Dan Lee
04-09-2011, 03:48 PM
Chềt và Sống Lại Trong Đức Kitô (cn 5 mc năm A)
Bình thường, con người chúng ta, ai cũng ham sống và sợ chết. Tôi còn nhớ một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy sáng tác: “Và con tim đã vui trở lại”, trong đó tác giả ca tụng được sống vui, sống khoẻ, sống yêu đời, lạc quan trong niềm tin thật là một hạnh phúc tuyệt vời. Thậm chí người Việt quê nhà, vốn xưa nay ưa chuộng món “cờ tây” nai đồng quê, đã không ngớt tuyên truyền: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không?’. Có kẻ còn đề cao món cá trê khoái khẩu: “Trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê”.
Chung chung, cuộc sống mà ăn ngon, ngủ tốt..là nhất dạ đế vương rồi. Bởi thế, ai cũng khao khát trường sinh bất tử, kéo dài tuổi thọ lai rai. Kẻ buồn đời, chán chường tự tử, nghe nói nhà nước XHCN Việt Nam sau khi chữa chạy cấp cứu, xúc ruột cho bệnh nhân xong, sẽ phạt đương sự môt số tiền gọi là Tiền Ngu, vì họ không biết qúi trọng Sự Sống là một ân huệ, một món quà cho mình.
Thế nhưng,“dười bầu trời này, mọi sự đều có lúc, một thời để sinh ra, một thời để chết” (Gv 3:1-2). Do đó, sự chết là hệ quả tất yếu của đời người. Tử Thần không từ chối một ai. Phải chăng cái chết là dấu hiệu chung cuộc? Maria Mađalêna sầu buồn vì em trai Lazarô mới qua đời. Song người chị Matta vững tin vào sự kẻ chết sẽ sống lại trong ngày sau hết. Chị đặt hết niềm trông cậy vào hiệu năng lời cầu xin của Chúa Giêsu với Chúa Cha (Ga 11:22). Quả nhiên, Lazarô đã ra khỏi mồ và đi lại bình thường.
Cái chết chỉ là trạm dừng chân, take a time. Bên kia cõi chết, vẫn còn một đời sống hứa hẹn cho con người. Chúa đã cho con trai bà goá thành Naim sống lại (Lc 7:11-17), Ngài cũng tỏ lộ quyền năng giúp con gái ông Gia-ia chỗi dậy từ cõi chết (Mc 5:35-43). Hôm nay, Ngài cứu sống người Ngài thương mến (Ga 11:3). Tất cả những phép lạ ấy, giúp con người hiểu rằng: Chúa là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Chúa, dù đã chết, cũng sẽ được sống. Kẻ đã sống và tin vào Ngài, sẽ không chết nữa (Ga 11:25-26).
A. Con người ham sống, sợ chết.
Tự ban đầu, Thiên Chúa đã ban tặng loài người hạnh phúc bất diệt (St 2:9-16): được sống, được ăn ngon với cây trường sinh giữa vườn địa đàng. Tiếc thay, Adam Evà đã bất tuân phạm tội trái ý Chúa (St 3:19) và Nguyên Tội đưa con người đến án Chết.
* Đức Phật cho rằng: “sinh, bệnh, lão, tử” là Tứ Khổ. Chết là một đau khổ, một chuyến đi không ai mong muốn.
* Nhiều người không thích đối diện Thần Chết, họ muốn duy trì sự sống thêm nữa, khi có thể…
Bệnh nhân đứt mạch máu não, vào ICU, thở oxy trợ sức, gia đình cứ muốn kéo dài hy vọng hồi sinh, chưa muốn rút ống dưỡng khí ra khỏi thân nhân…
Người già mắt mờ, chân chậm, vẫn thích ngậm sâm Cao Ly, uống nước Hoa Đà vì tin rằng tuổi thọ gia tăng hơn…
Tần Thủy Hoàng thèm sống lâu, cho thuộc cấp đi tìm thuốc trường sinh bất tử..
Y Khoa Mỹ giúp người bị hở van tim, gần như tê liệt yếu ớt: thay tim người khác vào, nay họ sống thêm 10 năm rồi vẫn chưa chết.
* Song le, dù Y Học hiện đại đã giúp con người cải lão hoàn đồng, phá tan mọi bệnh tật đe doạ cái chết, cuối cùng: Tử Thần vẫn xuất hiện trong đời họ. “Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng, Chết xuống âm phủ, nào mang được gì?”.
* Một nghiên cứu của Đại Học Harvard, USA cho biết 4 tiêu chuẩn để xác định con người đã chết:
+ cơ thể không còn đáp ứng, không nhận bất kỳ một kích thích nào từ bên ngoài.
+ hơi thở lịm tắt, toàn thân bất động.
+ họ không có bất cứ phản xạ nào trên cơ thể.
+ điện đồ tim của bệnh nhân là một đường thẳng ngang.
Khi một trong bốn dấu hiệu ấy kéo dài 12 giờ, trí não đã chết hẳn, không thể phục hồi sự sống.
B. Thiên Chúa: Nguồn sự sống, Đấng ban tặng sức sống mới.
Án Chết đã đến. Con người luôn ẩn tàng tâm trạng buồn rầu, đau đớn và tiếc nuối.
Những mất mát tưởng chừng sẽ vắng bóng, nay bó buộc phải đối diện.
* Bà Ngoại già yếu qua đời, một bé gái 8 tuổi buồn vương vấn, khóc đêm ngày vì không có ai kể chuyện đời xưa cho Bé nghe nữa…
* Người cha kính yêu bất ngờ nhắm mắt xuôi tay, cô thiếu nữ dậy thì khóc buồn nhung nhớ vì mất điểm tựa, thiếu người hướng dẫn cô bước vào đời.
* Vợ hiền bị ung thư chết sớm, người chồng chung thủy nén giọt lệ buồn tiếc nuối: lối xóm thăm hỏi an ủi lại không nói, con cái mời ăn bảo không đói, bé út khóc Mẹ thêm nỗi xót xa trong ông. Cái chết để lại nhiều tang thương, u buồn, căng thẳng nội tâm…
Tuy nhiên, cái chết không là một Ngõ Cụt, một Dead End, nhưng đưa ta vào một sự sống mới.
Lời Chúa hôm nay mở ra cho kitô hữu nhiều hy vọng lạc quan như thế:
* Tiên tri Êgiêkiel (nơi Bài Đọc 1) đã so sánh hoàn cảnh di cư dân Israel xưa như một nghĩa trang đầy xác chết, xác không có thịt, chỉ còn xương. Thiên Chúa đã đặt Thần Khí Ngài vào những bộ xương khô ấy và chúng được hồi sinh. Cũng vậy, Ngài sẽ thổi vào dân Chúa một luồng hồng ân thương xót, Israel sẽ thoát khỏi lưu đày và thăng hoa trong nguồn sinh lực mới.
* Thánh Phaolô (nơi Bài Đọc 2) trong thư gửi tín hữu Rôma, đã hứa hẹn: một sự sống mới sẽ được Thiên Chúa ban tặng cho mọi kitô hữu, nhờ việc Đức Kitô Phục Sinh. Vì Chúa Cha đã nhờ Thần Khí để làm cho Đức Kitô phục sinh thế nào, thì Người cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà làm cho con người được sống lại như vậy.
* Đặc biệt, nơi Tin Mừng hôm nay, do lòng tin chân thành của người chị Matta: tin vào Đức Kitô là Đấng phải đến trong thế gian, nên Chúa đã dùng quyền năng làm cho Lazarô, người em trai của Chị, được sống lại từ trong cõi chết.
Chính Đức Kitô cũng đã nằm trong phần mộ ba ngày và sống lại hiển vinh. Công nghiệp tử nạn và phục sinh của Ngài mang lại Ơn Cứu Độ cho nhân loại, giúp con người được tái sinh trong ơn thánh Chúa, được sống lại trong vinh quang phục sinh với Ngài.
Ta có thể hiểu phần nào tâm trạng Thánh Phaolô khi vị tông đồ dân ngoại luôn mạnh dạn xác quyết: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi”( Pl 1:21). Vững một niềm tin vào “Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống”, ta không nên bi quan trước cái chết. Một ngày nào đó, ta sẽ được sống và sống mãi trong hạnh phúc của Chúa.
Linh mục Nhạc sĩ Mi Trầm vẫn thường hát: “Chúa vẫn cấm con thất vọng. Chúa vẫn bắt con hy vọng một ngày về bên Chúa tình thương. Chúa vẫn cấm con thất vọng. Chúa vẫn bắt con hy vọng một ngày về trên cõi Thiên Đường”.
