cvauniedu
04-17-2011, 09:21 AM
ĐH CHU VĂN AN - MỘT ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO TIN CẬY
Phan Hoàng
Cựu sinh viên niên khóa 2009 - 2010
Trong xu thế xã hội hóa giáo dục hiện nay, để sẻ chia nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho các trường công lập, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục để đáp ứng mục tiêu giáo dục của xã hội. Với mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, tiên phong thực thiện chương trình thí điểm mô hình đại học tư thục tại Hưng Yên, tháng 03 năm 2004, một số người con ưu tú của Hưng Yên - những nhà giáo dục lâu năm công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, các đại học, học viện … bắt tay viết dự án thành lập Trường Đại học Tư thục Hưng Yên, được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chấp thuận. Sau nhiều thay đổi và nỗ lực, tháng 04 năm 2006, Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Chu Văn An chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua trình Chính phủ để rồi ngày 08 tháng 6 năm 2006, Trường Đại học Chu Văn An chính thức được thành lập theo Quyết định số 135/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trường Đại học đầu tiên tại Khu Đô thị đại học Phố Hiến
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng quốc tế sầm uất, được ngợi ca “thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Nhưng rồi những biến đổi của “bãi bể nương dâu” đã đưa sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời với một không gian cổ kính, yên bình có quần thể kiến trúc cổ gồm hơn 60 di tích lịch sử, hàng trăm bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, hương vị thơm mát lạ thường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.
http://cB8.upanh.com/21.403.28351737.Sz50/muc2img1980.jpg
Ngày nay, Phố Hiến - Hưng Yên là một điểm sáng văn hóa, Hưng Yen trở thành một trong ít địa điểm được Đảng và Nhà nước lựa chọn xây dựng khu đô thị đại học. Tự hào là trường đại học đầu tiên trong Khu đô thị đại học Phố Hiến, Trường Đại học Chu Văn An như con thuyền tri thức lớn với sứ mệnh cao cả đưa dẫn người học cập bến tương lai. Đây còn là món quà ý nghĩa dành tặng quê mẹ của những người con đất nhãn đã sinh ra, lớn lên và thành danh từ mảnh đất Hưng Yên thân yêu.
2. Nỗ lực với cam kết ban đầu
Khác với nhiều trường đại học khác, ngay từ khi thành lập, Trường Đại học Chu Văn An đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm. Cùng với việc phê duyệt diện tích qui hoạch 30 ha xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Trường, tỉnh đã bố trí cho Trường sử dụng 02 cơ sở có sẵn phục vụ cho công tác giảng dậy và học tập trong thời gian chờ giao đất: Địa điểm 2a, đường Bạch Đằng, thành phố Hưng Yên (trụ sở cũ của UBND tỉnh Hưng Yên cũ), Địa điểm Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh (cũ) với tổng diện tích là 11.558 m2.
Để phục vụ các hoạt động đào tạo trong giai đoạn làm thủ tục lấy đất tại khu quy hoạch, Trường đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo, xây dựng mới tại các địa điểm được tiếp nhận. Tổng diện tích sàn (nâng cấp, xây mới) là 10.000 m2, bình quân 2.5 m2/01 sinh viên. Diện tích sàn này, được bố trí thành: 61 phòng học; 07 phòng máy tính, học tập ngoại ngữ; 06 phòng thí nghiệm, nghiên cứu, xưởng thực hành; 01 thư viện; 24 phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, phòng, ban, khoa; 18 phòng ở phục vụ cho việc nghỉ ngơi của cán bộ, giảng viên; 01 trạm y tế. Tổng số vốn Trường Đại học Chu Văn An chi cho hoạt động cải tạo.
Với sự nỗ lực của các cổ đông, Ban Lãnh đạo, tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường cùng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, nhân dân địa phương, Nhà trường đã được qui hoạch chính thức 20.5 ha tại trung tâm thành phố: điểm nút đầu tiên của Khu đô thị đại học Phố Hiến. Một phần ba (1/3) điện tích này đã được giải phóng mặt bằng, san lấp và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà trường đã tích cực san lấp mặt bằng, lựa chọn phương án thiết kế phù hợp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và chính thức khởi công xây dựng công trình Trường Đại học Chu Văn An giai đoạn 2010 - 2012 vào tháng 12 năm 2010. Theo thiết kế, nơi đây sẽ là một không gian kiến trúc hiện đại, gợi mở ý tưởng truyền thống và văn hóa Phố Hiến gồm: Khu giảng đường, thư viện, hiệu bộ, ký túc xá, nhà dành cho chuyên gia, giảng viên, … đảm bảo điều kiện học tập, nghiên cứu cho 6.000 sinh viên, vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Đây là những công trình đầu tiên của Trường Đại học Chu Văn An và cũng là công trình khởi đầu tại Khu đô thị đại học Phố Hiến.
http://cB1.upanh.com/21.403.28351810.Su10/muc7pc085013.jpg
Ngày 08 tháng 01 năm 2010, Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Kiểm tra thực hiện 3 công khai, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện cam kết xây dựng trường của Bộ do PGS.TS Trần Thị Hà - Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học làm trưởng đoàn đã về kiểm tra tại Trường Đại học Chu Văn An. Sau buổi làm việc, Bà Trần Thị Hà - Trưởng đoàn kiểm tra kết luận: “Nhà trường mới thành lập được hơn 3 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các nhà đầu tư đã rất cố gắng thực hiện cam kết đầu tư xây dựng trường. Nhiều nội dung đã được Nhà trường thực hiện đầy đủ và vượt so với cam kết ban đầu”. Đây là một ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực của Nhà trường với cam kết ban đầu.
3. Sự tiếp nối đầy sáng tạo của các thế hệ cán bộ, giảng viên
Những ngày đầu thành lập, còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, những người thầy sáng lập, những nhà giáo dục tâm huyết, lâu năm, giàu kinh nghiệm trực tiếp quản lý và vận hành hoạt động của Nhà trường. Với mục tiêu phát triển bền vững, Nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên (CBGV), đặc biệt là đội ngũ CBGV trẻ. Ngày ngày trên mỗi giảng đường, những người thầy đi trước không chỉ say mê truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà chia sẻ những kinh nghiệm quí báu cho thế hệ giảng viên trẻ tiếp nối. Bài giảng của những người thầy đi trước vì thế không chỉ được các em sinh viên háo hức lắng nghe mà còn được các cán bộ, giảng viên trẻ chăm chú tiếp thu.
Hiện nay, Nhà trường có 123 CBGV cơ hữu, 122 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có có 5 giáo sư, 22 phó giáo sư, 6 giảng viên cao cấp, 21 giảng viên chính, 55 tiến sĩ, 60 thạc sĩ và nhiều giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các phòng, khoa, ban, các tổ bộ môn là CBGV có học hàm học vị cao, nhiều năm công tác, giảng dậy tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục (Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo…), các cơ sở giáo dục đại học có uy tín, có bề dày truyền thống như: Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Giao thông vận tải; Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I … với nhiều tên tuổi các nhà giáo lão thành như: Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Hoàng Toàn, Phó giáo sư - Tiến sĩ Đồng Xuân Ninh, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Lâm, Tiến sĩ Dương Hồng Thái, Tiến sĩ Dương Xuân Thành, Giảng viên chính Nguyễn Tô Thành, Thạc sĩ - Kiến trúc sư - Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến … Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ của Nhà trường đều là những CBGV năng động, sáng tạo, có tinh thần cầu tiến, có ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể cao. Tính đến hết năm 2010, Nhà trường đã cử 30 giảng viên theo học các khóa đào tạo sau đại học để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.
4. Trường đào tạo đa ngành, đa trình độ và tuyển sinh trong cả nước
Đến với Trường Đại học Chu Văn An, người học có nhiều lựa chọn phù hợp với mong muốn và điều kiện cá nhân. Hệ đào tạo chính qui bao gồm: Đại học 10 ngành; Cao đẳng 03 ngành; Trung cấp 9 ngành. Ngoài ra còn có đào tạo liên thông (từ Cao đẳng lên Đại học 03 ngành, từ Trung cấp lên Cao đẳng 02 ngành); đào tạo vừa học vừa làm (văn bằng 2, tại chức) 04 ngành. Sinh viên tốt nghiệp tại trường có cơ hội được tiếp tục theo học các hệ đào tạo cao hơn để trau dồi và bổ sung kiến thức.
Nhà trường tổ chức thi tuyển và xét tuyển nguyện vọng (NV) của thí sinh dự thi tuyển sinh đại học theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo: NV1, NV2, NV3. Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ có thể lựa chọn gửi NV tới Nhà trường: Khối A (Kỹ thuật công trình xây dựng - Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện, Điện tử - Điện dân dụng và công nghiệp, Tài chính - Ngân hang, Quản trị kinh doanh, Kế toán); Khối B (Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán); Khối D (Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện, Điện tử - Điện dân dụng và công nghiệp, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, tiếng Anh, tiếng Trung, Việt Nam học); Khối C (Việt Nam học); Khối V (Kiến trúc - công trình)…
Với qui mô tuyển sinh trong cả nước, sau 04 kỳ tuyển sinh, hiện tại Nhà trường có hơn 4.000.000 sinh viên theo học, hội tụ từ mọi miền đất nước, trong đó chủ yếu là sinh viên đến từ các tỉnh phía Bắc. Với môi trường học tập mới mẻ, trẻ trung, năng động, Nhà trường luôn chú trọng quan tâm tạo dựng không gian học tập tốt, cơ hội tham gia hoạt động đoàn thể, giao lưu cho học sinh, sinh viên.
5. Không gian học tập lý tưởng
http://cB9.upanh.com/21.403.28351778.6KA0/muc2.jpg
Nằm ngay cạnh hồ Bán Nguyệt - “mặt hồ xanh biêng biếc dưới chân đê”, Trường Đại học Chu Văn An may mắn thụ hưởng một không gian yên tĩnh, trong lành, là nơi lý tưởng để truyền thụ và tiếp thu nguồn kiến thức quí báu trên mỗi giảng đường. Bên cạnh đó, với mật độ đền chùa, di tích lịch sử dầy đặc và truyền thống văn hiến lâu đời đã bồi đắp cho Phố Hiến - Hưng Yên một không gian yên bình, cổ kính say đắm lòng người. Đến với Văn miếu Xích Đằng - Biểu tượng truyền thống hiếu học của người Hưng Yên - một trong 06 văn miếu còn lại cho đến ngày nay của Việt Nam, truyền thống hiếu học lâu nay trong mỗi gia đình, xóm làng, thôn xã người dân trấn Sơn Nam xưa và Hưng Yên ngày nay… lại sáng bừng lên trong tâm hồn mỗi người. Tất cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” ấy đã tạo nên một không gian học tập, nghiên cứu trong lành cho học sinh, sinh viên mà ít nơi có được.
6. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt nhiều thuận lợi
http://cB1.upanh.com/21.403.28351800.Uaa0/muc5.jpg
Hưng Yên là một thành phố yên bình, là nơi “đất lành” khiến “ai về Hưng Yên chưa xa đã nhớ”. Người dân Hưng Yên cởi mở, chân thành, sinh hoạt thường ngày giản đơn, bình dị, sinh viên Nhà trường có thể dễ dàng tìm được phòng trọ tốt, giả cả ở mức thấp (khoảng từ 150.000 đến 300.000 đồng/người/tháng). Ngoài ra, trong địa bàn thành phố Hưng Yên, Nhà nước đã xây dựng khu Ký túc xá sinh viên với tổng diện tích 15.000 m2, năm 2010 đã khánh thành và bắt đầu đưa vào sử dụng khu nhà ở số 03 với diện tích sàn 7.300m2, tổng mức đầu tư 29,4 tỉ đồng, có thể đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hàng nghìn sinh viên.
7. Chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên
Là trường Đại học đầu tiên tại Khu đô thị Đại học Phố Hiến, Nhà trường luôn quan tâm tới chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên: Trường có học bổng cho sinh viên nghèo, sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên học giỏi.
Sinh viên theo học tại trường được vay vốn, được thay đổi ngành học theo nguyện vọng và phù hợp với năng lực bản thân; được tăng cường học tiếng anh, thực hành máy tính, thí nghiệm, mượn đọc, tham khảo giáo trình, tài liệu tại thư viện của Trường.
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các khóa học bồi dưỡng kỹ năng “mềm” như: Kỹ năng tìm và xin việc; ký năng làm việc theo nhóm …
Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được Nhà trường giữ lại làm việc tại các vị trí công tác thích hợp trong Trường.
8. Sinh viên tốt nghiệp ra trường tự tin với hành trang lập nghiệp
Sau hơn bốn năm hoạt động, hiện tại Nhà trường có gần 500 sinh viên đại học và hàng nghìn sinh viên cao đẳng, học sinh trung cấp tốt nghiệp ra trường. Theo thống kê của Trường thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là khoảng gần 85%. Phần đông ý kiến các bạn sinh viên đã ra trường cho rằng: Các nhà tuyển dụng hiện nay không quan tâm nhiều đến việc bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nào cấp, căn bản là năng lực và kinh nghiệm làm việc. Vì vậy các cựu sinh viên Chu Văn An, khi còn ngồi trên ghế giảng đường nếu năng động, chăm chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn, tham gia hoạt động phong trào, đoàn thể hoặc xin đi làm các công việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân thì hãy cứ tự tin hòa nhập cùng 45 triệu lao động trong cả nước. Có kiến thức chuyên ngành tốt kết hợp với một số kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp bạn có được việc làm tốt.
Thay cho lời kết
Nhìn lại chặng đường hơn bốn năm kể từ những ngày đầu thành lập, với những khó khăn ban đầu, nhưng được sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể Nhà trường, Trường Đại học Chu Văn An đã có những bước khởi đầu đáng ghi nhận. Trường Đại học Chu Văn An là một địa chỉ đào tạo tin cậy thuộc khu Đô thị đại học Phố Hiến- một điểm sáng văn hóa - cái nôi đào tạo nhân lực, nhân tài đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phan Hoàng
Cựu sinh viên niên khóa 2009 - 2010
Trong xu thế xã hội hóa giáo dục hiện nay, để sẻ chia nhiệm vụ giáo dục và đào tạo cho các trường công lập, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục để đáp ứng mục tiêu giáo dục của xã hội. Với mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, tiên phong thực thiện chương trình thí điểm mô hình đại học tư thục tại Hưng Yên, tháng 03 năm 2004, một số người con ưu tú của Hưng Yên - những nhà giáo dục lâu năm công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, các đại học, học viện … bắt tay viết dự án thành lập Trường Đại học Tư thục Hưng Yên, được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chấp thuận. Sau nhiều thay đổi và nỗ lực, tháng 04 năm 2006, Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Chu Văn An chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua trình Chính phủ để rồi ngày 08 tháng 6 năm 2006, Trường Đại học Chu Văn An chính thức được thành lập theo Quyết định số 135/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Trường Đại học đầu tiên tại Khu Đô thị đại học Phố Hiến
Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng quốc tế sầm uất, được ngợi ca “thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Nhưng rồi những biến đổi của “bãi bể nương dâu” đã đưa sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, giữ lại cho mình những giá trị văn hoá lâu đời với một không gian cổ kính, yên bình có quần thể kiến trúc cổ gồm hơn 60 di tích lịch sử, hàng trăm bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến còn nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, hương vị thơm mát lạ thường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.
http://cB8.upanh.com/21.403.28351737.Sz50/muc2img1980.jpg
Ngày nay, Phố Hiến - Hưng Yên là một điểm sáng văn hóa, Hưng Yen trở thành một trong ít địa điểm được Đảng và Nhà nước lựa chọn xây dựng khu đô thị đại học. Tự hào là trường đại học đầu tiên trong Khu đô thị đại học Phố Hiến, Trường Đại học Chu Văn An như con thuyền tri thức lớn với sứ mệnh cao cả đưa dẫn người học cập bến tương lai. Đây còn là món quà ý nghĩa dành tặng quê mẹ của những người con đất nhãn đã sinh ra, lớn lên và thành danh từ mảnh đất Hưng Yên thân yêu.
2. Nỗ lực với cam kết ban đầu
Khác với nhiều trường đại học khác, ngay từ khi thành lập, Trường Đại học Chu Văn An đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đặc biệt quan tâm. Cùng với việc phê duyệt diện tích qui hoạch 30 ha xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Trường, tỉnh đã bố trí cho Trường sử dụng 02 cơ sở có sẵn phục vụ cho công tác giảng dậy và học tập trong thời gian chờ giao đất: Địa điểm 2a, đường Bạch Đằng, thành phố Hưng Yên (trụ sở cũ của UBND tỉnh Hưng Yên cũ), Địa điểm Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh (cũ) với tổng diện tích là 11.558 m2.
Để phục vụ các hoạt động đào tạo trong giai đoạn làm thủ tục lấy đất tại khu quy hoạch, Trường đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo, xây dựng mới tại các địa điểm được tiếp nhận. Tổng diện tích sàn (nâng cấp, xây mới) là 10.000 m2, bình quân 2.5 m2/01 sinh viên. Diện tích sàn này, được bố trí thành: 61 phòng học; 07 phòng máy tính, học tập ngoại ngữ; 06 phòng thí nghiệm, nghiên cứu, xưởng thực hành; 01 thư viện; 24 phòng làm việc của Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, phòng, ban, khoa; 18 phòng ở phục vụ cho việc nghỉ ngơi của cán bộ, giảng viên; 01 trạm y tế. Tổng số vốn Trường Đại học Chu Văn An chi cho hoạt động cải tạo.
Với sự nỗ lực của các cổ đông, Ban Lãnh đạo, tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường cùng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, nhân dân địa phương, Nhà trường đã được qui hoạch chính thức 20.5 ha tại trung tâm thành phố: điểm nút đầu tiên của Khu đô thị đại học Phố Hiến. Một phần ba (1/3) điện tích này đã được giải phóng mặt bằng, san lấp và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà trường đã tích cực san lấp mặt bằng, lựa chọn phương án thiết kế phù hợp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và chính thức khởi công xây dựng công trình Trường Đại học Chu Văn An giai đoạn 2010 - 2012 vào tháng 12 năm 2010. Theo thiết kế, nơi đây sẽ là một không gian kiến trúc hiện đại, gợi mở ý tưởng truyền thống và văn hóa Phố Hiến gồm: Khu giảng đường, thư viện, hiệu bộ, ký túc xá, nhà dành cho chuyên gia, giảng viên, … đảm bảo điều kiện học tập, nghiên cứu cho 6.000 sinh viên, vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Đây là những công trình đầu tiên của Trường Đại học Chu Văn An và cũng là công trình khởi đầu tại Khu đô thị đại học Phố Hiến.
http://cB1.upanh.com/21.403.28351810.Su10/muc7pc085013.jpg
Ngày 08 tháng 01 năm 2010, Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Kiểm tra thực hiện 3 công khai, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện cam kết xây dựng trường của Bộ do PGS.TS Trần Thị Hà - Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học làm trưởng đoàn đã về kiểm tra tại Trường Đại học Chu Văn An. Sau buổi làm việc, Bà Trần Thị Hà - Trưởng đoàn kiểm tra kết luận: “Nhà trường mới thành lập được hơn 3 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các nhà đầu tư đã rất cố gắng thực hiện cam kết đầu tư xây dựng trường. Nhiều nội dung đã được Nhà trường thực hiện đầy đủ và vượt so với cam kết ban đầu”. Đây là một ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực của Nhà trường với cam kết ban đầu.
3. Sự tiếp nối đầy sáng tạo của các thế hệ cán bộ, giảng viên
Những ngày đầu thành lập, còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, những người thầy sáng lập, những nhà giáo dục tâm huyết, lâu năm, giàu kinh nghiệm trực tiếp quản lý và vận hành hoạt động của Nhà trường. Với mục tiêu phát triển bền vững, Nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên (CBGV), đặc biệt là đội ngũ CBGV trẻ. Ngày ngày trên mỗi giảng đường, những người thầy đi trước không chỉ say mê truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà chia sẻ những kinh nghiệm quí báu cho thế hệ giảng viên trẻ tiếp nối. Bài giảng của những người thầy đi trước vì thế không chỉ được các em sinh viên háo hức lắng nghe mà còn được các cán bộ, giảng viên trẻ chăm chú tiếp thu.
Hiện nay, Nhà trường có 123 CBGV cơ hữu, 122 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có có 5 giáo sư, 22 phó giáo sư, 6 giảng viên cao cấp, 21 giảng viên chính, 55 tiến sĩ, 60 thạc sĩ và nhiều giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo các phòng, khoa, ban, các tổ bộ môn là CBGV có học hàm học vị cao, nhiều năm công tác, giảng dậy tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục (Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo…), các cơ sở giáo dục đại học có uy tín, có bề dày truyền thống như: Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Kiến trúc Hà Nội; Đại học Giao thông vận tải; Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I … với nhiều tên tuổi các nhà giáo lão thành như: Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Hoàng Toàn, Phó giáo sư - Tiến sĩ Đồng Xuân Ninh, Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Lâm, Tiến sĩ Dương Hồng Thái, Tiến sĩ Dương Xuân Thành, Giảng viên chính Nguyễn Tô Thành, Thạc sĩ - Kiến trúc sư - Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến … Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ của Nhà trường đều là những CBGV năng động, sáng tạo, có tinh thần cầu tiến, có ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể cao. Tính đến hết năm 2010, Nhà trường đã cử 30 giảng viên theo học các khóa đào tạo sau đại học để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.
4. Trường đào tạo đa ngành, đa trình độ và tuyển sinh trong cả nước
Đến với Trường Đại học Chu Văn An, người học có nhiều lựa chọn phù hợp với mong muốn và điều kiện cá nhân. Hệ đào tạo chính qui bao gồm: Đại học 10 ngành; Cao đẳng 03 ngành; Trung cấp 9 ngành. Ngoài ra còn có đào tạo liên thông (từ Cao đẳng lên Đại học 03 ngành, từ Trung cấp lên Cao đẳng 02 ngành); đào tạo vừa học vừa làm (văn bằng 2, tại chức) 04 ngành. Sinh viên tốt nghiệp tại trường có cơ hội được tiếp tục theo học các hệ đào tạo cao hơn để trau dồi và bổ sung kiến thức.
Nhà trường tổ chức thi tuyển và xét tuyển nguyện vọng (NV) của thí sinh dự thi tuyển sinh đại học theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo: NV1, NV2, NV3. Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ có thể lựa chọn gửi NV tới Nhà trường: Khối A (Kỹ thuật công trình xây dựng - Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện, Điện tử - Điện dân dụng và công nghiệp, Tài chính - Ngân hang, Quản trị kinh doanh, Kế toán); Khối B (Công nghệ thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán); Khối D (Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Điện, Điện tử - Điện dân dụng và công nghiệp, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, tiếng Anh, tiếng Trung, Việt Nam học); Khối C (Việt Nam học); Khối V (Kiến trúc - công trình)…
Với qui mô tuyển sinh trong cả nước, sau 04 kỳ tuyển sinh, hiện tại Nhà trường có hơn 4.000.000 sinh viên theo học, hội tụ từ mọi miền đất nước, trong đó chủ yếu là sinh viên đến từ các tỉnh phía Bắc. Với môi trường học tập mới mẻ, trẻ trung, năng động, Nhà trường luôn chú trọng quan tâm tạo dựng không gian học tập tốt, cơ hội tham gia hoạt động đoàn thể, giao lưu cho học sinh, sinh viên.
5. Không gian học tập lý tưởng
http://cB9.upanh.com/21.403.28351778.6KA0/muc2.jpg
Nằm ngay cạnh hồ Bán Nguyệt - “mặt hồ xanh biêng biếc dưới chân đê”, Trường Đại học Chu Văn An may mắn thụ hưởng một không gian yên tĩnh, trong lành, là nơi lý tưởng để truyền thụ và tiếp thu nguồn kiến thức quí báu trên mỗi giảng đường. Bên cạnh đó, với mật độ đền chùa, di tích lịch sử dầy đặc và truyền thống văn hiến lâu đời đã bồi đắp cho Phố Hiến - Hưng Yên một không gian yên bình, cổ kính say đắm lòng người. Đến với Văn miếu Xích Đằng - Biểu tượng truyền thống hiếu học của người Hưng Yên - một trong 06 văn miếu còn lại cho đến ngày nay của Việt Nam, truyền thống hiếu học lâu nay trong mỗi gia đình, xóm làng, thôn xã người dân trấn Sơn Nam xưa và Hưng Yên ngày nay… lại sáng bừng lên trong tâm hồn mỗi người. Tất cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” ấy đã tạo nên một không gian học tập, nghiên cứu trong lành cho học sinh, sinh viên mà ít nơi có được.
6. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt nhiều thuận lợi
http://cB1.upanh.com/21.403.28351800.Uaa0/muc5.jpg
Hưng Yên là một thành phố yên bình, là nơi “đất lành” khiến “ai về Hưng Yên chưa xa đã nhớ”. Người dân Hưng Yên cởi mở, chân thành, sinh hoạt thường ngày giản đơn, bình dị, sinh viên Nhà trường có thể dễ dàng tìm được phòng trọ tốt, giả cả ở mức thấp (khoảng từ 150.000 đến 300.000 đồng/người/tháng). Ngoài ra, trong địa bàn thành phố Hưng Yên, Nhà nước đã xây dựng khu Ký túc xá sinh viên với tổng diện tích 15.000 m2, năm 2010 đã khánh thành và bắt đầu đưa vào sử dụng khu nhà ở số 03 với diện tích sàn 7.300m2, tổng mức đầu tư 29,4 tỉ đồng, có thể đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho hàng nghìn sinh viên.
7. Chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên
Là trường Đại học đầu tiên tại Khu đô thị Đại học Phố Hiến, Nhà trường luôn quan tâm tới chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên: Trường có học bổng cho sinh viên nghèo, sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên học giỏi.
Sinh viên theo học tại trường được vay vốn, được thay đổi ngành học theo nguyện vọng và phù hợp với năng lực bản thân; được tăng cường học tiếng anh, thực hành máy tính, thí nghiệm, mượn đọc, tham khảo giáo trình, tài liệu tại thư viện của Trường.
Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các khóa học bồi dưỡng kỹ năng “mềm” như: Kỹ năng tìm và xin việc; ký năng làm việc theo nhóm …
Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được Nhà trường giữ lại làm việc tại các vị trí công tác thích hợp trong Trường.
8. Sinh viên tốt nghiệp ra trường tự tin với hành trang lập nghiệp
Sau hơn bốn năm hoạt động, hiện tại Nhà trường có gần 500 sinh viên đại học và hàng nghìn sinh viên cao đẳng, học sinh trung cấp tốt nghiệp ra trường. Theo thống kê của Trường thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là khoảng gần 85%. Phần đông ý kiến các bạn sinh viên đã ra trường cho rằng: Các nhà tuyển dụng hiện nay không quan tâm nhiều đến việc bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nào cấp, căn bản là năng lực và kinh nghiệm làm việc. Vì vậy các cựu sinh viên Chu Văn An, khi còn ngồi trên ghế giảng đường nếu năng động, chăm chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn, tham gia hoạt động phong trào, đoàn thể hoặc xin đi làm các công việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân thì hãy cứ tự tin hòa nhập cùng 45 triệu lao động trong cả nước. Có kiến thức chuyên ngành tốt kết hợp với một số kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp bạn có được việc làm tốt.
Thay cho lời kết
Nhìn lại chặng đường hơn bốn năm kể từ những ngày đầu thành lập, với những khó khăn ban đầu, nhưng được sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể Nhà trường, Trường Đại học Chu Văn An đã có những bước khởi đầu đáng ghi nhận. Trường Đại học Chu Văn An là một địa chỉ đào tạo tin cậy thuộc khu Đô thị đại học Phố Hiến- một điểm sáng văn hóa - cái nôi đào tạo nhân lực, nhân tài đáp ứng nhu cầu xã hội.