Dan Lee
05-15-2011, 10:52 PM
Chúa Nhật IV Phục Sinh
Chúa Giêsu là cửa ràn chiên
Trong Tin Mừng Ga, đoạn văn được phụng vụ hôm nay công bố (10,1-10) đi liền ngay sau trình thuật Đức Giêsu chữa lành
anh mù từ thuở mới sinh (9,1-41), và ẩn dụ về Mục Tử nhân lành ở Ga 10 được liên kết trực tiếp với truyện anh mù. Quả thực, sự kiện người mù được chữa lành bị loại trừ khỏi cộng đồng tôn giáo Do Thái và sự kiện anh được Đức Giêsu đón nhận, chính là những dữ kiện sẽ được đào sâu trong ẩn dụ ở Ga 10.
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 10 câu đầu tiên của chương 10, có thể chia thành ba phần.
1. Ẩn dụ cửa ràn chiên (cc.1-5)
Bài Tin Mừng mở đầu bằng một lời tuyên bố long trọng của Đức Giêsu: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp” (c.1). Như vậy, chỉ có một cách thức đúng đắn để đến gần ràn chiên: qua cửa mà vào. Tất cả những kẻ trèo qua lối khác mà vào đều là kẻ trộm và kẻ cướp, tức là những kẻ không đem lại cho chiên sự sống, sự bình an và tình yêu mến, mà chỉ trục lợi cho chính mình.
“Kẻ trộm” là hạn từ được áp dụng cho Giuđa (12,6), trình bày một cách hành xử đặc trưng: lấy những thực tại thuộc quỹ chung làm của riêng mình. Đó là cách hành xử hoàn toàn đối nghịch với Đức Giêsu và những ai thuộc về Người, vốn chỉ biết phân phát tất cả những gì mình có cho từng người (x. 6,11).
“Kẻ cướp” là hạn từ được tác giả Ga gán cho Baraba (18,40), một kẻ sử dụng bạo lực. Khi người chăn chiên biến thành kẻ cướp, y dùng bạo lực để bắt chiên phải khuất phục dưới những hệ thống giá trị của riêng y, giống như cách hành xử của những nhà lãnh đạo Do Thái đối với người mù vừa được chữa lành trong Ga 9,34b.
Lời tuyên bố của Đức Giêsu, như thế, một trật vừa nhắm đến những người lãnh đạo bóc lột và tước đoạt của dân (“kẻ trộm”), vừa nhắm đến những người lãnh đạo sử dụng bạo lực (“kẻ cướp”) để khống chế dân trong hệ thống những giá trị giả tạo vốn không đem lại sự sống đích thực cho dân. Họ không phải là mục tử.
Đối nghịch với hình ảnh kẻ trộm và kẻ cướp vốn không qua cửa nhưng trèo tường mà vào, là hình ảnh người mục tử đích thật. Đức Giêsu nói: “Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra” (cc.2-3).
Người mục tử khác hẳn kẻ trộm và kẻ cướp, vì anh ta qua cửa mà vào và người giữ cửa công nhận anh ta có quyền đi vào ràn chiên. Ngày xưa, những người chăn chiên ở Palestina thường có thói quen quy tụ tất cả chiên của họ vào chung một ràn khi trời tối, rồi cắt cử một người bảo vệ ràn chiên, còn những người khác đi ngủ. Khi trời sáng, người chăn chiên đưa chiên của mình ra khỏi ràn. Anh ta có quyền đi vào cửa ràn chiên, và khi anh lên tiếng với người giữ cửa ràn chiên, thì những con chiên của anh ta sẽ nhận ra tiếng của anh ta và quy tụ lại bên cạnh anh ta.
Người mục tử đi vào ràn chiên là để chăm sóc chiên, chứ không phải để bóc lột hay lợi dụng chiên. Vì thế, chiên nghe tiếng của anh ta. Anh chăm sóc và yêu thương từng con chiên; giữa anh và từng con chiên có một mối tương quan thiết thân và đặc biệt.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh thực tế đó để nói về chính mình. Người là Đấng duy nhất có quyền đi vào ràn chiên của Thiên Chúa. Những ai thuộc về Người sẽ nghe tiếng Người và được sống (x. 5,25: “Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống”). Họ sẽ nhận biết Người là Đấng công chính, như anh mù trong Ga 9 đã nhận biết Người. Tiếng của Đức Giêsu là sứ điệp có sức giải thoát (x. 8,12: “Đức Giêsu nói với người Do-thái: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”). Người biết từng kẻ thuộc về Người, và Người yêu thương họ cho đến tận cùng (x. 13,1).
“Khi đã cho chiên ra hết, người mục tử đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ" (cc.4-5). Cũng vậy, Đức Giêsu sẽ dẫn đầu những kẻ thuộc về Người, và họ sẽ đi theo Người. “Đi theo” là động từ diễn tả thái độ của người môn đệ đối với Chúa Giêsu. Chính Người chỉ cho những kẻ thuộc về mình con đường của họ, và họ bước theo Người. Chính Người là con đường (14,6) mà những kẻ thuộc về Người sẽ đi trên đó để đến với Cha. Tiếng của Người làm nên sự an toàn cho họ, vì tiếng ấy đem lại cho họ sự sống (6,63: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”). Những ai đi theo Người sẽ được sống với Người (x.1,39) và được nên một với Người (x.15,1 tt). Người đã khẳng định: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,37-40).
2. Phản ứng của người Do Thái (c.6)
“Đức Giêsu kể cho họ nghe ẩn dụ đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ” (c.6).
Các nhà lãnh đạo Do Thái không hiểu ẩn dụ cửa ràn chiên. Họ không nhìn thấy vì họ mù loà. Họ không hiểu tiếng của Đức Giêsu vì họ không phải chiên thuộc đàn chiên của Đức Giêsu (10,26: “Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi”). Họ không hiểu lối nói của Đức Giêsu vì họ không có khả năng nghe lời sự sống (8,43: “Tại sao các ông không hiểu lối nói của tôi? Là vì các ông không thể nghe lời tôi nói”).
3. Đức Giêsu là cửa ràn chiên (cc.7-10)
“Vậy, Đức Giêsu nói: "Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ” (cc.7-8). Một lần nữa, Đức Giêsu sử dụng ẩn dụ cửa ràn chiên, nhưng ở đoạn văn này, Người áp dụng ẩn dụ đó cho chính mình. Hình ảnh này, trước hết, có thể hiểu theo tương quan với những nhà lãnh đạo, và thứ đến, trong tương quan với những người đi theo Đức Giêsu.
Trong liên hệ với những nhà lãnh đạo, Đức Giêsu tuyên bố rằng Người là Đấng duy nhất để họ có thể đi vào ràn chiên trong tư thế mục tử. Khẳng định này có hai nghĩa. Trước hết, những thực tại không dẫn đến Đức Giêsu sẽ không có giá trị. Thứ hai, chỉ khi đảm nhận tư thế và cách hành xử của Đức Giêsu, tức là sự hiến ban chính mạng sống mình, thì người ta mới có thể đi vào ràn chiên. Ngoài sự hiến ban chính mạng sống mình như Đức Giêsu đã thực hiện, sẽ chỉ có bạo lực và sự chết (“kẻ trộm” và “kẻ cướp”).
Trong tương quan với những ai đi theo Người, Đức Giêsu cũng sử dụng ẩn dụ cửa ràn chiên. Người nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (c.9). Qua Đức Giêsu mà vào tức là “đến với Người”, là “tin vào Người” (6,35: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”). Đó là ở lại trong lời của Người và tuân giữ lời của Người (8,31.51).
Những người đó sẽ được sống muôn đời (x. 3,15), vì Người ban cho họ sự sống đích thực. Cách nói “gặp được đồng cỏ” ở đây có nghĩa tương đương với cách nói “không hề phải đói… chẳng khát bao giờ” (6,35). “Đồng cỏ” mà Đức Giêsu nói ở đây có thể hiểu là chính bánh sự sống mà Người ban tặng, tức là chính mình Người.
Kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói: “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (c.10). Chính Đức Giêsu đã từng khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (3,16-17). “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40).
Sự sống dồi dào mà Đức Giêsu ban tặng là chính thịt và máu Người: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (6,51); “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54); “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (7,38).
Hôm nay, toàn thể Hội Thánh cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Ràn chiên của Chúa cần những mục tử đích thực, những mục tử yêu thương và chăm lo cho chiên, những mục tử đi vào ràn chiên qua cửa đích thực là chính Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành. Chính đức ái mục tử sẽ giúp các ngài nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Đấng hiến mình vì đàn chiên, để chiên được sống và sống dồi dào.
Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT
Chúa Giêsu là cửa ràn chiên
Trong Tin Mừng Ga, đoạn văn được phụng vụ hôm nay công bố (10,1-10) đi liền ngay sau trình thuật Đức Giêsu chữa lành
anh mù từ thuở mới sinh (9,1-41), và ẩn dụ về Mục Tử nhân lành ở Ga 10 được liên kết trực tiếp với truyện anh mù. Quả thực, sự kiện người mù được chữa lành bị loại trừ khỏi cộng đồng tôn giáo Do Thái và sự kiện anh được Đức Giêsu đón nhận, chính là những dữ kiện sẽ được đào sâu trong ẩn dụ ở Ga 10.
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 10 câu đầu tiên của chương 10, có thể chia thành ba phần.
1. Ẩn dụ cửa ràn chiên (cc.1-5)
Bài Tin Mừng mở đầu bằng một lời tuyên bố long trọng của Đức Giêsu: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp” (c.1). Như vậy, chỉ có một cách thức đúng đắn để đến gần ràn chiên: qua cửa mà vào. Tất cả những kẻ trèo qua lối khác mà vào đều là kẻ trộm và kẻ cướp, tức là những kẻ không đem lại cho chiên sự sống, sự bình an và tình yêu mến, mà chỉ trục lợi cho chính mình.
“Kẻ trộm” là hạn từ được áp dụng cho Giuđa (12,6), trình bày một cách hành xử đặc trưng: lấy những thực tại thuộc quỹ chung làm của riêng mình. Đó là cách hành xử hoàn toàn đối nghịch với Đức Giêsu và những ai thuộc về Người, vốn chỉ biết phân phát tất cả những gì mình có cho từng người (x. 6,11).
“Kẻ cướp” là hạn từ được tác giả Ga gán cho Baraba (18,40), một kẻ sử dụng bạo lực. Khi người chăn chiên biến thành kẻ cướp, y dùng bạo lực để bắt chiên phải khuất phục dưới những hệ thống giá trị của riêng y, giống như cách hành xử của những nhà lãnh đạo Do Thái đối với người mù vừa được chữa lành trong Ga 9,34b.
Lời tuyên bố của Đức Giêsu, như thế, một trật vừa nhắm đến những người lãnh đạo bóc lột và tước đoạt của dân (“kẻ trộm”), vừa nhắm đến những người lãnh đạo sử dụng bạo lực (“kẻ cướp”) để khống chế dân trong hệ thống những giá trị giả tạo vốn không đem lại sự sống đích thực cho dân. Họ không phải là mục tử.
Đối nghịch với hình ảnh kẻ trộm và kẻ cướp vốn không qua cửa nhưng trèo tường mà vào, là hình ảnh người mục tử đích thật. Đức Giêsu nói: “Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra” (cc.2-3).
Người mục tử khác hẳn kẻ trộm và kẻ cướp, vì anh ta qua cửa mà vào và người giữ cửa công nhận anh ta có quyền đi vào ràn chiên. Ngày xưa, những người chăn chiên ở Palestina thường có thói quen quy tụ tất cả chiên của họ vào chung một ràn khi trời tối, rồi cắt cử một người bảo vệ ràn chiên, còn những người khác đi ngủ. Khi trời sáng, người chăn chiên đưa chiên của mình ra khỏi ràn. Anh ta có quyền đi vào cửa ràn chiên, và khi anh lên tiếng với người giữ cửa ràn chiên, thì những con chiên của anh ta sẽ nhận ra tiếng của anh ta và quy tụ lại bên cạnh anh ta.
Người mục tử đi vào ràn chiên là để chăm sóc chiên, chứ không phải để bóc lột hay lợi dụng chiên. Vì thế, chiên nghe tiếng của anh ta. Anh chăm sóc và yêu thương từng con chiên; giữa anh và từng con chiên có một mối tương quan thiết thân và đặc biệt.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh thực tế đó để nói về chính mình. Người là Đấng duy nhất có quyền đi vào ràn chiên của Thiên Chúa. Những ai thuộc về Người sẽ nghe tiếng Người và được sống (x. 5,25: “Thật, tôi bảo thật các ông: giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa; ai nghe thì sẽ được sống”). Họ sẽ nhận biết Người là Đấng công chính, như anh mù trong Ga 9 đã nhận biết Người. Tiếng của Đức Giêsu là sứ điệp có sức giải thoát (x. 8,12: “Đức Giêsu nói với người Do-thái: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”). Người biết từng kẻ thuộc về Người, và Người yêu thương họ cho đến tận cùng (x. 13,1).
