Dan Lee
04-27-2011, 11:26 PM
HẠNH CÁC THÁNH THÁNG 4
26/4 – Thánh Pedro de Betancur San Joseacute, Tu sĩ (1626-1667)
Trung Mỹ có vị thánh đầu tiên là Pedro de Betancur, từng làm việc và chết tại Guatemala. Ngài thường được gọi là “thánh Phanxicô của Mỹ châu”.
Pedro được phong chân phước năm 1980. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 30/7 tại thành phố Guatemala. Ngài được phong thánh vì “gương mẫu nổi bật” về lòng yêu thương Kitô giáo, Đức Gioan-Phaolô II nói rằng thánh Pedro đã “thực hiện lòng nhân từ một cách anh dũng với những người nhỏ bé nhất và nghèo khổ nhât”. Trước khoảng 500.000 người Guatemala tham dự lễ phong thánh, Đức Gioan-Phaolô II nói về những căn bệnh xã hội ngày nay đang hoành hành đất nước và cần có sự thay đổi.
Trong nghi thức phụng vụ kéo dài 3 giờ, ngài giảng: “Chúng ta hãy nghĩ về các trẻ em và thanh thiếu niên vô gia cư hoặc không được học hành, các phụ nữ cần nhiều nhu cầu, những người bị xã hội bỏ rơi, các nạn nhân của tội phạm có tổ chức là gái điếm hoặc ma túy, những người bệnh tật bị bỏ rơi và những người già sống cô đơn”.
Thánh Pedro rất muốn làm linh mục, nhưng Thiên Chúa có kế hoạch khác cho chàng thanh niên này vốn sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó ở Tenerife, thuộc quần đảo Canary. Pedro đi chăn chiên đến lúc 24 tuổi, ngài đi đến TP Guatemala, hy vọng liên lạc với người thân ở đó. Lúc ngài đến Havana thì hết tiền. Ngài làm việc ở đó kiếm tiền rồi lại đi Guatemala vào năm sau. Đến nơi, ngài quá nghèo đến nỗi phải xếp hàng nhận của bố thí của các tu sĩ dòng Phanxicô.
Không lâu sau, ngài ghi danh học ở trường dòng Tên để làm linh mục. Nhưng ngài cố gắng thế nào cũng không học nổi, ngài đành phải nghỉ học. Năm 1655, ngài vào dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài mở một bệnh viện cho các bệnh nhân nghèo đang dưỡng bệnh, một nhà mở cho những người vô gia cư và một trường học cho người nghèo. Không làm ngơ dân giàu ở TP Guatemala, ngài vừa đi bộ khắp thành phố vừa rung chuông kêu gọi họ ăn năn sám hối.
Có nhiều người đến chia sẻ công việc của ngài. Không lâu sau, họ trở thành Dòng Belem (Bethlehemite Congregation), và được Tòa thánh phê chuẩn sau khi ngài qua đời.
27/4 – Thánh Louis Maria Montfort, Linh mục (1673-1716)
Cuộc đời thánh Louis dành để thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Totus tuus (hoàn toàn thuộc về Mẹ) là khẩu hiệu riêng của ngài. Chính ĐHY Karol Wojtyla (chân phước Gioan-Phaolô II) đã chọn khẩu hiệu này làm khẩu hiệu giám mục.
Ngài sinh tại làng Breton ở Montfort, gần Rennes (Pháp). Lớn lên, ngài biết nơi mình lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy nên ngài thay tên gia đình là Grignion. Sau khi được học với các linh mục dòng Tên (Jesuits) và Hội truyền giáo Xuân Bích (Sulpicians), ngài thụ phong linh mục năm 1700.
Sau đó ngài đi rao giảng khắp miền Tây Pháp. Những năm sống với người nghèo thúc giục ngài sống giản dị, đôi khi ngài gặp rắc rối với giáo quyền. Khi ngài giảng, hàng ngàn người đã lấy lại đức tin. Ngài khuyên nên thường xuyên rước lễ, rước lễ hàng ngày càng tốt (dù thời đó chưa có thói quen rước lễ như vậy). Ngài noi gương “xin vâng” của Đức Mẹ.
Thánh Louis thành lập Hội Truyền giáo Maria (Missionaries of the Company of Mary, dành cho linh mục và tu sĩ) và dòng Nữ tử Khôn ngoan (Daughters of Wisdom) chuyên chăm sóc bệnh nhân. Ngài viết cuốn True Devotion to the Blessed Virgin (Tận hiến cho Đức Mẹ), sách này trở thành cách giải nghĩa về lòng sùng kính Đức Maria. Ngài qua đời tại Saint-Laurent-sur-Sèvre, nơi đây có một nhà thờ dâng kính ngài. Ngài được phong thánh năm 1947.
28/4 – Thánh Phêrô Chanel, Linh mục Tử đạo (1803-1841)
Là một linh mục trẻ làm hồi sinh một giáo xứ trong một quận “tồi tệ” bằng phương pháp đơn giản là tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Muốn làm nhà truyền giáo nên lúc 28 tuổi, ngài gia nhập Dòng Đức Mẹ (Society of Mary), còn gọi là Bảy Thánh Lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (seven Marists). Vì vâng lời, ngài dạy học ở chủng viện 5 năm. Sau đó, ngài làm bề trên dòng, đi miền Tây Oceania và được bầu làm đại diện (vicariate). Đức giám mục theo các nhà truyền giáo, để Peter Chanel một tu sĩ khác ở lại đảo Futuna ở New Hebrides, hứa sẽ trở lại 6 tháng sau. Nhưng thời gian đó kéo dài đến 5 năm sau.
Trong khi đó, ngài phải “vật lộn” với việc trau dồi ngôn ngữ mới, khó sống với dân đánh cá voi, dân buôn bán và dân bản xứ. Dù thành công một chút, ngài vẫn trầm lặng, hiền dịu, kiên nhẫn và can đảm. Một số dân bản xứ được rửa tội, một ít người được hướng dẫn. Khi con trai của một thủ lĩnh (chieftain) xin vào đạo, thủ lĩnh càng khủng bố dữ dội. LM Chanel bị đánh đến chết, thi thể ngài bị cắt ra từng khúc. Sau 2 năm ngài qua đời, cả đảo Oceania theo Công giáo và ngày nay vẫn vậy. Thánh Peter Chanel là thánh tử đạo đầu tiên và là thánh bổn mạng của đảo này.
29/4 – Thánh Catarina Siêna (1347-1380)
Thánh nữ Catarina sống không lâu nhưng hoàn toàn dành cho Đức Kitô. Điều ấn tượng nhất ở bà là “đầu hàng” Thiên Chúa.
Bà là con thứ 23 của ông Jacopo và bà Lapa Benincasa. Bà thông minh, vui vẻ và đạo đức. Bà làm người mẹ thất vọng khi bà cắt tóc để làm xấu mình mà không thanh niên nào muốn cưới bà. Người cha muốn mọi người để cho con gái được yên, dành riêng một phòng để con gái cầu nguyện và suy niệm.
Lúc 18 tuổi, bà vào Dòng Ba Đa Minh, dành 3 năm sống cô tịch, cầu nguyện và khổ hạnh. Dần dần nhiều người theo bước bà – đàn ông, đàn bà, và cả các linh mục. Đời sống tông đồ của bà lớn mạnh nhờ sống chiêm niệm. Đa số các thư của bà về hướng dẫn tâm linh và khuyến khích những người theo bà, càng ngày càng được chú ý. Nhiều người chống đối và vu oan cho bà vì bà bộc trực (candor) và hoàn toàn vì Chúa Kitô. Nhưng rồi bà được giải oan tại Tổng hội dòng Đa Minh (Dominican General Chapter) năm 1374.
Ảnh hưởng của bà lên đến đỉnh cao nhờ sự thánh thiện của bà, và bà đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Đức giáo hoàng. Bà hoạt động không ngơi nghỉ để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, giải hòa giữa Florence và ĐGH.
Năm 1378 xảy ra vụ Đại ly giáo (Great Schism), chia cách các nước theo Kitô giáo, chia hai rồi chia ba, có các giáo hoàng và thậm chí đặt các thánh vào thế đối nghịch. Thánh Catarina dành 2 năm cuối đời ở Rôma, cầu nguyện, bào chữa giáo hội nhân danh ĐGH Urbanô VI và sự hiệp nhất giáo hội. Khi qua đời, các “con cái” vây quanh bà.
Thánh Catarina uy tín trong các nhà thần bí (mystics) và những người viết về tâm linh của giáo hội. Năm 1970, ĐGH Phaolô VI tôn vinh thánh Catarina và thánh Têrêsa Avila là Tiến sĩ Giáo hội. Những năm gần đây, người ta đề nghị nên chọn thánh Catarina làm bổn mạng Internet. Chúc thư tâm linh (spiritual testament) của bà có trong cuốn The Dialogue (Đối thoại).
30/4 – Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
Đây là vị giáo hoàng có công về Công đồng Trentô. Công đồng Vatican II có những khó khăn thì thánh Piô V cũng gặp nhiều rắc rối về Công đồng Trentô vậy.
Trong triều đại Giáo hoàng (1566-1572), ĐGH Piô V đối mặt với khó khăn là quy tụ giáo hội tản mác khắp nơi về một mối. Gia đình của Chúa bị hoành hành vì tham nhũng, cải cách, liên tục bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng và các nước chiến tranh đẫm máu. Năm 1545, vị giáo hoàng tiền nhiệm đã triệu tập Công đồng Trentô với nỗ lực là xử lý các vấn đề nổi cộm trong giáo hội. Suốt 18 năm, các giáo phụ đã thảo luận, kết tội, xác định và quyết định cách hành động. Công đồng kết thúc năm 1563.
ĐGH Piô V được bầu chọn năm 1566 và chịu trách nhiệm bổ sung việc cải cách mà Công đồng kêu gọi. Ngài cho thành lập các chủng viện để đào tạo linh mục đúng quy cách, cho xuất bản sách lễ mới, sách kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thành lập Hội Ái hữu Học thuyết Kitô giáo (Confraternity of Christian Doctrine – CCD) cho giới trẻ. Ngài ban hành pháp chế chống lạm dụng trong giáo hội. Ngài kiên trì phục vụ người bệnh và người nghèo bằng cách cho xây các bệnh viện, cung cấp lương thực cho người đói khát, số tiền thường được dùng để đãi tiệc của giáo hội thì ngài trao cho các tân tòng nghèo khổ. Quyết định của ngài trở thành thói quen của dòng Đa Minh là mặc áo dòng trắng.
Vừa nỗ lực cải cách giáo hội vừa cải cách đất nước, ngài bị chống đối mãnh liệt từ phía nữ hoàng Elizabeth của Anh và hoàng đế Maximilian II của Rôma. Các vấn đề ở Pháp và Hà Lan cũng cản trở hy vọng của ngài là liên kết Âu châu để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng ngài giành được Vịnh Lepanto khỏi tay Hy Lạp vào ngày 7/10/1571.
Ngài không ngừng đòi hỏi canh tân giáo hội, là nền tảng sống của ngài với tư cách là một tu sĩ dòng Đa Minh. Ngài dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúa, ăn chay, từ chối những xa xỉ dành cho giáo hoàng và nghiêm túc theo tu luật và tinh thần Đa Minh.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)
26/4 – Thánh Pedro de Betancur San Joseacute, Tu sĩ (1626-1667)
Trung Mỹ có vị thánh đầu tiên là Pedro de Betancur, từng làm việc và chết tại Guatemala. Ngài thường được gọi là “thánh Phanxicô của Mỹ châu”.
Pedro được phong chân phước năm 1980. Ngài được ĐGH Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 30/7 tại thành phố Guatemala. Ngài được phong thánh vì “gương mẫu nổi bật” về lòng yêu thương Kitô giáo, Đức Gioan-Phaolô II nói rằng thánh Pedro đã “thực hiện lòng nhân từ một cách anh dũng với những người nhỏ bé nhất và nghèo khổ nhât”. Trước khoảng 500.000 người Guatemala tham dự lễ phong thánh, Đức Gioan-Phaolô II nói về những căn bệnh xã hội ngày nay đang hoành hành đất nước và cần có sự thay đổi.
Trong nghi thức phụng vụ kéo dài 3 giờ, ngài giảng: “Chúng ta hãy nghĩ về các trẻ em và thanh thiếu niên vô gia cư hoặc không được học hành, các phụ nữ cần nhiều nhu cầu, những người bị xã hội bỏ rơi, các nạn nhân của tội phạm có tổ chức là gái điếm hoặc ma túy, những người bệnh tật bị bỏ rơi và những người già sống cô đơn”.
Thánh Pedro rất muốn làm linh mục, nhưng Thiên Chúa có kế hoạch khác cho chàng thanh niên này vốn sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó ở Tenerife, thuộc quần đảo Canary. Pedro đi chăn chiên đến lúc 24 tuổi, ngài đi đến TP Guatemala, hy vọng liên lạc với người thân ở đó. Lúc ngài đến Havana thì hết tiền. Ngài làm việc ở đó kiếm tiền rồi lại đi Guatemala vào năm sau. Đến nơi, ngài quá nghèo đến nỗi phải xếp hàng nhận của bố thí của các tu sĩ dòng Phanxicô.
Không lâu sau, ngài ghi danh học ở trường dòng Tên để làm linh mục. Nhưng ngài cố gắng thế nào cũng không học nổi, ngài đành phải nghỉ học. Năm 1655, ngài vào dòng Ba Phanxicô. Ba năm sau, ngài mở một bệnh viện cho các bệnh nhân nghèo đang dưỡng bệnh, một nhà mở cho những người vô gia cư và một trường học cho người nghèo. Không làm ngơ dân giàu ở TP Guatemala, ngài vừa đi bộ khắp thành phố vừa rung chuông kêu gọi họ ăn năn sám hối.
Có nhiều người đến chia sẻ công việc của ngài. Không lâu sau, họ trở thành Dòng Belem (Bethlehemite Congregation), và được Tòa thánh phê chuẩn sau khi ngài qua đời.
27/4 – Thánh Louis Maria Montfort, Linh mục (1673-1716)
Cuộc đời thánh Louis dành để thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Totus tuus (hoàn toàn thuộc về Mẹ) là khẩu hiệu riêng của ngài. Chính ĐHY Karol Wojtyla (chân phước Gioan-Phaolô II) đã chọn khẩu hiệu này làm khẩu hiệu giám mục.
Ngài sinh tại làng Breton ở Montfort, gần Rennes (Pháp). Lớn lên, ngài biết nơi mình lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy nên ngài thay tên gia đình là Grignion. Sau khi được học với các linh mục dòng Tên (Jesuits) và Hội truyền giáo Xuân Bích (Sulpicians), ngài thụ phong linh mục năm 1700.
Sau đó ngài đi rao giảng khắp miền Tây Pháp. Những năm sống với người nghèo thúc giục ngài sống giản dị, đôi khi ngài gặp rắc rối với giáo quyền. Khi ngài giảng, hàng ngàn người đã lấy lại đức tin. Ngài khuyên nên thường xuyên rước lễ, rước lễ hàng ngày càng tốt (dù thời đó chưa có thói quen rước lễ như vậy). Ngài noi gương “xin vâng” của Đức Mẹ.
Thánh Louis thành lập Hội Truyền giáo Maria (Missionaries of the Company of Mary, dành cho linh mục và tu sĩ) và dòng Nữ tử Khôn ngoan (Daughters of Wisdom) chuyên chăm sóc bệnh nhân. Ngài viết cuốn True Devotion to the Blessed Virgin (Tận hiến cho Đức Mẹ), sách này trở thành cách giải nghĩa về lòng sùng kính Đức Maria. Ngài qua đời tại Saint-Laurent-sur-Sèvre, nơi đây có một nhà thờ dâng kính ngài. Ngài được phong thánh năm 1947.
28/4 – Thánh Phêrô Chanel, Linh mục Tử đạo (1803-1841)
Là một linh mục trẻ làm hồi sinh một giáo xứ trong một quận “tồi tệ” bằng phương pháp đơn giản là tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Muốn làm nhà truyền giáo nên lúc 28 tuổi, ngài gia nhập Dòng Đức Mẹ (Society of Mary), còn gọi là Bảy Thánh Lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ (seven Marists). Vì vâng lời, ngài dạy học ở chủng viện 5 năm. Sau đó, ngài làm bề trên dòng, đi miền Tây Oceania và được bầu làm đại diện (vicariate). Đức giám mục theo các nhà truyền giáo, để Peter Chanel một tu sĩ khác ở lại đảo Futuna ở New Hebrides, hứa sẽ trở lại 6 tháng sau. Nhưng thời gian đó kéo dài đến 5 năm sau.
Trong khi đó, ngài phải “vật lộn” với việc trau dồi ngôn ngữ mới, khó sống với dân đánh cá voi, dân buôn bán và dân bản xứ. Dù thành công một chút, ngài vẫn trầm lặng, hiền dịu, kiên nhẫn và can đảm. Một số dân bản xứ được rửa tội, một ít người được hướng dẫn. Khi con trai của một thủ lĩnh (chieftain) xin vào đạo, thủ lĩnh càng khủng bố dữ dội. LM Chanel bị đánh đến chết, thi thể ngài bị cắt ra từng khúc. Sau 2 năm ngài qua đời, cả đảo Oceania theo Công giáo và ngày nay vẫn vậy. Thánh Peter Chanel là thánh tử đạo đầu tiên và là thánh bổn mạng của đảo này.
29/4 – Thánh Catarina Siêna (1347-1380)
Thánh nữ Catarina sống không lâu nhưng hoàn toàn dành cho Đức Kitô. Điều ấn tượng nhất ở bà là “đầu hàng” Thiên Chúa.
Bà là con thứ 23 của ông Jacopo và bà Lapa Benincasa. Bà thông minh, vui vẻ và đạo đức. Bà làm người mẹ thất vọng khi bà cắt tóc để làm xấu mình mà không thanh niên nào muốn cưới bà. Người cha muốn mọi người để cho con gái được yên, dành riêng một phòng để con gái cầu nguyện và suy niệm.
Lúc 18 tuổi, bà vào Dòng Ba Đa Minh, dành 3 năm sống cô tịch, cầu nguyện và khổ hạnh. Dần dần nhiều người theo bước bà – đàn ông, đàn bà, và cả các linh mục. Đời sống tông đồ của bà lớn mạnh nhờ sống chiêm niệm. Đa số các thư của bà về hướng dẫn tâm linh và khuyến khích những người theo bà, càng ngày càng được chú ý. Nhiều người chống đối và vu oan cho bà vì bà bộc trực (candor) và hoàn toàn vì Chúa Kitô. Nhưng rồi bà được giải oan tại Tổng hội dòng Đa Minh (Dominican General Chapter) năm 1374.
Ảnh hưởng của bà lên đến đỉnh cao nhờ sự thánh thiện của bà, và bà đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Đức giáo hoàng. Bà hoạt động không ngơi nghỉ để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ, giải hòa giữa Florence và ĐGH.
Năm 1378 xảy ra vụ Đại ly giáo (Great Schism), chia cách các nước theo Kitô giáo, chia hai rồi chia ba, có các giáo hoàng và thậm chí đặt các thánh vào thế đối nghịch. Thánh Catarina dành 2 năm cuối đời ở Rôma, cầu nguyện, bào chữa giáo hội nhân danh ĐGH Urbanô VI và sự hiệp nhất giáo hội. Khi qua đời, các “con cái” vây quanh bà.
Thánh Catarina uy tín trong các nhà thần bí (mystics) và những người viết về tâm linh của giáo hội. Năm 1970, ĐGH Phaolô VI tôn vinh thánh Catarina và thánh Têrêsa Avila là Tiến sĩ Giáo hội. Những năm gần đây, người ta đề nghị nên chọn thánh Catarina làm bổn mạng Internet. Chúc thư tâm linh (spiritual testament) của bà có trong cuốn The Dialogue (Đối thoại).
30/4 – Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
Đây là vị giáo hoàng có công về Công đồng Trentô. Công đồng Vatican II có những khó khăn thì thánh Piô V cũng gặp nhiều rắc rối về Công đồng Trentô vậy.
Trong triều đại Giáo hoàng (1566-1572), ĐGH Piô V đối mặt với khó khăn là quy tụ giáo hội tản mác khắp nơi về một mối. Gia đình của Chúa bị hoành hành vì tham nhũng, cải cách, liên tục bị người Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng và các nước chiến tranh đẫm máu. Năm 1545, vị giáo hoàng tiền nhiệm đã triệu tập Công đồng Trentô với nỗ lực là xử lý các vấn đề nổi cộm trong giáo hội. Suốt 18 năm, các giáo phụ đã thảo luận, kết tội, xác định và quyết định cách hành động. Công đồng kết thúc năm 1563.
ĐGH Piô V được bầu chọn năm 1566 và chịu trách nhiệm bổ sung việc cải cách mà Công đồng kêu gọi. Ngài cho thành lập các chủng viện để đào tạo linh mục đúng quy cách, cho xuất bản sách lễ mới, sách kinh nhật tụng mới, sách giáo lý mới và thành lập Hội Ái hữu Học thuyết Kitô giáo (Confraternity of Christian Doctrine – CCD) cho giới trẻ. Ngài ban hành pháp chế chống lạm dụng trong giáo hội. Ngài kiên trì phục vụ người bệnh và người nghèo bằng cách cho xây các bệnh viện, cung cấp lương thực cho người đói khát, số tiền thường được dùng để đãi tiệc của giáo hội thì ngài trao cho các tân tòng nghèo khổ. Quyết định của ngài trở thành thói quen của dòng Đa Minh là mặc áo dòng trắng.
Vừa nỗ lực cải cách giáo hội vừa cải cách đất nước, ngài bị chống đối mãnh liệt từ phía nữ hoàng Elizabeth của Anh và hoàng đế Maximilian II của Rôma. Các vấn đề ở Pháp và Hà Lan cũng cản trở hy vọng của ngài là liên kết Âu châu để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng ngài giành được Vịnh Lepanto khỏi tay Hy Lạp vào ngày 7/10/1571.
Ngài không ngừng đòi hỏi canh tân giáo hội, là nền tảng sống của ngài với tư cách là một tu sĩ dòng Đa Minh. Ngài dành nhiều thời gian cầu nguyện với Chúa, ăn chay, từ chối những xa xỉ dành cho giáo hoàng và nghiêm túc theo tu luật và tinh thần Đa Minh.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)