C. Sống như đang chết và Chết nhưng vẫn hy vọng đươc sống.
1.Đã nhiều lần ta tưởng chừng đang sống, nhưng thật tình như dẫy chết vì “tính xác thịt chi phối, lạc mất Ơn Chúa ở trong ta” (Rm 8:8).
* thiếu yêu thương giúp đỡ người nghèo như nhà phú hộ giàu có, chết trong hoả ngục tuyệt vọng (Lc 16:23).
* chai lì trong sự bất chính, đắm mình trong mê tham vật chất như Giuđa Iscariôt bán Thầy, chết trong hối hận triền miên (Mt 27:4-5).
* Khô khan đức tin, không thường xuyên sống đạo, phần linh hồn xem như bế tắc.
Cô H. lấy chồng không Công Giáo, “đạo ai nấy giữ”, mua nhà riêng gần nơi Cha Mẹ sinh sống. Một năm đầu sau khi cưới, Cô lái xe cuối tuần về thăm cha mẹ, đi lễ chung. Năm thứ hai, con cái ra đời, lấy lý do nếu hàng tuần dự Lễ, đi lại nhiều ảnh hưởng sức khoẻ baby, nên giữ Luật lễ buộc 2 tuần/ lần. Dần dần, Cô H. cảm thấy bận rộn chăm sóc con nhiều hơn, nên thỉnh thoảng đi lễ một tháng/ lần. Lo lắng hiếm thấy con gái xuất hiện ở nhà thờ, Cha Mẹ cô gọi phone nhắc nhở giữ Lễ ngày Chúa Nhật. Cô bực tức trả lời: “Con lúc này mệt quá rồi, chẳng có thời giờ lễ lạy nữa đâu, đừng phiền quấy Con nữa!”
Đức Tin không nuôi dưỡng, kinh nguyện càng ít đọc, đời sống đạo của cô H. như đang chết dỡ trong sự khô khan nguội lạnh chính mình.
2.Không thiếu những lần ta tưởng rằng đã mất tất cả, nhưng Ơn Chúa giúp ta vẫn sống trong Ngài:
* Sinh ra mang dấu vết Nguyên Tội, chết trong sự nô lệ Satan song ân sủng Bí tích Rửa Tội giúp ta được sống trong hồng ân cứu rỗi.
* Tội trọng làm ta xa cách Chúa, chết mất phần thiêng liêng nhưng ơn thánh Bí tích Giao Hoà khiến ta được tha thứ, sống lại tình trạng tốt đẹp ban đầu.
* Các Thánh Tử Đạo VN vì danh Chúa Kitô, chấp nhận hình phạt thể lý để tuyên xưng đức Tin, song các Ngài vẫn sống mãi trong nếp sống Đạo kiên cường của Giáo Hội Việt Nam.
Cô A. có người yêu ngoài Công Giáo. Anh chấp nhận theo Đạo để hợp thức hoá hôn nhân với cô A. Suốt thời gian đi học Giáo Lý chung với nhau, tình yêu chớm nở của hai người luôn tốt đẹp. Bất thình lình một ngày nọ, cô A. tuyên bố chia tay người yêu, đoạn tuyệt mối tình dang dở. Được hỏi nguyên nhân tại sao, cô A. trả lời: “Anh ấy theo Đạo chỉ vì yêu tôi. Ngày nào đó không còn yêu tôi nữa, Anh ta sẽ bỏ Đạo chăng? Tháng ngày Anh học Đạo đi nhà thờ với tôi: Anh luôn miệng chê bai ông Cha giảng thế này, phê bình mấy bà Công Giáo lối xóm giữ Đạo thế nọ...Anh không có một cái Tâm thực sự tìm hiểu. Niềm tin nơi Anh không có. Tôi thà Chết một tình yêu riêng tôi, để khỏi mất mát Đức Tin tinh tuyền mà tôi đã có tự bẩm sinh”.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa Giêsu Kitô!
Lazarô đã chết trong xác phàm, Chúa thương cứu vớt cho Anh được hồi sinh.
Con đang chết trong Tội Lỗi, xin Chúa dùng ân xá Cáo Giải xoá tội con, giúp con sống lại trong Chúa.
Con luôn tin thật: Chúa là Nguồn Sự Sống, Chúa sẵn sàng ban tặng cho con sự sống đời đời. AMEN.
Fr. Dominic Dieu Tran, SDD.
Bình thường, con người chúng ta, ai cũng ham sống và sợ chết. Tôi còn nhớ một bài hát của nhạc sĩ Đức Huy sáng tác: “Và con tim đã vui trở lại”, trong đó tác giả ca tụng được sống vui, sống khoẻ, sống yêu đời, lạc quan trong niềm tin thật là một hạnh phúc tuyệt vời. Thậm chí người Việt quê nhà, vốn xưa nay ưa chuộng món “cờ tây” nai đồng quê, đã không ngớt tuyên truyền: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không?’. Có kẻ còn đề cao món cá trê khoái khẩu: “Trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê”.
Chung chung, cuộc sống mà ăn ngon, ngủ tốt..là nhất dạ đế vương rồi. Bởi thế, ai cũng khao khát trường sinh bất tử, kéo dài tuổi thọ lai rai. Kẻ buồn đời, chán chường tự tử, nghe nói nhà nước XHCN Việt Nam sau khi chữa chạy cấp cứu, xúc ruột cho bệnh nhân xong, sẽ phạt đương sự môt số tiền gọi là Tiền Ngu, vì họ không biết qúi trọng Sự Sống là một ân huệ, một món quà cho mình.
Thế nhưng,“dười bầu trời này, mọi sự đều có lúc, một thời để sinh ra, một thời để chết” (Gv 3:1-2). Do đó, sự chết là hệ quả tất yếu của đời người. Tử Thần không từ chối một ai. Phải chăng cái chết là dấu hiệu chung cuộc? Maria Mađalêna sầu buồn vì em trai Lazarô mới qua đời. Song người chị Matta vững tin vào sự kẻ chết sẽ sống lại trong ngày sau hết. Chị đặt hết niềm trông cậy vào hiệu năng lời cầu xin của Chúa Giêsu với Chúa Cha (Ga 11:22). Quả nhiên, Lazarô đã ra khỏi mồ và đi lại bình thường.
Cái chết chỉ là trạm dừng chân, take a time. Bên kia cõi chết, vẫn còn một đời sống hứa hẹn cho con người. Chúa đã cho con trai bà goá thành Naim sống lại (Lc 7:11-17), Ngài cũng tỏ lộ quyền năng giúp con gái ông Gia-ia chỗi dậy từ cõi chết (Mc 5:35-43). Hôm nay, Ngài cứu sống người Ngài thương mến (Ga 11:3). Tất cả những phép lạ ấy, giúp con người hiểu rằng: Chúa là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Chúa, dù đã chết, cũng sẽ được sống. Kẻ đã sống và tin vào Ngài, sẽ không chết nữa (Ga 11:25-26).
A. Con người ham sống, sợ chết.
Tự ban đầu, Thiên Chúa đã ban tặng loài người hạnh phúc bất diệt (St 2:9-16): được sống, được ăn ngon với cây trường sinh giữa vườn địa đàng. Tiếc thay, Adam Evà đã bất tuân phạm tội trái ý Chúa (St 3:19) và Nguyên Tội đưa con người đến án Chết.
* Đức Phật cho rằng: “sinh, bệnh, lão, tử” là Tứ Khổ. Chết là một đau khổ, một chuyến đi không ai mong muốn.
* Nhiều người không thích đối diện Thần Chết, họ muốn duy trì sự sống thêm nữa, khi có thể…
Bệnh nhân đứt mạch máu não, vào ICU, thở oxy trợ sức, gia đình cứ muốn kéo dài hy vọng hồi sinh, chưa muốn rút ống dưỡng khí ra khỏi thân nhân…
Người già mắt mờ, chân chậm, vẫn thích ngậm sâm Cao Ly, uống nước Hoa Đà vì tin rằng tuổi thọ gia tăng hơn…
Tần Thủy Hoàng thèm sống lâu, cho thuộc cấp đi tìm thuốc trường sinh bất tử..
Y Khoa Mỹ giúp người bị hở van tim, gần như tê liệt yếu ớt: thay tim người khác vào, nay họ sống thêm 10 năm rồi vẫn chưa chết.
* Song le, dù Y Học hiện đại đã giúp con người cải lão hoàn đồng, phá tan mọi bệnh tật đe doạ cái chết, cuối cùng: Tử Thần vẫn xuất hiện trong đời họ. “Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng, Chết xuống âm phủ, nào mang được gì?”.
