PDA

View Full Version : C - Chúng ta tin tuyệt đối vào sự siêu phàm



Dan Lee
04-24-2011, 09:34 AM
CHÚNG TA TIN TUYỆT ĐỐI VÀO SỰ SIÊU PHÀM


Chúa Nhật Phục Sinh – Năm A (Acts 10: 34, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-18)

Tướng quân La Mã Cornelius đang trông chờ lắng nghe điều gì? Mặc dù là một người ngoại quốc, một người ngoại đạo, và là một sỹ quan trong quân đội La Mã hận thù, nhưng ông là người trầm tư và công bằng, cho của bố thí, và dâng những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa của những người mà ông đang cai quản. Lời cầu nguyện đó đã được lắng nghe – trong một tầm nhìn. Một hình ảnh chói lọi đã đứng trước ông và ra lệnh cho ông để yêu cầu Phê-rô đến nhà mình. Ông không có ý tưởng Phê-rô là ai hoặc là gì mà ông sẽ nói. Đơn giản Phê-rô liên hệ đến lịch sử về Chúa Giê-su đang vượt qua xứ Judea: xức dầu thiêng với Thánh Thần, những hành động thương cảm của quyền lực, phản bội và cái chết, qua đó khẳng định những hành vi và sự giáo huấn của Người. Người đã vượt qua cái chết và một số môn đệ của Người là nhân chứng.

Tại điểm này Cornelius có thể nói, “tuyệt mỹ - câu chuyện tuyệt vời và một con người vĩ đại, nhưng điều gì tác động và phải tác động đến tôi?” Câu trả lời tuyệt đối và đơn giản. Chúa Giê-su giờ đây đang đứng chắn ngang lịch sử tự nó như một thẩm phán của sự sống và cái chết nhưng với khát vọng ban sự tha thứ cho những ai tin tưởng nơi Người.

Điều đáng chú ý là hai câu trong đoan trích này bị lược bỏ, Phê-rô đã có một cái nhìn thấu đáo đáng ngạc nhiên mà ông chia sẻ với Cornelius. Thiên Chúa không đối xử với những người được yêu quí hoặc thiên vị. Thiên Chúa chấp nhận bất cứ ai phấn đấu để hoàn thành tốt mà không phân biệt thành phần hoặc đia vị. Câu chuyện của Chúa Giê-su – và cơ hội dành cho đức tin – phải được chia sẻ với tất cả mọi người. Không cò thêm rào cản, ranh giới hoặc nhưng hình ảnh hạn hẹp chưa hoàn thành của Thiên Chúa. Cornelius có thể chấp nhận giá trị này bởi vì nó vẫn đầy sức sống và sống mãi – vẫn có những người đích thân nhân chứng.

Thế còn thời đại của chúng ta? Việc lặp đi lặp lại một câu chuyện một cách máy móc, như một con vẹt luôn là một công cụ vô hiệu, nhất là khi trong nhận thức của con người nó đã đi vào đường xưa lối cũ. Chúng ta không thể truyền đạt đức tin cho người khác trừ phi chúng ta đã được nó tác động, biến đổi; và phấn chấn , hân hoan để trở thành một phần của nó.

Trong thế giới tâm linh “ở trên” và “ở dưới” không phải là những thuật ngữ chỉ không gian. Chúng biểu thị mức độ gần gũi và giao hòa với mạch nguồn thiêng liêng thánh thiện. Đức Ki-tô không phải “lên đó” mà Người ở khắp mọi nơi. Sự hô hào, cổ vũ để tìm kiếm nhưng điều ở bên trên thay vì những điều dưới trần gian kêu gọi một sự tái lập trật tự những giá trị. Thứ nào bạn đặt nơi trái tim mình và tùy thuộc vào năng lực của mình? Chúng ta đang ở trong một tiến trình rập theo khuôn mẫu những ai và nhưng gì mà chúng ta sẽ đời đời chia sẻ. Không có gì là bi thảm hơn một cuộc sống phung phí a dua, a tòng với những điều không định hướng đối với việc xây dựng tính cách tinh thần và phục vụ tha nhân.

Trong bài tường thuật về sự phục sinh của Thánh Gio-an gây ấn tương vô cùng sâu sắc khác với ba Tin Mừng còn lại vì ông có một quan điểm khác để tao một phiên bản của mình về ngôi mộ trống. Không còn nghi ngờ rằng ngôi mộ trống này như thể một vấn đề nan giải và bí ẩn lúc đó cũng như bây giờ. Thậm chí các tông đồ, những người mà đã từng sát cánh bên Chúa Giê-su cũng đôi chút bối rối. Cuối cùng, cái chết được che giấu trong sợ hãi, đau buồn và ngộ nhận, và là một trong những thực tế nghiệt ngã nhất mà con người phải vật lộn. Câu chuyện về ngôi mộ trống đã mang đến một cảm giác trong một thế giới của những ngôi mộ tập thể, chiến tranh và thiên tai. Các tông đồ quay về ngôi nhà không còn tin cậy về ý nghĩa của ngôi mộ trống và điều gì phải làm tiếp theo. Thậm chí Mary Magdalene còn bị thuyết phục rằng người nào đó đã lấy xác đi và nàng vẫn day dứt buồn đau. Nhưng tấm vải che mặt của Chúa Giê-su được cuốn lên một cách cẩn thận, kỹ lưỡng sang một bên nói lên ý nghĩa sự chiến thắng vươt qua cái chết của Chúa Giê-su.

Nhiệm vụ đăc quyền mà Chúa Giê-su dành cho Mary Madalene cũng được tiết lộ - nàng sẽ phải chuyển tải thông điệp này đến nhưng người khác và cho cả chúng ta, điều đó công bố một môi quan hệ mới giữa Thiên Chúa và sự sống loài người. Chúng ta chia sẻ cùng một Thiên Chúa và Đức Chúa Cha như chúa Giê-su đã thực hiện để tạo chúng ta những người anh chị em của Chúa Giê-su và là của nhau. Thiên Chúa đã bao gồm nhân loại trong mối quan hệ gia đình – chúng ta là một phần của đời sống thiêng liêng.

Mối quan hệ này sẽ không cho phép những bất công, tàn ác, hận thù hoặc loai trừ bất kỳ chủng loại nào – và khi chúng ta cho phép chúng loại trừ tận gốc là chúng ta đã thực hiện ngược lại việc làm của Thiên Chúa. Thế giới này sẽ bị phân rẽ làm sao nếu chúng ta sống bên ngoải lời công bố này.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS