Dan Lee
04-18-2011, 08:52 PM
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Tôn kính Thánh Giá, Tưởng niệm Ðức Giêsu chịu chết
(Mt 4,17)
Nghi thức Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là Thánh lễ mà chỉ là một lễ nghi phụng vụ tôn kính Thánh giá Chúa Giêsu và tưởng niệm việc Ngài chịu chết.
I. Lời Chúa
1. Bài đọc I: Is 52,13 - 53,12
Ðây là bài ca thứ tư về Người Tôi Tớ trong sách Isaia, bài tiêu biểu nhất trong 4 bài. Có 3 ý lớn:
* Người Tôi Tớ ấy phải chịu rất nhiều đau khổ về cả thể xác lẫn tinh thần.
* Nhưng bản thân Người Tôi Tớ thì vô tội. Sở dĩ Người chịu khổ như thế là vì tội của người khác.
* Vì thế những đau khổ của Người đem lại ơn tha thứ và ơn cứu rỗi cho nhiều người khác.
2. Ðáp ca: Tv 30
Ðây là lời cầu nguyện của tín hữu trong lúc bị đau khổ. Người tín hữu bày tỏ niềm trông cậy vào Thiên Chúa và phó thác đời mình trong tay Chúa.
Trong lúc tắt hơi, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng một câu của Tv này "Con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46).
3. Bài đọc II: Dt 4,14-16--5,7-9
Tác giả thư Do thái coi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết là Vị Thượng Tế tự nguyện chịu khổ để mang ơn cứu độ cho nhân loại.
4. Bài Thương khó theo Thánh Gioan: Ga 18-19
Những ý tưởng mà Thánh Gioan muốn nhấn mạnh đặc biệt trong bài tường thuật này:
a/ Chúa Giêsu là người tự do: Ngài biết trước mọi việc sắp xảy đến, nhưng Ngài không trốn tránh, trái lại hoàn toàn ý thức và tự nguyện đi vào những biến cố bi thảm đó. Như thế cuộc chịu nạn chịu chết của Ngài là một chuỗi những hành đông tự do.
b/ Chúa Giêsu là Vua: trong vụ án này, bề ngoài xem ra Chúa Giêsu là tội nhân, là bị cáo. Nhưng Gioan đã nhận ra Ngài là Vua, là kẻ chủ động và là quan tòa.
c/ Qua việc chịu chết, Chúa Giêsu tuôn đổ Thánh Thần xuống cho các môn đệ.
II. Gợi ý giảng
1. Những lời cuối cùng
Có thể căn cứ vào những lời nói cuối cùng của một người sắp chết mà biết được người đó như thế nào, bởi vì trước khi chết người ta chỉ nói những gì mình tha thiết nhất, chỉ nói những lời xuất phát từ tận đáy lòng. Nếu đúng như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu những lời cuối cùng của Ðức Giêsu trước lúc tắt hơi trên Thập Giá, chúng ta sẽ hiểu rõ con người của Ðức Giêsu hơn.
Triết gia Sénèque nói về tâm lý của những người bị xử tử như sau: thường là họ chửi rủa: chửi rủa những kẻ đang giết mình, chửi rũa những kẻ đứng xem, có người còn nguyền rủa thân phận xấu số của mình, nguyền rủa ngày mình sinh ra, nguyền rủa chính người mẹ đã sinh ra mình. Bởi thế, như văn hào Cicéron cho biết thêm, trong những cuộc xử tử ở đế quốc Lamã, khi thấy tên tử tội nào hung dữ, người ta cắt lưỡi hắn trước, để khỏi phải nghe tiếng chửi rủa. Và trong cuộc xử tử chiều thứ sáu tuần thánh ấy, chúng ta cũng đã thấy có một tên trộm bị đóng đinh chung với Ðức Giêsu đã chửi rủa lung tung, chửi cả Ðức Giêsu là người chẳng thù oán gì với hắn.
Chiều hôm đó, có lẽ mọi người cũng đang chờ nghe những lời chửi rủa của Ðức Giêsu: những tên lý hình chờ, vì họ là những người đang trực tiếp hành hình Ngài: các Tư tế và biệt phái chờ, vì họ là những kẻ đầu xỏ vận động kết án xử tử Ngài; dân chúng đứng phía dưới thập giá chờ vì họ đoán rằng Ngài rất tức giận họ bởi họ đã từng chịu ơn rất nhiều của Ngài mà bây giờ quay ra chống lại Ngài. Tất cả mọi người đều chờ, họ sẵn sàng nghe chửi rủa. Họ tin chắc rằng cái tên Giêsu ấy, cái người đã từng rao giảng rằng: Hãy thương yêu kẻ thù... Hãy làm ơn cho kẻ ghen ghét mình" giờ đây sắp nói khùng, sẽ quên hết những giáo huấn Tin mừng kia mà thay vào đó bằng những lời chửi rủa thậm tệ.
Thế nhưng khi Ðức Giêsu lên tiếng, thì ai nấy đều ngạc nhiên sửng sờ. Không phải những lời chửi rủa, mà là những câu dịu dàng. Câu thứ nhất "Lạy Cha, xin Cha tha cho họ"; câu thứ hai "Tôi hứa thật với anh, ngay hôm nay anh sẽ được lên nơi vui vẻ cùng tôi"; và câu thứ ba "Thưa Bà này là con Bà".
Ngoài giọng điệu dịu dàng và nội dung chan chứa yêu thương của những câu nói đó, chúng ta hãy còn chú ý đến thứ tự của chúng: câu thứ nhất "Lạy Cha..." là nói đến những kẻ thù ghét Ngài; câu thứ hai "Ngay hôm nay..." là nói với người tội lỗi, tên trộm bên cạnh Ngài; câu thứ ba "Thưa Bà..." là nói với Ðức Mẹ, một người thánh thiện. Nghĩa là: cho đến phút sắp chết, tình thương của Ðức Giêsu vẫn bao la, và còn bao la hơn bao giờ hết. Tình thương đó dành cho ai? Trước hết là cho kẻ thù, kế đến cho người tội lỗi, và thứ ba là cho kẻ thánh thiện. Con người là Ðức Giêsu là như thế là do căn cứ vào những lời nói cuối cùng của Ngài trước lúc chết.
1. Hôm nay chúng ta đã thấy Ðức Giêsu trong khi chết đã tỏ lòng yêu thương trước nhất không phải là đối với Mẹ Ngài, cũng không phải là đối với các môn đệ của Ngài, mà là những kẻ thù ghét Ngài. Vậy chúng ta hãy cố gắng noi gương Chúa. Hãy tha thứ cho nhau và hãy sống hoà thuận lại với nhau.
2. Hạng người thứ hai được Ðức Giêsu yêu thương nhớ đến trong lúc hấp hối là những người tội lỗi. Chúa không bao giờ ghét người tội lỗi, không bao giờ ruồng bỏ người tội lỗi, nhưng Chúa rất thương người tội lỗi. Nếu biết rằng chính chúng ta là những người tội lỗi thì chúng ta phải cảm động biết bao. Và nếu có ai đó khi nào ngã lòng vì cho rằng tội mình quá nặng hay tội mình quá nhiều, thì người ấy hãy nhớ lại tấm lòng của Ðức Giêsu trong những phút giây trước khi Ngài chết.
3. Còn nếu chúng ta cho rằng mình thánh thiện, hoặc có thiện chí muốn trở thành thánh thiện, thì chúng ta hãy cố gắng bắt chước gương thánh thiện của Chúa chúng ta, là hãy hết lòng yêu thương những kẻ thù ghét mình và cũng hết lòng yêu thương những người tội lỗi.
2. Tâm trạng của Baraba
Bài tường thuật cuộc thụ nạn của Ðức Giêsu tuy đã dài mà vẫn chưa đủ, vì chưa mô tả tâm trạng của những người tham dự vào cuộc xử án Ðức Giêsu. Và bây giờ chúng ta hãy đi vào tâm trạng của một trong những người đó, Baraba.
