Dan Lee
04-18-2011, 08:44 PM
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến. Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh được gọi là Tam Nhật Vượt Qua và là đỉnh cao của năm phụng vụ. Thời gian cao điểm này bắt đầu bằng Thánh lễ chiều hôm nay, nhắc lại việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể và Chức Linh mục. Mỗi lần chúng ta dâng Thánh Lễ là chúng ta hiện tại hóa hy tế Thập giá, nhất là Thánh lễ chiều hôm nay.
Ngày xưa các tông đồ đã vây quanh Chúa Giêsu bên bàn Tiệc ly. Chiều nay chúng ta cũng thế. Chúng ta hãy có cùng một tâm tình, cùng một đức tin và cùng một lòng mến như các tông đồ để dâng Thánh lễ này.
GỢI Ý SÁM HỐI
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta tuyên xưng rằng "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết". Nhưng chúng ta có dâng Thánh lễ với tâm tình của người chứng kiến cái chết đau đớn của Chúa Giêsu không ?
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta tuyên xưng tiếp rằng "… và tuyên xưng việc Chúa sống lại". Nhưng chúng ta có thực sự xác tín rằng Chúa đã sống lại và đang sống với chúng ta cách thân thiết trong Thánh Thể không ?
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta còn tuyên xưng tiếp rằng "… cho tới khi Chúa lại đến". Nhưng chúng ta có thực sự hợp tác với Chúa để biến đổi thế giới này trong khi chờ đợi ngày Chúa lại đến không ?
LỜI CHÚA
Bài đọc I : Xh 12,1-14
Hàng năm dân do thái vẫn kỷ niệm ngày họ được giải phóng khỏi ách nô lệ ai cập bằng một bữa tiệc gọi là Tiệc Vượt qua. Đoạn sách Xuất hành này ghi lại những quy định tỉ mỉ về việc chọn con chiên vượt qua và về những nghi thức trong bữa ăn đó.
Thánh lễ mà Chúa Giêsu lập làm cho bữa tiệc vượt qua thêm đầy đủ ý nghĩa : chính Chúa Giêsu là Con Chiên vượt qua, cái chết của Ngài đã giải thoát toàn thể nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Đáp ca : Tv 115
Tv này là lời cầu nguyện sau bữa tiệc vượt qua. Tín hữu tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành đã lãnh nhận.
Lời nguyện tạ ơn này có được trọn vẹn ý nghĩa trong Thánh lễ, vốn được gọi là "Lễ Tạ ơn".
Tin Mừng : Ga 13,1-5
Trong bữa tiệc vượt qua cuối cùng Chúa Giêsu ăn với các môn đệ, Ngài đã rửa chân cho họ. Việc này có rất nhiều ý nghĩa :
- Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ "đến cùng", nghĩa là yêu thương cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời trần thế của Ngài, mà cũng là yêu thương đến mức không thể nào yêu thương hơn được nữa : Vì yêu thương Ngài đã hiến mình làm lương thực cho họ ; vì yêu thương, Ngài đã chịu chết cho họ.
- Tình yêu thương phải được biểu lộ ra bằng hành động. Vì thế, Ngài không ngại quỳ xuống trước các môn đệ và rửa chân cho họ như một người đầy tớ quỳ xuống rửa chân cho chủ.
Bài đọc II : 1 Cr 11,23-26
Có nhiều lệch lạc trong cộng đoàn Côrintô trong việc cử hành bữa tiệc vượt qua kitô giáo, tức là Thánh lễ. Thánh Phaolô viết đoạn thư này để nhắc các tín hữu ý nghĩa của Thánh lễ : Thánh lễ vừa là tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu, vừa là hiện tại hóa những ơn ích của cái chết đó. Vì thế ta phải dâng Thánh lễ với tâm tình yêu mến và biết ơn Chúa, đồng thời phải yêu thương đoàn kết với nhau.
