Dan Lee
04-24-2011, 01:03 PM
Ôi Đấng Phục Sinh ! Khắp nơi, mọi thời, trẻ mãi !
Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta".
Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa đã bắt đầu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”
1. Tin Mừng Phục sinh : “Lời chứng về một cuộc gặp gỡ” :
Vâng, tự bản chất, huyền nhiệm phục Sinh, Tin mừng Phục Sinh chính là “Lời Chứng” được kể lại, là “chứng từ” được sẻ chia mà cốt lỏi phát xuất từ cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật giữa Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh và các môn sinh của Ngài như các trích đoạn Lời Chúa đã đồng thanh lên tiếng : Chứng từ của người phụ nữ Maria Mađalêna về “Ngôi Mộ trống” và sau đó là cuộc diện kiến với Đấng “Ráp-bu-ni” để từ đó bà trở thành kẻ đầu tiên loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho thế giới ; chứng từ của các phụ nữ khác, cũng từ ngay bên “Ngôi mộ trống, đã gặp Đấng Phục sinh đang trở về vào buổi sáng “Ngày Thứ Nhất trong tuần” trong nổi hoan vui những cũng đầy xao xuyến ; chứng từ của các Tông đồ Phêrô, Gioan, cũng từ nơi ngôi mộ trống cùng với khăn che, băng vải liệm xác, đã cảm nhận và đã tin rằng : không một mãnh lực nào còn có thể giữ được thân xác phục sinh của Thầy Chí Thánh ; chứng từ của các tông đồ gặp gỡ Thầy của mình trở về để gặp mặt, để ban bình an, ban Lời chân lý trong chính mái nhà tiệc ly nơi các môn sinh đang đóng cửa họp mặt đợi chờ trong lo âu thấp thỏm…
Cho dù với một không gian khác và vào một thời điểm khác, nhưng cuộc họp mừng Chúa Sống Lại hôm nay cốt lõi cũng chỉ là cuộc hội ngộ với Đấng Phục Sinh đang trở về, đang hiện diện, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên như Ngài đã hiện diện và sẻ chia cùng các môn sinh với “bữa điểm tâm đơn giản nhưng ấm áp tình thân trên bờ hồ Tibêriát” (Ga 21, 1-14), hay như bữa cơm chiều đạm bạc thân thương bên quán vắng Emmau (Lc 24,13-35). Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng Phục Sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay :
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, cũng chỉ với một đề tài duy nhất đó là : chúng tôi làm chứng : Đức Kitô đã chết và đã sống lại, như lời chứng chắc nịch của Thánh Tông Đồ Gioan :
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc sẻ chia lời chứng và cảm nghiệm của chính mình :
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy : điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Đã 2000 năm rồi, Lời Chứng tưởng chừng quá giản đơn thêm một chút huyền thoại đó lại còn giữ nguyên vẻ thuyết phục tuyệt vời, nếu không nói càng ngày càng mới mẻ trẻ trung và không ngừng hấp dẫn.
Bởi vì, đằng sau “Lời Chứng” đó lại chính là sự hiện diện của một Đấng Phục Sinh vô hình đầy quyền năng, là Đường, Sự thật và Sự sống, là “tấm biển chỉ đường” cho nhân loại tiến bước trong thời gian để đi về vĩnh cửu.
2. Tin Mừng phục sinh : tấm biển chỉ đường cuộc sống :
Nhưng sau cuộc phục sinh của Đức Kitô thì chuyện gì đã xảy ra cho thế giới ?
Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy” . Hai môn đệ trẻ của Chúa Giêsu trên cuộc hành trình về làng Emmau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng đã đặt vấn đề về sự phi lý đó : “tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ?” (Lc 24,1-35). Và trong cuộc sống đời thường hôm nay hằng ngày đang xảy ra bao nhiêu chuyện phi lý như thế :
- Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc của một đôi uyên ương kia bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ?
- Tại sao đứa bé kia có tội tình gì mà vừa mới lọt lòng mẹ đã mang dị tật bẩm sinh ?
- Và tại sao người thiếu nữ dịu dàng khả ái tương lai đang rạng rỡ với mãnh bằng đại học xuất sắc kia lại đành chấp nhận bản án tử với căn bệnh ung thư quái ác ?...
- Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh : Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…?.
Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…
Thật may mắn cho nhân loại, vì đã có một “Ngày Thứ Nhất trong tuần” cách đây 2000 năm đã làm thay đổi hết mọi sự như một lời chia sẻ :
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con được tự do bay cao,
Không bị nổi sợ hải của phận người chi phối,
Sợ thất bại, sợ khổ đau,
Sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở… (Manna trang 86)
Và cũng như ngày xưa, Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho các môn sinh thế nào, thì hôm nay Ngài cũng làm như thế cho tất cả những ai đón nhận và tin tưởng nơi Ngài :
Sự phục sinh của Chúa là một lời mời gọi
Mang một sức hút mãnh liệt
Khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời :
Nhìn tất cả từ trên cao
Để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự phục sinh của Chúa
Giúp con dám sống tận tình hơn
Với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì
Nhưng lại được tất cả… (SĐD)
Và như thế, điều còn lại của chúng ta hôm nay là biết nhận ra, biết khám phá có một Đấng Phục Sinh đang đồng hành với chúng ta giữa lòng cuộc sống, như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự :
Vâng, Đức Kitô đã sống lại và Người có mặt ở khắp mọi nơi, mọi đầu đường, mọi đích điểm, đồng hành với ta trên mọi ngỏ ngách. Từ thành phố đến đồng quê. Từ quán trọ đến gia đình. Từ bên trong, từ bên ngoài. Đâu đâu cũng có Ngài ; Đức Kitô phục sinh. Trước khi ta ra đi, Ngài đã ở đó. Đang khi ta rảo bước, Ngài có ngay bên. Trước khi ta đến nơi, Ngài đã đứng đợi. Và sau khi ta nghỉ mệt, Ngài lại đến thăm ; lúc nào cũng có Ngài, Đức Kitô phục sinh.
Nếu hôm qua tôi đã tin
là vì Ngài đã sống lại.
Nếu hôm nay tôi đang theo Ngài,
là vì Ngài đang ở bên tôi.
Và nếu mai đây tôi ra đi,
là vì Ngài đang đứng đợi.
Ôi Đấng Phục sinh !
Khắp nơi
mọi thời
trẻ mãi.
3. Chứng từ tiếp nối chứng từ :
Nếu Tin Mừng Phục sinh được loan báo đầu tiên bởi những người phụ nữ, thì sau đó, các Tông đồ lại là những kẻ được chính Đức Kitô uỷ thác ra đi và loan báo sứ điệp tuyệt vời nầy cho khắp thế giới. Lời giảng đầu tiên của Phê-rô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê, Phao-lô…cốt lỏi chỉ là : Đức Kitô mà những người đồng hương Do thái đã giết, nay đã sống lại. Tin Mừng, nhất là sách Công vụ Sứ đồ đã tường thuật cho chúng ta "Lời giảng nguyên thuỷ" nầy.
Như vậy, sứ điệp mà mỗi người chúng ta sống và chuyển tải cho anh chị em của chúng ta hôm nay đó cũng chính là sứ điệp phục sinh. Làm sao cho sứ điệp này chi phối mọi nẽo đường phục vụ và sống. Làm sao cho sứ điệp đó, niềm vui đó, sức sống đó lan toả, chi phối đời sống cộng đoàn cũng như cuộc sống mỗi người như chính ước nguyện của Mẹ Á Thánh Tê-rê-xa Calcutta :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Người Châu Phi có câu ngạn ngữ : "Khi ta nhớ đến một người nào, thì người ấy sống lại, hiện diện ở giữa ta".
Đối với niềm tin Kitô giáo, việc tưởng niệm Chúa Kitô chết và sống lại chính là hành vi nền tảng. "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy". Và một khi Cộng đoàn Dân Chúa họp nhau tưởng niệm Chúa Ki-tô thì Ngài có mặt ở đó. Đó chính là điểm khác biệt căn cốt giữa phụng vụ của Giáo Hội và việc thờ phượng của các tôn giáo khác : chúng ta qui tụ, cầu nguyện, tôn thờ, lắng nghe, được sai đi…với một Đấng đang sống, đang hiện diện (Cf. PV số 7). Tuy nhiên, để sống “sự hiện diện đặc biệt nầy”, để cảm nghiệm thực sự một “Đức Kitô phục sinh đang có mặt”, cộng đoàn Dân Chúa đã bắt đầu từ những “Lời Chứng” sống động về Đấng Phục sinh, từ những chứng nhân đã gặp gỡ, đã sống, đã lãnh nhận sứ mệnh, đã đồng hành với chính Đấng Phục sinh. Vì thế, niềm tin phục sinh, tin mừng Phục sinh trước hết là “một lời chứng”
1. Tin Mừng Phục sinh : “Lời chứng về một cuộc gặp gỡ” :
Vâng, tự bản chất, huyền nhiệm phục Sinh, Tin mừng Phục Sinh chính là “Lời Chứng” được kể lại, là “chứng từ” được sẻ chia mà cốt lỏi phát xuất từ cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật giữa Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh và các môn sinh của Ngài như các trích đoạn Lời Chúa đã đồng thanh lên tiếng : Chứng từ của người phụ nữ Maria Mađalêna về “Ngôi Mộ trống” và sau đó là cuộc diện kiến với Đấng “Ráp-bu-ni” để từ đó bà trở thành kẻ đầu tiên loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho thế giới ; chứng từ của các phụ nữ khác, cũng từ ngay bên “Ngôi mộ trống, đã gặp Đấng Phục sinh đang trở về vào buổi sáng “Ngày Thứ Nhất trong tuần” trong nổi hoan vui những cũng đầy xao xuyến ; chứng từ của các Tông đồ Phêrô, Gioan, cũng từ nơi ngôi mộ trống cùng với khăn che, băng vải liệm xác, đã cảm nhận và đã tin rằng : không một mãnh lực nào còn có thể giữ được thân xác phục sinh của Thầy Chí Thánh ; chứng từ của các tông đồ gặp gỡ Thầy của mình trở về để gặp mặt, để ban bình an, ban Lời chân lý trong chính mái nhà tiệc ly nơi các môn sinh đang đóng cửa họp mặt đợi chờ trong lo âu thấp thỏm…
Cho dù với một không gian khác và vào một thời điểm khác, nhưng cuộc họp mừng Chúa Sống Lại hôm nay cốt lõi cũng chỉ là cuộc hội ngộ với Đấng Phục Sinh đang trở về, đang hiện diện, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên như Ngài đã hiện diện và sẻ chia cùng các môn sinh với “bữa điểm tâm đơn giản nhưng ấm áp tình thân trên bờ hồ Tibêriát” (Ga 21, 1-14), hay như bữa cơm chiều đạm bạc thân thương bên quán vắng Emmau (Lc 24,13-35). Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng Phục Sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay :
“Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đã treo Người trên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại”
Cùng với Phêrô, mọi Tông đố khác, các bài giáo lý đầu tiên của Kitô giáo do các Ngài thực hiện, niềm tin nguyên thủy mà các Ngài muốn chuyển tải cho thế giới, giản đơn, cũng chỉ với một đề tài duy nhất đó là : chúng tôi làm chứng : Đức Kitô đã chết và đã sống lại, như lời chứng chắc nịch của Thánh Tông Đồ Gioan :
“Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời…” (1 Ga 1,1-2)
Phaolô, một tông đồ trở lại cũng đã dõng dạc sẻ chia lời chứng và cảm nghiệm của chính mình :
“Còn chúng tôi, chúng tôi xin loan báo cho anh em Tin Mừng nầy : điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta là con cháu các Ngài, khi làm cho Đức Giêsu sống lại, đúng như lời đã chép trong thánh vịnh 2 : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con”. (Cv 13,32-33)
Đã 2000 năm rồi, Lời Chứng tưởng chừng quá giản đơn thêm một chút huyền thoại đó lại còn giữ nguyên vẻ thuyết phục tuyệt vời, nếu không nói càng ngày càng mới mẻ trẻ trung và không ngừng hấp dẫn.
Bởi vì, đằng sau “Lời Chứng” đó lại chính là sự hiện diện của một Đấng Phục Sinh vô hình đầy quyền năng, là Đường, Sự thật và Sự sống, là “tấm biển chỉ đường” cho nhân loại tiến bước trong thời gian để đi về vĩnh cửu.
2. Tin Mừng phục sinh : tấm biển chỉ đường cuộc sống :
Nhưng sau cuộc phục sinh của Đức Kitô thì chuyện gì đã xảy ra cho thế giới ?
Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy” . Hai môn đệ trẻ của Chúa Giêsu trên cuộc hành trình về làng Emmau vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng đã đặt vấn đề về sự phi lý đó : “tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ?” (Lc 24,1-35). Và trong cuộc sống đời thường hôm nay hằng ngày đang xảy ra bao nhiêu chuyện phi lý như thế :
- Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc của một đôi uyên ương kia bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ?
- Tại sao đứa bé kia có tội tình gì mà vừa mới lọt lòng mẹ đã mang dị tật bẩm sinh ?
- Và tại sao người thiếu nữ dịu dàng khả ái tương lai đang rạng rỡ với mãnh bằng đại học xuất sắc kia lại đành chấp nhận bản án tử với căn bệnh ung thư quái ác ?...
- Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh : Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…?.
Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…
Thật may mắn cho nhân loại, vì đã có một “Ngày Thứ Nhất trong tuần” cách đây 2000 năm đã làm thay đổi hết mọi sự như một lời chia sẻ :
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinh
Nên con được tự do bay cao,
Không bị nổi sợ hải của phận người chi phối,
Sợ thất bại, sợ khổ đau,
Sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở… (Manna trang 86)
Và cũng như ngày xưa, Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho các môn sinh thế nào, thì hôm nay Ngài cũng làm như thế cho tất cả những ai đón nhận và tin tưởng nơi Ngài :
Sự phục sinh của Chúa là một lời mời gọi
Mang một sức hút mãnh liệt
Khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời :
Nhìn tất cả từ trên cao
Để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự phục sinh của Chúa
Giúp con dám sống tận tình hơn
Với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì
Nhưng lại được tất cả… (SĐD)
Và như thế, điều còn lại của chúng ta hôm nay là biết nhận ra, biết khám phá có một Đấng Phục Sinh đang đồng hành với chúng ta giữa lòng cuộc sống, như cách cảm nhận của thi sĩ Trăng Thập Tự :
Vâng, Đức Kitô đã sống lại và Người có mặt ở khắp mọi nơi, mọi đầu đường, mọi đích điểm, đồng hành với ta trên mọi ngỏ ngách. Từ thành phố đến đồng quê. Từ quán trọ đến gia đình. Từ bên trong, từ bên ngoài. Đâu đâu cũng có Ngài ; Đức Kitô phục sinh. Trước khi ta ra đi, Ngài đã ở đó. Đang khi ta rảo bước, Ngài có ngay bên. Trước khi ta đến nơi, Ngài đã đứng đợi. Và sau khi ta nghỉ mệt, Ngài lại đến thăm ; lúc nào cũng có Ngài, Đức Kitô phục sinh.
Nếu hôm qua tôi đã tin
là vì Ngài đã sống lại.
Nếu hôm nay tôi đang theo Ngài,
là vì Ngài đang ở bên tôi.
Và nếu mai đây tôi ra đi,
là vì Ngài đang đứng đợi.
Ôi Đấng Phục sinh !
Khắp nơi
mọi thời
trẻ mãi.
3. Chứng từ tiếp nối chứng từ :
Nếu Tin Mừng Phục sinh được loan báo đầu tiên bởi những người phụ nữ, thì sau đó, các Tông đồ lại là những kẻ được chính Đức Kitô uỷ thác ra đi và loan báo sứ điệp tuyệt vời nầy cho khắp thế giới. Lời giảng đầu tiên của Phê-rô, Gioan, Gia-cô-bê, An-rê, Phao-lô…cốt lỏi chỉ là : Đức Kitô mà những người đồng hương Do thái đã giết, nay đã sống lại. Tin Mừng, nhất là sách Công vụ Sứ đồ đã tường thuật cho chúng ta "Lời giảng nguyên thuỷ" nầy.
Như vậy, sứ điệp mà mỗi người chúng ta sống và chuyển tải cho anh chị em của chúng ta hôm nay đó cũng chính là sứ điệp phục sinh. Làm sao cho sứ điệp này chi phối mọi nẽo đường phục vụ và sống. Làm sao cho sứ điệp đó, niềm vui đó, sức sống đó lan toả, chi phối đời sống cộng đoàn cũng như cuộc sống mỗi người như chính ước nguyện của Mẹ Á Thánh Tê-rê-xa Calcutta :
Lạy Chúa,
Chúa đã chịu chết và sống lại,
xin dạy chúng con biết chiến đấu
trong cuộc chiến mỗi ngày
để được sống dồi dào hơn.
(…)
Ước gì từ nay,
không có gì có thể làm cho chúng con
khổ đau và khóc lóc
chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa phục sinh.
Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Cha,
là hy vọng hạnh phúc bất diệt,
là ngọn lửa tình yêu nồng nàn ;
Xin lấy niềm vui của Người
mà làm cho chúng con nên mạnh mẽ
và trở thành mối dây yêu thương,
bình an và hiệp nhất giữa chúng con. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền