PDA

View Full Version : C - Chúng ta được chia sẻ trong đời sống thiêng liêng



Dan Lee
05-03-2011, 06:59 AM
CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC CHIA SẺ TRONG ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

Chúa Nhật II Phục Sinh – Năm A (Acts 2: 42-47, Psalm 118, Peter 1: 3-9, John 20:19-31)

Những khích động áp lực tiêu cực tại nơi làm việc trên thế thế giới của chúng ta là gì? Sự cạnh tranh, sợ hãi, tham lam và ích kỷ của con người làm công việc này khá tốt mà không có sự đổ lỗi cho Satan hoặc một số lực lượng nham hiểm khác cho những phiền toái của chúng ta. Thực ra nó không phải là vấn đề nếu chúng ta đang cạnh tranh mậu dịch, năng lượng, quyền lực, sức mạnh quân sự, mở rộng kinh tế hoặc thậm chí Thiên Chúa. Khi chúng ta bị thuyết phục rằng không đủ cho mọi người và rằng chúng ta cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi “sự tận hưởng” bắt đầu – trò chơi thách thức để thực hiện gạt người khác ra ngoài những gì mà chúng ta muốn cho bản thân.

Trò chơi chết người này thường kết thúc bằng máu và nước mắt. Thánh Lu-ca và ý tưởng những thách thức cộng đồng Ki-tô giáo điều này không thể tránh khỏi thê lương ảm đạm và mang đến cho chúng ta một con đường sáng thoát khỏi khỏi bóng đêm. Thế hệ đầu tiên của các môn đồ đã bắt đầu cự tuyệt nguyên nhân của sự đau khổ loài người nhiều đến thế - khái niệm về tài sản và sở hữu cá nhân đăc biệt là sự chi phí cho người khác. Thực tế về sự sống chung cơ bản thì không phổ biến – cộng đồng Dead Sea Scroll là một ghi nhận đáng được chú ý. Nhưng những Ki-tô hữu đầu tiên đã được thuyết phục rằng đây là mô hình của thời đại mới đã được sản sinh vào thời đại của họ. Đó là mô hình một cộng đồng mà ở đó nhu cầu cạnh tranh hoặc ganh tị sẽ giảm và không người nào bị làm nhục hoặc bị chối từ những căn bản của cuộc sống.

Nhưng đây không phải là một vài khổ hạnh nghiệt ngã, đó là mạch nguồn hân hoan, tri ân và bao dung của họ. Họ đã trải qua sự độ lượng từ bi của Thiên Chúa và được lo lắng, chia sẻ điều đó với tha nhân. Phong cách sống này dựa trên những mạch nguồn chia sẻ, nguyện cầu và tưởng niệm cũng là nguồn mạch thuộc sức mạnh của họ dành cho những dấu hiệu và kỳ công mà tiếp tục được thực hiện trong nhóm của họ. Đây là một cộng đồng nhỏ, sự vận động và kiểu sống này không thể được thực hiện trong toàn bộ trên một qui mô toàn cầu của nó. Đồng thời, mỗi bước đi chúng ta hướng tới việc tạo ra những cộng đồng, quốc gia, và các tổ chức con người dựa trên sự chia sẻ, ý thức và đùm bọc lẫn nhau cùng một ý nghĩa của sự gắn bó, liên kết là một bước gần gũi hơn cho một thế giới hòa bình và công bằng hơn. Những lúc khó khăn mà chúng ta sống không kêu gọi sự sợ hãi, giành giật, trói buộc hoặc ngăn chặn. Đó là một thử thách và là một cơ hội để lãnh nhận sự mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô một cách nghiêm túc và đưa vào thực tế.

Có lẽ tác giả 1 Phê-rô đang suy theo những dòng tương tự. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một cuộc đời mới, nơi trú ngụ vĩnh hằng và một quốc gia bất diệt đang đợi chúng ta ở trên trời. Người chỉ ra rằng chúng ta yêu Chúa Giê-su nhưng không thể nhìn thấy Người – chúng ta duy chỉ nhận được cảm giác về đối tượng của tình yêu chúng ta là đức tin. Chúng ta bắt đầu trải qua những gì mà Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta ở đây trên hành tinh Trái Đất trong cộng đồng nhân loại. Đó là, cộng đồng nhân loại mà được đặt trên căn bản của những nguyên tắc thiêng liêng này. Chúng ta đã kinh qua Đức Chúa Trời để mở rộng không thời gian mà chúng ta bước đi trong đường lối của Người.

Ý nghĩa để lãnh nhận Chúa Thánh Thần hoặc để có hơi thở của Thiên Chúa trên chúng ta lả gì? Đó là biểu thị mà ngay lập tức trước lúc truyền hơi thở vào trong những môn đệ của Người. Người đã thốt ra những lời chúc phúc dân Do Thái “bình an ở cùng anh chị em.” Bình an – Shalom – có thể nói lên ý nghĩa về nhiều điều, vì nó mang ý nghĩa hàm súc của sự trọn vẹn, đầy đủ và dồi dào. Và trong huấn ngôn theo sau Bữa Tiệc Ly Chúa Giê-su đã hứa cho họ bình an này. Nhưng lời chúa bình an của Người khác xa với những ý niệm bình an thuộc thế gian. Đó là không có nhiều sự thống trị một nhóm người bởi người khác hoặc sự khiếm diện tạm thời của bạo lực. Sự bình an của Chúa Giê-su là bình an mà kết quả là sự trải nghiệm nơi trú ngụ thiêng liêng trong chính bản thân. Chúa ta không còn phải hỏi Thiên Chúa ở đâu hoặc Thiên Chúa có tồn tại hay không – chúng ta biết.

Có lẽ đó là điều bảo đảm rằng Thánh Tô-ma đã yêu cầu. Ông ở cùng vị trí của rất nhiều người – hoài nghi, thắc mắc và sợ bị tổn thương hoặc thất vọng. Nhưng Chúa Giê-su khẳng định rằng thậm chí những ai không có được đặc ân một lần gặp gỡ Người nơi trần thế, điều đó không có nghĩa là ở vào thế bất lợi. Chúng ta được bao bọc trong đời sống thiêng liêng và Đức Ki-tô chia sẻ với chúng ta bất kỳ điều gì mà Người đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Điều này ban cho chúng ta sức mạnh và phuơng tiện để tiếp tục sứ vụ của Chúa Giê-su. Sứ vụ đó sẽ ban hy vọng, hàn gắn và an bình cho một thế giới đầy rẫy những khó khăn, hoạn nạn, và bộc lộ bản chất đích thực của Thiên Chúa. Vì Đức Chúa Cha đã sai Chúa Giê-su, nên Người sai chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS