Dan Lee
05-09-2011, 07:03 PM
Bông hồng cho ngày của Mẹ
“Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của Người hiến mạng sống cho người mình yêu” (Ga 15,13). Noi gương tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu có một người sẵn sàng ban cho chúng ta tất cả: tình yêu, sự hy sinh, lòng tận tụy, tần tảo… dẫu ta không kêu xin. Người ấy chính là Mẹ, Mẹ là “cõi đi về”, là chốn nương náu của tâm hồn mỗi người. Bên cạnh đó, các nhà thơ, nhạc sĩ cũng dựa vào hình dáng người Mẹ để sang tác, để ca ngợi về tình Mẹ hiền.
Câu ca dao xưa:
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
đã in vào ký ức tuổi thơ của biết bao nhiêu con người. Cái chất ngọt của tình Mẹ, thơm như “chuối ba hương” , dịu dàng như “xôi nếp mật” và đậm đà như “đường mía lau” đã đi vào tâm trí của biết bao nhiêu con người một cách tự nhiên. Khi tôi đang sốt, Mẹ đến, kéo chăn đắp cho tôi. Bàn tay Mẹ đặt lên trán nóng và than thở “khổ chưa, con tôi”. Tôi cảm thấy sự ấm áp của tình Mẹ, thứ tình cảm thật đậm đà, ngọt ngào biết bao! Tình Mẹ thì trường tồn, bất diệt như “chuối ba hương”, “xôi nếp mật” , “đường mía lau” ấy không bao giờ cùng tận.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tình thương của Mẹ dồi dào như suối nguồn, ngọt ngào và vô tận. Mẹ như một giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường học cuộc đời. Không có Mẹ, tôi sẽ không biết yêu thương. Nhờ có Mẹ, tôi biết thế nào là tình nhân loại
Ngày xưa, khi thầy hỏi “con thương Mẹ thì phải làm thế nào?”. Tôi trả lời: “vâng lời, cố gắng giúp đỡ, phụng dưỡng lúc Mẹ về già, và thờ phụng Mẹ khi khuất núi”. Bây giờ tôi biết rằng: “Con thương Mẹ thì không phải “làm thế nào” hết. Cứ thương Mẹ, thế là đủ lắm rồi…”
Vì Mẹ là tình thương, một dòng suối vô tận. Vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta. Những ai đã và đang có Mẹ, đừng để khi Mẹ khuất bóng rồi mới nói “Trời ơi! Tôi sống bên Mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt Mẹ; lúc nào cũng nhìn thoáng qua, trao đổi vài câu ngắn ngủi, xin tiền ăn quà, đòi hỏi mọi chuyện; giận dỗi, gây bao nhiêu rắc rối cho Mẹ phải lo lắng, thức khuya, dậy sớm cũng vì con. Để Mẹ phải suốt đời bếp núc và may giặt, dọn dẹp… Còn mình thì bận rộn lên xuống danh lợi”. Mẹ không kịp nhìn kỹ con và con không có thời gian nhìn kỹ Mẹ. Để khi Mẹ mất ân hận biết bao!
Ôi! Những đứa con! Có bao giờ chúng biết nhìn lại phía sau đâu! Có bao giờ chúng thấy những giọt nước mắt chảy dài, chảy dài trên má Mẹ, những giọt nước mắt chỉ rơi xuống khi chúng khuất dạng xa mù. Nhưng giá mà bọn chúng bịn rịn một chút, lưu luyến một chút chắc hẳn lòng Mẹ đã nở hoa. Những cánh hoa còn rực rỡ hơn, diễm lệ hơn những bông hoa mà người ta kết cho trong ngày hôn lễ.
Những bài thơ ca tụng về người Mẹ bao giờ cũng dễ nghe, cũng hay, cũng cảm động để lại những rung cảm chân thành cho người nghe.
“ Năm xưa khi tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Lời bớt khô đi rồi…
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất Mẹ
Mất cả một bầu trời”.
Tình Mẹ vẫn mãi là bài thơ đẹp nhất mà chính những người Mẹ viết nên được trên trần gian. Ngay cả những đứa con vô tâm cũng sẽ hiểu không có gì so sánh bằng tình Mẹ.
Chiều nay, khi đi học về, hay đi làm việc ở sở về, hãy vào phòng Mẹ với một nụ cười thật trầm lắng và ngồi xuống bên Mẹ. Sẽ bắt Mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi nhìn Mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy Mẹ và để Mẹ biết rằng Mẹ đang sống và đang ngồi bên cạnh ta. Cầm tay Mẹ, ta sẽ hỏi một câu ngắn làm Mẹ chú ý: “Mẹ ơi, Mẹ có biết không?”. Mẹ sẽ ngạc nhiên và sẽ hỏi: “Biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt Mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lắng và nói: “Mẹ ơi! Mẹ có biết là con yêu Mẹ không?” Câu hỏi sẽ không cần câu trả lời, cho dù đó là ai, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể hỏi như thế, bởi vì là con của Mẹ. Mẹ và ta sẽ vui sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt. Tình Mẹ sẽ trở thành bất diệt. Và một ngày kia, Mẹ mất, ta sẽ không hối hận, đau lòng.
Tôi chỉ nhắc các bạn rằng Mẹ là xôi, là mật, là ngọt ngào và là tình thương để các bạn đừng quên. Quên là một lỗi lớn. Cũng không phải lỗi nữa mà đó là một sự thiệt thòi. Trong Ngày của Mẹ, tôi xin cài vào túi các bạn một bông hồng: để vui sướng, thế thôi.
(trích Chia sẻ TMHĐGDĐM tháng 5.2011)
Thục Phạm
“Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của Người hiến mạng sống cho người mình yêu” (Ga 15,13). Noi gương tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu có một người sẵn sàng ban cho chúng ta tất cả: tình yêu, sự hy sinh, lòng tận tụy, tần tảo… dẫu ta không kêu xin. Người ấy chính là Mẹ, Mẹ là “cõi đi về”, là chốn nương náu của tâm hồn mỗi người. Bên cạnh đó, các nhà thơ, nhạc sĩ cũng dựa vào hình dáng người Mẹ để sang tác, để ca ngợi về tình Mẹ hiền.
Câu ca dao xưa:
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
đã in vào ký ức tuổi thơ của biết bao nhiêu con người. Cái chất ngọt của tình Mẹ, thơm như “chuối ba hương” , dịu dàng như “xôi nếp mật” và đậm đà như “đường mía lau” đã đi vào tâm trí của biết bao nhiêu con người một cách tự nhiên. Khi tôi đang sốt, Mẹ đến, kéo chăn đắp cho tôi. Bàn tay Mẹ đặt lên trán nóng và than thở “khổ chưa, con tôi”. Tôi cảm thấy sự ấm áp của tình Mẹ, thứ tình cảm thật đậm đà, ngọt ngào biết bao! Tình Mẹ thì trường tồn, bất diệt như “chuối ba hương”, “xôi nếp mật” , “đường mía lau” ấy không bao giờ cùng tận.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Tình thương của Mẹ dồi dào như suối nguồn, ngọt ngào và vô tận. Mẹ như một giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường học cuộc đời. Không có Mẹ, tôi sẽ không biết yêu thương. Nhờ có Mẹ, tôi biết thế nào là tình nhân loại
Ngày xưa, khi thầy hỏi “con thương Mẹ thì phải làm thế nào?”. Tôi trả lời: “vâng lời, cố gắng giúp đỡ, phụng dưỡng lúc Mẹ về già, và thờ phụng Mẹ khi khuất núi”. Bây giờ tôi biết rằng: “Con thương Mẹ thì không phải “làm thế nào” hết. Cứ thương Mẹ, thế là đủ lắm rồi…”
Vì Mẹ là tình thương, một dòng suối vô tận. Vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta. Những ai đã và đang có Mẹ, đừng để khi Mẹ khuất bóng rồi mới nói “Trời ơi! Tôi sống bên Mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt Mẹ; lúc nào cũng nhìn thoáng qua, trao đổi vài câu ngắn ngủi, xin tiền ăn quà, đòi hỏi mọi chuyện; giận dỗi, gây bao nhiêu rắc rối cho Mẹ phải lo lắng, thức khuya, dậy sớm cũng vì con. Để Mẹ phải suốt đời bếp núc và may giặt, dọn dẹp… Còn mình thì bận rộn lên xuống danh lợi”. Mẹ không kịp nhìn kỹ con và con không có thời gian nhìn kỹ Mẹ. Để khi Mẹ mất ân hận biết bao!
Ôi! Những đứa con! Có bao giờ chúng biết nhìn lại phía sau đâu! Có bao giờ chúng thấy những giọt nước mắt chảy dài, chảy dài trên má Mẹ, những giọt nước mắt chỉ rơi xuống khi chúng khuất dạng xa mù. Nhưng giá mà bọn chúng bịn rịn một chút, lưu luyến một chút chắc hẳn lòng Mẹ đã nở hoa. Những cánh hoa còn rực rỡ hơn, diễm lệ hơn những bông hoa mà người ta kết cho trong ngày hôn lễ.
Những bài thơ ca tụng về người Mẹ bao giờ cũng dễ nghe, cũng hay, cũng cảm động để lại những rung cảm chân thành cho người nghe.
“ Năm xưa khi tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Lời bớt khô đi rồi…
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất Mẹ
Mất cả một bầu trời”.
Tình Mẹ vẫn mãi là bài thơ đẹp nhất mà chính những người Mẹ viết nên được trên trần gian. Ngay cả những đứa con vô tâm cũng sẽ hiểu không có gì so sánh bằng tình Mẹ.
Chiều nay, khi đi học về, hay đi làm việc ở sở về, hãy vào phòng Mẹ với một nụ cười thật trầm lắng và ngồi xuống bên Mẹ. Sẽ bắt Mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi nhìn Mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy Mẹ và để Mẹ biết rằng Mẹ đang sống và đang ngồi bên cạnh ta. Cầm tay Mẹ, ta sẽ hỏi một câu ngắn làm Mẹ chú ý: “Mẹ ơi, Mẹ có biết không?”. Mẹ sẽ ngạc nhiên và sẽ hỏi: “Biết gì?” Vẫn nhìn vào mắt Mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lắng và nói: “Mẹ ơi! Mẹ có biết là con yêu Mẹ không?” Câu hỏi sẽ không cần câu trả lời, cho dù đó là ai, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể hỏi như thế, bởi vì là con của Mẹ. Mẹ và ta sẽ vui sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt. Tình Mẹ sẽ trở thành bất diệt. Và một ngày kia, Mẹ mất, ta sẽ không hối hận, đau lòng.
Tôi chỉ nhắc các bạn rằng Mẹ là xôi, là mật, là ngọt ngào và là tình thương để các bạn đừng quên. Quên là một lỗi lớn. Cũng không phải lỗi nữa mà đó là một sự thiệt thòi. Trong Ngày của Mẹ, tôi xin cài vào túi các bạn một bông hồng: để vui sướng, thế thôi.
(trích Chia sẻ TMHĐGDĐM tháng 5.2011)
Thục Phạm