Dan Lee
04-24-2011, 09:35 AM
Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật Phục Sinh, năm A
Kính thưa quí ông bà anh chị em, các bạn trẻ thân mến. Chúng ta vẫn thường nghe hay đọc tiểu thuyết nói về vua này, vua kia được người này nọ chỉ cho thuốc, gọi là “ thuốc trường sinh” vì hy vọng sống mãi, sống lâu. Sống lâu, sống mãi là ước muốn rất tự nhiên của con người; thế nhưng tất cả là ở ngoài tầm tay của con người. Thế thì hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta hân hoan mừng đại lễ Phục Sinh, niềm hy vọng sống bất tử của con người.
Khi nói đến cuộc sống bất tử, trước hết ta phải hiểu nghĩa bất tử theo khía cạnh nào? Đương nhiên là hiểu theo nghĩa thiêng liêng, chứ không theo nghĩa vật chất; vì đối với con người xác thịt thì từ thuở khai thiên lập địa và mãi cho đến tận thế không có ai mà không phải chết, ngoại trừ một người đã từ cõi chết phục sinh cả phần xác cũng như thiêng liêng; sống lại và không bao giờ chết nữa. Người đó là ai, nếu không phải là người mà hôm nay cả thế giới hoàn vũ hân hoan mừng đại lễ, Đức Giê-su đã đánh bại thần chết như bài Tin Mừng của thánh Gio an thuật lại.
Thánh Gio-an là một trong số những người đã chứng kiến tận mắt các dữ kiện: nghe, thấy và chạm tới con người sống động là Đức Giê-su ki-tô, mà mấy ngày trước đó đã chịu khổ hình thập giá, đã chết thật sự, qua sự kiểm chứng bởi ngọn giáo đâm cạnh sườn máu và nước chảy ra, qua việc chôn cất trong mộ. Với sự sống lại của Chúa Giê-su là trường hợp độc nhất vô nhị, chưa có ai trong lịch sử loài người có như vậy, vì Đức Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Như vậy, việc Chúa Giê-su sống lại không phải là một chuyện hão huyền, mà là một sự thật bởi các sự kiện: ngôi mộ trống, các khăn lượm để lại đâu vào đó. Đây là điểm khá quan trọng vì; nếu người ta lấy trộm xác thì phải vội vàng, càng nhanh càng tốt thì làm sao mà các khăn lại xếp gọn gàng để theo thứ tự. Rồi chính những người Biệt Phái, Pha-ri-sêu là những người gây lên vụ án cũng thừa nhận điều này, lời của họ nói với lính canh mộ: “Các anh cứ nói là ban đêm chúng tôi đang ngủ thì có môn đồ của ông Giê-su đến lấy xác mang đi, chuyện này nếu lọt đến tai quan thì để chúng tôi lo liệu”. Với lời chứng của các môn đệ bằng sự đánh đổi cả mạng sống mình để minh chứng cho điều mình thấy. Rồi lại lời chứng của các thiên thần hiện ra nói về việc Chúa sống lại, và điều quan trọng hơn cả là chính Chúa Giê-su đã sống lại, hiện ra nhiều lần với các Tông Đồ, qua con người bằng xương bằng thịt; Ngài ăn uống với các Tông Đồ, giảng dạy các ông. Ngài cũng hiện ra với rất nhiều người nữa.
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta qui tụ nơi đây để hân hoan mừng đại lễ và qua đây cũng là niềm hy vọng lớn lao nhất của chúng ta, là được sự sống đời đời, cho nên hôm nay không ai có lý do gì để mà nghi ngờ hay là lo buồn; Vì Đức Ki-tô Chúa chúng ta đã khải hoàn. Với niềm vui lớn lao như thế thì làm sao chúng ta lại không vui mừng lên được, khi Đức Ki-tô Chúa chúng ta đã đánh bại thần chết, mọi tội lỗi được tẩy rửa. Làm sao mà chúng ta không vui mừng được, khi niềm tin của chúng ta được bảo đảm cách chắc chắn qua sự phục sinh của Đức Ki-tô, và Ngài cũng cho chúng ta hưởng sự sống lại đó với Ngài. Và làm sao mà chúng ta không vui mừng lên được, khi sự chết của chúng ta không phải là một sự bế tắc, một ngõ cụt, mà là cách cửa mở ra để chúng ta bước vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa.
Đức Ki-tô đã đến trong trần gian, chấp nhận mọi đau khổ, bất công, Ngài đã đi cho đến cùng của cuộc sống qua bản án bất công và cái chết nhục nhã, tất tưởi, nhưng Ngài đã sống lại. Qua việc Chúa Giê-su sống lại Ngài đã thay đổi mọi tình thế: tội lỗi, bất công, thù nghịch đã bị lên án, tử thần bị tiêu diệt, cho nên bất cứ ai, ở thời đại nào, đi theo Chúa Giê-su mà chẳng may bị đời bạc bẽo, hay gặp những đau khổ, thất bại, bất công, ngang trái mà xem ra sức con người không thể chịu nổi, thì lúc đó chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta đang có Chúa Giê-su đi bên cạnh chúng ta, và Ngài nói với chúng ta rằng: Cha hiểu và thấu cảm những đau khổ của con; vì Cha cũng đã trải qua như thế và còn hơn thế nữa, nhưng Cha đã thắng vượt tất cả, nên con cứ vững tin vào Cha. Ơn Cha đủ cho con.
Vậy thì, kính thưa quí ông bà anh chị em, ngày hôm nay chúng ta là những người theo Chúa, liệu chúng ta có phải hy sinh điều này điều kia, hay bị thiệt thòi, mất mát, bị khinh chê, hiểu lầm, bị bỏ rơi, hay bị người thân phản bội hay bất cứ chuyện gì xẩy ra, cách này hay cách khác thì chúng ta cứ vững tin và can đảm lên vì Đức Ki-tô đã từng bị như thế nhưng Ngài đã chiến thắng tất cả.
Với cuộc sống lòng tin, cho dẫu chúng ta có bị đau khổ ê chề, có những điều chúng ta không thể hiểu và giải thích nổi thì qua cái chết và phục sinh của Chúa Giê-su là chìa khóa giúp ta giải mã được tất cả, cho nên ai càng theo sát với Đức Ki-tô thì người đó sẽ thấy được sự sâu thẳm đằng sau những đau khổ, mất mát là những bông hoa, là những món quà quí giá, và một khi chúng ta nhìn ra được như thế thì ta sẽ nói lên rằng: “Tất cả là hồng ân.” Nếu chúng ta có một cặp mắt đức tin như thế thì cuộc sống của chúng ta thật an bình và thanh thản làm sao; vì ta luôn sống với niềm tin và hy vọng vào sự phục sinh của Chúa.
Xin niềm vui phục sinh tràn ngập lòng mỗi người, xin cho mầm sống phục sinh của Chúa được nẩy nở trong mỗi tâm hồn, để chúng con luôn hân hoan vững bước theo Chúa Ki-tô cho đến cùng. Chúc mỗi cá nhân, gia đình được tràn đầy niềm vui hạnh phúc của Chúa Kitô Phục Sinh Amen. Halleluia.
Lm Phaolo Cao Thế Bình SDD
Kính thưa quí ông bà anh chị em, các bạn trẻ thân mến. Chúng ta vẫn thường nghe hay đọc tiểu thuyết nói về vua này, vua kia được người này nọ chỉ cho thuốc, gọi là “ thuốc trường sinh” vì hy vọng sống mãi, sống lâu. Sống lâu, sống mãi là ước muốn rất tự nhiên của con người; thế nhưng tất cả là ở ngoài tầm tay của con người. Thế thì hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta hân hoan mừng đại lễ Phục Sinh, niềm hy vọng sống bất tử của con người.
Khi nói đến cuộc sống bất tử, trước hết ta phải hiểu nghĩa bất tử theo khía cạnh nào? Đương nhiên là hiểu theo nghĩa thiêng liêng, chứ không theo nghĩa vật chất; vì đối với con người xác thịt thì từ thuở khai thiên lập địa và mãi cho đến tận thế không có ai mà không phải chết, ngoại trừ một người đã từ cõi chết phục sinh cả phần xác cũng như thiêng liêng; sống lại và không bao giờ chết nữa. Người đó là ai, nếu không phải là người mà hôm nay cả thế giới hoàn vũ hân hoan mừng đại lễ, Đức Giê-su đã đánh bại thần chết như bài Tin Mừng của thánh Gio an thuật lại.
Thánh Gio-an là một trong số những người đã chứng kiến tận mắt các dữ kiện: nghe, thấy và chạm tới con người sống động là Đức Giê-su ki-tô, mà mấy ngày trước đó đã chịu khổ hình thập giá, đã chết thật sự, qua sự kiểm chứng bởi ngọn giáo đâm cạnh sườn máu và nước chảy ra, qua việc chôn cất trong mộ. Với sự sống lại của Chúa Giê-su là trường hợp độc nhất vô nhị, chưa có ai trong lịch sử loài người có như vậy, vì Đức Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Như vậy, việc Chúa Giê-su sống lại không phải là một chuyện hão huyền, mà là một sự thật bởi các sự kiện: ngôi mộ trống, các khăn lượm để lại đâu vào đó. Đây là điểm khá quan trọng vì; nếu người ta lấy trộm xác thì phải vội vàng, càng nhanh càng tốt thì làm sao mà các khăn lại xếp gọn gàng để theo thứ tự. Rồi chính những người Biệt Phái, Pha-ri-sêu là những người gây lên vụ án cũng thừa nhận điều này, lời của họ nói với lính canh mộ: “Các anh cứ nói là ban đêm chúng tôi đang ngủ thì có môn đồ của ông Giê-su đến lấy xác mang đi, chuyện này nếu lọt đến tai quan thì để chúng tôi lo liệu”. Với lời chứng của các môn đệ bằng sự đánh đổi cả mạng sống mình để minh chứng cho điều mình thấy. Rồi lại lời chứng của các thiên thần hiện ra nói về việc Chúa sống lại, và điều quan trọng hơn cả là chính Chúa Giê-su đã sống lại, hiện ra nhiều lần với các Tông Đồ, qua con người bằng xương bằng thịt; Ngài ăn uống với các Tông Đồ, giảng dạy các ông. Ngài cũng hiện ra với rất nhiều người nữa.
