởng luật trừ. Sau hai lần Đức Giê-su loan báo cuộc khổ nạn và phục sinh, các môn đệ linh cảm thấy điều không hay sẽ xảy ra cho Thầy tại Giê-ru-sa-lem. Vậy mà Đức Giê-su nhất quyết lên Giê-ru-sa-lem và Ngài dẫn đầu đoàn người tiến về hướng đó. Vì thế, các ông sợ hãi và những kẻ theo sau cũng kinh hoàng (Mc 10, 32). Trong bối cảnh đó, Đức Giê-su kéo riêng các môn đệ ra và xác nhận thêm một lần nữa: “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” (Mc 10,33-34).
Đến lần tiên báo thứ ba này, không ai không nhận ra sự quả cảm và khẩn khái của Chúa Giê-su trước cuộc hiến tế. Ngài đã đi tiên phong để chịu trận, đồng thời Ngài cũng mở đường cho các môn đệ bước vào cuộc hiến tế với Ngài. Và nếu muốn, họ được cùng chung chia số phận với Thầy của họ. Qua gần ba năm dong dủi với Thầy, giờ đây các môn đệ cảm thấy vận mạng của mình bị gắn với vận mạng của Thầy, vì thế các ông kinh hoàng.
Các môn đệ thấy trước điều không hay sẽ xảy ra, nhưng các ông không chấp nhận điều đó, dù rằng đây là điều chính Thầy đã tự nguyện chọn lấy. Vì một đàng các môn đệ không chấp nhận chọn lựa của Thầy nhưng đàng khác các ông cũng không nỡ bỏ Thầy ra đi, nên trong chính nội bộ các ông đã xảy ra một hiện tượng tâm lý bù trừ. Đó là, khi các ông nao núng bên trong về sự dấn thân theo Thầy, các ông đã tìm một điều khác phủ lên bề mặt để che dấu sự nao núng bên trong. Điều mà các ông đã làm là đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Hai người con ông Dê-bê-đê đã nại đến mẹ để xin cho được ngôi bên phải và bên trái của Thầy. Trong khi đó, mười môn đệ còn lại cũng chẳng tốt lành hơn. Họ bực tức với hai anh em kia.
Hiện tượng tâm lý bù trừ này cũng không hiếm trong cuộc đời chúng ta. Một khi ta không chấp nhận sự thật về mình, ta sẽ cố tìm một điều gì đó để che lấp sự thật đó bên trong. Chấp nhận sự thật về mình quả là không đơn giản, nhất là khi sự thật đó chẳng hay ho gì. Tuy nhiên, cách chữa lành vết thương không phải là chối bỏ nó như thể nó không có, nhưng là đối diện với nó để chữa lành cho nó. Các môn đệ đã không chấp nhận mình còn yếu kém trong lối bước theo Thầy, ngược lại các ông đã làm như thể mình có thể làm được mọi sự, và có thể ngồi bên trái và bên phải Thầy để cùng trị vì với Thầy.
Hai ông đã xin được ngồi bên trái và bên phải của Thầy, nhưng vị trí ấy các ông lại không dám đón nhận khi được trao. Thầy hỏi: các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống không? Các ông quả quyết trả lời “uống nổi”. Vậy mà, hai vị trí, một bên trái một bên phải của Thầy nơi Thập Giá, các ông lại không dám nhận. Phần phúc ấy lẽ ra thuộc về hai ông, nhưng hai ông đã nhường lại cho hai người trộm. Các ông tìm những vai vế thống trị, trong khi Chúa không ngồi ở vị trí của người thống trị, bắt người khác hầu hạ mình; ngược lại, Ngài trở nên người phục vụ và hiến dâng mạng sống vì người khác.
Cuộc đào luyện thứ ba trong hành trình tiến lên Giê-ru-sa-lem, Chúa đã lấy mẫu là chính Chúa để dạy cho các môn đệ: Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10, 45). Vì thế, Ngài huấn luyện để các ông biết “ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10, 43-44). Và như thế, điều kiện đi kèm theo lối hành xử này là phải bỏ sự quy kỷ để sẵn sàng dấn thân cho một cuộc sống cao đẹp hơn.
Ngay sau giáo huấn của Đức Giê-su dành cho các môn đệ, thánh sử Mac-cô đã kể lại câu chuyện về người mù Bác-ti-mê như một mẫu môn đệ lý tưởng mà những người theo Chúa cần học hỏi. Anh mù Bác-ti-mê chỉ là một kẻ ngồi ăn xin bên vệ đường, vậy mà anh đã trở nên một mẫu môn đệ lý tưởng. Điều gì đã khiến anh được đề cao như thế? Anh chỉ làm có hai điều, và hai điều này là đủ để trở nên người môn đệ đích thật của Chúa Giê-su. Hai điều đó là: anh bỏ hết mọi sự, ngay cả chiếc áo choàng là tài sản quý giá nhất của một kẻ ăn xin bên vệ đường, để đến với Thầy, và điều thứ hai là đi theo Thầy trên con đường Người đi. Anh đến với Chúa và theo Chúa trên con đường của Chúa, chứ không phải theo Chúa trên con đường riêng của anh.
Các bạn trẻ thân mến,
Tiến lên Giê-ru-sa-lem nghĩa là tiến đến sự hiến tế. Chúng ta, những người trẻ, được mời gọi quảng đại đi vào cuộc thương khó với Thầy. Ước gì chúng ta không làm ngơ trước những xuyến xao của Thầy, để chỉ lo đi tìm chỗ tốt nhất cho riêng mình. Lòng hăng say và sự hào hiệp của tuổi trẻ không cho phép chúng ta dửng dưng như thế. Chúng ta tin rằng, với tình yêu, sự hy sinh và lòng quảng đại của chúng ta sẽ mang lại nhiều hoa quả tốt đẹp cho thế giới này và cho cuộc đời của chúng ta.
Hà Thanh Bình