Dan Lee
05-21-2011, 09:23 AM
Đức Thánh Cha tiếp kiến 7 ngàn giáo sư và sinh viên Đại Học Công Giáo Thánh Tâm ở Italia
VATICAN. Sáng 21-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 7 ngàn người thuộc ban giám đốc, giáo sư và sinh viên đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Italia, nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đại học này.
Đại học này do LM bác sĩ Agostino Gemelli, dòng Phanxicô, thành lập và hiện nay là đại học Công Giáo lớn nhất tại Italia, với nhà thương đại học nổi tiếng Gemelli.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến, đặc biệt có ĐHY Dionigi Tettamanza, TGM giáo phận Milano.
Lên tiếng trong dịp này ĐTC cổ võ Đại Học Thánh Tâm góp phần thăng tiến một thuyết nhân bản đích thực, làm nổi bật liên hệ giữa đức tin và văn hóa.
ĐTC nhận xét rằng trong thời đại ngày nay có những biến chuyển lớn lao và mau lẹ, ảnh hưởng tới cả đời sống đại học. Nền văn hóa nhân bản dường như bị suy yếu dần dần, và người ta đặt nặng các môn gọi là “sản xuất” thuộc lãnh vực kỹ thuật và kinh tế; ngoài ra người ta có xu hướng thu hẹp chân trời của con người vào những gì có thể đo lường được, chiều kích tôn giáo bị liệt vào lãnh vực riêng tư và bị coi là một ý kiến mà thôi.
ĐTC tái khẳng định rằng “viễn tượng Kitô giáo không đối nghịch với kiến thức khoa học và những chinh phục của tài năng con người, trái lại, Kitô giáo coi đức tin như chân trời ý nghĩa, con đường dẫn đến chân lý trọn vẹn, là nhà hướng đạo dẫn tiến đến sự phát triển đích thực. Nếu không có sự hướng về chân lý, không có thái độ khiêm tốn và kiên trì tìm kiến thì mọi nền văn hóa sẽ tan rã và nơi vào thái độ duy tương đối, mất hút trong phù du.”
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng “đức tin và văn hóa là hai điều cao cả gắn liền với nhau không thể tách rời. Khi sự liên kết này bị cắt đứt, thì nhân loại có xu hướng co cụm vào mình và khép mình trong chính khả năng sáng tạo. Vì thế, điều cần thiết là đại học có một sự say mê đối với kiến thức thần học, đây là điều có trong học trình của Đại học Công Giáo Thánh Tâm.”
ĐTC nói thêm rằng: “Kiến thức đức tin soi sáng cho sự tìm kiếm của con người, giải thích và nhân bản hóa sự tìm kiếm ấy, đưa nó vào những dự phóng làm điều thiện, giải thoát nó khỏi cám dỗ của tư tưởng tính toán, lạm dụng kiến thức và biến những phát minh khoa học thành những phương tiện quyền lực và biến con người thành nô lệ.”
Sau cùng, ĐTC cũng nhắc nhở rằng: “Chân trời linh hoạt các hoạt động tại đại học của anh chị em có thể và phải là sự say mê đối với con người. Chỉ khi phục vụ con người thì khoa học mới tiến hành như một sự vung trồng đích thực và bảo vệ vũ trụ (St 2,15). .. Đại học Công Giáo được kêu gọi trở thành nơi trong đó có hình thức tuyệt hảo về sự cởi mở đối với kiến thức, say mê chân lý, và quan tâm đối với lịch sử con người, vốn là đặc tính của linh đạo Kitô giáo. (SD 21-5-2011)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Sáng 21-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 7 ngàn người thuộc ban giám đốc, giáo sư và sinh viên đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Italia, nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đại học này.
Đại học này do LM bác sĩ Agostino Gemelli, dòng Phanxicô, thành lập và hiện nay là đại học Công Giáo lớn nhất tại Italia, với nhà thương đại học nổi tiếng Gemelli.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến, đặc biệt có ĐHY Dionigi Tettamanza, TGM giáo phận Milano.
Lên tiếng trong dịp này ĐTC cổ võ Đại Học Thánh Tâm góp phần thăng tiến một thuyết nhân bản đích thực, làm nổi bật liên hệ giữa đức tin và văn hóa.
ĐTC nhận xét rằng trong thời đại ngày nay có những biến chuyển lớn lao và mau lẹ, ảnh hưởng tới cả đời sống đại học. Nền văn hóa nhân bản dường như bị suy yếu dần dần, và người ta đặt nặng các môn gọi là “sản xuất” thuộc lãnh vực kỹ thuật và kinh tế; ngoài ra người ta có xu hướng thu hẹp chân trời của con người vào những gì có thể đo lường được, chiều kích tôn giáo bị liệt vào lãnh vực riêng tư và bị coi là một ý kiến mà thôi.
ĐTC tái khẳng định rằng “viễn tượng Kitô giáo không đối nghịch với kiến thức khoa học và những chinh phục của tài năng con người, trái lại, Kitô giáo coi đức tin như chân trời ý nghĩa, con đường dẫn đến chân lý trọn vẹn, là nhà hướng đạo dẫn tiến đến sự phát triển đích thực. Nếu không có sự hướng về chân lý, không có thái độ khiêm tốn và kiên trì tìm kiến thì mọi nền văn hóa sẽ tan rã và nơi vào thái độ duy tương đối, mất hút trong phù du.”
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng “đức tin và văn hóa là hai điều cao cả gắn liền với nhau không thể tách rời. Khi sự liên kết này bị cắt đứt, thì nhân loại có xu hướng co cụm vào mình và khép mình trong chính khả năng sáng tạo. Vì thế, điều cần thiết là đại học có một sự say mê đối với kiến thức thần học, đây là điều có trong học trình của Đại học Công Giáo Thánh Tâm.”
ĐTC nói thêm rằng: “Kiến thức đức tin soi sáng cho sự tìm kiếm của con người, giải thích và nhân bản hóa sự tìm kiếm ấy, đưa nó vào những dự phóng làm điều thiện, giải thoát nó khỏi cám dỗ của tư tưởng tính toán, lạm dụng kiến thức và biến những phát minh khoa học thành những phương tiện quyền lực và biến con người thành nô lệ.”
Sau cùng, ĐTC cũng nhắc nhở rằng: “Chân trời linh hoạt các hoạt động tại đại học của anh chị em có thể và phải là sự say mê đối với con người. Chỉ khi phục vụ con người thì khoa học mới tiến hành như một sự vung trồng đích thực và bảo vệ vũ trụ (St 2,15). .. Đại học Công Giáo được kêu gọi trở thành nơi trong đó có hình thức tuyệt hảo về sự cởi mở đối với kiến thức, say mê chân lý, và quan tâm đối với lịch sử con người, vốn là đặc tính của linh đạo Kitô giáo. (SD 21-5-2011)
G. Trần Đức Anh OP