“Khi đã cho chiên ra hết, người mục tử đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ" (cc.4-5). Cũng vậy, Đức Giêsu sẽ dẫn đầu những kẻ thuộc về Người, và họ sẽ đi theo Người. “Đi theo” là động từ diễn tả thái độ của người môn đệ đối với Chúa Giêsu. Chính Người chỉ cho những kẻ thuộc về mình con đường của họ, và họ bước theo Người. Chính Người là con đường (14,6) mà những kẻ thuộc về Người sẽ đi trên đó để đến với Cha. Tiếng của Người làm nên sự an toàn cho họ, vì tiếng ấy đem lại cho họ sự sống (6,63: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”). Những ai đi theo Người sẽ được sống với Người (x.1,39) và được nên một với Người (x.15,1 tt). Người đã khẳng định: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,37-40).
2. Phản ứng của người Do Thái (c.6)
“Đức Giêsu kể cho họ nghe ẩn dụ đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ” (c.6).
Các nhà lãnh đạo Do Thái không hiểu ẩn dụ cửa ràn chiên. Họ không nhìn thấy vì họ mù loà. Họ không hiểu tiếng của Đức Giêsu vì họ không phải chiên thuộc đàn chiên của Đức Giêsu (10,26: “Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi”). Họ không hiểu lối nói của Đức Giêsu vì họ không có khả năng nghe lời sự sống (8,43: “Tại sao các ông không hiểu lối nói của tôi? Là vì các ông không thể nghe lời tôi nói”).
3. Đức Giêsu là cửa ràn chiên (cc.7-10)
“Vậy, Đức Giêsu nói: "Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ” (cc.7-8). Một lần nữa, Đức Giêsu sử dụng ẩn dụ cửa ràn chiên, nhưng ở đoạn văn này, Người áp dụng ẩn dụ đó cho chính mình. Hình ảnh này, trước hết, có thể hiểu theo tương quan với những nhà lãnh đạo, và thứ đến, trong tương quan với những người đi theo Đức Giêsu.
Trong liên hệ với những nhà lãnh đạo, Đức Giêsu tuyên bố rằng Người là Đấng duy nhất để họ có thể đi vào ràn chiên trong tư thế mục tử. Khẳng định này có hai nghĩa. Trước hết, những thực tại không dẫn đến Đức Giêsu sẽ không có giá trị. Thứ hai, chỉ khi đảm nhận tư thế và cách hành xử của Đức Giêsu, tức là sự hiến ban chính mạng sống mình, thì người ta mới có thể đi vào ràn chiên. Ngoài sự hiến ban chính mạng sống mình như Đức Giêsu đã thực hiện, sẽ chỉ có bạo lực và sự chết (“kẻ trộm” và “kẻ cướp”).
Trong tương quan với những ai đi theo Người, Đức Giêsu cũng sử dụng ẩn dụ cửa ràn chiên. Người nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (c.9). Qua Đức Giêsu mà vào tức là “đến với Người”, là “tin vào Người” (6,35: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ”). Đó là ở lại trong lời của Người và tuân giữ lời của Người (8,31.51).
Những người đó sẽ được sống muôn đời (x. 3,15), vì Người ban cho họ sự sống đích thực. Cách nói “gặp được đồng cỏ” ở đây có nghĩa tương đương với cách nói “không hề phải đói… chẳng khát bao giờ” (6,35). “Đồng cỏ” mà Đức Giêsu nói ở đây có thể hiểu là chính bánh sự sống mà Người ban tặng, tức là chính mình Người.
Kết thúc bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói: “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (c.10). Chính Đức Giêsu đã từng khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (3,16-17). “Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40).
Sự sống dồi dào mà Đức Giêsu ban tặng là chính thịt và máu Người: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (6,51); “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (6,54); “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống” (7,38).
Hôm nay, toàn thể Hội Thánh cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. Ràn chiên của Chúa cần những mục tử đích thực, những mục tử yêu thương và chăm lo cho chiên, những mục tử đi vào ràn chiên qua cửa đích thực là chính Chúa Kitô, Vị Mục Tử Nhân Lành. Chính đức ái mục tử sẽ giúp các ngài nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Đấng hiến mình vì đàn chiên, để chiên được sống và sống dồi dào.
Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT