Dan Lee
04-28-2011, 08:59 PM
Phút Cầu Nguyện: Đức Giê-su – mẫu gương sống nghèo khó, khiêm hạ
Trong đời sống trần thế, Đức Giê-su luôn mời gọi những người theo Ngài sống cuộc sống nghèo khó, từ bỏ tất cả để tự do đón lấy Nước Trời. Lời giảng dạy đó không phải là lời suông, nhưng được chính Ngài sống.
Biến cố Giáng Sinh dường như báo hiệu một cuộc đời nghèo khó, bị người đời từ chối. Con Thiên Chúa đến thế gian trong cảnh cơ hàn: Ngài được sinh ra bởi một người nữ, trong chuồng của loài vật. Người nữ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ thuộc hạng thứ yếu, họ không được tham dự chính thức vào việc phụng tự.[1] Kinh nhật tụng của người Do Thái đến thời nay vẫn còn tuyên xưng một cách đơn sơ “Lạy Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa vì Chúa đã không sinh con làm dân ngoại, làm người nữ hay kẻ dốt nát!”[2] Thế mà con Thiên Chúa lại chấp nhận được sinh ra bởi một người thuộc lớp hạng thứ yếu đó. Hơn nữa, Ngài không chọn cho mình một cung điện nguy nga, không chọn để làm con trong một gia đình quyền thế. Ngài hài lòng làm con của của một người nữ nghèo, và chấp nhận được sinh ra nơi máng cỏ. Con người dường như từ chối Con Thiên Chúa khi họ không có chỗ cho mẹ Ngài trong ngày “mãn nguyệt khai hoa” (x. Lc 2,6-7).
Đời sống nghèo khó của Ngài tiếp tục được biểu lộ qua biến cố chịu phép rửa tại sông Gio-đan. Ngài không những từ bỏ vinh quang Thiên Chúa, mà còn đồng nhất với nhân loại tội lỗi, coi tội của thế nhân là tội lỗi của Ngài. Nếu xưa kia A-đam đã đổ tội cho E-và để thanh minh cho mình vô tội; thì bây giờ, Đức Giê-su, Đấng hoàn toàn vô tội, lại ôm lấy tội lỗi của thế nhân mà thưa lên cùng Cha: Lạy Cha, xin tha cho các em con, mọi tội lỗi của chúng con xin gánh lấy (x. Lc 23,34). Lần đầu tiên nhân loại một người sống đúng với bản tính con người, bản tính đã được Thiên Chúa dựng nên, đó là bản tính nên một với mọi người. Nghĩa cử ấy của Đức Giê-su đã làm cho toàn thể Thiên Quốc vui mừng, đến nỗi Trời mở ra và có tiếng Chúa Cha phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Mc 1,11).
Cuộc sống công khai của Ngài đầy những bấp bênh. Khi có người muốn theo Ngài, Ngài nói rõ hoàn cảnh mà Ngài và những người muốn theo Ngài phải chịu: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, con Người không có chỗ tựa đầu” (x. Lc 9,57-62). Đức Giê-su không bao giờ lấy của cải trần gian làm nơi nương tựa cho mình, điểm tựa duy nhất của Ngài là tình yêu của Cha và khát mong thi hành Thánh Ý Cha (x. Ga. Ga 4,34).
Sự nghèo khó trong khiêm hạ của Ngài càng rõ hơn qua hành vui cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Nhiều người vẫn cho rằng hành vi rửa chân cho môn đệ là tấm gương phục vụ của Chúa, nhưng có một điều khác nữa là ngang qua hành vi này, Chúa muốn huấn luyện cho các môn đệ của Ngài bài học cúi xuống để tha thứ. Ngài nói với Phê-rô: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13,8). Chúa biết Phê-rô còn vướng mắc một điều mà Phê-rô hiện tại chưa biết, Chúa biết Phê-rô sẽ chối Ngài. Qua hành vi rửa chân, Ngài muốn nói với Phê-rô rằng Thầy đã tha thứ cho anh. Rửa chân là hành vi làm sạch, cúi xuống rửa chân cho người khác là cúi xuống làm cho người khác được sạch; chính Ngài đã cúi xuốn để làm cho các môn đệ của Ngài được sạch. Ngài đã cúi xuống để tha thư hết những lỗi lầm mà Ngài biết các môn đệ của Ngài sẽ vấp phải. Cuộc sống thường nhật chẳng bao giờ thấy có kiểu tha thứ nào như kiểu tha thứ của Chúa. Còn bài học khiêm hạ nào tốt hơn để cho chúng ta học ngoài bài học mà chính Chúa dạy cho chúng ta.
Lạy Chúa Giê-su,
sự nghèo khó là điều mà mỗi người chúng con không muốn đón nhận,
nhưng chính Chúa đã thánh hóa nó, để chúng con thấy rằng nghèo cũng là một ơn.
Xin cho chúng con đón nhận món quà nghèo khó khiêm nhu của Chúa tặng ban, để chúng con sẵn sàng mở rộng đôi bàn tay chia sẻ với người thân cận,
Xin cho chúng con lòng khiêm nhường cần thiết,
để chúng con có thể hạ mình mang lại sự hòa giải cho tha nhân.
Trên hết tất cả, xin cho chúng con yêu Chúa hơn tất cả,
để cánh của lòng chúng con luôn rộng mở đón Chúa.
Nguyễn Hiền Nhu
Trong đời sống trần thế, Đức Giê-su luôn mời gọi những người theo Ngài sống cuộc sống nghèo khó, từ bỏ tất cả để tự do đón lấy Nước Trời. Lời giảng dạy đó không phải là lời suông, nhưng được chính Ngài sống.
Biến cố Giáng Sinh dường như báo hiệu một cuộc đời nghèo khó, bị người đời từ chối. Con Thiên Chúa đến thế gian trong cảnh cơ hàn: Ngài được sinh ra bởi một người nữ, trong chuồng của loài vật. Người nữ trong xã hội Do Thái thời bấy giờ thuộc hạng thứ yếu, họ không được tham dự chính thức vào việc phụng tự.[1] Kinh nhật tụng của người Do Thái đến thời nay vẫn còn tuyên xưng một cách đơn sơ “Lạy Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa vì Chúa đã không sinh con làm dân ngoại, làm người nữ hay kẻ dốt nát!”[2] Thế mà con Thiên Chúa lại chấp nhận được sinh ra bởi một người thuộc lớp hạng thứ yếu đó. Hơn nữa, Ngài không chọn cho mình một cung điện nguy nga, không chọn để làm con trong một gia đình quyền thế. Ngài hài lòng làm con của của một người nữ nghèo, và chấp nhận được sinh ra nơi máng cỏ. Con người dường như từ chối Con Thiên Chúa khi họ không có chỗ cho mẹ Ngài trong ngày “mãn nguyệt khai hoa” (x. Lc 2,6-7).
Đời sống nghèo khó của Ngài tiếp tục được biểu lộ qua biến cố chịu phép rửa tại sông Gio-đan. Ngài không những từ bỏ vinh quang Thiên Chúa, mà còn đồng nhất với nhân loại tội lỗi, coi tội của thế nhân là tội lỗi của Ngài. Nếu xưa kia A-đam đã đổ tội cho E-và để thanh minh cho mình vô tội; thì bây giờ, Đức Giê-su, Đấng hoàn toàn vô tội, lại ôm lấy tội lỗi của thế nhân mà thưa lên cùng Cha: Lạy Cha, xin tha cho các em con, mọi tội lỗi của chúng con xin gánh lấy (x. Lc 23,34). Lần đầu tiên nhân loại một người sống đúng với bản tính con người, bản tính đã được Thiên Chúa dựng nên, đó là bản tính nên một với mọi người. Nghĩa cử ấy của Đức Giê-su đã làm cho toàn thể Thiên Quốc vui mừng, đến nỗi Trời mở ra và có tiếng Chúa Cha phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con” (Mc 1,11).
Cuộc sống công khai của Ngài đầy những bấp bênh. Khi có người muốn theo Ngài, Ngài nói rõ hoàn cảnh mà Ngài và những người muốn theo Ngài phải chịu: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, con Người không có chỗ tựa đầu” (x. Lc 9,57-62). Đức Giê-su không bao giờ lấy của cải trần gian làm nơi nương tựa cho mình, điểm tựa duy nhất của Ngài là tình yêu của Cha và khát mong thi hành Thánh Ý Cha (x. Ga. Ga 4,34).
Sự nghèo khó trong khiêm hạ của Ngài càng rõ hơn qua hành vui cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Nhiều người vẫn cho rằng hành vi rửa chân cho môn đệ là tấm gương phục vụ của Chúa, nhưng có một điều khác nữa là ngang qua hành vi này, Chúa muốn huấn luyện cho các môn đệ của Ngài bài học cúi xuống để tha thứ. Ngài nói với Phê-rô: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13,8). Chúa biết Phê-rô còn vướng mắc một điều mà Phê-rô hiện tại chưa biết, Chúa biết Phê-rô sẽ chối Ngài. Qua hành vi rửa chân, Ngài muốn nói với Phê-rô rằng Thầy đã tha thứ cho anh. Rửa chân là hành vi làm sạch, cúi xuống rửa chân cho người khác là cúi xuống làm cho người khác được sạch; chính Ngài đã cúi xuốn để làm cho các môn đệ của Ngài được sạch. Ngài đã cúi xuống để tha thư hết những lỗi lầm mà Ngài biết các môn đệ của Ngài sẽ vấp phải. Cuộc sống thường nhật chẳng bao giờ thấy có kiểu tha thứ nào như kiểu tha thứ của Chúa. Còn bài học khiêm hạ nào tốt hơn để cho chúng ta học ngoài bài học mà chính Chúa dạy cho chúng ta.
Lạy Chúa Giê-su,
sự nghèo khó là điều mà mỗi người chúng con không muốn đón nhận,
nhưng chính Chúa đã thánh hóa nó, để chúng con thấy rằng nghèo cũng là một ơn.
Xin cho chúng con đón nhận món quà nghèo khó khiêm nhu của Chúa tặng ban, để chúng con sẵn sàng mở rộng đôi bàn tay chia sẻ với người thân cận,
Xin cho chúng con lòng khiêm nhường cần thiết,
để chúng con có thể hạ mình mang lại sự hòa giải cho tha nhân.
Trên hết tất cả, xin cho chúng con yêu Chúa hơn tất cả,
để cánh của lòng chúng con luôn rộng mở đón Chúa.
Nguyễn Hiền Nhu