Dan Lee
04-28-2011, 05:57 PM
CN II PHỤC SINH
Bài 1 : LỜI CHÚC BÌNH AN
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đệ đang họp, Chúa Giêsu hiện ra, chúc bình an và cho họ xem tay và cạnh sườn còn mang dấu đanh. Ngài lại chúc bình an cho họ lần thứ hai và sai họ ra đi; đồng thời thổi hơi trên các ông để ban Thánh Thần, cho các ông quyền tha hay cầm tội.
Vì vắng mặt , nên khi nghe các môn đệ khác kể lại việc Chúa hiện ra,Tôma, một trong số 12 môn đệ không tin : “ Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ lại nhóm họp. Lần này có Tôma. Chúa lại hiện đến, chúc bình an và cho Tôma xem các dấu đanh Người đã chịu ; và Tôma đã tin. Và Chúa phán thêm : “...Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”
Chúa còn làm nhiều phép lạ nữa trước mặt các ông để các ông vững tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.
Những đề tài mà chúng ta có thể trao đổi qua bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 2 Mùa Phục sinh : 1. Việc Chúa sai các môn đệ ra đi. 2.Việc Chúa ban Thánh Thần cho các ông.3. Chúa cho các ông quyền tha hay buộc tội.4. Vấn đề đức tin: thấy mà tin và không thấy mà tin.
Trong buổi chia sẽ này, chúng ta chỉ trao đổi về LỜI CHÚC BÌNH AN.
Thầy đã chịu đóng đinh, đã chết. Thế là hết!
Tổ chức cách mạng “ Đổi đời” vừa mới nhen nhúm được ba năm đã bị đập tan. Thủ lĩnh đã chết. Rắn mất đầu. Tổ chức tan rã. Cán bộ nòng cốt mạnh ai nấy trốn. Không biết số phận của tổ chức, của anh em rồi sẽ ra sao? Diệt được Thầy rồi, họ sẽ tìm đến những người theoThầy thôi. Biết thế thì cứ yên ổn làm ăn cho xong. Không biết tình thế sẽ đi về đâu? Nếu bọn biệt phái mà phát hiện ra, chỉ có chết thôi. Trốn chui trốn nhủi mãi thế này được sao?
Tâm trạng bất an, lo sợ. Đi đứng nằm ngồi không yên. Bồn chồn lo lắng.
Nghe Phêrô, Gioan và các chị nói Thầy đã sống lại. Có thật không ? Làm gì có chuyện đó. Có chăng là vào ngày « sau hết ».
Đó là tâm trạng của các môn đệ sau khi Thầy Giêsu đã chết.
Nhưng « vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. » ( Ga 20 : 19), và Chúa Giêsu bất ngờ xuất hiện. Ma ! Mọi người có mặt hoảng hốt, sợ hãi. Thầy đây. Đừng sợ ! « Bình an cho anh em ! »
Lời nói đầu tiên Chúa Giêsu nói với các môn đệ là : « Bình an cho anh em ! » : hai lần trong lần hiện ra thứ nhất và một lần khi hiện ra lần thứ hai có cả Tôma.
Biết được tâm trạng lo âu, sợ sệt, bất an của các môn đệ, nên Chúa Giêsu đã trấn an họ : « Bình an cho anh em ! »
Trở về cuộc sống hiện tại, chúng ta bất an, lo lắng, sợ hãi khi nào ? vì đâu ?
Sống trong tình trạng tội lỗi là sống bất an, lương tâm cắn rứt.
Hôm nay nghe tin động đất tại đây, mai có tin sóng thần, bão lụt nơi kia. Chúng ta bất an, lo lắng. Lo chuẩn bị đồ ăn, nước uống...Nhanh chân đi mua muối để phòng chống phóng xạ nguyên tử.
Tiểu đường, cao máu, ung thư..Đủ thứ thuốc phải uống.Phải đi khám bệnh thường xuyên.Không biết khi nào phải ra đi đây ?
Kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định. Tiền nhà, tiền bảo hiểm rồi sẽ phải tính sao đây nếu bị mất việc. Lo lắng.
Mở mắt dậy đã thấy đủ thứ phải lo, đủ điều phải sợ , đủ thứ làm bất an.
Lo lắng hôm nay, bất an ngày mai. Muốn sống bất kể ngày mai, không cần lo lắng hiện tại cũng không xong.
Không có cứu cánh, không có điểm tựa cho cuộc sống khác nào con thuyền bồng bềnh giữa biển khơi không biết sẽ đi về đâu, sẽ đỗ bến nào. Sống như thế là bất an, lo lắng, thất vọng. Sống không niềm tin là sống không có ngày mai.
May mắn cho ai có được một niềm tin cho cuộc sống, như Thánh Augustin đã nói: “ Cái chết của tâm hồn do đâu? Do thiếu đức tin. Cái chết của thân xác do đâu? Do thiếu tâm hồn. Vậy đức tin là tâm hồn, là sự sống của tâm hồn.”
Nhưng tin vào ai? Tin vào cái gì?
Tin vào số phận, vào bói toán ư? Tin vào tiến bộ của khoa học, tin vào tiền tài danh vọng ư ?Những thứ ấy có giải quyết được cho chúng ta ý nghiã của cuộc sống không? Chúng vẫn không mang lại cho chúng ta bình an thực sự, vẫn không giúp chúng ta tìm được an tâm. Cuộc sống với những niềm tin như thế cũng chỉ đi vào ngõ cụt.
Là người Kitô hữu, chúng ta tin vào Thiên Chúa, Đấng quyền năng, sáng tạo vũ trụ. Tin vào Thiên Chúa là tình yêu. Tin vào Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian, mang thân phận con người để đánh đổi giữa sự chết và sự sống lại vinh quang. Chúng ta tin tưởng, an tâm và hy vọng như lời Thánh Phêrô đã viết trong thư thứ nhất ( 1 Pet 1: 3-5) : “ Do lượng hải hà, Người cho chúng ta tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Chúa Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẫn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em, là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong ngày sau hết.”
Bình an của chúng ta là đây. Hy vọng của chúng ta là đây.
Nhưng chúng ta đã và đang sống niềm tin ấy như thế nào? Phải chăng chỉ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, chúng ta mới nhớ đến Chúa, mới chạy đến Người! Còn khi được sống an vui, hạnh phúc, được sống toại nguyện thì lại quên có Chúa đang đồng hành!
Chỉ khi nào đặt tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, chúng ta mới có bình an thật sự.
Cũng như khi kết thúc Thánh lễ, vị chủ tế chúc : Anh chị em hãy ra đi bình an.
Chúng ta có Chúa đồng hành, sao không an tâm!
CÂU HỎI :
1. Xin giải thích thêm hai lời chúc bình an sau Kinh lạy Cha và trước lúc kết thúc Thánh Lễ và lời xin bình an trong lời nguyện lạy Chiên Thiên Chúa .
2. Khi hiện ra với các môn đệ, Chúa thổi hơi, ban Thánh Thần và trao quyền tha buộc tội và sai đi, có phải đây là nhiệm vụ của Giáo hội sơ khai?
=============
Bài 2 :TIN
Bài Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Phục sinh năm A thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ sau khi Người đã sống lại:
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đệ đang họp, Chúa Giêsu hiện ra, chúc bình an và cho họ xem tay và cạnh sườn còn mang dấu đanh. Ngài lại chúc bình an cho họ lần thứ hai và sai họ ra đi; đồng thời thổi hơi trên các ông để ban Thánh Thần, cho các ông quyền tha hay cầm tội.