* Một nghiên cứu của Đại Học Harvard, USA cho biết 4 tiêu chuẩn để xác định con người đã chết:
+ cơ thể không còn đáp ứng, không nhận bất kỳ một kích thích nào từ bên ngoài.
+ hơi thở lịm tắt, toàn thân bất động.
+ họ không có bất cứ phản xạ nào trên cơ thể.
+ điện đồ tim của bệnh nhân là một đường thẳng ngang.
Khi một trong bốn dấu hiệu ấy kéo dài 12 giờ, trí não đã chết hẳn, không thể phục hồi sự sống.
B. Thiên Chúa: Nguồn sự sống, Đấng ban tặng sức sống mới.
Án Chết đã đến. Con người luôn ẩn tàng tâm trạng buồn rầu, đau đớn và tiếc nuối.
Những mất mát tưởng chừng sẽ vắng bóng, nay bó buộc phải đối diện.
* Bà Ngoại già yếu qua đời, một bé gái 8 tuổi buồn vương vấn, khóc đêm ngày vì không có ai kể chuyện đời xưa cho Bé nghe nữa…
* Người cha kính yêu bất ngờ nhắm mắt xuôi tay, cô thiếu nữ dậy thì khóc buồn nhung nhớ vì mất điểm tựa, thiếu người hướng dẫn cô bước vào đời.
* Vợ hiền bị ung thư chết sớm, người chồng chung thủy nén giọt lệ buồn tiếc nuối: lối xóm thăm hỏi an ủi lại không nói, con cái mời ăn bảo không đói, bé út khóc Mẹ thêm nỗi xót xa trong ông. Cái chết để lại nhiều tang thương, u buồn, căng thẳng nội tâm…
Tuy nhiên, cái chết không là một Ngõ Cụt, một Dead End, nhưng đưa ta vào một sự sống mới.
Lời Chúa hôm nay mở ra cho kitô hữu nhiều hy vọng lạc quan như thế:
* Tiên tri Êgiêkiel (nơi Bài Đọc 1) đã so sánh hoàn cảnh di cư dân Israel xưa như một nghĩa trang đầy xác chết, xác không có thịt, chỉ còn xương. Thiên Chúa đã đặt Thần Khí Ngài vào những bộ xương khô ấy và chúng được hồi sinh. Cũng vậy, Ngài sẽ thổi vào dân Chúa một luồng hồng ân thương xót, Israel sẽ thoát khỏi lưu đày và thăng hoa trong nguồn sinh lực mới.
* Thánh Phaolô (nơi Bài Đọc 2) trong thư gửi tín hữu Rôma, đã hứa hẹn: một sự sống mới sẽ được Thiên Chúa ban tặng cho mọi kitô hữu, nhờ việc Đức Kitô Phục Sinh. Vì Chúa Cha đã nhờ Thần Khí để làm cho Đức Kitô phục sinh thế nào, thì Người cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà làm cho con người được sống lại như vậy.
* Đặc biệt, nơi Tin Mừng hôm nay, do lòng tin chân thành của người chị Matta: tin vào Đức Kitô là Đấng phải đến trong thế gian, nên Chúa đã dùng quyền năng làm cho Lazarô, người em trai của Chị, được sống lại từ trong cõi chết.
Chính Đức Kitô cũng đã nằm trong phần mộ ba ngày và sống lại hiển vinh. Công nghiệp tử nạn và phục sinh của Ngài mang lại Ơn Cứu Độ cho nhân loại, giúp con người được tái sinh trong ơn thánh Chúa, được sống lại trong vinh quang phục sinh với Ngài.
Ta có thể hiểu phần nào tâm trạng Thánh Phaolô khi vị tông đồ dân ngoại luôn mạnh dạn xác quyết: “Đối với tôi, sống là Đức Kitô, chết là một mối lợi”( Pl 1:21). Vững một niềm tin vào “Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống”, ta không nên bi quan trước cái chết. Một ngày nào đó, ta sẽ được sống và sống mãi trong hạnh phúc của Chúa.
Linh mục Nhạc sĩ Mi Trầm vẫn thường hát: “Chúa vẫn cấm con thất vọng. Chúa vẫn bắt con hy vọng một ngày về bên Chúa tình thương. Chúa vẫn cấm con thất vọng. Chúa vẫn bắt con hy vọng một ngày về trên cõi Thiên Đường”.
