Dan Lee
05-19-2011, 09:46 PM
Sống tin tưởng vào Chúa
Thứ Ba sau Chúa Nhật IV Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 10,22-30
22Khi ấy, ở Giêrusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa đông. 23Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Salômôn. 24Người Dothái vây quanh Đức Giêsu và nói: "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết." 25Đức Giêsu đáp: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. 26Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. 27Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30Tôi và Chúa Cha là một."
Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. (Ga 10,28)
Suy niệm:
“Ta ban cho chúng con sự sống đời đời, không ai cướp được chúng con khỏi tay Ta. Ta và Cha là một”. Đây là một thực tại cao cả nơi cuộc sống của những người tin vào Chúa, và Chúa Giêsu muốn mạc khải cho những người Do Thái đến hỏi Chúa : “Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Đức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết” (Ga 10, 24).
Thánh Gioan đã đặt lại những lời mạc khải trên của Chúa Giêsu về thực tại đời sống và Đức tin của người Kitô hữu vào dịp lễ Cung tiến đền thờ Giêrusalem, và như ta đã biết, cổng đền thờ là nơi các Thầy thông luật Do Thái đến để giải thích lề luật cho dân chúng, do đó Chúa Giêsu đến đây để giảng dạy cho dân chúng. Nhưng hơn ai hết, Chúa Giêsu là một vị thầy hơn mọi vị thầy thông luật của Israel thời đó, vì Con Thiên Chúa làm người đã hiện diện nơi đó không những để giảng dạy lề luật, mà còn là Đấng thay thế cho các bậc thầy mới vĩnh viễn. Như lời Chúa đã phán: “Chúng con không có vị thầy nào khác vì Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6).
Hơn nữa, dịp tụ họp dân chúng nơi cổng Salomon ở đền thờ là dịp lễ cung hiến đền thờ Giêrusalem. Lễ Cung hiến đền thờ có ý nghĩa gì đối với người Do Thái? Thưa, đây là một trong những lễ trọng của người Do Thái vì để ghi dấu đền thờ Giêrusalem trước đó đã bị ô uế, bị xúc phạm, nay thánh hiến lại để bắt đầu trở lại sinh hoạt tôn giáo.
Lễ Cung hiến đền thờ nhắc cho người dân nhớ lại sự phục hưng tôn giáo được những sứ giả của Chúa là anh em Macabê thực hiện vào năm 146 trước Chúa Giáng Sinh. Vào năm 170 đền thờ đã bị vua Syria làm ô uế, làm nơi dâng lễ vật cho thần ngoại bang HyLạp vì thế mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa chân thật. Giờ đây đền thờ cung hiến lại được là để nhắc nhớ lại khung cảnh tôn giáo và địa điểm cung thánh giảng dạy là cổng Salomon. Như vậy, Thánh Gioan muốn nhắc lại một cách kín đáo cho các độc giả của ngài về chương trình hay những ý định sâu xa của Chúa Giêsu. Đó là lúc Chúa Giêsu muốn mạc khải sự thật về ơn cứu rỗi, hầu khai mạc một thời đại mới, thời đại phục hưng tôn giáo dựa trên Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Khi ấy ở Giêrusalem việc cung hiến đền thờ bấy giờ là vào mùa đông, và Chúa Giêsu đã đi đi lại lại tại đền thờ Salômon. Sau những câu nhập đề mô tả khung cảnh tôn giáo như vậy, Thánh Gioan kể tiếp thắc mắc của người Do Thái vây quanh Chúa Giêsu và hỏi : “Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Đức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết”. Thánh Gioan thường dùng từ ngữ những người Do Thái để chỉ những kẻ không tin Chúa, không những không tin mà còn có ý đồ xấu bắt bẻ lời Chúa và âm mưu làm hại Người. Xem ra họ muốn tìm hiểu về Chúa nhưng thực sự là họ có ý đồ xấu, muốn nghe chính Chúa nói mình là con Thiên Chúa, là Đấng Kitô để tố cáo Ngài : Nói phạm thượng. Tội phạm thượng là tội đáng bị xử theo luật Do Thái, họ muốn có bằng cớ thêm để tố cáo “Ông này là người mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 5, 18). Đó là lời tố cáo sau này được nói lên khi luận xử Chúa Giêsu trước khi đóng đinh Ngài vào Thập giá như chúng ta đã biết.
Chúa Giêsu đã phơi trần âm mưu của họ: “Ta đã nói anh em rồi mà anh em không tin, vì anh em không phải là chiên Ta” (Ga 10, 25-27). Lời nói và việc làm của Chúa mà người Do Thái thấy tận mắt và nghe tận tai từ khi Chúa Giêsu rao giảng cho đến lúc này đã quá đủ mạc khải Ngài là ai rồi.
Những kẻ nghe và tin nhận Chúa Giêsu khi có một tâm hồn sẵn sàng, đó là tâm hồn yêu thương gắn bó với người chủ chăn. Không có thái độ nội tâm sẵn sàng, thì không có thái độ đón nhận lời Chúa mạc khải và cũng không tin nhận Ngài. Mà nếu không tin nhận Chúa làm sao có được sự sống đời đời, làm sao gắn bó kết hợp mật thiết với Chúa được. Còn đối với những kẻ tin nhận Chúa, thì được một lời bảo đảm vô cùng quan trọng: “Không ai có thể cướp chúng khỏi Cha được”.
Thế nên, sống tin tưởng vào Chúa là một bảo đảm chắc chắn cho những ai yêu mến Ngài.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là tấm bánh nuôi chúng con. Chúa hằng mong ước chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Xin cho Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi dẫn bước chân chúng con đi trong chân lý và sự thật. Xin Mình và Máu Thánh Chúa nuôi dưỡng chúng con trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng tha thiết kêu mời chúng con: Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Chúa không muốn chúng con đi theo tiếng của ma quỷ dẫn dắt vào đường xấu, vào con đường chết đời đời. Chúa muốn chúng con quay trở về với biển trời mênh mông của Chúa. Chúa muốn chúng con sống theo Lời Chúa vì: “cá không ăn muối cá ươn”. Cuộc đời chúng con đi lạc xa lời Chúa cũng sẽ rơi vào hố diệt vong đời đời. Chúa không muốn một ai trong chúng con phải hư mất. Chúa luôn tìm cách bảo vệ và che chở chúng con khỏi mọi sự dữ, khỏi mọi hiểm nguy của ba thù.
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho niềm khao khát sống với Chúa nơi chúng con được sống lại, để chúng con luôn được thuộc trọn về Chúa. Xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết đặt Chúa là trung tâm điểm của đời sống chúng con, biết tìm kiếm của ăn không bao giờ hư nát là chính Chúa và giáo lý của Chúa để chúng con được no đầy ân tình của Chúa hôm nay và hạnh phúc nước trời mai sau. Amen
Thứ Ba sau Chúa Nhật IV Phục Sinh
Lời Chúa: Ga 10,22-30
22Khi ấy, ở Giêrusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa đông. 23Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Salômôn. 24Người Dothái vây quanh Đức Giêsu và nói: "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết." 25Đức Giêsu đáp: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. 26Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. 27Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30Tôi và Chúa Cha là một."
Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. (Ga 10,28)
Suy niệm:
“Ta ban cho chúng con sự sống đời đời, không ai cướp được chúng con khỏi tay Ta. Ta và Cha là một”. Đây là một thực tại cao cả nơi cuộc sống của những người tin vào Chúa, và Chúa Giêsu muốn mạc khải cho những người Do Thái đến hỏi Chúa : “Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Đức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết” (Ga 10, 24).
Thánh Gioan đã đặt lại những lời mạc khải trên của Chúa Giêsu về thực tại đời sống và Đức tin của người Kitô hữu vào dịp lễ Cung tiến đền thờ Giêrusalem, và như ta đã biết, cổng đền thờ là nơi các Thầy thông luật Do Thái đến để giải thích lề luật cho dân chúng, do đó Chúa Giêsu đến đây để giảng dạy cho dân chúng. Nhưng hơn ai hết, Chúa Giêsu là một vị thầy hơn mọi vị thầy thông luật của Israel thời đó, vì Con Thiên Chúa làm người đã hiện diện nơi đó không những để giảng dạy lề luật, mà còn là Đấng thay thế cho các bậc thầy mới vĩnh viễn. Như lời Chúa đã phán: “Chúng con không có vị thầy nào khác vì Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6).
Hơn nữa, dịp tụ họp dân chúng nơi cổng Salomon ở đền thờ là dịp lễ cung hiến đền thờ Giêrusalem. Lễ Cung hiến đền thờ có ý nghĩa gì đối với người Do Thái? Thưa, đây là một trong những lễ trọng của người Do Thái vì để ghi dấu đền thờ Giêrusalem trước đó đã bị ô uế, bị xúc phạm, nay thánh hiến lại để bắt đầu trở lại sinh hoạt tôn giáo.