GỢI Ý GIẢNG
Những bài học từ bữa tiệc ly
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy các môn đệ mình những bài học sâu sắc bằng việc làm và lời nói của Ngài :
- Bằng việc làm : Trước khi hiến thân chịu chết trên thập giá và trước khi hiến mình làm của ăn, Chúa Giêsu đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. 3 việc làm này liên kết với nhau và đều dạy bài học phục vụ : phục vụ như Người Tôi tớ mà ngày xưa ngôn sứ Isaia đã tiên báo ; phục vụ cách khiêm tốn, phục vụ với tình yêu và phục vụ đến nỗi hy sinh bản thân mình.
- Bằng lời nói : trong bầu khí thân mật của gia đình, Chúa dạy một điều răn mới. Điều răn này mới không phải ở nội dung ("chúng con hãy thương yêu nhau") mà ở cách thức và mức độ thi hành (hãy yêu hương nhau "như Thầy yêu thương chúng con" ; "Thầy đã làm gương để chúng con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho chúng con").
Cử hành Lễ Vượt qua với Chúa Giêsu trước hết là chấp nhận để cho Chúa Giêsu phục vụ chúng ta và yêu thương chúng ta. Có như thế chúng ta mới được thực sự rửa sạch, như lời Chúa Giêsu đã nói với Phêrô xưa.
Cử hành lễ Vượt qua với Chúa Giêsu còn là phải noi gương Ngài để trở thành người tôi tớ yêu thương và phục vụ những người khác theo cách của chính Chúa Giêsu.
Hai chiều kích của bữa tiệc ly
Thánh lễ ngày nay là hiện tại hóa bữa tiệc ly đêm thứ năm tuần thánh đầu tiên. Nó có hai ý nghĩa chính :
- Đó là một bữa ăn gia đình : mọi người cùng ngồi một bàn với nhau, cùng ăn những món chung nhau, cho nên phải đoàn kết yêu thương nhau. Đó là chiều ngang. Nhưng nếu chỉ lưu ý tới chiều ngang này thì Thánh lễ hầu như chỉ còn như một bữa giỗ.
- Thánh lễ còn loan báo việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại và hiện tại hóa những ơn sủng dồi dào do việc Chúa Giêsu chết va øsống lại ban cho loài người. Đó là chiều đứng.
Khi dâng Thánh lễ chúng ta phải để ý đến cả hai chiều kích ấy và phải có đủ cả hai tâm tình ấy : vừa liên kết với Chúa vừa liên kết với anh em. Sai lầm thường mắc phải là chỉ chú ý đến chiều kích này mà quên đi chiều kích kia.
Rửa chân không phải chỉ là một việc vệ sinh
Phêrô không hiểu ý nghĩa việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, nên Chúa Giêsu nói "Việc Thầy làm, bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu".
Về sau, Phêrô đã hiểu gì ? Thưa hiểu rằng đó không phải chỉ là một việc làm vệ sinh, mà ý nghĩa còn sâu sắc hơn nhiều.
Khi tay chân mình dơ thì mình làm gì ? Chặt bỏ đi ư ? Không, không ai muốn chặt tay chặt chân mình bao giờ cho dù nó dơ bao nhiêu đi nữa. Nó dơ thì mình rửa cho sạch. Bởi vì nó là một phần của thân thể mình, một phần của sự sống mình.
Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, bời vì họ là anh em của Ngài ("Anh em như thể tay chân"). Ngài dạy chúng ta rửa chân cho nhau vì chúng ta cũng là anh em của nhau, tay chân của nhau.
Khi chúng ta chặt bỏ ai thì đó là dấu chúng ta không còn coi người đó là anh em của mình nữa. Chặt bỏ bằng kết án, khai trừ.
Còn nếu chúng ta vẫn còn coi người đó là anh em của mình thì dù người đó dơ bao nhiêu đi nữa, mình sẽ cố gắng rửa cho sạch.
