Dan Lee
04-30-2011, 10:35 AM
Đức Mẹ Maria với biến cố Phục Sinh
http://ducmelamabentre.com/images/maria/1234.jpg
Ngay sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã liên tục hiện ra với các môn đệ của mình nhằm củng cố đức tin cho họ. Trước hết là với Mađalêna, qua hình dạng một người làm vườn, sau là với 2 môn đệ làng Êmmaus qua bộ dạng một người khách bộ hành, rồi với 11 môn đệ trong nhà Tiệc ly như một David Coperfile đi xuyên qua bức tường nhà khiến cho các môn đệ một phen hú hồn tưởng rằng mình gặp ma…. Tuy nhiên, có một điểm lạ là không hề thấy thánh sử nào đề cập đến việc Chúa Giêsu hiện ra với Đức Mẹ. Vì thế vấn đề mà người ta có thể đặt ra là Chúa Giêsu có hiện ra với Đức Mẹ sau khi Ngài sống lại không? Hay nói cách khác Đức Mẹ có cần được Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra theo nghĩa để củng cố đức tin như các Tông đồ không ? Và Đức Mẹ có cần được trao lệnh truyền loan báo Tin mừng phục sinh không ?
Thiết tưởng không cần. Vì sao ? Vì đức tin của Mẹ đã kiên vững rồi. Đức tin ấy trước sau vẫn sắt son, không gì lay chuyển được. Mẹ vẫn vững tin rằng Đức Giêsu con của Mẹ sẽ sống lại. Hình ảnh mẹ đứng dưới chân thập giá nói lên niềm tin kiên vững ấy. Dẫu rằng người ta vẫn gọi Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá là Đức Mẹ sầu bi. Nhưng cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương, sầu vì thương Chúa Giêsu và vì thương nhân loại; chứ không phải là sầu thảm, cái sầu của người thất vọng chua cay. Còn cái bi nơi Mẹ là bi hùng, chứ không phải là bi luỵ, vốn là cái bi của người sụt sùi quỵ ngã trước thử thách đau thương. Trong đau khổ tột cùng, mẹ vẫn đứng kiên vững dưới chân thập giá. Điều đó cho thấy niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh của Mẹ như thế nào.
Hơn nữa trực giác bén nhạy của Mẹ nhờ sự kết hợp thâm sâu với Chúa từng phút giây đã giúp Mẹ xác tín hoàn toàn về mầu nhiệm phục sinh. Bởi chưng ai thấu hiểu Đức Giêsu cho bằng Mẹ. Cũng từ khẳng định đó mà ta có thể kết luận rằng Mẹ Maria là người đầu tiên được hưởng cái phúc mà Chúa Giêsu đã tuyên bố với Tôma: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Mẹ có phúc hơn hẳn các Tông đồ: hơn Phêrô, Giacôbê, Tôma và các môn đệ khác là những người chỉ tin khi đã được tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh.
Thế còn sứ mạng loan báo Tin mừng thì sao ? Đức Mẹ có cần được trao sứ mạng loan báo tin vui phục sinh không ? Cả cuộc đời của Mẹ đã là một lời loan báo Tin mừng liên lỉ rồi, nên chắc hẳn Mẹ không cần Chúa Giêsu phải hiện ra để trao ban lệnh truyền loan báo Tin mừng nữa. Chúa Giêsu có hiện ra với Mẹ là hiện ra vì một lý do khác, chứ không phải là để củng cố niềm tin hay để trao sứ mạng loan tin phục sinh. Lý do đó có thể là để tô đậm thêm tình mẫu tử hoặc là để cho niềm vui nơi Mẹ thêm trọn vẹn.
Vậy trong ngày kết thúc tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta cùng cầu xin Chúa gia tăng thêm cho mỗi người chúng ta niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh, hầu có thể đứng vững trước mọi sóng gió thử thách gian truân của cuộc đời, như Mẹ Maria. Đồng thời cũng xin Chúa gia tăng thêm lòng mến, thể hiện qua sự kết hợp mật thiết với Chúa mọi nơi mọi lúc theo gương Mẹ Maria, để trọn cả cuộc sống của chúng ta là lời loan báo Tin mừng phục sinh cho mọi người. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
http://ducmelamabentre.com/images/maria/1234.jpg
Ngay sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã liên tục hiện ra với các môn đệ của mình nhằm củng cố đức tin cho họ. Trước hết là với Mađalêna, qua hình dạng một người làm vườn, sau là với 2 môn đệ làng Êmmaus qua bộ dạng một người khách bộ hành, rồi với 11 môn đệ trong nhà Tiệc ly như một David Coperfile đi xuyên qua bức tường nhà khiến cho các môn đệ một phen hú hồn tưởng rằng mình gặp ma…. Tuy nhiên, có một điểm lạ là không hề thấy thánh sử nào đề cập đến việc Chúa Giêsu hiện ra với Đức Mẹ. Vì thế vấn đề mà người ta có thể đặt ra là Chúa Giêsu có hiện ra với Đức Mẹ sau khi Ngài sống lại không? Hay nói cách khác Đức Mẹ có cần được Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra theo nghĩa để củng cố đức tin như các Tông đồ không ? Và Đức Mẹ có cần được trao lệnh truyền loan báo Tin mừng phục sinh không ?
Thiết tưởng không cần. Vì sao ? Vì đức tin của Mẹ đã kiên vững rồi. Đức tin ấy trước sau vẫn sắt son, không gì lay chuyển được. Mẹ vẫn vững tin rằng Đức Giêsu con của Mẹ sẽ sống lại. Hình ảnh mẹ đứng dưới chân thập giá nói lên niềm tin kiên vững ấy. Dẫu rằng người ta vẫn gọi Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá là Đức Mẹ sầu bi. Nhưng cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương, sầu vì thương Chúa Giêsu và vì thương nhân loại; chứ không phải là sầu thảm, cái sầu của người thất vọng chua cay. Còn cái bi nơi Mẹ là bi hùng, chứ không phải là bi luỵ, vốn là cái bi của người sụt sùi quỵ ngã trước thử thách đau thương. Trong đau khổ tột cùng, mẹ vẫn đứng kiên vững dưới chân thập giá. Điều đó cho thấy niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh của Mẹ như thế nào.
Hơn nữa trực giác bén nhạy của Mẹ nhờ sự kết hợp thâm sâu với Chúa từng phút giây đã giúp Mẹ xác tín hoàn toàn về mầu nhiệm phục sinh. Bởi chưng ai thấu hiểu Đức Giêsu cho bằng Mẹ. Cũng từ khẳng định đó mà ta có thể kết luận rằng Mẹ Maria là người đầu tiên được hưởng cái phúc mà Chúa Giêsu đã tuyên bố với Tôma: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Mẹ có phúc hơn hẳn các Tông đồ: hơn Phêrô, Giacôbê, Tôma và các môn đệ khác là những người chỉ tin khi đã được tận mắt thấy Chúa Giêsu phục sinh.
Thế còn sứ mạng loan báo Tin mừng thì sao ? Đức Mẹ có cần được trao sứ mạng loan báo tin vui phục sinh không ? Cả cuộc đời của Mẹ đã là một lời loan báo Tin mừng liên lỉ rồi, nên chắc hẳn Mẹ không cần Chúa Giêsu phải hiện ra để trao ban lệnh truyền loan báo Tin mừng nữa. Chúa Giêsu có hiện ra với Mẹ là hiện ra vì một lý do khác, chứ không phải là để củng cố niềm tin hay để trao sứ mạng loan tin phục sinh. Lý do đó có thể là để tô đậm thêm tình mẫu tử hoặc là để cho niềm vui nơi Mẹ thêm trọn vẹn.
Vậy trong ngày kết thúc tuần Bát Nhật Phục Sinh, chúng ta cùng cầu xin Chúa gia tăng thêm cho mỗi người chúng ta niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh, hầu có thể đứng vững trước mọi sóng gió thử thách gian truân của cuộc đời, như Mẹ Maria. Đồng thời cũng xin Chúa gia tăng thêm lòng mến, thể hiện qua sự kết hợp mật thiết với Chúa mọi nơi mọi lúc theo gương Mẹ Maria, để trọn cả cuộc sống của chúng ta là lời loan báo Tin mừng phục sinh cho mọi người. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long