Vậy thì ngày hôm nay chúng ta qui tụ nơi đây để hân hoan mừng đại lễ và qua đây cũng là niềm hy vọng lớn lao nhất của chúng ta, là được sự sống đời đời, cho nên hôm nay không ai có lý do gì để mà nghi ngờ hay là lo buồn; Vì Đức Ki-tô Chúa chúng ta đã khải hoàn. Với niềm vui lớn lao như thế thì làm sao chúng ta lại không vui mừng lên được, khi Đức Ki-tô Chúa chúng ta đã đánh bại thần chết, mọi tội lỗi được tẩy rửa. Làm sao mà chúng ta không vui mừng được, khi niềm tin của chúng ta được bảo đảm cách chắc chắn qua sự phục sinh của Đức Ki-tô, và Ngài cũng cho chúng ta hưởng sự sống lại đó với Ngài. Và làm sao mà chúng ta không vui mừng lên được, khi sự chết của chúng ta không phải là một sự bế tắc, một ngõ cụt, mà là cách cửa mở ra để chúng ta bước vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa.
Đức Ki-tô đã đến trong trần gian, chấp nhận mọi đau khổ, bất công, Ngài đã đi cho đến cùng của cuộc sống qua bản án bất công và cái chết nhục nhã, tất tưởi, nhưng Ngài đã sống lại. Qua việc Chúa Giê-su sống lại Ngài đã thay đổi mọi tình thế: tội lỗi, bất công, thù nghịch đã bị lên án, tử thần bị tiêu diệt, cho nên bất cứ ai, ở thời đại nào, đi theo Chúa Giê-su mà chẳng may bị đời bạc bẽo, hay gặp những đau khổ, thất bại, bất công, ngang trái mà xem ra sức con người không thể chịu nổi, thì lúc đó chúng ta hãy nhớ rằng, chúng ta đang có Chúa Giê-su đi bên cạnh chúng ta, và Ngài nói với chúng ta rằng: Cha hiểu và thấu cảm những đau khổ của con; vì Cha cũng đã trải qua như thế và còn hơn thế nữa, nhưng Cha đã thắng vượt tất cả, nên con cứ vững tin vào Cha. Ơn Cha đủ cho con.
Vậy thì, kính thưa quí ông bà anh chị em, ngày hôm nay chúng ta là những người theo Chúa, liệu chúng ta có phải hy sinh điều này điều kia, hay bị thiệt thòi, mất mát, bị khinh chê, hiểu lầm, bị bỏ rơi, hay bị người thân phản bội hay bất cứ chuyện gì xẩy ra, cách này hay cách khác thì chúng ta cứ vững tin và can đảm lên vì Đức Ki-tô đã từng bị như thế nhưng Ngài đã chiến thắng tất cả.
Với cuộc sống lòng tin, cho dẫu chúng ta có bị đau khổ ê chề, có những điều chúng ta không thể hiểu và giải thích nổi thì qua cái chết và phục sinh của Chúa Giê-su là chìa khóa giúp ta giải mã được tất cả, cho nên ai càng theo sát với Đức Ki-tô thì người đó sẽ thấy được sự sâu thẳm đằng sau những đau khổ, mất mát là những bông hoa, là những món quà quí giá, và một khi chúng ta nhìn ra được như thế thì ta sẽ nói lên rằng: “Tất cả là hồng ân.” Nếu chúng ta có một cặp mắt đức tin như thế thì cuộc sống của chúng ta thật an bình và thanh thản làm sao; vì ta luôn sống với niềm tin và hy vọng vào sự phục sinh của Chúa.
Xin niềm vui phục sinh tràn ngập lòng mỗi người, xin cho mầm sống phục sinh của Chúa được nẩy nở trong mỗi tâm hồn, để chúng con luôn hân hoan vững bước theo Chúa Ki-tô cho đến cùng. Chúc mỗi cá nhân, gia đình được tràn đầy niềm vui hạnh phúc của Chúa Kitô Phục Sinh Amen. Halleluia.
Lm Phaolo Cao Thế Bình SDD