Lễ Cung hiến đền thờ nhắc cho người dân nhớ lại sự phục hưng tôn giáo được những sứ giả của Chúa là anh em Macabê thực hiện vào năm 146 trước Chúa Giáng Sinh. Vào năm 170 đền thờ đã bị vua Syria làm ô uế, làm nơi dâng lễ vật cho thần ngoại bang HyLạp vì thế mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa chân thật. Giờ đây đền thờ cung hiến lại được là để nhắc nhớ lại khung cảnh tôn giáo và địa điểm cung thánh giảng dạy là cổng Salomon. Như vậy, Thánh Gioan muốn nhắc lại một cách kín đáo cho các độc giả của ngài về chương trình hay những ý định sâu xa của Chúa Giêsu. Đó là lúc Chúa Giêsu muốn mạc khải sự thật về ơn cứu rỗi, hầu khai mạc một thời đại mới, thời đại phục hưng tôn giáo dựa trên Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Khi ấy ở Giêrusalem việc cung hiến đền thờ bấy giờ là vào mùa đông, và Chúa Giêsu đã đi đi lại lại tại đền thờ Salômon. Sau những câu nhập đề mô tả khung cảnh tôn giáo như vậy, Thánh Gioan kể tiếp thắc mắc của người Do Thái vây quanh Chúa Giêsu và hỏi : “Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Đức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết”. Thánh Gioan thường dùng từ ngữ những người Do Thái để chỉ những kẻ không tin Chúa, không những không tin mà còn có ý đồ xấu bắt bẻ lời Chúa và âm mưu làm hại Người. Xem ra họ muốn tìm hiểu về Chúa nhưng thực sự là họ có ý đồ xấu, muốn nghe chính Chúa nói mình là con Thiên Chúa, là Đấng Kitô để tố cáo Ngài : Nói phạm thượng. Tội phạm thượng là tội đáng bị xử theo luật Do Thái, họ muốn có bằng cớ thêm để tố cáo “Ông này là người mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa” (Ga 5, 18). Đó là lời tố cáo sau này được nói lên khi luận xử Chúa Giêsu trước khi đóng đinh Ngài vào Thập giá như chúng ta đã biết.
Chúa Giêsu đã phơi trần âm mưu của họ: “Ta đã nói anh em rồi mà anh em không tin, vì anh em không phải là chiên Ta” (Ga 10, 25-27). Lời nói và việc làm của Chúa mà người Do Thái thấy tận mắt và nghe tận tai từ khi Chúa Giêsu rao giảng cho đến lúc này đã quá đủ mạc khải Ngài là ai rồi.
Những kẻ nghe và tin nhận Chúa Giêsu khi có một tâm hồn sẵn sàng, đó là tâm hồn yêu thương gắn bó với người chủ chăn. Không có thái độ nội tâm sẵn sàng, thì không có thái độ đón nhận lời Chúa mạc khải và cũng không tin nhận Ngài. Mà nếu không tin nhận Chúa làm sao có được sự sống đời đời, làm sao gắn bó kết hợp mật thiết với Chúa được. Còn đối với những kẻ tin nhận Chúa, thì được một lời bảo đảm vô cùng quan trọng: “Không ai có thể cướp chúng khỏi Cha được”.
Thế nên, sống tin tưởng vào Chúa là một bảo đảm chắc chắn cho những ai yêu mến Ngài.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là tấm bánh nuôi chúng con. Chúa hằng mong ước chúng con được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Xin cho Lời Chúa mãi là ngọn đèn soi dẫn bước chân chúng con đi trong chân lý và sự thật. Xin Mình và Máu Thánh Chúa nuôi dưỡng chúng con trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa hằng tha thiết kêu mời chúng con: Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Chúa không muốn chúng con đi theo tiếng của ma quỷ dẫn dắt vào đường xấu, vào con đường chết đời đời. Chúa muốn chúng con quay trở về với biển trời mênh mông của Chúa. Chúa muốn chúng con sống theo Lời Chúa vì: “cá không ăn muối cá ươn”. Cuộc đời chúng con đi lạc xa lời Chúa cũng sẽ rơi vào hố diệt vong đời đời. Chúa không muốn một ai trong chúng con phải hư mất. Chúa luôn tìm cách bảo vệ và che chở chúng con khỏi mọi sự dữ, khỏi mọi hiểm nguy của ba thù.
Lạy Chúa Giêsu, xin làm cho niềm khao khát sống với Chúa nơi chúng con được sống lại, để chúng con luôn được thuộc trọn về Chúa. Xin cho con biết ra đi tìm kiếm Chúa, biết đặt Chúa là trung tâm điểm của đời sống chúng con, biết tìm kiếm của ăn không bao giờ hư nát là chính Chúa và giáo lý của Chúa để chúng con được no đầy ân tình của Chúa hôm nay và hạnh phúc nước trời mai sau. Amen