C. Sống như đang chết và Chết nhưng vẫn hy vọng đươc sống.
1.Đã nhiều lần ta tưởng chừng đang sống, nhưng thật tình như dẫy chết vì “tính xác thịt chi phối, lạc mất Ơn Chúa ở trong ta” (Rm 8:8).
* thiếu yêu thương giúp đỡ người nghèo như nhà phú hộ giàu có, chết trong hoả ngục tuyệt vọng (Lc 16:23).
* chai lì trong sự bất chính, đắm mình trong mê tham vật chất như Giuđa Iscariôt bán Thầy, chết trong hối hận triền miên (Mt 27:4-5).
* Khô khan đức tin, không thường xuyên sống đạo, phần linh hồn xem như bế tắc.
Cô H. lấy chồng không Công Giáo, “đạo ai nấy giữ”, mua nhà riêng gần nơi Cha Mẹ sinh sống. Một năm đầu sau khi cưới, Cô lái xe cuối tuần về thăm cha mẹ, đi lễ chung. Năm thứ hai, con cái ra đời, lấy lý do nếu hàng tuần dự Lễ, đi lại nhiều ảnh hưởng sức khoẻ baby, nên giữ Luật lễ buộc 2 tuần/ lần. Dần dần, Cô H. cảm thấy bận rộn chăm sóc con nhiều hơn, nên thỉnh thoảng đi lễ một tháng/ lần. Lo lắng hiếm thấy con gái xuất hiện ở nhà thờ, Cha Mẹ cô gọi phone nhắc nhở giữ Lễ ngày Chúa Nhật. Cô bực tức trả lời: “Con lúc này mệt quá rồi, chẳng có thời giờ lễ lạy nữa đâu, đừng phiền quấy Con nữa!”
Đức Tin không nuôi dưỡng, kinh nguyện càng ít đọc, đời sống đạo của cô H. như đang chết dỡ trong sự khô khan nguội lạnh chính mình.
2.Không thiếu những lần ta tưởng rằng đã mất tất cả, nhưng Ơn Chúa giúp ta vẫn sống trong Ngài:
* Sinh ra mang dấu vết Nguyên Tội, chết trong sự nô lệ Satan song ân sủng Bí tích Rửa Tội giúp ta được sống trong hồng ân cứu rỗi.
* Tội trọng làm ta xa cách Chúa, chết mất phần thiêng liêng nhưng ơn thánh Bí tích Giao Hoà khiến ta được tha thứ, sống lại tình trạng tốt đẹp ban đầu.
* Các Thánh Tử Đạo VN vì danh Chúa Kitô, chấp nhận hình phạt thể lý để tuyên xưng đức Tin, song các Ngài vẫn sống mãi trong nếp sống Đạo kiên cường của Giáo Hội Việt Nam.
Cô A. có người yêu ngoài Công Giáo. Anh chấp nhận theo Đạo để hợp thức hoá hôn nhân với cô A. Suốt thời gian đi học Giáo Lý chung với nhau, tình yêu chớm nở của hai người luôn tốt đẹp. Bất thình lình một ngày nọ, cô A. tuyên bố chia tay người yêu, đoạn tuyệt mối tình dang dở. Được hỏi nguyên nhân tại sao, cô A. trả lời: “Anh ấy theo Đạo chỉ vì yêu tôi. Ngày nào đó không còn yêu tôi nữa, Anh ta sẽ bỏ Đạo chăng? Tháng ngày Anh học Đạo đi nhà thờ với tôi: Anh luôn miệng chê bai ông Cha giảng thế này, phê bình mấy bà Công Giáo lối xóm giữ Đạo thế nọ...Anh không có một cái Tâm thực sự tìm hiểu. Niềm tin nơi Anh không có. Tôi thà Chết một tình yêu riêng tôi, để khỏi mất mát Đức Tin tinh tuyền mà tôi đã có tự bẩm sinh”.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa Giêsu Kitô!
Lazarô đã chết trong xác phàm, Chúa thương cứu vớt cho Anh được hồi sinh.
Con đang chết trong Tội Lỗi, xin Chúa dùng ân xá Cáo Giải xoá tội con, giúp con sống lại trong Chúa.
Con luôn tin thật: Chúa là Nguồn Sự Sống, Chúa sẵn sàng ban tặng cho con sự sống đời đời. AMEN.
Fr. Dominic Dieu Tran, SDD.