Dan Lee
05-05-2011, 06:14 PM
Hàm Oan
Tôi sanh ra đời sau một cơn mưa bão. Tôi không chắc lắm nhưng đoán chừng cơn bão đó có lẽ là cơn bão lớn nhất nhì trong thế kỉ. Không phải tôi là người con duy nhất sanh trong cơn mưa. Các anh chị em tôi đều chào đời trong cơn mưa. Anh chị lớn kể cho nghe, mẹ Trời sanh anh chị khi có mây đen kéo phủ bốn phương; khi chớp giật liên miên soi sáng; kèm theo tiếng sấm vang rền xé không gian. Tiếng nổ chát chúa đó làm mẹ sợ, run rẩy, chuyển bụng sanh con.
Không biết có phải vì sanh trong mưa mà mỗi lần có mưa tôi đều khóc. Mưa càng to, tôi khóc càng lớn. Có lần khóc suốt đêm kéo dài cho mãi đến ngày hôm sau vẫn còn rì rả rên nho nhỏ.
Lúc mới sanh tôi ốm nhom, nhỏ xíu, yếu ớt. Có người nghĩ là tôi không thể sống được bao lâu, số yểu mệnh. Nhiều người con của mẹ Trời âm thầm chết như thế. Do vậy, bị coi thường, bỏ rơi. Mọi người biết tôi có mặt trên đời nhưng tất cả đều làm lơ. Người dưng, nước lã làm lơ đã đành, chính mẹ Trời, không rõ nguyên do nào, có thời bỏ tôi đói, khát, thoi thóp nhiều tháng. Lạ thay tôi không chết. Vẫn sống, dù sống trong mòn nỏi, yếu đuối. Thế rồi mẹ Trời lại thương tình ban ơn mưa móc. Sau lần bỏ rơi đó tôi không chết, mẹ Trời nhận ra tôi mang số trường thọ. Từ đó mẹ Trời chăm sóc tận tình hơn, thương đến nhiều hơn và ban cho muôn ơn. Nhờ thế tôi sống mạnh và lớn mau. Đại đa số dân làng vẫn coi thường, khinh tôi không đáng để họ quan tâm, lưu ý. Ngoại trừ một số người sống gần để ý thấy tôi lớn, nhờ vả được, đến làm quen. Không phải tôi tự kiêu nhưng nói thật người nhờ vả tôi nhiều lắm. Đây là một sự thật. Trước đây bị coi thường, khinh khi, bây giờ kẻ nhờ tưới rau, làm vườn. Người khác xin tôm cá.
Tôi đang tuổi trưởng thành, xinh mơn mởn nên nhiều kẻ đến làm quen. Có người đến dò hỏi tông tích, tìm hiểu. Tôi vẫn âm thầm vui sống dưới bóng mát của lùm cây, tàn lá. Cho đến một ngày kia báo chí địa phương loan tin sét đánh. Tôi giết người. Qua tin này người ta nhắc nhiều về tôi. Trời ơi, tôi là kẻ sát nhân sao. Nạn nhân là kẻ ỡm ờ, vô í tứ, hờ hững trượt chân té chết. Tôi chịu hàm oan. Người đời đồn thổi rùm beng một thời rồi chìm xuống như không có gì xảy ra. Thân nhân người chết đau lòng đến ngã ba gần nhà làm một cái am nhỏ. Lúc đầu người thân ra thắp hương rồi thưa dần, thưa dần. Bầy giờ thì năm thì mười hoạ mới có người ra thắp hương. Tôi làm thinh mặc kệ, chả thèm dòm ngó tới làm gì. Sự việc lại tái diễn, cũng tháng đó năm sau, lại một người nữa mất mạng. Người ta cũng đăng báo rùm beng, tôi là thủ phạm. Xã hội thời đó ai thèm điều tra, tìm hiểu. Chết ráng chịu, thiệt thân, hơi sức đâu điều tra. Sau này bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân chết do rắn cắn. Tôi vô tội. Báo chí đâu thèm cải chính. Tôi cũng chẳng cần thanh minh. Thế rồi một cái am nữa mọc lên. Cái này lớn hơn cái cũ, nhang đèn cũng nhiều hơn một thời rồi cũng nhang tàn, khói tắt. Tôi cũng chả thèm để ý, lưu tâm. Mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Năm kế tiếp, gần đến tháng đó, tôi run sợ có nguời cẩu thả chết làm tôi bị hàm oan. Mong từng ngày cho tháng đó trôi qua. Đúng thế, năm đó may lành, tôi được yên thân, không ai bới móc đến. Rồi năm sau cũng thời gian đó lại có chuyện không lành xảy đến thế là người ta tạo ngay ra một nghi vấn. Nghi vấn biến thành huyền thoại. Nơi này có bà thuỷ năm nào cũng cướp đi một nhân mạng. Dân làng tránh đến gần nhà tôi vào tháng đó, sợ chết oan. Trong số những du khách đến làng tôi, có một thanh niên con quan. Nghe dân làng thuật truyện cho là khôi hài, không tin. Kết quả chàng mất tích nơi giữa hai cái am. Vì là quí tử nhà quan, sự việc được rêu rao nhiều ngày. Nhiều giả thuyết đặt ra và báo chí tốn khá nhiều mực, moi móc chuyện cũ. Từ đó cả vùng biết đến tôi.