Vì vắng mặt , nên khi nghe các môn đệ khác kể lại việc Chúa hiện ra,Tôma, một trong số 12 môn đệ không tin : “ Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ lại nhóm họp. Lần này có Tôma. Chúa lại hiện đến, chúc bình an và cho Tôma xem các dấu đanh Người đã chịu ; và Tôma đã tin. Và Chúa phán tiếp : “ Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin.Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”
Những đề tài mà chúng ta có thể trao đổi : 1. Việc Chúa sai các môn đệ ra đi. 2.Việc Chúa ban Thánh Thần cho các ông.3. Chúa cho các ông quyền tha hay buộc tội.4. Lời chúc : Bình an cho anh em. Và còn các tư tưởng khác.
Trong buổi chia sẽ này, chúng ta sẽ trao đổi vềTIN.
Hằng ngày, trên môi miệng chúng ta vẫn nói : “ anh có tin tôi không?” như Chúa vẫn thường hỏi các môn đệ hay những người muốn được Chúa làm theo ý mình: “ Anh có tin không?” hay “ ai tin Ta”.
Nhưng TIN là gì?
Thường thì chết là hết, là nhắm mắt xuôi tay, là trở về cát bụi; nhưng có ai đó bảo rằng : “ Chết chỉ là một biến đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác, từ chết đi sống lại, từ hữu hạn thành bất tử.” Anh chị có tin không? –“Chả tin! Ai làm chứng được điều đó?”
Và còn biết bao vấn nạn nữa mà các nhà bác học, các nhà khoa học.. vẫn chưa có câu trả lời hoặc không trả lời được.
Francois Garagnon đã hé mở cho chúng ta thấy rằng : “ Đức tin không mang lại cho ta những câu trả lời, nhưng là những đà tiến đến một điều nào đó mà ta chưa biết.”; hay như Louis Évely : “ Đức tin luôn là một sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối. Tin là sống trong bóng tối đối với điều ta đã thấy trong ánh sáng.”
Như thế, tin không phải là một kiến thức khoa học đòi hỏi phải sờ được, thấy đuợc, kiểm chứng được, như trường hợp ông Tôma : thấy mới tin.
Có nhiều thái độ tin khác nhau.
Có người thấy mới tin. Đối với những người này, tin phải là một kiến thức khoa học, nghiã là chân lý ấy phải đong đo đếm được, sờ mó được, chứng minh được như hai với hai là bốn. Cũng may cho ông Tôma là đã nhìn thấy và đã thọc tay được vào những vết thương của Chúa, và ông đã tin: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con.” ( Ga 21: 28)
Nhưng có những người thấy mà không chịu tin.Đọc lại lịch sử dân Chúa từ lúc Xuất hành đi về miền Đất hứa, chúng ta đã đọc thấy gì? Chúa đã trừng phạt nhiều cách : nào là nạn hồng thủy, phá hủy thành Sôđôm…, đã nhìn thấy nhiều phép lạ như có mana mà ăn, được qua Biển đỏ an toàn, và con nhiều nhiều nữa, nhưng họ vẫn không tin. Họ là những người cứng lòng.
Và có những người không thấy mà tin. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc. “ Phúc thay những người không thấy mà tin!” ( Ga.21:29) Họ là ai vậy?
Họ là những người như chúng ta. Là những người tin vào Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu, quyền phép vô song..
Nhưng chúng ta đã và đang sống niềm tin ấy như thế nào? Phải chăng chỉ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, chúng ta mới nhớ đến Chúa, mới chạy đến Người! Còn khi được sống an vui, hạnh phúc, được sống toại nguyện thì lại quên có Chúa đang đồng hành!
Qua các sách Tin Mừng, chúng ta được biết Chúa đã làm nhiều phép lạ: què đi được, mù được sáng, chết đi sống lại… nhưng chúng ta lại trở thành những người “ thấy mà không tin”, trở nên những người cứng lòng.
Ngày chịu phép Rửa tội, người đại diện Giáo hội hỏi : Anh chị xin gì ? Xin đức tin.
Tin như thế là một nhân đức, một ân huệ : Đức tin.
Những tín điều mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, có phải là những điều hiển nhiên ai cũng có thể thấy và chứng minh được không? Nếu đã là những điều hiển nhiên thấy được, kiểm chứng được, thì có gì là phải tin!
“ Đức tin không buộc phải chấp nhận như một sự kiện hiển nhiên.Đó là một ân huệ của Thiên Chúa đối với ai đang đi trong bóng tối tìm được ánh sáng của chân lý và đón nhận nó bằng một tâm hồn khiêm tốn và thành thật.” ( ẩn danh )
Và Michel Hubaut lại thêm : “ Như một thứ âm nhạc làm ta say đắm hay như vòng tay âu yếm của một người mẹ, đức tin đôi lúc là một sự chắc chắn không có bằng cớ, một sự kết hợp bí ẩn và một niềm vui.”
Là những người Kitô hữu, chúng ta có đức tin, đã đón nhận được một ân huệ. Ân huệ ấy không phải chỉ được đón nhận một lần rồi thôi; nhưng cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và phát triển.
Sách Tông đồ công vụ( Cv 2:42) đã nêu lên những việc mà các tín hữu phải làm để nuôi dưỡng và phát triển đức tin : “ Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng.”
Tham dự Thánh lễ, đọc- suy gẫm- thực hành Giáo huấn của Chúa, tham dự các buổi sinh hoạt… là những hoạt động bồi dưỡng và phát triển đức tin. “ Thử thách là để kiểm chứng phẩm chất đức tin của ta.” ( Noel Quesson). “ Chỉ có đức tin mới mang lại ý nghiã cho tất cả sắc thái của cuộc sống con người, kể cả cái chết.” ( Jacques Cloutier )
Và “ đức tin không có việc làm là đức tin chết.”
CÂU HỎI
1. Sống biệt lập với cộng đoàn có hại gì cho đức tin?
2.Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi sống như hế nào?
3. Khác biệt giữa khoa học và đức tin.
Lm Trịnh Ngọc Danh
Bài 1 : LỜI CHÚC BÌNH AN
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đệ đang họp, Chúa Giêsu hiện ra, chúc bình an và cho họ xem tay và cạnh sườn còn mang dấu đanh. Ngài lại chúc bình an cho họ lần thứ hai và sai họ ra đi; đồng thời thổi hơi trên các ông để ban Thánh Thần, cho các ông quyền tha hay cầm tội.
Vì vắng mặt , nên khi nghe các môn đệ khác kể lại việc Chúa hiện ra,Tôma, một trong số 12 môn đệ không tin : “ Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ lại nhóm họp. Lần này có Tôma. Chúa lại hiện đến, chúc bình an và cho Tôma xem các dấu đanh Người đã chịu ; và Tôma đã tin. Và Chúa phán thêm : “...Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”
Chúa còn làm nhiều phép lạ nữa trước mặt các ông để các ông vững tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.
Những đề tài mà chúng ta có thể trao đổi qua bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 2 Mùa Phục sinh : 1. Việc Chúa sai các môn đệ ra đi. 2.Việc Chúa ban Thánh Thần cho các ông.3. Chúa cho các ông quyền tha hay buộc tội.4. Vấn đề đức tin: thấy mà tin và không thấy mà tin.
Trong buổi chia sẽ này, chúng ta chỉ trao đổi về LỜI CHÚC BÌNH AN.
Thầy đã chịu đóng đinh, đã chết. Thế là hết!
Tổ chức cách mạng “ Đổi đời” vừa mới nhen nhúm được ba năm đã bị đập tan. Thủ lĩnh đã chết. Rắn mất đầu. Tổ chức tan rã. Cán bộ nòng cốt mạnh ai nấy trốn. Không biết số phận của tổ chức, của anh em rồi sẽ ra sao? Diệt được Thầy rồi, họ sẽ tìm đến những người theoThầy thôi. Biết thế thì cứ yên ổn làm ăn cho xong. Không biết tình thế sẽ đi về đâu? Nếu bọn biệt phái mà phát hiện ra, chỉ có chết thôi. Trốn chui trốn nhủi mãi thế này được sao?
Tâm trạng bất an, lo sợ. Đi đứng nằm ngồi không yên. Bồn chồn lo lắng.
Nghe Phêrô, Gioan và các chị nói Thầy đã sống lại. Có thật không ? Làm gì có chuyện đó. Có chăng là vào ngày « sau hết ».
Đó là tâm trạng của các môn đệ sau khi Thầy Giêsu đã chết.
Nhưng « vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. » ( Ga 20 : 19), và Chúa Giêsu bất ngờ xuất hiện. Ma ! Mọi người có mặt hoảng hốt, sợ hãi. Thầy đây. Đừng sợ ! « Bình an cho anh em ! »
Lời nói đầu tiên Chúa Giêsu nói với các môn đệ là : « Bình an cho anh em ! » : hai lần trong lần hiện ra thứ nhất và một lần khi hiện ra lần thứ hai có cả Tôma.
Biết được tâm trạng lo âu, sợ sệt, bất an của các môn đệ, nên Chúa Giêsu đã trấn an họ : « Bình an cho anh em ! »
Trở về cuộc sống hiện tại, chúng ta bất an, lo lắng, sợ hãi khi nào ? vì đâu ?
Sống trong tình trạng tội lỗi là sống bất an, lương tâm cắn rứt.
Hôm nay nghe tin động đất tại đây, mai có tin sóng thần, bão lụt nơi kia. Chúng ta bất an, lo lắng. Lo chuẩn bị đồ ăn, nước uống...Nhanh chân đi mua muối để phòng chống phóng xạ nguyên tử.
Tiểu đường, cao máu, ung thư..Đủ thứ thuốc phải uống.Phải đi khám bệnh thường xuyên.Không biết khi nào phải ra đi đây ?
Kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định. Tiền nhà, tiền bảo hiểm rồi sẽ phải tính sao đây nếu bị mất việc. Lo lắng.
Mở mắt dậy đã thấy đủ thứ phải lo, đủ điều phải sợ , đủ thứ làm bất an.
Lo lắng hôm nay, bất an ngày mai. Muốn sống bất kể ngày mai, không cần lo lắng hiện tại cũng không xong.
Không có cứu cánh, không có điểm tựa cho cuộc sống khác nào con thuyền bồng bềnh giữa biển khơi không biết sẽ đi về đâu, sẽ đỗ bến nào. Sống như thế là bất an, lo lắng, thất vọng. Sống không niềm tin là sống không có ngày mai.
May mắn cho ai có được một niềm tin cho cuộc sống, như Thánh Augustin đã nói: “ Cái chết của tâm hồn do đâu? Do thiếu đức tin. Cái chết của thân xác do đâu? Do thiếu tâm hồn. Vậy đức tin là tâm hồn, là sự sống của tâm hồn.”
Nhưng tin vào ai? Tin vào cái gì?
Tin vào số phận, vào bói toán ư? Tin vào tiến bộ của khoa học, tin vào tiền tài danh vọng ư ?Những thứ ấy có giải quyết được cho chúng ta ý nghiã của cuộc sống không? Chúng vẫn không mang lại cho chúng ta bình an thực sự, vẫn không giúp chúng ta tìm được an tâm. Cuộc sống với những niềm tin như thế cũng chỉ đi vào ngõ cụt.
Là người Kitô hữu, chúng ta tin vào Thiên Chúa, Đấng quyền năng, sáng tạo vũ trụ. Tin vào Thiên Chúa là tình yêu. Tin vào Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế gian, mang thân phận con người để đánh đổi giữa sự chết và sự sống lại vinh quang. Chúng ta tin tưởng, an tâm và hy vọng như lời Thánh Phêrô đã viết trong thư thứ nhất ( 1 Pet 1: 3-5) : “ Do lượng hải hà, Người cho chúng ta tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Chúa Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, không thể vẫn đục và tàn phai. Gia tài này dành ở trên trời cho anh em, là những người, nhờ lòng tin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn, và sẽ bày tỏ ra trong ngày sau hết.”