Dòng nước tẩy rửa rất nhẹ nhàng, trong lành, êm ái…
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
DẪN VÀO THÁNH LỄ
Anh chị em thân mến. Ba ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh được gọi là Tam Nhật Vượt Qua và là đỉnh cao của năm phụng vụ. Thời gian cao điểm này bắt đầu bằng Thánh lễ chiều hôm nay, nhắc lại việc Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể và Chức Linh mục. Mỗi lần chúng ta dâng Thánh Lễ là chúng ta hiện tại hóa hy tế Thập giá, nhất là Thánh lễ chiều hôm nay.
Ngày xưa các tông đồ đã vây quanh Chúa Giêsu bên bàn Tiệc ly. Chiều nay chúng ta cũng thế. Chúng ta hãy có cùng một tâm tình, cùng một đức tin và cùng một lòng mến như các tông đồ để dâng Thánh lễ này.
GỢI Ý SÁM HỐI
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta tuyên xưng rằng "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết". Nhưng chúng ta có dâng Thánh lễ với tâm tình của người chứng kiến cái chết đau đớn của Chúa Giêsu không ?
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta tuyên xưng tiếp rằng "… và tuyên xưng việc Chúa sống lại". Nhưng chúng ta có thực sự xác tín rằng Chúa đã sống lại và đang sống với chúng ta cách thân thiết trong Thánh Thể không ?
* Mỗi khi dâng Thánh lễ, chúng ta còn tuyên xưng tiếp rằng "… cho tới khi Chúa lại đến". Nhưng chúng ta có thực sự hợp tác với Chúa để biến đổi thế giới này trong khi chờ đợi ngày Chúa lại đến không ?
LỜI CHÚA
Bài đọc I : Xh 12,1-14
Hàng năm dân do thái vẫn kỷ niệm ngày họ được giải phóng khỏi ách nô lệ ai cập bằng một bữa tiệc gọi là Tiệc Vượt qua. Đoạn sách Xuất hành này ghi lại những quy định tỉ mỉ về việc chọn con chiên vượt qua và về những nghi thức trong bữa ăn đó.
Thánh lễ mà Chúa Giêsu lập làm cho bữa tiệc vượt qua thêm đầy đủ ý nghĩa : chính Chúa Giêsu là Con Chiên vượt qua, cái chết của Ngài đã giải thoát toàn thể nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Đáp ca : Tv 115
Tv này là lời cầu nguyện sau bữa tiệc vượt qua. Tín hữu tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành đã lãnh nhận.
Lời nguyện tạ ơn này có được trọn vẹn ý nghĩa trong Thánh lễ, vốn được gọi là "Lễ Tạ ơn".
Tin Mừng : Ga 13,1-5
Trong bữa tiệc vượt qua cuối cùng Chúa Giêsu ăn với các môn đệ, Ngài đã rửa chân cho họ. Việc này có rất nhiều ý nghĩa :
- Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ "đến cùng", nghĩa là yêu thương cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời trần thế của Ngài, mà cũng là yêu thương đến mức không thể nào yêu thương hơn được nữa : Vì yêu thương Ngài đã hiến mình làm lương thực cho họ ; vì yêu thương, Ngài đã chịu chết cho họ.
- Tình yêu thương phải được biểu lộ ra bằng hành động. Vì thế, Ngài không ngại quỳ xuống trước các môn đệ và rửa chân cho họ như một người đầy tớ quỳ xuống rửa chân cho chủ.
Bài đọc II : 1 Cr 11,23-26
Có nhiều lệch lạc trong cộng đoàn Côrintô trong việc cử hành bữa tiệc vượt qua kitô giáo, tức là Thánh lễ. Thánh Phaolô viết đoạn thư này để nhắc các tín hữu ý nghĩa của Thánh lễ : Thánh lễ vừa là tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu, vừa là hiện tại hóa những ơn ích của cái chết đó. Vì thế ta phải dâng Thánh lễ với tâm tình yêu mến và biết ơn Chúa, đồng thời phải yêu thương đoàn kết với nhau.
GỢI Ý GIẢNG
Những bài học từ bữa tiệc ly
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu dạy các môn đệ mình những bài học sâu sắc bằng việc làm và lời nói của Ngài :
- Bằng việc làm : Trước khi hiến thân chịu chết trên thập giá và trước khi hiến mình làm của ăn, Chúa Giêsu đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. 3 việc làm này liên kết với nhau và đều dạy bài học phục vụ : phục vụ như Người Tôi tớ mà ngày xưa ngôn sứ Isaia đã tiên báo ; phục vụ cách khiêm tốn, phục vụ với tình yêu và phục vụ đến nỗi hy sinh bản thân mình.
- Bằng lời nói : trong bầu khí thân mật của gia đình, Chúa dạy một điều răn mới. Điều răn này mới không phải ở nội dung ("chúng con hãy thương yêu nhau") mà ở cách thức và mức độ thi hành (hãy yêu hương nhau "như Thầy yêu thương chúng con" ; "Thầy đã làm gương để chúng con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho chúng con").
Cử hành Lễ Vượt qua với Chúa Giêsu trước hết là chấp nhận để cho Chúa Giêsu phục vụ chúng ta và yêu thương chúng ta. Có như thế chúng ta mới được thực sự rửa sạch, như lời Chúa Giêsu đã nói với Phêrô xưa.
Cử hành lễ Vượt qua với Chúa Giêsu còn là phải noi gương Ngài để trở thành người tôi tớ yêu thương và phục vụ những người khác theo cách của chính Chúa Giêsu.
Hai chiều kích của bữa tiệc ly
Thánh lễ ngày nay là hiện tại hóa bữa tiệc ly đêm thứ năm tuần thánh đầu tiên. Nó có hai ý nghĩa chính :
- Đó là một bữa ăn gia đình : mọi người cùng ngồi một bàn với nhau, cùng ăn những món chung nhau, cho nên phải đoàn kết yêu thương nhau. Đó là chiều ngang. Nhưng nếu chỉ lưu ý tới chiều ngang này thì Thánh lễ hầu như chỉ còn như một bữa giỗ.
- Thánh lễ còn loan báo việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại và hiện tại hóa những ơn sủng dồi dào do việc Chúa Giêsu chết va øsống lại ban cho loài người. Đó là chiều đứng.
Khi dâng Thánh lễ chúng ta phải để ý đến cả hai chiều kích ấy và phải có đủ cả hai tâm tình ấy : vừa liên kết với Chúa vừa liên kết với anh em. Sai lầm thường mắc phải là chỉ chú ý đến chiều kích này mà quên đi chiều kích kia.
Rửa chân không phải chỉ là một việc vệ sinh
Phêrô không hiểu ý nghĩa việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, nên Chúa Giêsu nói "Việc Thầy làm, bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu".
Về sau, Phêrô đã hiểu gì ? Thưa hiểu rằng đó không phải chỉ là một việc làm vệ sinh, mà ý nghĩa còn sâu sắc hơn nhiều.
Khi tay chân mình dơ thì mình làm gì ? Chặt bỏ đi ư ? Không, không ai muốn chặt tay chặt chân mình bao giờ cho dù nó dơ bao nhiêu đi nữa. Nó dơ thì mình rửa cho sạch. Bởi vì nó là một phần của thân thể mình, một phần của sự sống mình.
Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, bời vì họ là anh em của Ngài ("Anh em như thể tay chân"). Ngài dạy chúng ta rửa chân cho nhau vì chúng ta cũng là anh em của nhau, tay chân của nhau.
Khi chúng ta chặt bỏ ai thì đó là dấu chúng ta không còn coi người đó là anh em của mình nữa. Chặt bỏ bằng kết án, khai trừ.
Còn nếu chúng ta vẫn còn coi người đó là anh em của mình thì dù người đó dơ bao nhiêu đi nữa, mình sẽ cố gắng rửa cho sạch.
Dòng nước tẩy rửa rất nhẹ nhàng, trong lành, êm ái…
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái