angospel
04-13-2011, 12:47 AM
Gửi các bạn phần một của quyển sách về điều huyền nhiệm lớn nhất của mọi thời đại.
Điều huyền nhiệm của mọi thời đại chính là Chúa Cứu Thế ở trong Ky-tô hữu, là những người đã tiếp nhận Ngài.
Hiểu biết về Kinh Thánh và hiểu biết về Chúa thì không đủ. Vì Chúa Giê-su là Đấng sống, và ở trong Ky-tô hữu, nên có thể quen biết, gần gũi Ngài, kinh nghiệm Ngài và biết Ngài muốn gì.
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải có một ấn tượng sâu sắc trong lòng rằng Chúa sẽ sớm quay trở lại.Thời gian không thể nào cứ trôi đi vô định như thế mãi, vì mọi điều xảy ra đều ám chỉ về tận thế. Vì thế,tất cả chúng ta phải tự hỏi mình: Chúa muốn làm gì trong ngày nay?
Các bạn có thể tải bài viết về: PDF và PRC ở đây: http://www.angospel.com/duc-tin/47-bi-mat-moi-thoi-dai-dang-christ-trong-anh-em-niem-hy-vong-ve-su-vinh-hien.html
-----------------
Mầu nhiệm của mọi thời đại
Đức Ky-tô ở trong anh em, niềm hy vọng về sự vinh hiển
(Phần 1)
Nhận biết Đức Ky-tô hằng sống
Gần đây, chúng ta có một hội nghị ở Singapore về sách Cô-lô-xê. Thật là tốt để tiếp tục thông công về quyển sách này để có thể thấy được những gì cực kỳ quan trọng đối với chúng ta trong những ngày cuối cùng này trước khi Chúa trở lại. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải có một ấn tượng sâu sắc trong lòng rằng Chúa sẽ sớm quay trở lại. Thời gian không thể nào cứ trôi đi vô định như thế mãi, vì mọi điều xảy ra đều ám chỉ về sự cuối cùng. Vì thế, tất cả chúng ta phải tự hỏi mình: Chúa làm gì trong ngày nay? Điều gì quan trọng nhất đối với chúng ta? Bản thân tôi chỉ có một sự khao khát duy nhất đó là : quen biết Chúa, nhưng không phải là học và nghiên cứu về Ngài. Mặc dù chúng ta biết rất nhiều sự dạy dỗ, nhiều câu Kinh Thánh và có nhiều hiểu biết, nhưng chúng ta lại không quen biết với Đức Ky-tô, là Đấng đang sống. Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng biết Kinh Thánh và nhiều giáo lý là đủ rồi. 2000 năm trước, khi Chúa sống ở trên trái đất này, có rất nhiều người Pha-ri-sêu và chuyên gia kinh luật, là những người thông thạo về Kinh Thánh. Họ là giới lãnh đạo tôn giáo thời đó và được cho là những người biết lời Thiên Chúa rất tốt. Nhưng khi Thiên Chúa hằng sống xuất hiện ở giữa họ, họ đã không nhận ra Ngài. Không phải ngày nay chúng ta cũng có nan đề này sao? Chúng ta cũng hiểu biết nhiều về Kinh Thánh như họ, nhưng chúng ta có quen biết Thiên Chúa hằng sống không? Chúng ta có thể đọc nhiều sách về một người, nhưng nếu một ngày nào đó chúng ta gặp người đó trên đường , chúng ta có thể không nhận ra được vì chúng ta chưa từng thấy người ấy. Do đó, chúng ta phải tự hỏi chính mình: Tôi thực sự quen biết Thiên Chúa hằng sống nhiều như thế nào? Tôi có kinh nghiệm Ngài mỗi ngày trong đời sống mình không? Điều này rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, tôi luôn nhấn mạnh rằng mỗi chúng ta phải quen biết Đức Ky-tô hằng sống.
Nhận biết Đức Ky-tô trong Lời Chúa
Chỉ hiểu biết Kinh Thánh thì không đủ. Tôi yêu và tin vào quyển sách này, nhưng nếu chúng ta chỉ biết quyển sách này mà không biết Thánh Linh sống ở trong chúng ta, thì chúng ta đã bỏ qua phần trọng tâm. Thiên Chúa không ban một quyển sách cho chúng ta, Ngài muốn bày tỏ con trai Ngài trong chúng ta, và muốn ban cho chúng ta Đức Ky-tô sống. Ngày qua ngày, chúng ta phải nhận biết Chúa nhiều hơn nữa, thông công với Chúa và giữ vững mối quan hệ với Ngài. Trong 40 năm qua, tôi biết nhiều anh chị em thực sự am hiểu Kinh Thánh, đọc nhiều sách, nhưng họ không biết Chúa trong đời sống thường ngày. Vì thế họ gặp nhiều vấn đề, mâu thuẫn, và khó khăn. Thời gian này thật quan trọng đối với chúng ta để bước vào các kinh nghiệm với Đức Ky-tô. Đức Ky-tô này thật vĩ đại, không thể đo lường được, chúng ta không bao giờ có thể nắm trọn Ngài được, cho nên chúng ta phải chạm Đức Ky-tô sống mỗi ngày. Phao-lô đã coi mọi sự như là sự lỗ "… được biết chính Đức Ki-tô" (Phi-líp-phê 3:10). Không phải Phao-lô đã biết Đức Ky-tô rồi sao? Vâng, ông đã quen biết Đức Ky-tô, nhưng ông khao khát biết Ngài nhiều hơn. Vì chúng ta không thể biết hết về Đức Ky-tô và Ngài là Đấng sống nên chúng ta cần phải chạm đến Ngài mỗi ngày. Đó là điều mà chúng ta ngày nay tuyệt đối cần vì chúng ta có liên quan đến Đấng sống này! Gioan nói: "mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người " (1.Gioan 1:3). Lời sự sống không phải là giáo lý, mà Gioan nói ở đây về Đức Ky-tô sống, Đấng mà ông đã nhìn thấy mỗi ngày. Thiên Chúa không chỉ ban cho chúng ta Kinh Thánh mà còn ban Đức Ky-tô hằng sống.
Tích cực tìm kiếm và kinh nghiệm Đức Ky-tô trong chúng ta
Chúng ta hãy đọc Cô-lô-xê 1:25-29: "... Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là bổ sung cho trọn vẹn lời của Ngài, rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa. Người đã muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó là chính Đức Ki-tô đang ở trong anh em, là niềm hy vọng của sự vinh hiển. Chính Người là Đấng chúng tôi rao giảng, khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Ki-tô. Chính vì mục đích ấy mà tôi phải vất vả chiến đấu, nhờ sức lực của Người hoạt động mạnh mẽ trong tôi". Ở đây chúng ta thấy Phao-lô rất khao khát bày tỏ huyền nhiệm của các thời đại cho các thánh đồ. Đó thật sự là một mầu nhiệm, vì nó vượt quá sự tưởng tượng của chúng ta. Thiên Chúa có một chương trình, và Phao-lô được giao nhiệm vụ bổ sung trọn vẹn lời của Thiên Chúa. Hiển nhiên là còn thiếu điều gì đó nên Thiên Chúa dùng Phao-lô để bày tỏ nó một cách rõ ràng. Trọng tâm chương trình của Thiên Chúa chính là mầu nhiệm này mà được giấu kín qua các thời đại và các thế hệ, và bây giờ được tỏ ra cho các thánh đồ. Nói ngắn gọn : Mầu nhiệm này là Đức Ky-tô trong anh em, niềm hy vọng của sự vinh hiển - chính là Đức Ky-tô sống ở trong mỗi chúng ta. Thiên Chúa không ban cho chúng ta nhiều thứ khác nhau, mà Ngài ban cho chúng ta Đức Ky-tô tuyệt vời này. Và tất cả mọi điều đều được chứa đựng trong Đức Ky-tô! Chỉ nhận được Ngài thì không đủ, mà chúng ta phải kinh nghiệm Ngài trong đời sống hằng ngày vì Ngài ở trong chúng ta để là sự sống của chúng ta và là tất cả đối với chúng ta. Nếu tôi hỏi anh em là Đức Ky-tô có ở trong anh em không, anh em sẽ trả lời: dĩ nhiên là có! Tất cả chúng ta đều tin Đức Ky-tô đang ở trong chúng ta. Nhưng nếu tôi hỏi tiếp: Ngài đang làm gì trong anh em và Ngài muốn làm điều gì trong anh em? Anh em làm gì với Đức Ky-tô ở trong anh em? Hôm nay Ngài đã làm gì trong anh em? Anh em có nghe thấy Ngài, có cảm nhận Ngài, có nói chuyện với Ngài và Ngài có nói chuyện với anh em không? Hôm nay anh em đã thông công với Ngài bao nhiêu lần? Anh em có sống bởi Ngài không? Tôi không tin anh em có thể trả lời những câu hỏi sau nhanh như các câu hỏi đầu tiên. Đức Ky-tô ở trong anh em để làm gì? Anh em có để ý đến Ngài không? Anh em biết Đấng đang sống trong anh em nhiều như thế nào? Đó là một vấn đề! Vì rất có thể Đức Ky-tô đang ở trong anh em, nhưng cả ngày anh em vẫn sống theo ý riêng mình và không có sự liên hệ với Ngài. Tôi nghe rất nhiều Ky-tô hữu phàn nàn: Tôi cầu nguyện nhưng Chúa không trả lời. Làm sao điều đó có thể được? Anh em nghĩ là Đức Ky-tô trong anh em không nói với anh em, không làm gì cả trong anh em sao? Anh em không cảm nhận được Chúa? Vậy Chúa đang làm gì ở trong anh em? Chúng ta thấy rằng: Để nói "Đức Ky-tô ở trong tôi" không phải là một việc đơn giản. Tôi biết việc đọc Kinh Thánh đối với chúng ta thì rất đơn giản, vì chúng ta chỉ cần dùng con mắt để làm điều này. Chúng ta nghĩ càng đọc, chúng ta càng biết nhiều hơn. Nhưng đối với Đức Ky-tô trong anh em thì sao? Đọc Kinh Thánh hay có một người đang sống trong anh em, điều nào thực tiễn hơn? Dĩ nhiên là một người sống: Đức Ky-tô ở trong anh em! Tôi e rằng đối với nhiều anh em thì Đức Ky-tô ở trong anh em không có thực tiễn lắm. Anh em thích dùng Internet hơn để khám phá điều mới mẻ về Kinh Thánh và tìm kiếm thông tin mới. Anh em thích dùng sách tra cứu khi anh em không hiểu một câu Kinh Thánh nào đó. Rồi anh em còn làm gì nữa? Anh em nói rằng: Tôi thử tra cứu trong thư viện hay hỏi người này người nọ để nghe họ nói gì. Anh em tìm thấy câu trả lời ở đâu? Gọi điện thoại cho một anh em nhiều kinh nghiệm để hỏi về nghĩa của câu Kinh Thánh? Đối với Đức Ky-tô trong anh em thì sao? Người này thực tiễn và hiện thực đối với anh em như thế nào? Tôi sợ rằng nhiều người trong anh em không thể cho tôi một câu trả lời tốt, vì anh em không có tập để sống bởi Đức Ky-tô này trong anh em, để nghe Ngài và hướng lòng anh em về Ngài.
Lắng nghe tiếng Chúa trong chúng ta
Nhiều Ky-tô hữu thường nói rằng họ không có nghe tiếng Chúa. Điều này không có nghĩa là Chúa không nói với anh em, hay anh em có lẽ bị điếc đối với Ngài? Tôi không tin rằng Chúa ở trong anh em không phản ứng gì. Tôi nghĩ Ngài phản ứng rất cụ thể đối với nhiều sự kiện, nhưng chúng ta không có lắng nghe Ngài, bởi vì chúng ta đã quen sống trong bản ngã của mình. Tôi thường không nhận ra bản ngã mình mạnh như thế nào. Khi Chúa nói, tôi không nghe Ngài; khi tôi muốn làm điều gì đó và Chúa bảo "ngưng", tôi không nghe theo Ngài và tiếp tục làm. Tôi đã không luyện tập để nghe Ngài. Ngài nói "dừng", tuy nhiên tôi lại làm tiếp theo ý tôi. Nếu ngày qua ngày chúng ta vẫn sống như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ học để quý trọng Đức Ky-tô trong chúng ta. Vì chúng ta không cảm nhận Ngài, không nghe Ngài, không quen biết Ngài, chúng ta cũng không nhìn thấy sự thay đổi và biến đổi nào cả sau nhiều năm của đời sống Ky-tô hữu. Chúng ta có thể hát một bài hát về sự sống, nhưng chúng ta có kinh nghiệm được nó không? Đó là một bí mật lớn! Đức Ky-tô ở trong chúng ta! Các anh em thanh thiếu niên phải thực sự để ý đến Đức Ky-tô hằng sống này. Lý do mà chúng ta thường không cảm nhận được Ngài, chính là con người sa ngã của chúng ta vẫn còn thống trị nhiều. Chúng ta rất quen thuộc đối với việc sống theo bản ngã, và như thế để nghe Chúa thì thật khó khăn đối với chúng ta. Như vậy, chúng ta tuyệt đối phải là những người khao khát và chú ý lắng nghe Ngài.
Quyết lòng muốn nhận biết Chúa
Nếu anh em không có khao khát, không quyết lòng để cầu nguyện nài xin: "Chúa ơi, con muốn quen biết Chúa, con muốn nghe Ngài. Con muốn Ngài trả lời", thì tôi e rằng việc nghe Ngài là điều rất khó đối với anh em. Không phải vì Ngài không nói, mà vì chúng ta thật thật thờ ơ. Do đó, chúng ta cần thời gian và cần tập luyện. Chúng ta phải có quyết tâm, thưa rằng: "Lạy Chúa, dù điều này có khó khăn như thế nào đi nữa, con vẫn muốn biết Ngài và muốn kinh nghiệm Ngài trong con!" Con đường của Thiên Chúa là ban Đức Ky-tô sống vào trong anh em. Thật tiếc vì chúng ta vẫn chưa học để hướng về Ngài trong mọi chuyện. Phao-lô đã nhận ra mầu nhiệm, và thế ông có thể nói: "Vì đối với tôi, sống là Đức Ky-tô" (Phi-líp-phê 1:21). Đây là lời mà người ta không thể nói một cách dễ dàng. Đối với tôi thì chắc chắc không dễ. Nếu tôi không quyết lòng thưa với Chúa rằng, sống bởi Ngài mỗi ngày là mục đích của đời sống tôi, thì sau mười năm là Ky-tô hữu tôi vẫn không học cách để sống bởi Đức Ky-tô. Như thế chính tôi sẽ thất bại trong những tình huống đơn giản. Hãy tưởng tượng anh em muốn phản ứng tiêu cực khi vợ mình nói một điều gì đó, thì anh em làm gì? Anh em phải ứng theo cách tự nhiên. Đây chính là điểm chính. Tại sao? Vì chúng ta không có luyện tập để chờ đợi và để ý đến Chúa trong chúng ta. Tôi hy vọng anh ít ra anh em sẽ sớm nghe Chúa nói với anh em rằng điều này không đúng và anh em ăn năn. Thậm chí nếu anh em không cảm thấy như vậy thì hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta tập lại. Đừng nghĩ rằng đây là việc đơn giản. Anh em cần phải luyện tập nhiều mỗi ngày.
Xác thịt sa ngã - sự biểu lộ của ma quỷ
Ngay cả thực hiện một câu Kinh Thánh đơn giản, như Phao-lô nói trong sách Phi-líp-phê: "Anh em hãy làm mọi việc mà đừng lầm bầm hay phản kháng" (Phi-líp-phê 2:14), cũng thật khó khăn đối với chúng ta. Không lầm bầm? Nhưng chúng ta lầm bầm suốt thời gian. Đức Ky-tô trong anh em không phản ứng gì khi anh em lầm bầm sao? Anh em nghĩ Chúa không quan tâm đến những gì anh em làm? Đức Ky-tô sống trong anh em để làm gì? Nhưng Phao-lô nói: Đức Ky-tô trong chúng ta là niềm hy vọng của sự vinh hiển! Niềm hy vọng của sự vinh hiển này không dành cho sau này, không phải cho tương lai khi Chúa trở lại, mà niềm hy vọng của sự vinh hiển dành cho bây giờ! Những gì anh em kinh nghiệm với Chúa mỗi ngày, anh em cũng phải thể hiện nó trong đời sống mình, và đó chính là sự vinh hiển. Vì Thiên Chúa tạo dựng nên loài người để loài người biểu lộ sự vinh hiển Ngài. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Nhưng sau khi con người sa ngã, hình ảnh này đã hoàn toàn bị phá hủy. Bây giờ, thay vì biểu lộ Thiên Chúa, con người biểu lộ ma quỷ. Cách đây nhiều năm, tôi luôn bị bối rối khi đọc Gioan chương 8, chỗ mà người Pha-ri-sêu nói: "Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham" (Gioan 8:33). Nhưng Chúa phán rằng: Không, Áp-ra-ham không phải là cha các ngươi. Chúa nói gì? " Cha các ông là ma quỷ" (Gioan 8:44). Tôi không dám nói vậy với bất cứ ai cả. Có lẽ anh em nói câu này dành cho Xê-da nhưng với thượng tế và kinh sư, là những người đọc Kinh Thánh mỗi ngày, thì sao? Chúa nói họ từ cha mình, là ma quỷ mà ra! Điều này đã làm tôi sửng sốt. Chúa phán ở đây không phải với kẻ vô tín mà là với dân của Thiên Chúa, dân Do Thái và nhưng người lãnh đạo của họ. Ngày nay, tôi nhận ra được rằng mỗi khi tôi sống trong bản ngã của mình, tôi không biểu lộ Cha ở trên trời mà biểu lộ một người cha khác. Hãy nhìn trong vào gương mỗi khi anh em mất kiên nhẫn. Anh em biểu lộ ai? Khi anh em nói dối hay sống trong bản ngã và xác thịt, anh em biểu lộ cái gì? Hãy suy gẫm về điều này!
Sự vinh hiển qua việc sống Đức Ky-tô
Phao-lô đã có một cái nhìn rất rõ về chương trình của Thiên Chúa. Ông nói: "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời " (Rô-ma 3:23). Nếu tôi là Phao-lô, có lẽ tôi chỉ viết rằng: Mọi người đều đã phạm tội! Khi chúng ta giảng Phúc Âm và trích dẫn câu này, chúng ta thường chỉ dùng phần đầu câu này, không ai nói đến phần thứ hai: "... thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa". Tôi đã ngạc nhiên về câu Phao-lô nói ở đây, "mọi người đều đã phạm tội" và sau đó bổ sung "và thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa". Tại sao Phao-lô nói vậy? Bởi vì con người được tạo dựng nên để biểu lộ sự vinh hiển của Thiên Chúa. Nan đề của tội lỗi không chỉ là làm con người phạm tội, mà nó đã hoàn toàn phá hỏng ý định của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta. Vì vậy loài người sa ngã không quan tâm đến sự vinh hiển của Thiên Chúa, không quan tâm đến việc biểu lộ Thiên Chúa. Con người có thể cố gắng làm điều tốt, nhưng không cần đến Thiên Chúa để làm điều đó. Nhưng để biểu lộ sự vinh hiển của Thiên Chúa và trở về với ý định đầu tiên này, chúng ta cần Đức Ky-tô trong chúng ta. Nếu chúng ta không sống bởi Đức Ky-tô, không có hy vọng về sự vinh hiển nào cả. Bằng bản ngã của mình, chúng ta không bao giờ biểu lộ được Thiên Chúa hằng sống. Điều này chỉ bởi Đức Ky-tô trong chúng ta. Như vậy khi chúng ta không sống tận hưởng Đức Ky-tô trong đời sống hằng ngày thì không có sự vinh hiển. Đừng nghĩ rằng nếu hôm nay anh em không sống bởi Đức Ky-tô, một ngày nào đó khi Chúa đến anh em sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển. Cô-lô-xê 3:4 nói: "Khi nào Đức Ky-tô, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển". Hãy tưởng tượng xem, nếu anh em không cho phép Chúa tể trị trong anh em và là tất cả của anh em để anh em biểu lộ Ngài cũng như sự vinh hiển của Ngài mỗi ngày lúc ở nhà hay lúc làm việc, nếu anh em không sống bởi Đức Ky-tô trong anh em, thì anh em nghĩ mình sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển khi Ngài đến sao? Điều đó không thể được. Mầu nhiệm "Đức Ky-tô trong anh em" là yếu tố quyết định. Cũng đừng nghĩ rằng: Bây giờ Ngài ở trong tôi và điều đó đủ tốt rồi. Không, Ngài có một mục đích khi Ngài ở trong anh em. Nếu Ngài chỉ ở trong anh em, nhưng không thể làm gì cả, vì anh em không sống bởi Ngài, như thế thì không đủ!
Biết Đức Ky-tô như một Đấng hằng sống, là Đấng hiện ra với chúng ta
Đừng coi rằng "Đức Ky-tô ở trong tôi" như là để một vật gì đó trong túi của mình và nó vẫn nằm ở đó. Thiên Chúa không ban một vật gì vào trong chúng ta, mà ban một điều gì đó sống động: Đấng đang sống – Giê-su Ky-tô! Chúng ta phải quen biết Ngài. Chúng ta phải nghe Ngài, cảm nhận Ngài, nói với Ngài, và Ngài cũng phải nói với chúng ta mỗi ngày nhiều hơn nữa. Hãy nhìn vào Kinh Thánh xem! Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa hằng sống! Ngài đã hiện ra với A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Thậm chí Kha-nốc còn đi với Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra và phán với Nô-ê. Ngài hiện ra với Áp-ra-ham, với I-xa-ác và với Gia-cốp. Ngài đã hiện ra nhiều lần với Môi-se, Ngài còn nói chuyện mặt đối mặt với ông. Ngài đã hiện ra với Đa-vít, Sa-lô-môn và với mọi tiên tri. Họ không chỉ có một sự dạy dỗ nào đó hay có hiểu biết Kinh Thánh về Ngài, mà tất cả họ biết Ngài một cách sống động. Sau đó, trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su đến với loài người. Những môn đệ của Chúa biết Chúa như là một người thật. Sau khi Chúa chết, sống lại và lên trời, Ngài trở thành Thánh Linh vào trong chúng ta. Trong sách Công Vụ Các Tông đồ, Ngài hiện ra với Sau-lô, người tại Tác-xô, A-na-nia, Cọt-nây và Phê-rô. Ngài hiện ra với Phao-lô nhiều lần. Ngài là Đức Ky-tô sống. Đừng nghĩ rằng trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể kinh nghiệm Chúa cách sống động được. Chúng ta không chỉ có một buổi nhóm ngày chủ nhật, nơi mà chúng ta nghe giảng và cần có ai đó giải thích Kinh Thánh cho chúng ta. Không, Đức Ky-tô ở trong anh em và muốn có một mối quan hệ sống động với anh em.
Chúng ta có trách nhiệm nhận biết Đấng hằng sống
Ngày nay, anh em có trách nhiệm về việc kinh nghiệm Đức Ky-tô ở trong anh em. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm đối với chính mình và không ai có thể gánh dùm anh em được, tôi cũng không thể. Ngay cả người vợ hay người chồng cũng không gánh được, vì Đức Ky-tô ở trong anh em. Nếu chị em đổ trách nhiệm cho chồng mình, thì hãy nhớ rằng Đức Ky-tô ở trong chị em! Đức Ky-tô ở trong anh em! Cùng đừng đổ lỗi cho Hội Thánh. Không ai ngoài anh em có trách nhiệm đi theo Đức Ky-tô trong anh em! Nếu anh em không biết Ngài, không ai có thể giúp anh em được. Tôi không thể hiểu được vì sao rất nhiều tín đồ có Đức Ky-tô ở trong mình, nhưng lại không quen biết Ngài. Họ thường cần thêm một người nữa để dẫn dắt họ, và sau rất nhiều năm, họ vẫn chưa học được cách để đi theo Chiên Con. Hãy nhớ tới Khải Huyền 14:4: "Con Chiên đi đâu, họ cũng đi theo đó". Làm thế nào anh em có thể theo Chiên Con được, khi anh em không kinh nghiệm Đức Ky-tô ngự bên trong, và không biết mỗi ngày Ngài nói gì, làm gì và muốn gì? Biết Kinh Thánh là một chuyện. Biết Đức Ky-tô ngự bên trong, Đấng bảo anh em phải làm gì, là chuyện khác. Tôi không nói rằng chúng ta không cần quyển sách này. Chúng ta cần nó và nó rất quý giá. Nhưng nếu anh em chỉ biết quyển sách này nhưng không quen biết Đấng sống trong anh em thì không đủ. Hãy nói cho tôi biết điều nào quý giá hơn? Quyển sách này hay Đức Ky-tô sống trong anh em? Đừng quên điều mà Chúa nói với những người Pha-ri-sêu: "Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi. Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống" (Gioan 5:39-40). Nghiên cứu Kinh Thánh là tốt, nhưng anh em phải đến với NGÀI! Nếu anh em không đến với Ngài, việc Ngài sống trong anh em có ý nghĩa gì không?
Hãy học cách nhận biết Chúa ngay từ những giai đoạn đầu của đời sống Ky-tô hữu
Trong thư Cô-lô-xê, Phao-lô cố gắng giúp đỡ tín đồ nhận biết mầu nhiệm này, Đức Ky-tô trong họ. Tôi tin rằng chúng ta cần điều này nhiều hơn như chưa từng có, đặc biệt là đối với các người tin Chúa trẻ tuổi. Mấy anh em mới được cứu, nếu ngay từ đầu đời sống Ky-tô hữu của mình, anh em học để kinh nghiệm Đức Ky-tô trong anh em, đời sống Ky-tô hữu của anh em sẽ bình thường. Tôi bảo đảm rằng nếu anh em chú trọng đến Đức Ky-tô sống, tức là Thánh Linh sống trong anh em, thì anh em cũng sẽ hiểu Kinh Thánh. Vì Thánh Linh sẽ soi sáng, dạy dỗ anh em và sẽ tỏ chính Ngài cho anh em. Nan đề của nhiều người tin Chúa là họ đã không học để trông cậy Đấng Thánh Linh sống bên trong. Do đó, Phao-lô muốn giúp những người tin Chúa thời đó để tập trung vào Đức Ky-tô ở trong họ. Khi tôi hay ai đó nói điều gì trái với điều Đức Ky-tô trong anh em nói, anh em sẽ nghe ai? Dĩ nhiên là nghe Đức Ky-tô, nếu anh em quen biết Ngài! Nhưng vấn đề là vì anh em không quen biết Đức Ky-tô trong anh em, nên anh em phải tin cậy vào những điều người khác nói. Do đó, chúng ta nên động viên và giúp đỡ nhau để nhận biết Đức Ky-tô trong chúng ta nhiều hơn nữa. Qua vài câu trong trong thư Cô-lô-xê, Phao-lô bày tỏ cho các thánh đồ biết Đức Ky-tô này vĩ đại và giàu có như thế nào. Anh em phải có ấn tượng về Đức Ky-tô trong anh em. Đức Ky-tô trong anh em không có nghĩa là Ngài chỉ ở đó và đó là tất cả. Đừng nói thật nhanh "Ngợi khen Đức Ky-tô trong tôi", vì Ngài có nhiều điều để thực hiện trong anh em. Anh em phải thực sự quen biết Ngài. Thật không tốt nếu chúng ta không quen biết Ngài.
Lời cầu nguyện của tông đồ Phao-lô
Vì thế, Phao-lô cầu nguyện: "Vì thế, từ ngày chúng tôi nghe biết như vậy, chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện cho anh em" (Cô-lô-xê 1:9a). Sự cầu nguyện rất quan trọng, do đó tôi muốn khích lệ tất cả các anh em hãy cầu nguyện. Nếu anh em muốn là một người quen biết Đức Ky-tô, thì anh em cũng phải là một người cầu nguyện. Nếu anh em không cầu nguyện hay cầu nguyện ít, tôi không tin là anh em khao khát biết Đức Ky-tô. Nhưng nếu anh em muốn trở thành một người kinh nghiệm được Đức Ky-tô, anh em phải cầu nguyện không ngơi. Anh em sẽ ở thường xuyên trong sự thông công với Ngài. Mỗi Ky-tô hữu phải là một Ky-tô hữu cầu nguyện. Nếu chỉ cầu nguyện mười phút vào buổi sáng cho cả ngày thì không đủ. Mỗi khi anh em rảnh rỗi, ví dụ như lúc đi bộ trong trường đại học, hãy thông công với Ngài, trò chuyện với Ngài và nói với Ngài rằng: Chúa ơi, hãy nói với con, con cần Ngài. Con muốn nghe tiếng Ngài, xin ban cho con tai để nghe. Tôi thường nói với Chúa: Lạy Chúa, con bị điếc, xin chữa lành bệnh điếc cho con. Xin ban cho con tai để nghe Chúa, con cần nghe tiếng Ngài. Anh em phải cầu nguyện với Chúa như thế. Phao-lô đã từng là một con người của sự cầu nguyện. Ông không ngừng cầu nguyện và cầu xin.
Và Phao-lô cầu nguyện tiếp điều gì? Ông nói: "... và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thuộc linh" (Cô-lô-xê 1:9b). Chúng ta cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Hãy cầu xin điều này! Hãy cầu nguyện cho những điều đúng. Đừng cầu nguyện cho nghề nghiệp. Chúa đã chăm lo chuyện đó cho anh em; anh em đừng lo lắng về điều này. Cũng đừng cầu nguyện cho việc kiếm được một người vợ tốt vì Chúa đã chuẩn bị sẵn Ê-va cho A-đam. Chính Chúa sẽ chăm lo cho nhu cầu của chúng ta. Hãy cầu nguyện hơn thế: Chúa ơi, con cần không ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh! Phao-lô cầu nguyện, mỗi một tín đồ được đầy dẫy mọi khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Tôi nghĩ, nếu thời đó Phao-lô có điện thoại và nếu anh em gọi ông để hỏi một điều gì đó, chắc chắn ông sẽ chỉ nói điều này: Anh em không cần tôi, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Anh em nghĩ Chúa sẽ không ban cho anh em điều này sao? Đương nhiên là Chúa sẽ cho! Thế tại sao anh em không hỏi? Đó là gánh nặng của Phao-lô. Anh em không có sự khao khát để biết Chúa sao?
Thiên Chúa không muốn chúng ta làm điều gì đó cho Ngài. Gần như tất cả Ky-tô hữu luôn muốn làm điều gì đó cho Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn nhiều hơn vậy, Ngài muốn chúng ta quen biết và kinh nghiệm Đức Ky-tô một cách sống động và phong phú. Sau đó, anh em cũng sẽ biết anh em nên làm gì cho Chúa. Ngài cũng không muốn anh em trở thành bác sĩ hay đầu bếp, mà Ngài muốn anh em quen biết Đức Ky-tô trong anh em! Nếu anh em biết Ngài, anh em sẽ không gặp nan đề trong việc nhận biết Ngài muốn gì. Ngài sẽ nói cho anh em biết ý Ngài, nhưng trên tất cả, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Nhất là những người anh em trẻ tuổi, anh em phải cầu xin Chúa điều này. Trong thư của mình, Gia-cô-bê nói: "Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách" (Gia-cô-bê 1:5). Đó chính là sự khôn ngoan thiên thượng, sự khôn ngoan thuộc linh, một loại khôn ngoan khác sự khôn ngoan của con người. Bởi vì chúng ta nói đến Thiên Chúa hằng sống. Đó là một lĩnh vực khác, nên trí khôn của loài người chúng ta không đủ cho lĩnh vực này. Chúng ta tất cả cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Để biết Đức Ky-tô trong anh em, anh em không được phép trông cậy vào sự khôn ngoan của loài người mà anh em có. Anh em có thể là sinh viên giỏi, thậm chí có thể tốt nghiệp loại xuất sắc, nhưng điều đó không có nghĩa là anh hiểu được những việc thuộc linh. Để nhận biết những việc thuộc linh, anh em cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và tất cả hiểu biết thuộc linh. Đó chính là lời cầu nguyện của Phao-lô cho các thánh đồ. Đây là điều mà chúng ta thực sự cần. Gia-cô-bê cho biết có sự khôn ngoan ở dưới, nhưng chúng ta cần sự khôn ngoan ở trên. Chúng ta thiếu điều này và chúng ta cần phải cầu xin: Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan thiên thượng, xin ban cho con hiểu biết thuộc linh! Nếu chúng ta chỉ luôn tìm kiếm từ các nguồn khác, chúng ta sẽ không bao giờ nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, vì chúng ta cũng chẳng cần nó! Ngày nay, trên Internet chúng ta tìm được rất nhiều thứ. Làm sao mà anh em biết được nó đúng hay sai? Điều mà chúng ta cần là sự khôn ngoan thuộc linh. Anh em phải cầu xin điều này. Càng sớm càng tốt!
Ăn ở xứng đáng với Chúa
Chỉ có sự khôn ngoan thuộc linh thì không đủ, vì câu 10 nói rằng: "...để anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa" (Cô-lô-xê 1:10a). Điều này rất quan trọng. Anh em có thể hiểu biết rất nhiều, nhưng cách sống của anh em thì rất hỗn loạn. Tôi biết nhiều người có nhiều hiểu biết Kinh Thánh, nhưng cách ăn ở, đời sống và hôn nhân của họ thì hoàn toàn hỗn loạn. Họ hiểu biết rất nhiều về Kinh Thánh, có thể giảng về điều đó, nhưng họ không ăn ở cách xứng đáng với Chúa. Nếu anh em chỉ muốn hiểu biết, nhưng không có nguyện vọng sống theo đó, Chúa sẽ chẳng chỉ cho anh em điều gì cả. Kết quả là anh em chỉ có một mớ kiến thức mà chúng không giúp gì cho anh em cả. Loại hiểu biết này sẽ thổi phồng anh em lên. Anh em thường không có ý định đi vào sự kinh nghiệm với Chúa, mà chỉ muốn hiểu điều gì đó để chuẩn bị bài giảng tốt và để học điều gì đó về Kinh Thánh. Ý định của Phao-lô thật rõ, ông bày tỏ trong lời cầu nguyện của mình: Để thực sự nhận biết ý Chúa và để nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, anh em phải có ý định ăn ở xứng đáng với Chúa. Tại sao Chúa phải chỉ cho anh em biết nhiều điều, nếu anh em không muốn sống như thế? Điều đó có ích gì? Cách sống này có liên quan đến Đức Ky-tô trong anh em. "... làm đẹp lòng Người về mọi phương diện" (Cô-lô-xê 1:10a). Điều này không tốt sao? Để làm Ngài đẹp lòng mọi đường! Điều này làm tôi nhớ đến Chúa, khi Ngài còn ở thế gian. Ngài nói mọi điều Ngài làm đều làm đẹp lòng Cha. Đây chính là lời cầu nguyện mà ngày nay chúng ta thật sự cần. Tiếp theo: "... sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn" (Cô-lô-xê 1:10b). Đó là hiểu biết sống động của Thiên Chúa.
Được làm vững mạnh với mọi quyền năng
Sau đó Phao-lô tiếp: "... Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ " (Cô-lô-xê 1:11a). Đức Ky-tô trong anh em như thế nào? Ngài là Đức Ky-tô yếu đuối? Anh em nghĩ Ngài như thế nào? Ngài đầy quyền năng, giàu sang và toàn thắng! Anh em là Ky-tô hữu yếu đuối hay Ky-tô hữu đắc thắng? Để trở nên mạnh mẽ, anh em đã có niềm hy vọng của sự vinh hiển trong anh em! Chẳng có lý do để một người nào đó trong chúng ta yếu đuối; chỉ vì anh em không biết Ngài, Đấng đang ở trong anh em. Phao-lô cầu nguyện cho các thánh đồ được làm vững mạnh với mọi quyền năng theo quyền phép vinh hiển của Ngài. Là sinh viên trường đại học, anh em có trách nhiệm giảng Phúc Âm cho bạn bè mình. Anh em nên cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa phải làm con vững mạnh với mọi quyền năng! Không có quyền năng, chúng ta không thể làm công việc của Chúa được. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta chiến đấu chống lại quyền cai trị của ma quỷ cùng với mọi thế lực tăm tối! Chúng ta đang ở trong lãnh thổ của hắn. Như vậy nếu anh em muốn giảng Phúc Âm và muốn cứu người khỏi tay Sa-tan để họ được giải thoát khỏi quyền năng của sự tối tăm, được dời sang nước của Con Thiên Chúa, anh em không cần mọi quyền năng sao? Hay anh em chỉ cần những lời lẽ thuyết phục? Anh em phải được đầy dẫy với quyền năng này và phải được làm vững mạnh. Giáo lý có thể ban quyền năng cho anh em được không? Quyền năng này đến từ đâu? Từ Đức Ky-tô trong anh em! Phao-lô đã cầu nguyện những điều này với sự nhận biết rằng Đức Ky-tô trong các thánh đồ. "... Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả" (Cô-lô-xê 1:11). Amen! Quyền năng sẽ được biểu lộ trong sự nhịn nhục, nhẫn nại và chịu đựng. Càng có nhiều quyền năng, anh em sẽ càng kinh nghiệm sự nhịn nhục, nhẫn nại, chịu đựng nhiều hơn.
Được cứu khỏi quyền lực của sự tối tăm
Và Phao-lô tiếp : "... Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha" (Cô-lô-xê 1:12a). Ngợi khen Chúa! Lời cầu nguyện của Phao-lô thật phong phú! Ông đã đề cập gần như mọi thứ. Thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời! Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn khác hẳn, tôi biết anh em không có thường cầu nguyện như vậy. Vì thế cầu nguyện với Lời Chúa rất tốt. Hãy lấy lời cầu nguyện của Phao-lô và cầu nguyện với nó. Thật tuyệt khi chúng ta cầu nguyện như vậy. Khi Phao-lô cầu nguyện, ông tập trung vào mục đích của Thiên Chúa. Ông đã biết những gì trong lòng Thiên Chúa. Ông nói tiếp: "... đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng" (Cô-lô-xê 1:12). Đức Ky-tô là phần thừa kế của các thánh đồ; chúng ta sẽ nói về điều này sau. Anh em phải ở trong ánh sáng. Nếu anh em không ở trong ánh sáng, anh em sẽ không kinh nghiệm được phần thừa kế và thưởng thức nó. Sau đó ông nói tiếp: "... Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái;14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cô-lô-xê 1:13-14). Chúng ta thường chỉ hỏi người khác là: Bạn đã được cứu rỗi chưa? Bạn có tin Chúa Giê-su không? Bạn được tha tội chưa? Thật tuyệt, như thế bạn không xuống hỏa ngục. Đó là quan niệm của chúng ta, nó thường chỉ đi đến điểm này. Nhưng tầm nhìn của Phao-lô về sự cứu rỗi vượt xa hơn sự cứu rỗi khỏi tội lỗi nhiều. Ông đề cập đến sự giải thoát khỏi quyền của sự tối tăm! Mặc dù đã được cứu rỗi, nhưng đã bao nhiêu lần chúng ta vẫn ở trong quyền của bóng tối và không ra khỏi đó được? Chúng ta thiếu sự nhận biết Đức Ky-tô đang ở trong chúng ta. Điều này thật sự đầy quyền năng. Ở đây Phao-lô nói rằng Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền năng của sự tối tăm. Ngày nay có thật nhiều sự tối tăm, trong thế gian, trong tôn giáo, trong bản ngã và xung quanh chúng ta. Phao-lô nói: Thiên Chúa đã giải phóng chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm. Ngài đã làm điều đó như thế nào? Bởi Đức Ky-tô! Đức Ky-tô trong anh em chính là một sự giải phóng đầy quyền năng. Chúng ta phải thấy được rằng Ngài đã dời chúng ta qua nước Ngài. Ngày nay anh em ở đâu? Anh em ở đâu vậy? Và nước Ngài là gì? Anh em có ở trong nước Ngài không? Sống trong nước Ngài có nghĩa là gì? Phao-lô nói đến hiện thực. Ngày nay, Hội Thánh phải là hiện thực về nước của Con Thiên Chúa. Hội Thánh là thân thể Đức Ky-tô, là nước của Ngài. Chúng ta phải có ấn tượng sâu sắc về những điều Phao-lô đã thấy và về mục tiêu của ông. Vì nếu ông không có nhìn thấy và không sống trong hiện thực, ông không thể cầu nguyện như thế được.
Lời cầu nguyện cho chương trình của Thiên Chúa
Lời cầu nguyện mới tuyệt vời làm sao! Anh em thân mến, từ lời cầu nguyện này, anh em phải học cách cầu nguyện, nếu không anh em cầu nguyện thật nhiều cho nhiều điều khác. Điều đó không có sai, nhưng trên tất cả, anh em phải cầu nguyện cho những điều này. Nếu chúng ta cầu nguyện như vậy cho mọi thánh đồ trong các Hội Thánh, Thiên Chúa chắc chắc sẽ trả lời. Như thế đời sống Hội Thánh của chúng ta sẽ được đầy dẫy. Nếu không thì chúng ta chỉ tập trung vào các nan đề, nhưng không cầu nguyện cho những điều ở trong lòng Thiên Chúa. Chúng ta càng tập trung vào nan đề và cầu nguyện cho nan đề, thì nan đề lại tới nhiều hơn. Trái lại, chúng ta hãy cầu nguyện cho các thánh đồ nhận được mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh, quen biết Đức Ky-tô ở trong họ để được làm vững mạnh với mọi quyền năng và được cứu rỗi khỏi quyền của sự tối tăm. Tất cả chúng ta cần cầu nguyện như thế. Từ đó, mọi hiện thực sẽ đến từ Đức Ky-tô trong anh em. Đức Ky-tô trong anh em chính là cách để Thiên Chúa trả lời mọi lời cầu nguyện và chăm lo mọi nhu cầu. Thiên Chúa chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi nan đề. Nếu chúng ta tập trung vào đấy, chúng ta sẽ thấy Đức Ky-tô này thật sự vĩ đại như thế nào. Ngài là huyền nhiệm của mọi thời đại. Ngài là điều mà Thiên Chúa đã chuẩn bị. Đức Ky-tô này thật là tuyệt vời, không thể mô tả được! Chúng ta phải hướng về Ngài.
Điều huyền nhiệm của mọi thời đại chính là Chúa Cứu Thế ở trong Ky-tô hữu, là những người đã tiếp nhận Ngài.
Hiểu biết về Kinh Thánh và hiểu biết về Chúa thì không đủ. Vì Chúa Giê-su là Đấng sống, và ở trong Ky-tô hữu, nên có thể quen biết, gần gũi Ngài, kinh nghiệm Ngài và biết Ngài muốn gì.
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải có một ấn tượng sâu sắc trong lòng rằng Chúa sẽ sớm quay trở lại.Thời gian không thể nào cứ trôi đi vô định như thế mãi, vì mọi điều xảy ra đều ám chỉ về tận thế. Vì thế,tất cả chúng ta phải tự hỏi mình: Chúa muốn làm gì trong ngày nay?
Các bạn có thể tải bài viết về: PDF và PRC ở đây: http://www.angospel.com/duc-tin/47-bi-mat-moi-thoi-dai-dang-christ-trong-anh-em-niem-hy-vong-ve-su-vinh-hien.html
-----------------
Mầu nhiệm của mọi thời đại
Đức Ky-tô ở trong anh em, niềm hy vọng về sự vinh hiển
(Phần 1)
Nhận biết Đức Ky-tô hằng sống
Gần đây, chúng ta có một hội nghị ở Singapore về sách Cô-lô-xê. Thật là tốt để tiếp tục thông công về quyển sách này để có thể thấy được những gì cực kỳ quan trọng đối với chúng ta trong những ngày cuối cùng này trước khi Chúa trở lại. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải có một ấn tượng sâu sắc trong lòng rằng Chúa sẽ sớm quay trở lại. Thời gian không thể nào cứ trôi đi vô định như thế mãi, vì mọi điều xảy ra đều ám chỉ về sự cuối cùng. Vì thế, tất cả chúng ta phải tự hỏi mình: Chúa làm gì trong ngày nay? Điều gì quan trọng nhất đối với chúng ta? Bản thân tôi chỉ có một sự khao khát duy nhất đó là : quen biết Chúa, nhưng không phải là học và nghiên cứu về Ngài. Mặc dù chúng ta biết rất nhiều sự dạy dỗ, nhiều câu Kinh Thánh và có nhiều hiểu biết, nhưng chúng ta lại không quen biết với Đức Ky-tô, là Đấng đang sống. Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng biết Kinh Thánh và nhiều giáo lý là đủ rồi. 2000 năm trước, khi Chúa sống ở trên trái đất này, có rất nhiều người Pha-ri-sêu và chuyên gia kinh luật, là những người thông thạo về Kinh Thánh. Họ là giới lãnh đạo tôn giáo thời đó và được cho là những người biết lời Thiên Chúa rất tốt. Nhưng khi Thiên Chúa hằng sống xuất hiện ở giữa họ, họ đã không nhận ra Ngài. Không phải ngày nay chúng ta cũng có nan đề này sao? Chúng ta cũng hiểu biết nhiều về Kinh Thánh như họ, nhưng chúng ta có quen biết Thiên Chúa hằng sống không? Chúng ta có thể đọc nhiều sách về một người, nhưng nếu một ngày nào đó chúng ta gặp người đó trên đường , chúng ta có thể không nhận ra được vì chúng ta chưa từng thấy người ấy. Do đó, chúng ta phải tự hỏi chính mình: Tôi thực sự quen biết Thiên Chúa hằng sống nhiều như thế nào? Tôi có kinh nghiệm Ngài mỗi ngày trong đời sống mình không? Điều này rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, tôi luôn nhấn mạnh rằng mỗi chúng ta phải quen biết Đức Ky-tô hằng sống.
Nhận biết Đức Ky-tô trong Lời Chúa
Chỉ hiểu biết Kinh Thánh thì không đủ. Tôi yêu và tin vào quyển sách này, nhưng nếu chúng ta chỉ biết quyển sách này mà không biết Thánh Linh sống ở trong chúng ta, thì chúng ta đã bỏ qua phần trọng tâm. Thiên Chúa không ban một quyển sách cho chúng ta, Ngài muốn bày tỏ con trai Ngài trong chúng ta, và muốn ban cho chúng ta Đức Ky-tô sống. Ngày qua ngày, chúng ta phải nhận biết Chúa nhiều hơn nữa, thông công với Chúa và giữ vững mối quan hệ với Ngài. Trong 40 năm qua, tôi biết nhiều anh chị em thực sự am hiểu Kinh Thánh, đọc nhiều sách, nhưng họ không biết Chúa trong đời sống thường ngày. Vì thế họ gặp nhiều vấn đề, mâu thuẫn, và khó khăn. Thời gian này thật quan trọng đối với chúng ta để bước vào các kinh nghiệm với Đức Ky-tô. Đức Ky-tô này thật vĩ đại, không thể đo lường được, chúng ta không bao giờ có thể nắm trọn Ngài được, cho nên chúng ta phải chạm Đức Ky-tô sống mỗi ngày. Phao-lô đã coi mọi sự như là sự lỗ "… được biết chính Đức Ki-tô" (Phi-líp-phê 3:10). Không phải Phao-lô đã biết Đức Ky-tô rồi sao? Vâng, ông đã quen biết Đức Ky-tô, nhưng ông khao khát biết Ngài nhiều hơn. Vì chúng ta không thể biết hết về Đức Ky-tô và Ngài là Đấng sống nên chúng ta cần phải chạm đến Ngài mỗi ngày. Đó là điều mà chúng ta ngày nay tuyệt đối cần vì chúng ta có liên quan đến Đấng sống này! Gioan nói: "mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người " (1.Gioan 1:3). Lời sự sống không phải là giáo lý, mà Gioan nói ở đây về Đức Ky-tô sống, Đấng mà ông đã nhìn thấy mỗi ngày. Thiên Chúa không chỉ ban cho chúng ta Kinh Thánh mà còn ban Đức Ky-tô hằng sống.
Tích cực tìm kiếm và kinh nghiệm Đức Ky-tô trong chúng ta
Chúng ta hãy đọc Cô-lô-xê 1:25-29: "... Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là bổ sung cho trọn vẹn lời của Ngài, rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa. Người đã muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó là chính Đức Ki-tô đang ở trong anh em, là niềm hy vọng của sự vinh hiển. Chính Người là Đấng chúng tôi rao giảng, khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Đức Ki-tô. Chính vì mục đích ấy mà tôi phải vất vả chiến đấu, nhờ sức lực của Người hoạt động mạnh mẽ trong tôi". Ở đây chúng ta thấy Phao-lô rất khao khát bày tỏ huyền nhiệm của các thời đại cho các thánh đồ. Đó thật sự là một mầu nhiệm, vì nó vượt quá sự tưởng tượng của chúng ta. Thiên Chúa có một chương trình, và Phao-lô được giao nhiệm vụ bổ sung trọn vẹn lời của Thiên Chúa. Hiển nhiên là còn thiếu điều gì đó nên Thiên Chúa dùng Phao-lô để bày tỏ nó một cách rõ ràng. Trọng tâm chương trình của Thiên Chúa chính là mầu nhiệm này mà được giấu kín qua các thời đại và các thế hệ, và bây giờ được tỏ ra cho các thánh đồ. Nói ngắn gọn : Mầu nhiệm này là Đức Ky-tô trong anh em, niềm hy vọng của sự vinh hiển - chính là Đức Ky-tô sống ở trong mỗi chúng ta. Thiên Chúa không ban cho chúng ta nhiều thứ khác nhau, mà Ngài ban cho chúng ta Đức Ky-tô tuyệt vời này. Và tất cả mọi điều đều được chứa đựng trong Đức Ky-tô! Chỉ nhận được Ngài thì không đủ, mà chúng ta phải kinh nghiệm Ngài trong đời sống hằng ngày vì Ngài ở trong chúng ta để là sự sống của chúng ta và là tất cả đối với chúng ta. Nếu tôi hỏi anh em là Đức Ky-tô có ở trong anh em không, anh em sẽ trả lời: dĩ nhiên là có! Tất cả chúng ta đều tin Đức Ky-tô đang ở trong chúng ta. Nhưng nếu tôi hỏi tiếp: Ngài đang làm gì trong anh em và Ngài muốn làm điều gì trong anh em? Anh em làm gì với Đức Ky-tô ở trong anh em? Hôm nay Ngài đã làm gì trong anh em? Anh em có nghe thấy Ngài, có cảm nhận Ngài, có nói chuyện với Ngài và Ngài có nói chuyện với anh em không? Hôm nay anh em đã thông công với Ngài bao nhiêu lần? Anh em có sống bởi Ngài không? Tôi không tin anh em có thể trả lời những câu hỏi sau nhanh như các câu hỏi đầu tiên. Đức Ky-tô ở trong anh em để làm gì? Anh em có để ý đến Ngài không? Anh em biết Đấng đang sống trong anh em nhiều như thế nào? Đó là một vấn đề! Vì rất có thể Đức Ky-tô đang ở trong anh em, nhưng cả ngày anh em vẫn sống theo ý riêng mình và không có sự liên hệ với Ngài. Tôi nghe rất nhiều Ky-tô hữu phàn nàn: Tôi cầu nguyện nhưng Chúa không trả lời. Làm sao điều đó có thể được? Anh em nghĩ là Đức Ky-tô trong anh em không nói với anh em, không làm gì cả trong anh em sao? Anh em không cảm nhận được Chúa? Vậy Chúa đang làm gì ở trong anh em? Chúng ta thấy rằng: Để nói "Đức Ky-tô ở trong tôi" không phải là một việc đơn giản. Tôi biết việc đọc Kinh Thánh đối với chúng ta thì rất đơn giản, vì chúng ta chỉ cần dùng con mắt để làm điều này. Chúng ta nghĩ càng đọc, chúng ta càng biết nhiều hơn. Nhưng đối với Đức Ky-tô trong anh em thì sao? Đọc Kinh Thánh hay có một người đang sống trong anh em, điều nào thực tiễn hơn? Dĩ nhiên là một người sống: Đức Ky-tô ở trong anh em! Tôi e rằng đối với nhiều anh em thì Đức Ky-tô ở trong anh em không có thực tiễn lắm. Anh em thích dùng Internet hơn để khám phá điều mới mẻ về Kinh Thánh và tìm kiếm thông tin mới. Anh em thích dùng sách tra cứu khi anh em không hiểu một câu Kinh Thánh nào đó. Rồi anh em còn làm gì nữa? Anh em nói rằng: Tôi thử tra cứu trong thư viện hay hỏi người này người nọ để nghe họ nói gì. Anh em tìm thấy câu trả lời ở đâu? Gọi điện thoại cho một anh em nhiều kinh nghiệm để hỏi về nghĩa của câu Kinh Thánh? Đối với Đức Ky-tô trong anh em thì sao? Người này thực tiễn và hiện thực đối với anh em như thế nào? Tôi sợ rằng nhiều người trong anh em không thể cho tôi một câu trả lời tốt, vì anh em không có tập để sống bởi Đức Ky-tô này trong anh em, để nghe Ngài và hướng lòng anh em về Ngài.
Lắng nghe tiếng Chúa trong chúng ta
Nhiều Ky-tô hữu thường nói rằng họ không có nghe tiếng Chúa. Điều này không có nghĩa là Chúa không nói với anh em, hay anh em có lẽ bị điếc đối với Ngài? Tôi không tin rằng Chúa ở trong anh em không phản ứng gì. Tôi nghĩ Ngài phản ứng rất cụ thể đối với nhiều sự kiện, nhưng chúng ta không có lắng nghe Ngài, bởi vì chúng ta đã quen sống trong bản ngã của mình. Tôi thường không nhận ra bản ngã mình mạnh như thế nào. Khi Chúa nói, tôi không nghe Ngài; khi tôi muốn làm điều gì đó và Chúa bảo "ngưng", tôi không nghe theo Ngài và tiếp tục làm. Tôi đã không luyện tập để nghe Ngài. Ngài nói "dừng", tuy nhiên tôi lại làm tiếp theo ý tôi. Nếu ngày qua ngày chúng ta vẫn sống như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ học để quý trọng Đức Ky-tô trong chúng ta. Vì chúng ta không cảm nhận Ngài, không nghe Ngài, không quen biết Ngài, chúng ta cũng không nhìn thấy sự thay đổi và biến đổi nào cả sau nhiều năm của đời sống Ky-tô hữu. Chúng ta có thể hát một bài hát về sự sống, nhưng chúng ta có kinh nghiệm được nó không? Đó là một bí mật lớn! Đức Ky-tô ở trong chúng ta! Các anh em thanh thiếu niên phải thực sự để ý đến Đức Ky-tô hằng sống này. Lý do mà chúng ta thường không cảm nhận được Ngài, chính là con người sa ngã của chúng ta vẫn còn thống trị nhiều. Chúng ta rất quen thuộc đối với việc sống theo bản ngã, và như thế để nghe Chúa thì thật khó khăn đối với chúng ta. Như vậy, chúng ta tuyệt đối phải là những người khao khát và chú ý lắng nghe Ngài.
Quyết lòng muốn nhận biết Chúa
Nếu anh em không có khao khát, không quyết lòng để cầu nguyện nài xin: "Chúa ơi, con muốn quen biết Chúa, con muốn nghe Ngài. Con muốn Ngài trả lời", thì tôi e rằng việc nghe Ngài là điều rất khó đối với anh em. Không phải vì Ngài không nói, mà vì chúng ta thật thật thờ ơ. Do đó, chúng ta cần thời gian và cần tập luyện. Chúng ta phải có quyết tâm, thưa rằng: "Lạy Chúa, dù điều này có khó khăn như thế nào đi nữa, con vẫn muốn biết Ngài và muốn kinh nghiệm Ngài trong con!" Con đường của Thiên Chúa là ban Đức Ky-tô sống vào trong anh em. Thật tiếc vì chúng ta vẫn chưa học để hướng về Ngài trong mọi chuyện. Phao-lô đã nhận ra mầu nhiệm, và thế ông có thể nói: "Vì đối với tôi, sống là Đức Ky-tô" (Phi-líp-phê 1:21). Đây là lời mà người ta không thể nói một cách dễ dàng. Đối với tôi thì chắc chắc không dễ. Nếu tôi không quyết lòng thưa với Chúa rằng, sống bởi Ngài mỗi ngày là mục đích của đời sống tôi, thì sau mười năm là Ky-tô hữu tôi vẫn không học cách để sống bởi Đức Ky-tô. Như thế chính tôi sẽ thất bại trong những tình huống đơn giản. Hãy tưởng tượng anh em muốn phản ứng tiêu cực khi vợ mình nói một điều gì đó, thì anh em làm gì? Anh em phải ứng theo cách tự nhiên. Đây chính là điểm chính. Tại sao? Vì chúng ta không có luyện tập để chờ đợi và để ý đến Chúa trong chúng ta. Tôi hy vọng anh ít ra anh em sẽ sớm nghe Chúa nói với anh em rằng điều này không đúng và anh em ăn năn. Thậm chí nếu anh em không cảm thấy như vậy thì hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta tập lại. Đừng nghĩ rằng đây là việc đơn giản. Anh em cần phải luyện tập nhiều mỗi ngày.
Xác thịt sa ngã - sự biểu lộ của ma quỷ
Ngay cả thực hiện một câu Kinh Thánh đơn giản, như Phao-lô nói trong sách Phi-líp-phê: "Anh em hãy làm mọi việc mà đừng lầm bầm hay phản kháng" (Phi-líp-phê 2:14), cũng thật khó khăn đối với chúng ta. Không lầm bầm? Nhưng chúng ta lầm bầm suốt thời gian. Đức Ky-tô trong anh em không phản ứng gì khi anh em lầm bầm sao? Anh em nghĩ Chúa không quan tâm đến những gì anh em làm? Đức Ky-tô sống trong anh em để làm gì? Nhưng Phao-lô nói: Đức Ky-tô trong chúng ta là niềm hy vọng của sự vinh hiển! Niềm hy vọng của sự vinh hiển này không dành cho sau này, không phải cho tương lai khi Chúa trở lại, mà niềm hy vọng của sự vinh hiển dành cho bây giờ! Những gì anh em kinh nghiệm với Chúa mỗi ngày, anh em cũng phải thể hiện nó trong đời sống mình, và đó chính là sự vinh hiển. Vì Thiên Chúa tạo dựng nên loài người để loài người biểu lộ sự vinh hiển Ngài. Chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Nhưng sau khi con người sa ngã, hình ảnh này đã hoàn toàn bị phá hủy. Bây giờ, thay vì biểu lộ Thiên Chúa, con người biểu lộ ma quỷ. Cách đây nhiều năm, tôi luôn bị bối rối khi đọc Gioan chương 8, chỗ mà người Pha-ri-sêu nói: "Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham" (Gioan 8:33). Nhưng Chúa phán rằng: Không, Áp-ra-ham không phải là cha các ngươi. Chúa nói gì? " Cha các ông là ma quỷ" (Gioan 8:44). Tôi không dám nói vậy với bất cứ ai cả. Có lẽ anh em nói câu này dành cho Xê-da nhưng với thượng tế và kinh sư, là những người đọc Kinh Thánh mỗi ngày, thì sao? Chúa nói họ từ cha mình, là ma quỷ mà ra! Điều này đã làm tôi sửng sốt. Chúa phán ở đây không phải với kẻ vô tín mà là với dân của Thiên Chúa, dân Do Thái và nhưng người lãnh đạo của họ. Ngày nay, tôi nhận ra được rằng mỗi khi tôi sống trong bản ngã của mình, tôi không biểu lộ Cha ở trên trời mà biểu lộ một người cha khác. Hãy nhìn trong vào gương mỗi khi anh em mất kiên nhẫn. Anh em biểu lộ ai? Khi anh em nói dối hay sống trong bản ngã và xác thịt, anh em biểu lộ cái gì? Hãy suy gẫm về điều này!
Sự vinh hiển qua việc sống Đức Ky-tô
Phao-lô đã có một cái nhìn rất rõ về chương trình của Thiên Chúa. Ông nói: "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời " (Rô-ma 3:23). Nếu tôi là Phao-lô, có lẽ tôi chỉ viết rằng: Mọi người đều đã phạm tội! Khi chúng ta giảng Phúc Âm và trích dẫn câu này, chúng ta thường chỉ dùng phần đầu câu này, không ai nói đến phần thứ hai: "... thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa". Tôi đã ngạc nhiên về câu Phao-lô nói ở đây, "mọi người đều đã phạm tội" và sau đó bổ sung "và thiếu mất sự vinh hiển của Thiên Chúa". Tại sao Phao-lô nói vậy? Bởi vì con người được tạo dựng nên để biểu lộ sự vinh hiển của Thiên Chúa. Nan đề của tội lỗi không chỉ là làm con người phạm tội, mà nó đã hoàn toàn phá hỏng ý định của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta. Vì vậy loài người sa ngã không quan tâm đến sự vinh hiển của Thiên Chúa, không quan tâm đến việc biểu lộ Thiên Chúa. Con người có thể cố gắng làm điều tốt, nhưng không cần đến Thiên Chúa để làm điều đó. Nhưng để biểu lộ sự vinh hiển của Thiên Chúa và trở về với ý định đầu tiên này, chúng ta cần Đức Ky-tô trong chúng ta. Nếu chúng ta không sống bởi Đức Ky-tô, không có hy vọng về sự vinh hiển nào cả. Bằng bản ngã của mình, chúng ta không bao giờ biểu lộ được Thiên Chúa hằng sống. Điều này chỉ bởi Đức Ky-tô trong chúng ta. Như vậy khi chúng ta không sống tận hưởng Đức Ky-tô trong đời sống hằng ngày thì không có sự vinh hiển. Đừng nghĩ rằng nếu hôm nay anh em không sống bởi Đức Ky-tô, một ngày nào đó khi Chúa đến anh em sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển. Cô-lô-xê 3:4 nói: "Khi nào Đức Ky-tô, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển". Hãy tưởng tượng xem, nếu anh em không cho phép Chúa tể trị trong anh em và là tất cả của anh em để anh em biểu lộ Ngài cũng như sự vinh hiển của Ngài mỗi ngày lúc ở nhà hay lúc làm việc, nếu anh em không sống bởi Đức Ky-tô trong anh em, thì anh em nghĩ mình sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển khi Ngài đến sao? Điều đó không thể được. Mầu nhiệm "Đức Ky-tô trong anh em" là yếu tố quyết định. Cũng đừng nghĩ rằng: Bây giờ Ngài ở trong tôi và điều đó đủ tốt rồi. Không, Ngài có một mục đích khi Ngài ở trong anh em. Nếu Ngài chỉ ở trong anh em, nhưng không thể làm gì cả, vì anh em không sống bởi Ngài, như thế thì không đủ!
Biết Đức Ky-tô như một Đấng hằng sống, là Đấng hiện ra với chúng ta
Đừng coi rằng "Đức Ky-tô ở trong tôi" như là để một vật gì đó trong túi của mình và nó vẫn nằm ở đó. Thiên Chúa không ban một vật gì vào trong chúng ta, mà ban một điều gì đó sống động: Đấng đang sống – Giê-su Ky-tô! Chúng ta phải quen biết Ngài. Chúng ta phải nghe Ngài, cảm nhận Ngài, nói với Ngài, và Ngài cũng phải nói với chúng ta mỗi ngày nhiều hơn nữa. Hãy nhìn vào Kinh Thánh xem! Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa hằng sống! Ngài đã hiện ra với A-đam và Ê-va trong vườn Ê-đen. Thậm chí Kha-nốc còn đi với Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra và phán với Nô-ê. Ngài hiện ra với Áp-ra-ham, với I-xa-ác và với Gia-cốp. Ngài đã hiện ra nhiều lần với Môi-se, Ngài còn nói chuyện mặt đối mặt với ông. Ngài đã hiện ra với Đa-vít, Sa-lô-môn và với mọi tiên tri. Họ không chỉ có một sự dạy dỗ nào đó hay có hiểu biết Kinh Thánh về Ngài, mà tất cả họ biết Ngài một cách sống động. Sau đó, trong Tân Ước, chính Chúa Giê-su đến với loài người. Những môn đệ của Chúa biết Chúa như là một người thật. Sau khi Chúa chết, sống lại và lên trời, Ngài trở thành Thánh Linh vào trong chúng ta. Trong sách Công Vụ Các Tông đồ, Ngài hiện ra với Sau-lô, người tại Tác-xô, A-na-nia, Cọt-nây và Phê-rô. Ngài hiện ra với Phao-lô nhiều lần. Ngài là Đức Ky-tô sống. Đừng nghĩ rằng trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể kinh nghiệm Chúa cách sống động được. Chúng ta không chỉ có một buổi nhóm ngày chủ nhật, nơi mà chúng ta nghe giảng và cần có ai đó giải thích Kinh Thánh cho chúng ta. Không, Đức Ky-tô ở trong anh em và muốn có một mối quan hệ sống động với anh em.
Chúng ta có trách nhiệm nhận biết Đấng hằng sống
Ngày nay, anh em có trách nhiệm về việc kinh nghiệm Đức Ky-tô ở trong anh em. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm đối với chính mình và không ai có thể gánh dùm anh em được, tôi cũng không thể. Ngay cả người vợ hay người chồng cũng không gánh được, vì Đức Ky-tô ở trong anh em. Nếu chị em đổ trách nhiệm cho chồng mình, thì hãy nhớ rằng Đức Ky-tô ở trong chị em! Đức Ky-tô ở trong anh em! Cùng đừng đổ lỗi cho Hội Thánh. Không ai ngoài anh em có trách nhiệm đi theo Đức Ky-tô trong anh em! Nếu anh em không biết Ngài, không ai có thể giúp anh em được. Tôi không thể hiểu được vì sao rất nhiều tín đồ có Đức Ky-tô ở trong mình, nhưng lại không quen biết Ngài. Họ thường cần thêm một người nữa để dẫn dắt họ, và sau rất nhiều năm, họ vẫn chưa học được cách để đi theo Chiên Con. Hãy nhớ tới Khải Huyền 14:4: "Con Chiên đi đâu, họ cũng đi theo đó". Làm thế nào anh em có thể theo Chiên Con được, khi anh em không kinh nghiệm Đức Ky-tô ngự bên trong, và không biết mỗi ngày Ngài nói gì, làm gì và muốn gì? Biết Kinh Thánh là một chuyện. Biết Đức Ky-tô ngự bên trong, Đấng bảo anh em phải làm gì, là chuyện khác. Tôi không nói rằng chúng ta không cần quyển sách này. Chúng ta cần nó và nó rất quý giá. Nhưng nếu anh em chỉ biết quyển sách này nhưng không quen biết Đấng sống trong anh em thì không đủ. Hãy nói cho tôi biết điều nào quý giá hơn? Quyển sách này hay Đức Ky-tô sống trong anh em? Đừng quên điều mà Chúa nói với những người Pha-ri-sêu: "Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi. Các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống" (Gioan 5:39-40). Nghiên cứu Kinh Thánh là tốt, nhưng anh em phải đến với NGÀI! Nếu anh em không đến với Ngài, việc Ngài sống trong anh em có ý nghĩa gì không?
Hãy học cách nhận biết Chúa ngay từ những giai đoạn đầu của đời sống Ky-tô hữu
Trong thư Cô-lô-xê, Phao-lô cố gắng giúp đỡ tín đồ nhận biết mầu nhiệm này, Đức Ky-tô trong họ. Tôi tin rằng chúng ta cần điều này nhiều hơn như chưa từng có, đặc biệt là đối với các người tin Chúa trẻ tuổi. Mấy anh em mới được cứu, nếu ngay từ đầu đời sống Ky-tô hữu của mình, anh em học để kinh nghiệm Đức Ky-tô trong anh em, đời sống Ky-tô hữu của anh em sẽ bình thường. Tôi bảo đảm rằng nếu anh em chú trọng đến Đức Ky-tô sống, tức là Thánh Linh sống trong anh em, thì anh em cũng sẽ hiểu Kinh Thánh. Vì Thánh Linh sẽ soi sáng, dạy dỗ anh em và sẽ tỏ chính Ngài cho anh em. Nan đề của nhiều người tin Chúa là họ đã không học để trông cậy Đấng Thánh Linh sống bên trong. Do đó, Phao-lô muốn giúp những người tin Chúa thời đó để tập trung vào Đức Ky-tô ở trong họ. Khi tôi hay ai đó nói điều gì trái với điều Đức Ky-tô trong anh em nói, anh em sẽ nghe ai? Dĩ nhiên là nghe Đức Ky-tô, nếu anh em quen biết Ngài! Nhưng vấn đề là vì anh em không quen biết Đức Ky-tô trong anh em, nên anh em phải tin cậy vào những điều người khác nói. Do đó, chúng ta nên động viên và giúp đỡ nhau để nhận biết Đức Ky-tô trong chúng ta nhiều hơn nữa. Qua vài câu trong trong thư Cô-lô-xê, Phao-lô bày tỏ cho các thánh đồ biết Đức Ky-tô này vĩ đại và giàu có như thế nào. Anh em phải có ấn tượng về Đức Ky-tô trong anh em. Đức Ky-tô trong anh em không có nghĩa là Ngài chỉ ở đó và đó là tất cả. Đừng nói thật nhanh "Ngợi khen Đức Ky-tô trong tôi", vì Ngài có nhiều điều để thực hiện trong anh em. Anh em phải thực sự quen biết Ngài. Thật không tốt nếu chúng ta không quen biết Ngài.
Lời cầu nguyện của tông đồ Phao-lô
Vì thế, Phao-lô cầu nguyện: "Vì thế, từ ngày chúng tôi nghe biết như vậy, chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện cho anh em" (Cô-lô-xê 1:9a). Sự cầu nguyện rất quan trọng, do đó tôi muốn khích lệ tất cả các anh em hãy cầu nguyện. Nếu anh em muốn là một người quen biết Đức Ky-tô, thì anh em cũng phải là một người cầu nguyện. Nếu anh em không cầu nguyện hay cầu nguyện ít, tôi không tin là anh em khao khát biết Đức Ky-tô. Nhưng nếu anh em muốn trở thành một người kinh nghiệm được Đức Ky-tô, anh em phải cầu nguyện không ngơi. Anh em sẽ ở thường xuyên trong sự thông công với Ngài. Mỗi Ky-tô hữu phải là một Ky-tô hữu cầu nguyện. Nếu chỉ cầu nguyện mười phút vào buổi sáng cho cả ngày thì không đủ. Mỗi khi anh em rảnh rỗi, ví dụ như lúc đi bộ trong trường đại học, hãy thông công với Ngài, trò chuyện với Ngài và nói với Ngài rằng: Chúa ơi, hãy nói với con, con cần Ngài. Con muốn nghe tiếng Ngài, xin ban cho con tai để nghe. Tôi thường nói với Chúa: Lạy Chúa, con bị điếc, xin chữa lành bệnh điếc cho con. Xin ban cho con tai để nghe Chúa, con cần nghe tiếng Ngài. Anh em phải cầu nguyện với Chúa như thế. Phao-lô đã từng là một con người của sự cầu nguyện. Ông không ngừng cầu nguyện và cầu xin.
Và Phao-lô cầu nguyện tiếp điều gì? Ông nói: "... và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Người, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết thuộc linh" (Cô-lô-xê 1:9b). Chúng ta cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Hãy cầu xin điều này! Hãy cầu nguyện cho những điều đúng. Đừng cầu nguyện cho nghề nghiệp. Chúa đã chăm lo chuyện đó cho anh em; anh em đừng lo lắng về điều này. Cũng đừng cầu nguyện cho việc kiếm được một người vợ tốt vì Chúa đã chuẩn bị sẵn Ê-va cho A-đam. Chính Chúa sẽ chăm lo cho nhu cầu của chúng ta. Hãy cầu nguyện hơn thế: Chúa ơi, con cần không ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh! Phao-lô cầu nguyện, mỗi một tín đồ được đầy dẫy mọi khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Tôi nghĩ, nếu thời đó Phao-lô có điện thoại và nếu anh em gọi ông để hỏi một điều gì đó, chắc chắn ông sẽ chỉ nói điều này: Anh em không cần tôi, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Anh em nghĩ Chúa sẽ không ban cho anh em điều này sao? Đương nhiên là Chúa sẽ cho! Thế tại sao anh em không hỏi? Đó là gánh nặng của Phao-lô. Anh em không có sự khao khát để biết Chúa sao?
Thiên Chúa không muốn chúng ta làm điều gì đó cho Ngài. Gần như tất cả Ky-tô hữu luôn muốn làm điều gì đó cho Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn nhiều hơn vậy, Ngài muốn chúng ta quen biết và kinh nghiệm Đức Ky-tô một cách sống động và phong phú. Sau đó, anh em cũng sẽ biết anh em nên làm gì cho Chúa. Ngài cũng không muốn anh em trở thành bác sĩ hay đầu bếp, mà Ngài muốn anh em quen biết Đức Ky-tô trong anh em! Nếu anh em biết Ngài, anh em sẽ không gặp nan đề trong việc nhận biết Ngài muốn gì. Ngài sẽ nói cho anh em biết ý Ngài, nhưng trên tất cả, anh em cần sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh. Nhất là những người anh em trẻ tuổi, anh em phải cầu xin Chúa điều này. Trong thư của mình, Gia-cô-bê nói: "Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách" (Gia-cô-bê 1:5). Đó chính là sự khôn ngoan thiên thượng, sự khôn ngoan thuộc linh, một loại khôn ngoan khác sự khôn ngoan của con người. Bởi vì chúng ta nói đến Thiên Chúa hằng sống. Đó là một lĩnh vực khác, nên trí khôn của loài người chúng ta không đủ cho lĩnh vực này. Chúng ta tất cả cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh. Để biết Đức Ky-tô trong anh em, anh em không được phép trông cậy vào sự khôn ngoan của loài người mà anh em có. Anh em có thể là sinh viên giỏi, thậm chí có thể tốt nghiệp loại xuất sắc, nhưng điều đó không có nghĩa là anh hiểu được những việc thuộc linh. Để nhận biết những việc thuộc linh, anh em cần mọi sự khôn ngoan thuộc linh và tất cả hiểu biết thuộc linh. Đó chính là lời cầu nguyện của Phao-lô cho các thánh đồ. Đây là điều mà chúng ta thực sự cần. Gia-cô-bê cho biết có sự khôn ngoan ở dưới, nhưng chúng ta cần sự khôn ngoan ở trên. Chúng ta thiếu điều này và chúng ta cần phải cầu xin: Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan thiên thượng, xin ban cho con hiểu biết thuộc linh! Nếu chúng ta chỉ luôn tìm kiếm từ các nguồn khác, chúng ta sẽ không bao giờ nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, vì chúng ta cũng chẳng cần nó! Ngày nay, trên Internet chúng ta tìm được rất nhiều thứ. Làm sao mà anh em biết được nó đúng hay sai? Điều mà chúng ta cần là sự khôn ngoan thuộc linh. Anh em phải cầu xin điều này. Càng sớm càng tốt!
Ăn ở xứng đáng với Chúa
Chỉ có sự khôn ngoan thuộc linh thì không đủ, vì câu 10 nói rằng: "...để anh em ăn ở cách xứng đáng với Chúa" (Cô-lô-xê 1:10a). Điều này rất quan trọng. Anh em có thể hiểu biết rất nhiều, nhưng cách sống của anh em thì rất hỗn loạn. Tôi biết nhiều người có nhiều hiểu biết Kinh Thánh, nhưng cách ăn ở, đời sống và hôn nhân của họ thì hoàn toàn hỗn loạn. Họ hiểu biết rất nhiều về Kinh Thánh, có thể giảng về điều đó, nhưng họ không ăn ở cách xứng đáng với Chúa. Nếu anh em chỉ muốn hiểu biết, nhưng không có nguyện vọng sống theo đó, Chúa sẽ chẳng chỉ cho anh em điều gì cả. Kết quả là anh em chỉ có một mớ kiến thức mà chúng không giúp gì cho anh em cả. Loại hiểu biết này sẽ thổi phồng anh em lên. Anh em thường không có ý định đi vào sự kinh nghiệm với Chúa, mà chỉ muốn hiểu điều gì đó để chuẩn bị bài giảng tốt và để học điều gì đó về Kinh Thánh. Ý định của Phao-lô thật rõ, ông bày tỏ trong lời cầu nguyện của mình: Để thực sự nhận biết ý Chúa và để nhận được sự khôn ngoan thuộc linh và hiểu biết thuộc linh, anh em phải có ý định ăn ở xứng đáng với Chúa. Tại sao Chúa phải chỉ cho anh em biết nhiều điều, nếu anh em không muốn sống như thế? Điều đó có ích gì? Cách sống này có liên quan đến Đức Ky-tô trong anh em. "... làm đẹp lòng Người về mọi phương diện" (Cô-lô-xê 1:10a). Điều này không tốt sao? Để làm Ngài đẹp lòng mọi đường! Điều này làm tôi nhớ đến Chúa, khi Ngài còn ở thế gian. Ngài nói mọi điều Ngài làm đều làm đẹp lòng Cha. Đây chính là lời cầu nguyện mà ngày nay chúng ta thật sự cần. Tiếp theo: "... sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn" (Cô-lô-xê 1:10b). Đó là hiểu biết sống động của Thiên Chúa.
Được làm vững mạnh với mọi quyền năng
Sau đó Phao-lô tiếp: "... Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ " (Cô-lô-xê 1:11a). Đức Ky-tô trong anh em như thế nào? Ngài là Đức Ky-tô yếu đuối? Anh em nghĩ Ngài như thế nào? Ngài đầy quyền năng, giàu sang và toàn thắng! Anh em là Ky-tô hữu yếu đuối hay Ky-tô hữu đắc thắng? Để trở nên mạnh mẽ, anh em đã có niềm hy vọng của sự vinh hiển trong anh em! Chẳng có lý do để một người nào đó trong chúng ta yếu đuối; chỉ vì anh em không biết Ngài, Đấng đang ở trong anh em. Phao-lô cầu nguyện cho các thánh đồ được làm vững mạnh với mọi quyền năng theo quyền phép vinh hiển của Ngài. Là sinh viên trường đại học, anh em có trách nhiệm giảng Phúc Âm cho bạn bè mình. Anh em nên cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa phải làm con vững mạnh với mọi quyền năng! Không có quyền năng, chúng ta không thể làm công việc của Chúa được. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta chiến đấu chống lại quyền cai trị của ma quỷ cùng với mọi thế lực tăm tối! Chúng ta đang ở trong lãnh thổ của hắn. Như vậy nếu anh em muốn giảng Phúc Âm và muốn cứu người khỏi tay Sa-tan để họ được giải thoát khỏi quyền năng của sự tối tăm, được dời sang nước của Con Thiên Chúa, anh em không cần mọi quyền năng sao? Hay anh em chỉ cần những lời lẽ thuyết phục? Anh em phải được đầy dẫy với quyền năng này và phải được làm vững mạnh. Giáo lý có thể ban quyền năng cho anh em được không? Quyền năng này đến từ đâu? Từ Đức Ky-tô trong anh em! Phao-lô đã cầu nguyện những điều này với sự nhận biết rằng Đức Ky-tô trong các thánh đồ. "... Nhờ sức mạnh vạn năng của Thiên Chúa vinh quang, anh em sẽ nên mạnh mẽ để kiên trì chịu đựng tất cả" (Cô-lô-xê 1:11). Amen! Quyền năng sẽ được biểu lộ trong sự nhịn nhục, nhẫn nại và chịu đựng. Càng có nhiều quyền năng, anh em sẽ càng kinh nghiệm sự nhịn nhục, nhẫn nại, chịu đựng nhiều hơn.
Được cứu khỏi quyền lực của sự tối tăm
Và Phao-lô tiếp : "... Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha" (Cô-lô-xê 1:12a). Ngợi khen Chúa! Lời cầu nguyện của Phao-lô thật phong phú! Ông đã đề cập gần như mọi thứ. Thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời! Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn khác hẳn, tôi biết anh em không có thường cầu nguyện như vậy. Vì thế cầu nguyện với Lời Chúa rất tốt. Hãy lấy lời cầu nguyện của Phao-lô và cầu nguyện với nó. Thật tuyệt khi chúng ta cầu nguyện như vậy. Khi Phao-lô cầu nguyện, ông tập trung vào mục đích của Thiên Chúa. Ông đã biết những gì trong lòng Thiên Chúa. Ông nói tiếp: "... đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cõi đầy ánh sáng" (Cô-lô-xê 1:12). Đức Ky-tô là phần thừa kế của các thánh đồ; chúng ta sẽ nói về điều này sau. Anh em phải ở trong ánh sáng. Nếu anh em không ở trong ánh sáng, anh em sẽ không kinh nghiệm được phần thừa kế và thưởng thức nó. Sau đó ông nói tiếp: "... Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái;14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cô-lô-xê 1:13-14). Chúng ta thường chỉ hỏi người khác là: Bạn đã được cứu rỗi chưa? Bạn có tin Chúa Giê-su không? Bạn được tha tội chưa? Thật tuyệt, như thế bạn không xuống hỏa ngục. Đó là quan niệm của chúng ta, nó thường chỉ đi đến điểm này. Nhưng tầm nhìn của Phao-lô về sự cứu rỗi vượt xa hơn sự cứu rỗi khỏi tội lỗi nhiều. Ông đề cập đến sự giải thoát khỏi quyền của sự tối tăm! Mặc dù đã được cứu rỗi, nhưng đã bao nhiêu lần chúng ta vẫn ở trong quyền của bóng tối và không ra khỏi đó được? Chúng ta thiếu sự nhận biết Đức Ky-tô đang ở trong chúng ta. Điều này thật sự đầy quyền năng. Ở đây Phao-lô nói rằng Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi quyền năng của sự tối tăm. Ngày nay có thật nhiều sự tối tăm, trong thế gian, trong tôn giáo, trong bản ngã và xung quanh chúng ta. Phao-lô nói: Thiên Chúa đã giải phóng chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm. Ngài đã làm điều đó như thế nào? Bởi Đức Ky-tô! Đức Ky-tô trong anh em chính là một sự giải phóng đầy quyền năng. Chúng ta phải thấy được rằng Ngài đã dời chúng ta qua nước Ngài. Ngày nay anh em ở đâu? Anh em ở đâu vậy? Và nước Ngài là gì? Anh em có ở trong nước Ngài không? Sống trong nước Ngài có nghĩa là gì? Phao-lô nói đến hiện thực. Ngày nay, Hội Thánh phải là hiện thực về nước của Con Thiên Chúa. Hội Thánh là thân thể Đức Ky-tô, là nước của Ngài. Chúng ta phải có ấn tượng sâu sắc về những điều Phao-lô đã thấy và về mục tiêu của ông. Vì nếu ông không có nhìn thấy và không sống trong hiện thực, ông không thể cầu nguyện như thế được.
Lời cầu nguyện cho chương trình của Thiên Chúa
Lời cầu nguyện mới tuyệt vời làm sao! Anh em thân mến, từ lời cầu nguyện này, anh em phải học cách cầu nguyện, nếu không anh em cầu nguyện thật nhiều cho nhiều điều khác. Điều đó không có sai, nhưng trên tất cả, anh em phải cầu nguyện cho những điều này. Nếu chúng ta cầu nguyện như vậy cho mọi thánh đồ trong các Hội Thánh, Thiên Chúa chắc chắc sẽ trả lời. Như thế đời sống Hội Thánh của chúng ta sẽ được đầy dẫy. Nếu không thì chúng ta chỉ tập trung vào các nan đề, nhưng không cầu nguyện cho những điều ở trong lòng Thiên Chúa. Chúng ta càng tập trung vào nan đề và cầu nguyện cho nan đề, thì nan đề lại tới nhiều hơn. Trái lại, chúng ta hãy cầu nguyện cho các thánh đồ nhận được mọi sự khôn ngoan thuộc linh và mọi hiểu biết thuộc linh, quen biết Đức Ky-tô ở trong họ để được làm vững mạnh với mọi quyền năng và được cứu rỗi khỏi quyền của sự tối tăm. Tất cả chúng ta cần cầu nguyện như thế. Từ đó, mọi hiện thực sẽ đến từ Đức Ky-tô trong anh em. Đức Ky-tô trong anh em chính là cách để Thiên Chúa trả lời mọi lời cầu nguyện và chăm lo mọi nhu cầu. Thiên Chúa chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi nan đề. Nếu chúng ta tập trung vào đấy, chúng ta sẽ thấy Đức Ky-tô này thật sự vĩ đại như thế nào. Ngài là huyền nhiệm của mọi thời đại. Ngài là điều mà Thiên Chúa đã chuẩn bị. Đức Ky-tô này thật là tuyệt vời, không thể mô tả được! Chúng ta phải hướng về Ngài.