Đổi tên
Đời tôi năm lần bảy lượt đổi tên, không phải tôi trốn lính, cũng chẳng phải trốn đóng thuế thân. Dân làng ngang nhiên đổi tên. Đầu tiên họ gọi tôi là đường nước. Sau những tháng mùa hè, tôi sống sót họ đổi sang tên mương. Tôi khôn lớn, mạnh khoẻ hơn, dân làng ngược xuôi qua nhà người ta lại cho tôi là rạch miễu vì có hai cái am gần bên. Tuổi trưởng thành, có chút danh, chút phận, làm lợi cho nhiều người nên được biết đến là sông. Vẫn chưa xong, sau lần con quan bỏ mạng nơi ngã ba, tôi đang là cái rạch miễu, báo chí địa phương tặng cho cái tên khá đẹp, liên quan đến lục tỉnh. Sở dĩ cái tên này là vì tôi đi gần khắp miền lục tỉnh. Đến lúc này tôi không còn cô đơn nữa, nhờ gặp gỡ anh chị hai của miền Tiền giang vì thế thanh thế của tôi lớn hơn những gì báo chí mô tả. Dân khắp miền không còn coi thường tôi như trước mà bắt đầu quan tâm vì dân ghe chài lớn bé đều biết, đều có những câu chuyện kể về tôi.
Con người luôn tự cao, tự đại. Khi họ nuôi nấng người nào họ bắt người đó gọi là cha mẹ. Tôi cung cấp nước cho dân khắp vùng. Dân chài sống nhờ tôm, cá tôi mang lại. Là nguồn cung cấp thức ăn chính cho dân trong vùng, mang lại nguồn tài chánh cho nhà nông, dân chài. Dù tôi nuôi họ tận tình như thế họ vẫn gọi tôi là con sông.
Lm Vũ đình Tường
Tôi sanh ra đời sau một cơn mưa bão. Tôi không chắc lắm nhưng đoán chừng cơn bão đó có lẽ là cơn bão lớn nhất nhì trong thế kỉ. Không phải tôi là người con duy nhất sanh trong cơn mưa. Các anh chị em tôi đều chào đời trong cơn mưa. Anh chị lớn kể cho nghe, mẹ Trời sanh anh chị khi có mây đen kéo phủ bốn phương; khi chớp giật liên miên soi sáng; kèm theo tiếng sấm vang rền xé không gian. Tiếng nổ chát chúa đó làm mẹ sợ, run rẩy, chuyển bụng sanh con.
Không biết có phải vì sanh trong mưa mà mỗi lần có mưa tôi đều khóc. Mưa càng to, tôi khóc càng lớn. Có lần khóc suốt đêm kéo dài cho mãi đến ngày hôm sau vẫn còn rì rả rên nho nhỏ.
Lúc mới sanh tôi ốm nhom, nhỏ xíu, yếu ớt. Có người nghĩ là tôi không thể sống được bao lâu, số yểu mệnh. Nhiều người con của mẹ Trời âm thầm chết như thế. Do vậy, bị coi thường, bỏ rơi. Mọi người biết tôi có mặt trên đời nhưng tất cả đều làm lơ. Người dưng, nước lã làm lơ đã đành, chính mẹ Trời, không rõ nguyên do nào, có thời bỏ tôi đói, khát, thoi thóp nhiều tháng. Lạ thay tôi không chết. Vẫn sống, dù sống trong mòn nỏi, yếu đuối. Thế rồi mẹ Trời lại thương tình ban ơn mưa móc. Sau lần bỏ rơi đó tôi không chết, mẹ Trời nhận ra tôi mang số trường thọ. Từ đó mẹ Trời chăm sóc tận tình hơn, thương đến nhiều hơn và ban cho muôn ơn. Nhờ thế tôi sống mạnh và lớn mau. Đại đa số dân làng vẫn coi thường, khinh tôi không đáng để họ quan tâm, lưu ý. Ngoại trừ một số người sống gần để ý thấy tôi lớn, nhờ vả được, đến làm quen. Không phải tôi tự kiêu nhưng nói thật người nhờ vả tôi nhiều lắm. Đây là một sự thật. Trước đây bị coi thường, khinh khi, bây giờ kẻ nhờ tưới rau, làm vườn. Người khác xin tôm cá.