Sáng Thứ Sáu, Baraba đang ngồi trong từ thì cửa tù mở ra, viên cai ngục bước vào gọi Baraba đi ra. Baraba giật mình sợ hãi vì tin chắc người ta sẽ dẫn mình đi xử tử. Hắn là một tên cướp của giết người mà tử hình là điều chắc. Nhưng người ta không dẫn hắn ra pháp trường, mà lại đến dinh Philatô, ở đó đã có sẵn một người tù khác đang bị trói, thân thể tả tơi vì bị tra tấn. Philatô ra lệnh đưa cả hai ra trước công chúng và hỏi: Trong hai người này: Một là Giêsu, hai là Baraba, các người muốn ta tha ai? Baraba cảm thấy nhẹ nhỏm; thì ra người ta dẫn hắn đi không phải để giết mà để hỏi ý dân có muốn tha cho hắn không? Tuy nhiên chỉ nhẹ nhỏm trong phút chốc thôi, Baraba lại lo sợ: thế nào dân chúng cũng đòi tha người kia đồng thời đòi giết hắn: tội hắn quá rõ và quá lớn mà. Thế nhưng Baraba không tin vào tai mình khi nghe dân gào ta: Hãy tha cho Baraba và đóng đinh Giêsu. Ðến khi Philatô hỏi lại lần thứ hai và dân chúng lại kêu gào lần thư hai y như lần trước thì Baraba mới tin đó là sự thật. Người ta mở trói hắn và dẫn Giêsu đi. Hắn bước xuống đi về phía đám dân, tưởng rằng người ta sẽ chào đón hoan hô hắn, vì người ta đã thương hắn và xin tha cho hắn mà. Nhưng lạ thay chẳng ai còn quan tâm tới hắn nữa, người ta vẫn còn mãi mê gào thét đòi giết Giêsu. Khi đó hắn hiểu ra mình không phải dân chúng yêu thương gì hắn, mà chỉ vì dân chúng đang thù ghét Giêsu. Baraba đi theo đám đông áp tải Giêsu đi đến pháp trường. Giêsu là ai vậy? Chắc là một tên tội phạm còn hung ác hơn hắn nhiều nên mới bị thù ghét như vậy. Khi người ta đã đóng đinh Giêsu xong trên lên thập giá, hắn mới có dịp nhìn kỹ khuôn mặt của người đã chết thay cho mình: chẳng có gì là hung ác, chẳng một lời nguyền rủa những kẻ hành hạ mình. Hai bên Giêsu, Baraba nhận ra mặt của hai tên đã từng ở tù chung với hắn. Tương truyền tên của hai người này Dicma và Ghetta. Ghetta thì luôn mồm chửi rủa, chửi lý hình, chửi dân chúng và chửi luôn Giêsu. Nhưng Giêsu cũng vẫn im lặng. Còn Ðicma thì nói với đồng nghiệp: Mình bị như vậy là đáng tội rồi, còn ông này có làm chi nên tội đâu. Baraba hiểu thêm ý chi tiết nữa: Giêsu là người vô tội bị kết ách oan. Ðicma lại quay sang Giêsu và nói: Thưa Ngài, khi Ngài lên trời, xin cho tôi được đi theo. Và Giêsu đáp: Tôi hứa với anh ngay hôm nay anh sẽ lên thiên đường với tôi. Vậy nghĩa là Giêsu lại cứu thêm một người nữa, không phải chỉ một mình Baraba mà cả tên Ðicma đầu trộm đuôi cướp kia. Baraba còn đang suy nghĩ về lòng nhân ái của Giêsu thì nghe Giêsu kêu lớn: Lạy Cha, xin Cha tha cho họ. Baraba lại càng ngạc nhiên hơn nữa: Giêsu chẳng những cứu hắn, cứu Ðicma, mà còn muốn cứu tất cả những người đã lớn tiếng gào thét giết Ngài. Rồi Giêsu lại kêu lớn: Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha. Và Ngài gục đầu tắt thở. Bấy giờ tên đại đội trưởng lên tiếng: Ðúng thật người này là Con Thiên Chúa. Baraba thầm nghĩ: Ðúng vậy, chỉ có Con Thiên Chúa mới có được một tấm lòng như vậy. Baraba rời đồi Golgotha, vừa đi vừa tiếp tục suy nghĩ. Tương truyền rằng kể từ đó Baraba hoán cải, không còn trộm cướp nữa mà trở nên một người lương thiện.
Chúng ta có thể đoán rằng, trong dòng suy tư của mình, Baraba đã suy nghĩ rất nhiều về Luật:
. Trước hết là luật công bình: theo luật này thì cả hắn, cả Ðicma và Ghetta nữa đều phải bị xử tử vì cả 3 đều là những tên cướp của giết người. Nhưng hôm nay luật này đã không được thực hiện.
. Kế đến là luật rừng, luật bị thúc đẩy bởi lòng thù ghét muốn loại bỏ người mình không ưa. Ðức Giêsu đã bị xử tử vì thứ luật rừng.
. Nhưng khám phá lớn nhất của Baraba là luật tình thương. Luật Giêsu đã thực hiện: do luật tình thương này mà Ðức Giêsu cam lòng chịu chết nhưng cũng nhờ luật này mà Baraba được thả, Ðicma được lên thiên đường và những kẻ thù của Ðức Giêsu được tha thứ. Luật tình thương này đã mở mắt mở lòng viên đại đội trưởng và hoán cải tâm hồn Baraba.
Tối thứ Năm trước khi bước vào cuộc thụ nạn, Ðức Giêsu đã nói với các môn đệ "Thầy ban cho chúng con một điều luật mới, là chúng con hãy thương yêu nhau. Không có tình thương nào cao cả cho bằng tình của người dám thí mạng sống vì người mình thương. Và Ðức Giêsu là người đầu tiên thực hiện điều luật đó. Không nên sống theo luật rừng, không chỉ bằng lòng sống theo luật công bình, mà người môn đệ Chúa còn phải biết sống theo luật tình thương.
Chúng ta là môn đệ của Ðức Giêsu. Chúng ta phải noi gương Ngài sống luật tình thương.
III. Kinh Lạy Cha
Trong những giây phút đau đớn nhất và buồn phiền nhất, Chúa Giêsu đã hướng về Chúa Cha và tha thiết cầu nguyện với Ngài. Chúng ta hãy kết hợp tâm tình với Chúa Giêsu và cầu nguyện với Chúa Cha bằng lời kinh do chính Ngài dạy.
VI. Giải tán
(Dùng "Lời nguyện trên dân chúng" trong Sách Lễ Rôma)
Lm Carôlô Hồ Bạc Xái
Tôn kính Thánh Giá, Tưởng niệm Ðức Giêsu chịu chết
(Mt 4,17)
Nghi thức Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là Thánh lễ mà chỉ là một lễ nghi phụng vụ tôn kính Thánh giá Chúa Giêsu và tưởng niệm việc Ngài chịu chết.
I. Lời Chúa
1. Bài đọc I: Is 52,13 - 53,12
Ðây là bài ca thứ tư về Người Tôi Tớ trong sách Isaia, bài tiêu biểu nhất trong 4 bài. Có 3 ý lớn:
* Người Tôi Tớ ấy phải chịu rất nhiều đau khổ về cả thể xác lẫn tinh thần.
* Nhưng bản thân Người Tôi Tớ thì vô tội. Sở dĩ Người chịu khổ như thế là vì tội của người khác.
* Vì thế những đau khổ của Người đem lại ơn tha thứ và ơn cứu rỗi cho nhiều người khác.
2. Ðáp ca: Tv 30
Ðây là lời cầu nguyện của tín hữu trong lúc bị đau khổ. Người tín hữu bày tỏ niềm trông cậy vào Thiên Chúa và phó thác đời mình trong tay Chúa.
Trong lúc tắt hơi, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng một câu của Tv này "Con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23,46).
3. Bài đọc II: Dt 4,14-16--5,7-9
Tác giả thư Do thái coi Chúa Giêsu chịu nạn chịu chết là Vị Thượng Tế tự nguyện chịu khổ để mang ơn cứu độ cho nhân loại.
4. Bài Thương khó theo Thánh Gioan: Ga 18-19
Những ý tưởng mà Thánh Gioan muốn nhấn mạnh đặc biệt trong bài tường thuật này:
a/ Chúa Giêsu là người tự do: Ngài biết trước mọi việc sắp xảy đến, nhưng Ngài không trốn tránh, trái lại hoàn toàn ý thức và tự nguyện đi vào những biến cố bi thảm đó. Như thế cuộc chịu nạn chịu chết của Ngài là một chuỗi những hành đông tự do.
b/ Chúa Giêsu là Vua: trong vụ án này, bề ngoài xem ra Chúa Giêsu là tội nhân, là bị cáo. Nhưng Gioan đã nhận ra Ngài là Vua, là kẻ chủ động và là quan tòa.
c/ Qua việc chịu chết, Chúa Giêsu tuôn đổ Thánh Thần xuống cho các môn đệ.
II. Gợi ý giảng
1. Những lời cuối cùng
Có thể căn cứ vào những lời nói cuối cùng của một người sắp chết mà biết được người đó như thế nào, bởi vì trước khi chết người ta chỉ nói những gì mình tha thiết nhất, chỉ nói những lời xuất phát từ tận đáy lòng. Nếu đúng như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu những lời cuối cùng của Ðức Giêsu trước lúc tắt hơi trên Thập Giá, chúng ta sẽ hiểu rõ con người của Ðức Giêsu hơn.
Triết gia Sénèque nói về tâm lý của những người bị xử tử như sau: thường là họ chửi rủa: chửi rủa những kẻ đang giết mình, chửi rũa những kẻ đứng xem, có người còn nguyền rủa thân phận xấu số của mình, nguyền rủa ngày mình sinh ra, nguyền rủa chính người mẹ đã sinh ra mình. Bởi thế, như văn hào Cicéron cho biết thêm, trong những cuộc xử tử ở đế quốc Lamã, khi thấy tên tử tội nào hung dữ, người ta cắt lưỡi hắn trước, để khỏi phải nghe tiếng chửi rủa. Và trong cuộc xử tử chiều thứ sáu tuần thánh ấy, chúng ta cũng đã thấy có một tên trộm bị đóng đinh chung với Ðức Giêsu đã chửi rủa lung tung, chửi cả Ðức Giêsu là người chẳng thù oán gì với hắn.
Chiều hôm đó, có lẽ mọi người cũng đang chờ nghe những lời chửi rủa của Ðức Giêsu: những tên lý hình chờ, vì họ là những người đang trực tiếp hành hình Ngài: các Tư tế và biệt phái chờ, vì họ là những kẻ đầu xỏ vận động kết án xử tử Ngài; dân chúng đứng phía dưới thập giá chờ vì họ đoán rằng Ngài rất tức giận họ bởi họ đã từng chịu ơn rất nhiều của Ngài mà bây giờ quay ra chống lại Ngài. Tất cả mọi người đều chờ, họ sẵn sàng nghe chửi rủa. Họ tin chắc rằng cái tên Giêsu ấy, cái người đã từng rao giảng rằng: Hãy thương yêu kẻ thù... Hãy làm ơn cho kẻ ghen ghét mình" giờ đây sắp nói khùng, sẽ quên hết những giáo huấn Tin mừng kia mà thay vào đó bằng những lời chửi rủa thậm tệ.
Thế nhưng khi Ðức Giêsu lên tiếng, thì ai nấy đều ngạc nhiên sửng sờ. Không phải những lời chửi rủa, mà là những câu dịu dàng. Câu thứ nhất "Lạy Cha, xin Cha tha cho họ"; câu thứ hai "Tôi hứa thật với anh, ngay hôm nay anh sẽ được lên nơi vui vẻ cùng tôi"; và câu thứ ba "Thưa Bà này là con Bà".
Ngoài giọng điệu dịu dàng và nội dung chan chứa yêu thương của những câu nói đó, chúng ta hãy còn chú ý đến thứ tự của chúng: câu thứ nhất "Lạy Cha..." là nói đến những kẻ thù ghét Ngài; câu thứ hai "Ngay hôm nay..." là nói với người tội lỗi, tên trộm bên cạnh Ngài; câu thứ ba "Thưa Bà..." là nói với Ðức Mẹ, một người thánh thiện. Nghĩa là: cho đến phút sắp chết, tình thương của Ðức Giêsu vẫn bao la, và còn bao la hơn bao giờ hết. Tình thương đó dành cho ai? Trước hết là cho kẻ thù, kế đến cho người tội lỗi, và thứ ba là cho kẻ thánh thiện. Con người là Ðức Giêsu là như thế là do căn cứ vào những lời nói cuối cùng của Ngài trước lúc chết.
1. Hôm nay chúng ta đã thấy Ðức Giêsu trong khi chết đã tỏ lòng yêu thương trước nhất không phải là đối với Mẹ Ngài, cũng không phải là đối với các môn đệ của Ngài, mà là những kẻ thù ghét Ngài. Vậy chúng ta hãy cố gắng noi gương Chúa. Hãy tha thứ cho nhau và hãy sống hoà thuận lại với nhau.
2. Hạng người thứ hai được Ðức Giêsu yêu thương nhớ đến trong lúc hấp hối là những người tội lỗi. Chúa không bao giờ ghét người tội lỗi, không bao giờ ruồng bỏ người tội lỗi, nhưng Chúa rất thương người tội lỗi. Nếu biết rằng chính chúng ta là những người tội lỗi thì chúng ta phải cảm động biết bao. Và nếu có ai đó khi nào ngã lòng vì cho rằng tội mình quá nặng hay tội mình quá nhiều, thì người ấy hãy nhớ lại tấm lòng của Ðức Giêsu trong những phút giây trước khi Ngài chết.
3. Còn nếu chúng ta cho rằng mình thánh thiện, hoặc có thiện chí muốn trở thành thánh thiện, thì chúng ta hãy cố gắng bắt chước gương thánh thiện của Chúa chúng ta, là hãy hết lòng yêu thương những kẻ thù ghét mình và cũng hết lòng yêu thương những người tội lỗi.
2. Tâm trạng của Baraba
Bài tường thuật cuộc thụ nạn của Ðức Giêsu tuy đã dài mà vẫn chưa đủ, vì chưa mô tả tâm trạng của những người tham dự vào cuộc xử án Ðức Giêsu. Và bây giờ chúng ta hãy đi vào tâm trạng của một trong những người đó, Baraba.
Sáng Thứ Sáu, Baraba đang ngồi trong từ thì cửa tù mở ra, viên cai ngục bước vào gọi Baraba đi ra. Baraba giật mình sợ hãi vì tin chắc người ta sẽ dẫn mình đi xử tử. Hắn là một tên cướp của giết người mà tử hình là điều chắc. Nhưng người ta không dẫn hắn ra pháp trường, mà lại đến dinh Philatô, ở đó đã có sẵn một người tù khác đang bị trói, thân thể tả tơi vì bị tra tấn. Philatô ra lệnh đưa cả hai ra trước công chúng và hỏi: Trong hai người này: Một là Giêsu, hai là Baraba, các người muốn ta tha ai? Baraba cảm thấy nhẹ nhỏm; thì ra người ta dẫn hắn đi không phải để giết mà để hỏi ý dân có muốn tha cho hắn không? Tuy nhiên chỉ nhẹ nhỏm trong phút chốc thôi, Baraba lại lo sợ: thế nào dân chúng cũng đòi tha người kia đồng thời đòi giết hắn: tội hắn quá rõ và quá lớn mà. Thế nhưng Baraba không tin vào tai mình khi nghe dân gào ta: Hãy tha cho Baraba và đóng đinh Giêsu. Ðến khi Philatô hỏi lại lần thứ hai và dân chúng lại kêu gào lần thư hai y như lần trước thì Baraba mới tin đó là sự thật. Người ta mở trói hắn và dẫn Giêsu đi. Hắn bước xuống đi về phía đám dân, tưởng rằng người ta sẽ chào đón hoan hô hắn, vì người ta đã thương hắn và xin tha cho hắn mà. Nhưng lạ thay chẳng ai còn quan tâm tới hắn nữa, người ta vẫn còn mãi mê gào thét đòi giết Giêsu. Khi đó hắn hiểu ra mình không phải dân chúng yêu thương gì hắn, mà chỉ vì dân chúng đang thù ghét Giêsu. Baraba đi theo đám đông áp tải Giêsu đi đến pháp trường. Giêsu là ai vậy? Chắc là một tên tội phạm còn hung ác hơn hắn nhiều nên mới bị thù ghét như vậy. Khi người ta đã đóng đinh Giêsu xong trên lên thập giá, hắn mới có dịp nhìn kỹ khuôn mặt của người đã chết thay cho mình: chẳng có gì là hung ác, chẳng một lời nguyền rủa những kẻ hành hạ mình. Hai bên Giêsu, Baraba nhận ra mặt của hai tên đã từng ở tù chung với hắn. Tương truyền tên của hai người này Dicma và Ghetta. Ghetta thì luôn mồm chửi rủa, chửi lý hình, chửi dân chúng và chửi luôn Giêsu. Nhưng Giêsu cũng vẫn im lặng. Còn Ðicma thì nói với đồng nghiệp: Mình bị như vậy là đáng tội rồi, còn ông này có làm chi nên tội đâu. Baraba hiểu thêm ý chi tiết nữa: Giêsu là người vô tội bị kết ách oan. Ðicma lại quay sang Giêsu và nói: Thưa Ngài, khi Ngài lên trời, xin cho tôi được đi theo. Và Giêsu đáp: Tôi hứa với anh ngay hôm nay anh sẽ lên thiên đường với tôi. Vậy nghĩa là Giêsu lại cứu thêm một người nữa, không phải chỉ một mình Baraba mà cả tên Ðicma đầu trộm đuôi cướp kia. Baraba còn đang suy nghĩ về lòng nhân ái của Giêsu thì nghe Giêsu kêu lớn: Lạy Cha, xin Cha tha cho họ. Baraba lại càng ngạc nhiên hơn nữa: Giêsu chẳng những cứu hắn, cứu Ðicma, mà còn muốn cứu tất cả những người đã lớn tiếng gào thét giết Ngài. Rồi Giêsu lại kêu lớn: Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha. Và Ngài gục đầu tắt thở. Bấy giờ tên đại đội trưởng lên tiếng: Ðúng thật người này là Con Thiên Chúa. Baraba thầm nghĩ: Ðúng vậy, chỉ có Con Thiên Chúa mới có được một tấm lòng như vậy. Baraba rời đồi Golgotha, vừa đi vừa tiếp tục suy nghĩ. Tương truyền rằng kể từ đó Baraba hoán cải, không còn trộm cướp nữa mà trở nên một người lương thiện.
Chúng ta có thể đoán rằng, trong dòng suy tư của mình, Baraba đã suy nghĩ rất nhiều về Luật:
. Trước hết là luật công bình: theo luật này thì cả hắn, cả Ðicma và Ghetta nữa đều phải bị xử tử vì cả 3 đều là những tên cướp của giết người. Nhưng hôm nay luật này đã không được thực hiện.
. Kế đến là luật rừng, luật bị thúc đẩy bởi lòng thù ghét muốn loại bỏ người mình không ưa. Ðức Giêsu đã bị xử tử vì thứ luật rừng.
. Nhưng khám phá lớn nhất của Baraba là luật tình thương. Luật Giêsu đã thực hiện: do luật tình thương này mà Ðức Giêsu cam lòng chịu chết nhưng cũng nhờ luật này mà Baraba được thả, Ðicma được lên thiên đường và những kẻ thù của Ðức Giêsu được tha thứ. Luật tình thương này đã mở mắt mở lòng viên đại đội trưởng và hoán cải tâm hồn Baraba.
Tối thứ Năm trước khi bước vào cuộc thụ nạn, Ðức Giêsu đã nói với các môn đệ "Thầy ban cho chúng con một điều luật mới, là chúng con hãy thương yêu nhau. Không có tình thương nào cao cả cho bằng tình của người dám thí mạng sống vì người mình thương. Và Ðức Giêsu là người đầu tiên thực hiện điều luật đó. Không nên sống theo luật rừng, không chỉ bằng lòng sống theo luật công bình, mà người môn đệ Chúa còn phải biết sống theo luật tình thương.
Chúng ta là môn đệ của Ðức Giêsu. Chúng ta phải noi gương Ngài sống luật tình thương.
III. Kinh Lạy Cha
Trong những giây phút đau đớn nhất và buồn phiền nhất, Chúa Giêsu đã hướng về Chúa Cha và tha thiết cầu nguyện với Ngài. Chúng ta hãy kết hợp tâm tình với Chúa Giêsu và cầu nguyện với Chúa Cha bằng lời kinh do chính Ngài dạy.
VI. Giải tán
(Dùng "Lời nguyện trên dân chúng" trong Sách Lễ Rôma)
Lm Carôlô Hồ Bạc Xái