Bình an của chúng ta là đây. Hy vọng của chúng ta là đây.
Nhưng chúng ta đã và đang sống niềm tin ấy như thế nào? Phải chăng chỉ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, chúng ta mới nhớ đến Chúa, mới chạy đến Người! Còn khi được sống an vui, hạnh phúc, được sống toại nguyện thì lại quên có Chúa đang đồng hành!
Chỉ khi nào đặt tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, chúng ta mới có bình an thật sự.
Cũng như khi kết thúc Thánh lễ, vị chủ tế chúc : Anh chị em hãy ra đi bình an.
Chúng ta có Chúa đồng hành, sao không an tâm!
CÂU HỎI :
1. Xin giải thích thêm hai lời chúc bình an sau Kinh lạy Cha và trước lúc kết thúc Thánh Lễ và lời xin bình an trong lời nguyện lạy Chiên Thiên Chúa .
2. Khi hiện ra với các môn đệ, Chúa thổi hơi, ban Thánh Thần và trao quyền tha buộc tội và sai đi, có phải đây là nhiệm vụ của Giáo hội sơ khai?
=============
Bài 2 :TIN
Bài Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Phục sinh năm A thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ sau khi Người đã sống lại:
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, khi các môn đệ đang họp, Chúa Giêsu hiện ra, chúc bình an và cho họ xem tay và cạnh sườn còn mang dấu đanh. Ngài lại chúc bình an cho họ lần thứ hai và sai họ ra đi; đồng thời thổi hơi trên các ông để ban Thánh Thần, cho các ông quyền tha hay cầm tội.
Vì vắng mặt , nên khi nghe các môn đệ khác kể lại việc Chúa hiện ra,Tôma, một trong số 12 môn đệ không tin : “ Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ lại nhóm họp. Lần này có Tôma. Chúa lại hiện đến, chúc bình an và cho Tôma xem các dấu đanh Người đã chịu ; và Tôma đã tin. Và Chúa phán tiếp : “ Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin.Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”
Những đề tài mà chúng ta có thể trao đổi : 1. Việc Chúa sai các môn đệ ra đi. 2.Việc Chúa ban Thánh Thần cho các ông.3. Chúa cho các ông quyền tha hay buộc tội.4. Lời chúc : Bình an cho anh em. Và còn các tư tưởng khác.
Trong buổi chia sẽ này, chúng ta sẽ trao đổi vềTIN.
Hằng ngày, trên môi miệng chúng ta vẫn nói : “ anh có tin tôi không?” như Chúa vẫn thường hỏi các môn đệ hay những người muốn được Chúa làm theo ý mình: “ Anh có tin không?” hay “ ai tin Ta”.
Nhưng TIN là gì?
Thường thì chết là hết, là nhắm mắt xuôi tay, là trở về cát bụi; nhưng có ai đó bảo rằng : “ Chết chỉ là một biến đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác, từ chết đi sống lại, từ hữu hạn thành bất tử.” Anh chị có tin không? –“Chả tin! Ai làm chứng được điều đó?”
Và còn biết bao vấn nạn nữa mà các nhà bác học, các nhà khoa học.. vẫn chưa có câu trả lời hoặc không trả lời được.
Francois Garagnon đã hé mở cho chúng ta thấy rằng : “ Đức tin không mang lại cho ta những câu trả lời, nhưng là những đà tiến đến một điều nào đó mà ta chưa biết.”; hay như Louis Évely : “ Đức tin luôn là một sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối. Tin là sống trong bóng tối đối với điều ta đã thấy trong ánh sáng.”
Như thế, tin không phải là một kiến thức khoa học đòi hỏi phải sờ được, thấy đuợc, kiểm chứng được, như trường hợp ông Tôma : thấy mới tin.
Có nhiều thái độ tin khác nhau.
Có người thấy mới tin. Đối với những người này, tin phải là một kiến thức khoa học, nghiã là chân lý ấy phải đong đo đếm được, sờ mó được, chứng minh được như hai với hai là bốn. Cũng may cho ông Tôma là đã nhìn thấy và đã thọc tay được vào những vết thương của Chúa, và ông đã tin: “ Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con.” ( Ga 21: 28)
Nhưng có những người thấy mà không chịu tin.Đọc lại lịch sử dân Chúa từ lúc Xuất hành đi về miền Đất hứa, chúng ta đã đọc thấy gì? Chúa đã trừng phạt nhiều cách : nào là nạn hồng thủy, phá hủy thành Sôđôm…, đã nhìn thấy nhiều phép lạ như có mana mà ăn, được qua Biển đỏ an toàn, và con nhiều nhiều nữa, nhưng họ vẫn không tin. Họ là những người cứng lòng.
Và có những người không thấy mà tin. Đó là những người được Thiên Chúa chúc phúc. “ Phúc thay những người không thấy mà tin!” ( Ga.21:29) Họ là ai vậy?
Họ là những người như chúng ta. Là những người tin vào Thiên Chúa toàn năng, hằng hữu, quyền phép vô song..
Nhưng chúng ta đã và đang sống niềm tin ấy như thế nào? Phải chăng chỉ khi gặp khó khăn, hoạn nạn, chúng ta mới nhớ đến Chúa, mới chạy đến Người! Còn khi được sống an vui, hạnh phúc, được sống toại nguyện thì lại quên có Chúa đang đồng hành!
Qua các sách Tin Mừng, chúng ta được biết Chúa đã làm nhiều phép lạ: què đi được, mù được sáng, chết đi sống lại… nhưng chúng ta lại trở thành những người “ thấy mà không tin”, trở nên những người cứng lòng.
Ngày chịu phép Rửa tội, người đại diện Giáo hội hỏi : Anh chị xin gì ? Xin đức tin.
Tin như thế là một nhân đức, một ân huệ : Đức tin.
Những tín điều mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, có phải là những điều hiển nhiên ai cũng có thể thấy và chứng minh được không? Nếu đã là những điều hiển nhiên thấy được, kiểm chứng được, thì có gì là phải tin!
“ Đức tin không buộc phải chấp nhận như một sự kiện hiển nhiên.Đó là một ân huệ của Thiên Chúa đối với ai đang đi trong bóng tối tìm được ánh sáng của chân lý và đón nhận nó bằng một tâm hồn khiêm tốn và thành thật.” ( ẩn danh )
Và Michel Hubaut lại thêm : “ Như một thứ âm nhạc làm ta say đắm hay như vòng tay âu yếm của một người mẹ, đức tin đôi lúc là một sự chắc chắn không có bằng cớ, một sự kết hợp bí ẩn và một niềm vui.”
Là những người Kitô hữu, chúng ta có đức tin, đã đón nhận được một ân huệ. Ân huệ ấy không phải chỉ được đón nhận một lần rồi thôi; nhưng cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và phát triển.
Sách Tông đồ công vụ( Cv 2:42) đã nêu lên những việc mà các tín hữu phải làm để nuôi dưỡng và phát triển đức tin : “ Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng.”
Tham dự Thánh lễ, đọc- suy gẫm- thực hành Giáo huấn của Chúa, tham dự các buổi sinh hoạt… là những hoạt động bồi dưỡng và phát triển đức tin. “ Thử thách là để kiểm chứng phẩm chất đức tin của ta.” ( Noel Quesson). “ Chỉ có đức tin mới mang lại ý nghiã cho tất cả sắc thái của cuộc sống con người, kể cả cái chết.” ( Jacques Cloutier )
Và “ đức tin không có việc làm là đức tin chết.”
CÂU HỎI
1. Sống biệt lập với cộng đoàn có hại gì cho đức tin?
2.Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi sống như hế nào?
3. Khác biệt giữa khoa học và đức tin.
Lm Trịnh Ngọc Danh