Tôi đang tuổi trưởng thành, xinh mơn mởn nên nhiều kẻ đến làm quen. Có người đến dò hỏi tông tích, tìm hiểu. Tôi vẫn âm thầm vui sống dưới bóng mát của lùm cây, tàn lá. Cho đến một ngày kia báo chí địa phương loan tin sét đánh. Tôi giết người. Qua tin này người ta nhắc nhiều về tôi. Trời ơi, tôi là kẻ sát nhân sao. Nạn nhân là kẻ ỡm ờ, vô í tứ, hờ hững trượt chân té chết. Tôi chịu hàm oan. Người đời đồn thổi rùm beng một thời rồi chìm xuống như không có gì xảy ra. Thân nhân người chết đau lòng đến ngã ba gần nhà làm một cái am nhỏ. Lúc đầu người thân ra thắp hương rồi thưa dần, thưa dần. Bầy giờ thì năm thì mười hoạ mới có người ra thắp hương. Tôi làm thinh mặc kệ, chả thèm dòm ngó tới làm gì. Sự việc lại tái diễn, cũng tháng đó năm sau, lại một người nữa mất mạng. Người ta cũng đăng báo rùm beng, tôi là thủ phạm. Xã hội thời đó ai thèm điều tra, tìm hiểu. Chết ráng chịu, thiệt thân, hơi sức đâu điều tra. Sau này bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân chết do rắn cắn. Tôi vô tội. Báo chí đâu thèm cải chính. Tôi cũng chẳng cần thanh minh. Thế rồi một cái am nữa mọc lên. Cái này lớn hơn cái cũ, nhang đèn cũng nhiều hơn một thời rồi cũng nhang tàn, khói tắt. Tôi cũng chả thèm để ý, lưu tâm. Mặc kệ, ai muốn làm gì thì làm. Năm kế tiếp, gần đến tháng đó, tôi run sợ có nguời cẩu thả chết làm tôi bị hàm oan. Mong từng ngày cho tháng đó trôi qua. Đúng thế, năm đó may lành, tôi được yên thân, không ai bới móc đến. Rồi năm sau cũng thời gian đó lại có chuyện không lành xảy đến thế là người ta tạo ngay ra một nghi vấn. Nghi vấn biến thành huyền thoại. Nơi này có bà thuỷ năm nào cũng cướp đi một nhân mạng. Dân làng tránh đến gần nhà tôi vào tháng đó, sợ chết oan. Trong số những du khách đến làng tôi, có một thanh niên con quan. Nghe dân làng thuật truyện cho là khôi hài, không tin. Kết quả chàng mất tích nơi giữa hai cái am. Vì là quí tử nhà quan, sự việc được rêu rao nhiều ngày. Nhiều giả thuyết đặt ra và báo chí tốn khá nhiều mực, moi móc chuyện cũ. Từ đó cả vùng biết đến tôi.
Đổi tên
Đời tôi năm lần bảy lượt đổi tên, không phải tôi trốn lính, cũng chẳng phải trốn đóng thuế thân. Dân làng ngang nhiên đổi tên. Đầu tiên họ gọi tôi là đường nước. Sau những tháng mùa hè, tôi sống sót họ đổi sang tên mương. Tôi khôn lớn, mạnh khoẻ hơn, dân làng ngược xuôi qua nhà người ta lại cho tôi là rạch miễu vì có hai cái am gần bên. Tuổi trưởng thành, có chút danh, chút phận, làm lợi cho nhiều người nên được biết đến là sông. Vẫn chưa xong, sau lần con quan bỏ mạng nơi ngã ba, tôi đang là cái rạch miễu, báo chí địa phương tặng cho cái tên khá đẹp, liên quan đến lục tỉnh. Sở dĩ cái tên này là vì tôi đi gần khắp miền lục tỉnh. Đến lúc này tôi không còn cô đơn nữa, nhờ gặp gỡ anh chị hai của miền Tiền giang vì thế thanh thế của tôi lớn hơn những gì báo chí mô tả. Dân khắp miền không còn coi thường tôi như trước mà bắt đầu quan tâm vì dân ghe chài lớn bé đều biết, đều có những câu chuyện kể về tôi.
Con người luôn tự cao, tự đại. Khi họ nuôi nấng người nào họ bắt người đó gọi là cha mẹ. Tôi cung cấp nước cho dân khắp vùng. Dân chài sống nhờ tôm, cá tôi mang lại. Là nguồn cung cấp thức ăn chính cho dân trong vùng, mang lại nguồn tài chánh cho nhà nông, dân chài. Dù tôi nuôi họ tận tình như thế họ vẫn gọi tôi là con sông.
Lm Vũ đình Tường