Dan Lee
04-20-2011, 10:09 PM
Thứ Năm Tuần Thánh: Khi Chúa rửa chân con người
1. Dấu ấn Tiệc Ly
Nhiều người trong chúng ta khi nhắc đến “Tiệc Ly” (Bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ Người), vẫn nghĩ đó như một bữa tiệc giã biệt huynh – đệ thông thường. Đối với người Kitô hữu, ý nghĩa của “Tiệc Ly” không thể dừng lại ở đó. Nét bao trùm toàn khung cảnh của BỮA TIỆC CUỐI CÙNG giữa Đức Giêsu và các môn đệ chính là thông điệp Yêu Thương – Phục Vụ. Đây là trọng tâm của Tin Mừng Ga (13, 1-15), mời gọi chúng ta đồng hành với Đức Kitô trong yêu thương phục vụ muôn người.
Đức Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Ngài làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trước lúc giã biệt các ông để đi vào cuộc Thương Khó.
“…trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4 – 5).
Đấng tự biết mình là Vua cả muôn loài lại tự hạ làm một việc quá đỗi tầm thường của người tôi tớ. Lẽ ra, khi biết mọi sự đã được giao phó trong tay Ngài, giờ Ngài được tôn vinh đã cận kề, Chúa Giêsu đã ngẩng cao đầu tự hào về vị thế của mình ? Nhưng không, chính trong thời khắc nhạy cảm ấy, Ngài lại cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Cử chỉ khiêm hạ của Chúa Giêsu được khởi phát từ tấm lòng bao dung, nhân hậu, giàu tinh thương tự hiến cho đối tượng đã được Chúa Cha trao phó.
“Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1b).
Lẽ ra, trước lúc bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu đã căm hận, thù ghét những kẻ bên cạnh mình, khi biết họ đang ra tay phản bội, chối bỏ Ngài cách nghiệt ngã ? Không, giữa lúc đắng cay dày xé tâm can ấy, chúng ta thấy “Người Tôi Trung Đau Khổ” đã tuôn trào một một tình thương cao cả, lạ lùng nhất. Nếu con người càng gây tổn hại, đau khổ cho Ngài bao nhiêu, Ngài lại càng thương yêu họ bấy nhiêu. Ngài đã biểu tỏ trước sự tổn thương lớn nhất cùng sự bất trung tệ bạc nhất bằng thái độ khiêm hạ nhất và bằng tình yêu cao cả, đẹp đẽ hơn hết.
Hôm nay, chúng ta có thể ngạc nhiên như Si-mon Phêrô xưa trước hành động khiêm hạ tột bậc của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể chất vất về một “Thiên Chúa ẩn mình” lại có thể làm một việc hèn hạ như thế ? Chúng ta có thể nghi ngờ về quyền năng của Ngài trước sự dữ, sự ác…
Chính cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là câu trả lời thuyết phục nhất cho chúng ta.
2. Lời Chúa mời gọi ta.
Giữa bộn bề cuộc sống, giữa cơn ác mộng của quyền lực, danh vọng, Chúa vẫn đang mời gọi ta làm người phục vụ anh em:
“…Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14)
Hành động cao cả của Chúa Giêsu khiến ta phải suy nghĩ. Nhiều khi ta vẫn viễn vông nghĩ về quyền cao, chức trọng, nghĩ về những chiếc ghế danh dự với ngàn vạn lời chúc vinh nồng nhiệt, nhưng ta lại rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến hai từ “phục vụ” đúng nghĩa.
Ta có thể vui vẻ cúi xuống xúc nhát đất đầu tiên trong ngày khởi công một công trình lớn trước ống kính máy quay. Ta có thể đĩnh đạc đi dưới trời mưa bão với danh nghĩa “thăm hỏi đồng bào” để có được những thước phim truyền hình ấn tượng. Nhưng ta lại co mình nhát đảm khi được mời vào phục vụ tình nguyện trong những trung tâm có người mắc bệnh lây nhiễm.
Ta thích được dõng dạc nói những lời hay ý đẹp trước đông đảo công chúng, nhưng lại ẩn mình, sợ phải đặt chân đến những nơi mà công lý, sự thật đang bị trấn áp, để bênh vực cho những người vô tội thấp cổ bé miệng…
Quả thực, ta thích được người ta “rửa chân” mình, nhưng lại sợ và hoàn toàn không muốn “rửa chân” người.
Trước cám dỗ về địa vị, danh giá, quyền lợi của riêng mình, bức tranh Đức Giêsu – Con Chúa “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn mà lau” (Ga 13, 5b) thực sự đã lay động chúng ta.
Gương khiêm hạ của Chúa Giêsu đã dạy cho ta bài học quý về sự cao trọng của phục vụ. Nó chỉ thực sự thành tựu khi ta biết lắng nghe lời mời gọi của Tin Mừng với tâm tình và hành động của người môn đệ đã được Chúa Giêsu thương yêu, và biết phục vụ như Người.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)
1. Dấu ấn Tiệc Ly
Nhiều người trong chúng ta khi nhắc đến “Tiệc Ly” (Bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ Người), vẫn nghĩ đó như một bữa tiệc giã biệt huynh – đệ thông thường. Đối với người Kitô hữu, ý nghĩa của “Tiệc Ly” không thể dừng lại ở đó. Nét bao trùm toàn khung cảnh của BỮA TIỆC CUỐI CÙNG giữa Đức Giêsu và các môn đệ chính là thông điệp Yêu Thương – Phục Vụ. Đây là trọng tâm của Tin Mừng Ga (13, 1-15), mời gọi chúng ta đồng hành với Đức Kitô trong yêu thương phục vụ muôn người.
Đức Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Ngài làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trước lúc giã biệt các ông để đi vào cuộc Thương Khó.
“…trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4 – 5).
Đấng tự biết mình là Vua cả muôn loài lại tự hạ làm một việc quá đỗi tầm thường của người tôi tớ. Lẽ ra, khi biết mọi sự đã được giao phó trong tay Ngài, giờ Ngài được tôn vinh đã cận kề, Chúa Giêsu đã ngẩng cao đầu tự hào về vị thế của mình ? Nhưng không, chính trong thời khắc nhạy cảm ấy, Ngài lại cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Cử chỉ khiêm hạ của Chúa Giêsu được khởi phát từ tấm lòng bao dung, nhân hậu, giàu tinh thương tự hiến cho đối tượng đã được Chúa Cha trao phó.
“Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1b).
Lẽ ra, trước lúc bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu đã căm hận, thù ghét những kẻ bên cạnh mình, khi biết họ đang ra tay phản bội, chối bỏ Ngài cách nghiệt ngã ? Không, giữa lúc đắng cay dày xé tâm can ấy, chúng ta thấy “Người Tôi Trung Đau Khổ” đã tuôn trào một một tình thương cao cả, lạ lùng nhất. Nếu con người càng gây tổn hại, đau khổ cho Ngài bao nhiêu, Ngài lại càng thương yêu họ bấy nhiêu. Ngài đã biểu tỏ trước sự tổn thương lớn nhất cùng sự bất trung tệ bạc nhất bằng thái độ khiêm hạ nhất và bằng tình yêu cao cả, đẹp đẽ hơn hết.
Hôm nay, chúng ta có thể ngạc nhiên như Si-mon Phêrô xưa trước hành động khiêm hạ tột bậc của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể chất vất về một “Thiên Chúa ẩn mình” lại có thể làm một việc hèn hạ như thế ? Chúng ta có thể nghi ngờ về quyền năng của Ngài trước sự dữ, sự ác…
Chính cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là câu trả lời thuyết phục nhất cho chúng ta.
2. Lời Chúa mời gọi ta.
Giữa bộn bề cuộc sống, giữa cơn ác mộng của quyền lực, danh vọng, Chúa vẫn đang mời gọi ta làm người phục vụ anh em:
“…Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14)
Hành động cao cả của Chúa Giêsu khiến ta phải suy nghĩ. Nhiều khi ta vẫn viễn vông nghĩ về quyền cao, chức trọng, nghĩ về những chiếc ghế danh dự với ngàn vạn lời chúc vinh nồng nhiệt, nhưng ta lại rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến hai từ “phục vụ” đúng nghĩa.
Ta có thể vui vẻ cúi xuống xúc nhát đất đầu tiên trong ngày khởi công một công trình lớn trước ống kính máy quay. Ta có thể đĩnh đạc đi dưới trời mưa bão với danh nghĩa “thăm hỏi đồng bào” để có được những thước phim truyền hình ấn tượng. Nhưng ta lại co mình nhát đảm khi được mời vào phục vụ tình nguyện trong những trung tâm có người mắc bệnh lây nhiễm.
Ta thích được dõng dạc nói những lời hay ý đẹp trước đông đảo công chúng, nhưng lại ẩn mình, sợ phải đặt chân đến những nơi mà công lý, sự thật đang bị trấn áp, để bênh vực cho những người vô tội thấp cổ bé miệng…
Quả thực, ta thích được người ta “rửa chân” mình, nhưng lại sợ và hoàn toàn không muốn “rửa chân” người.
Trước cám dỗ về địa vị, danh giá, quyền lợi của riêng mình, bức tranh Đức Giêsu – Con Chúa “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn mà lau” (Ga 13, 5b) thực sự đã lay động chúng ta.
Gương khiêm hạ của Chúa Giêsu đã dạy cho ta bài học quý về sự cao trọng của phục vụ. Nó chỉ thực sự thành tựu khi ta biết lắng nghe lời mời gọi của Tin Mừng với tâm tình và hành động của người môn đệ đã được Chúa Giêsu thương yêu, và biết phục vụ như Người.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh – Thanh)