Dan Lee
04-23-2011, 12:24 PM
"BA BỘ QUẢN LÝ MỘT CHIẾC LY"
Đúng như thế. Ở Việt Nam ta chứ không đâu xa. Ly đây là ly từ Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường mà ngay từ hạ tuần tháng l năm 2011 này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá (Bộ Khoa học-Công nghệ), qua kiểm tra, đã cho biết là có mức nhiễm chì độc hại vượt từ 1.000 đến 2.700 lần cho phép (xin đọc kỹ con số). Người tiêu dùng hoảng hốt, nhưng ba tháng sau, chiếc ly cực kỳ độc hại (nói theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm (=QLCL)) vẫn bình an vô sự trên các quầy hàng. Nó bình an nhưng dư luận lại nóng lên một lần nữa vì mới ngày 15.4 này thôi, tại Tp Hồ Chí Minh, Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng thông báo: một số ly, cốc, lọ thuỷ tinh có in hình hoa văn trang trí, hình các nhân vật hoạt hình Walt Disney dành cho trẻ em tại các nhà sách, siêu thị và một số điểm kinh doanh ở Quận 3 và Quận 6 có hàm lượng cadimi vượt mức cho phép từ 94 đến 499 lần, và chì từ 334 đến 3.422 lần (cũng xin đọc kỹ con số). Những chiếc ly, cốc, lọ thủy tinh vẫn còn bình an vô sự, dư luận bức xúc, còn những nhà quản lý xã hội chúng ta thì có vẻ cứ đủng đa dủng đỉnh. Các cái ly Trung Quốc nằm đó có phải mới đôi ba tháng đâu, nhưng chưa thấy nói có ai chết vì nó cả! Chậm chút cũng chưa sao. Nhất là vì, họ bảo, chuyện không hề đơn giản như dư luận nghĩ đâu; có lắm mặt phải tính đến. Vì chúng tôi là công chức của nước ta là nước văn minh, có luật pháp nên cái gì cũng phải làm cho đúng theo quy định của luật pháp. Mà hiện nay ta có những ba Bộ quản lý một chiếc ly (như báo chí viết) thật chặt chẽ, đó là: Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Y tế và Bộ Công thương. Mỗi ông quản lý một góc độ. Ông Y tế thì nói: chúng tôi chỉ được phép phạt khi chất độc nằm bên trong ly, chứ không có quyền làm gì khi nó ở bên ngoài. Cái hình nói là chứa chất độc mà dán sát mép ly thì có vấn đề, còn dán xa, không đụng đến môi khi uống thì không phải chuyện của tôi. Ông QLCL nói ông chỉ có quyền khuyến cáo không nên dùng các loại ly đó, chứ không thể cấm mua hay sử dụng (quyền tự do người ta mà!) không thể bắt phạt, xử lý! Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra và xử lý về chất lượng hàng hoá thì còn phải chờ văn bản của phía Khoa học Công nghệ và Y tế yêu cầu vào cuộc. Đến nay chưa thấy!
Ôi, sao mà rắc rối thế nhỉ? Quản lý con người còn nói được là rắc rối vì con người ta có tự do, có trí khôn, biết mánh khoé, lách luật và nhất là biết phải trái, biết phản biện; còn ở đây chính một vật dụng nhỏ nhoi lại được nhà quản lý “bảo vệ” và dành cho nó quá nhiều ưu đãi. Người dân phải được phục vụ, không phải chỉ là đối tượng để quản lý; lý do tồn tại của chính quyền là công ích; người dân và quyền lợi chính đáng của dân phải được đặt ưu tiên trên các sự vật vật chất, trên cả những quy định của luật lệ khi chúng hiển nhiên là sai hay bất cập, không còn phù hợp.
Báo chí hôm nay (x. Thanh Niên 17.4) viết mỉa mai rằng từ cái ly đến cái lý, con đường sao mà dài dặc rắc rối đến thế! Con đường đó là con đường quanh co của sự tự biện minh không hợp lý (nên chẳng ai tin), của sự thiếu tinh thần trách nhiệm, của sự vô tâm, của tinh thần vụ luật - không phải vì trọng luật, vì các ông quá thông minh để biết những quy định về quản lý cái ly như trên là vô lý, là sai (và đã thấy từ lâu rồi, chứ không phải chỉ khi đụng phải một thực tế mới nhìn ra). Các ông cứ ngồi đợi nhau, hay ngồi đợi cấp trên chỉ đạo (?) mới dám bắt tay vào việc trong lúc cuộc sống thực tế không chờ đợi. Các ông giống quá với đại bộ phận phái Pharisêu trong Phúc Âm mà Chúa Giêsu mạnh mẽ phê phán.
Chuyện cái ly nhỏ bé lại có ý nghĩa to lớn; một lần nữa (vì có vô số chuyện như thế trên đất nước ta), nó tiêu biểu cho bộ máy to lớn cồng kềnh mà chính các nhà lãnh đạo cũng đã nhiều lần nhìn nhận là chồng chéo, thiếu hiệu quả. Cho nên, khi cần tôn trọng quy định đúng đắn của luật pháp thì không tôn trọng, khi không cần, nhất là khi biết các quy định đó là sai hay không phù hợp nữa thì vì những quyền lợi cục bộ nào đó hay chỉ vì sự “an toàn” bản thân, người ta lại rút lui vào đàng sau chúng!
Tôi viết cho “chán” rồi lại ngẫm nghĩ: có ích chi không, xưa nay thiếu gì người, thiếu gì tổ chức đã lên tiếng nhưng rồi các cuộc cải cách hành chánh vẫn chưa tạo được chuyển biến tích cực căn cơ rõ nét nào; những “khuyết tật” chung của bộ máy vẫn thế; cán bộ công chức cảm thấy mình có trách nhiệm với cấp trên của họ và trả lẽ với cấp trên hơn là với nhân dân vì nhân dân chưa thực sự là người đưa họ ra phục vụ công ích, phục vụ mình.
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô
Đúng như thế. Ở Việt Nam ta chứ không đâu xa. Ly đây là ly từ Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường mà ngay từ hạ tuần tháng l năm 2011 này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá (Bộ Khoa học-Công nghệ), qua kiểm tra, đã cho biết là có mức nhiễm chì độc hại vượt từ 1.000 đến 2.700 lần cho phép (xin đọc kỹ con số). Người tiêu dùng hoảng hốt, nhưng ba tháng sau, chiếc ly cực kỳ độc hại (nói theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm (=QLCL)) vẫn bình an vô sự trên các quầy hàng. Nó bình an nhưng dư luận lại nóng lên một lần nữa vì mới ngày 15.4 này thôi, tại Tp Hồ Chí Minh, Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng thông báo: một số ly, cốc, lọ thuỷ tinh có in hình hoa văn trang trí, hình các nhân vật hoạt hình Walt Disney dành cho trẻ em tại các nhà sách, siêu thị và một số điểm kinh doanh ở Quận 3 và Quận 6 có hàm lượng cadimi vượt mức cho phép từ 94 đến 499 lần, và chì từ 334 đến 3.422 lần (cũng xin đọc kỹ con số). Những chiếc ly, cốc, lọ thủy tinh vẫn còn bình an vô sự, dư luận bức xúc, còn những nhà quản lý xã hội chúng ta thì có vẻ cứ đủng đa dủng đỉnh. Các cái ly Trung Quốc nằm đó có phải mới đôi ba tháng đâu, nhưng chưa thấy nói có ai chết vì nó cả! Chậm chút cũng chưa sao. Nhất là vì, họ bảo, chuyện không hề đơn giản như dư luận nghĩ đâu; có lắm mặt phải tính đến. Vì chúng tôi là công chức của nước ta là nước văn minh, có luật pháp nên cái gì cũng phải làm cho đúng theo quy định của luật pháp. Mà hiện nay ta có những ba Bộ quản lý một chiếc ly (như báo chí viết) thật chặt chẽ, đó là: Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Y tế và Bộ Công thương. Mỗi ông quản lý một góc độ. Ông Y tế thì nói: chúng tôi chỉ được phép phạt khi chất độc nằm bên trong ly, chứ không có quyền làm gì khi nó ở bên ngoài. Cái hình nói là chứa chất độc mà dán sát mép ly thì có vấn đề, còn dán xa, không đụng đến môi khi uống thì không phải chuyện của tôi. Ông QLCL nói ông chỉ có quyền khuyến cáo không nên dùng các loại ly đó, chứ không thể cấm mua hay sử dụng (quyền tự do người ta mà!) không thể bắt phạt, xử lý! Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra và xử lý về chất lượng hàng hoá thì còn phải chờ văn bản của phía Khoa học Công nghệ và Y tế yêu cầu vào cuộc. Đến nay chưa thấy!
Ôi, sao mà rắc rối thế nhỉ? Quản lý con người còn nói được là rắc rối vì con người ta có tự do, có trí khôn, biết mánh khoé, lách luật và nhất là biết phải trái, biết phản biện; còn ở đây chính một vật dụng nhỏ nhoi lại được nhà quản lý “bảo vệ” và dành cho nó quá nhiều ưu đãi. Người dân phải được phục vụ, không phải chỉ là đối tượng để quản lý; lý do tồn tại của chính quyền là công ích; người dân và quyền lợi chính đáng của dân phải được đặt ưu tiên trên các sự vật vật chất, trên cả những quy định của luật lệ khi chúng hiển nhiên là sai hay bất cập, không còn phù hợp.
Báo chí hôm nay (x. Thanh Niên 17.4) viết mỉa mai rằng từ cái ly đến cái lý, con đường sao mà dài dặc rắc rối đến thế! Con đường đó là con đường quanh co của sự tự biện minh không hợp lý (nên chẳng ai tin), của sự thiếu tinh thần trách nhiệm, của sự vô tâm, của tinh thần vụ luật - không phải vì trọng luật, vì các ông quá thông minh để biết những quy định về quản lý cái ly như trên là vô lý, là sai (và đã thấy từ lâu rồi, chứ không phải chỉ khi đụng phải một thực tế mới nhìn ra). Các ông cứ ngồi đợi nhau, hay ngồi đợi cấp trên chỉ đạo (?) mới dám bắt tay vào việc trong lúc cuộc sống thực tế không chờ đợi. Các ông giống quá với đại bộ phận phái Pharisêu trong Phúc Âm mà Chúa Giêsu mạnh mẽ phê phán.
Chuyện cái ly nhỏ bé lại có ý nghĩa to lớn; một lần nữa (vì có vô số chuyện như thế trên đất nước ta), nó tiêu biểu cho bộ máy to lớn cồng kềnh mà chính các nhà lãnh đạo cũng đã nhiều lần nhìn nhận là chồng chéo, thiếu hiệu quả. Cho nên, khi cần tôn trọng quy định đúng đắn của luật pháp thì không tôn trọng, khi không cần, nhất là khi biết các quy định đó là sai hay không phù hợp nữa thì vì những quyền lợi cục bộ nào đó hay chỉ vì sự “an toàn” bản thân, người ta lại rút lui vào đàng sau chúng!
Tôi viết cho “chán” rồi lại ngẫm nghĩ: có ích chi không, xưa nay thiếu gì người, thiếu gì tổ chức đã lên tiếng nhưng rồi các cuộc cải cách hành chánh vẫn chưa tạo được chuyển biến tích cực căn cơ rõ nét nào; những “khuyết tật” chung của bộ máy vẫn thế; cán bộ công chức cảm thấy mình có trách nhiệm với cấp trên của họ và trả lẽ với cấp trên hơn là với nhân dân vì nhân dân chưa thực sự là người đưa họ ra phục vụ công ích, phục vụ mình.
Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô