Dan Lee
05-22-2011, 12:04 PM
CON ĐƯỜNG GIÊSU
Một phó tế mới chịu chức nên rất hăng hái, ông nhận nhiệm sở ở một thành phố nhỏ và xa lạ. Sáng hôm sau, ông phải ra bưu điện để gửi thư nhưng không biết bưu điện ở đâu. Ông gặp một em bé chừng 15 tuổi và ông hỏi, “Cháu ơi, cháu có biết bưu điện ở đâu không?”
Em trả lời, “Có chứ. Chú đi dọc theo con đường này khoảng ba dẫy nhà, sau đó chú quẹo phải thì thấy nhà bưu điện.”
Phó tế cảm ơn đứa bé và nói, “Chú là phó tế mới đến thành phố này, và chú mời cháu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tuần này, chú sẽ chỉ cho cháu đường lên thiên đàng.”
Em bé nhìn phó tế cười nắc nẻ rồi nói, “Thôi đi chú ơi. Ngay cả đường đến bưu điện mà chú còn không biết nữa thì nói chi đường lên thiên đàng!”
Cái nhìn của em bé trong câu chuyện vui vừa kể có lẽ cũng giống với cái nhìn của các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay khi họ nghe Đức Giêsu nói về một con đường mà qua đó họ sẽ được gặp Thiên Chúa Cha.
Khung cảnh của bài Phúc Âm hôm nay là bữa Tiệc Ly, do đó, các môn đệ không thể nào hiểu được điều Đức Giêsu muốn nói, bởi vì lúc bấy giờ Đức Giêsu chưa trải qua cuộc thương khó và nhất là chưa sống lại với một thân xác lạ lùng.
Trong khi Đức Giêsu muốn nói về một sự sống mới, bất diệt và vinh hiển vì được chia sẻ sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, và được sẵn sàng ban phát cho bất cứ ai đi theo Con Đường Giêsu thì ông Tôma lại nghĩ đến một lối đi, một phương tiện vật chất nên ông nói với Đức Giêsu: “Thầy ơi, chúng con không biết Thầy đi đâu; làm sao chúng con biết đường?” Và Đức Giêsu trả lời, “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Con đường là phương tiện di chuyển của loài người, nhưng lối sống là phương tiện để đến với Thiên Chúa. Đứng trên một con đường mà chúng ta không muốn bước đi thì sẽ không bao giờ đến đích. Tương tự như vậy, khi là một tín hữu Kitô mà chúng ta không thay đổi đời sống theo Phúc Âm, không muốn đi theo Con Đường Giêsu mà chỉ dậm chân tại chỗ thì chúng ta sẽ không có sự sống mới mà Chúa Kitô đã mở đầu.
Con Đường Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Đức Giêsu trả lời cho các môn đệ rằng, “Thầy là đường và là sự thật”. Con Đường Giêsu dẫn đến một sự thật – sự thật đó là gì?
Đời sống con người có nhiều bí ẩn cần được khám phá. Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, khoa học đã tiến bộ vượt bực để khám phá ra các chân lý, và từ những khám phá ấy, con người ngày nay muốn làm chủ mọi sự, muốn thay đổi các phương cách của thiên nhiên – các hạt giống bị biến đổi, các phòng thí nghiệm đã có thể tạo ra một sự sống mới mà không cần đến lòng mẹ. Tuy nhiên, dù tiến bộ đến đâu, khoa học vẫn phải bó tay trước một sự thật kinh hoàng, đó là sự chết. Mọi vật trong vũ trụ có sinh thì có tử, có tạo thành thì có ngày bị huỷ diệt, đó là một định mệnh thê thảm của tạo vật nói chung và của sinh vật thượng đẳng, là loài người, nói riêng. Khoa học chỉ có thể thao túng những gì có sẵn trong thiên nhiên chứ không thể tạo nên sự sống từ hư không, bởi đó, khoa học vẫn bó tay trước cái chết. Để thắng được sự chết, để vượt qua được định mệnh bi thảm này, khoa học phải trả lời được câu hỏi: sự sống từ đâu đến?
Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên sự sống, và chính Đức Giêsu cũng nói trong bài Phúc Âm hôm nay, “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Lời nói này đã được minh chứng bằng biến cố Phục Sinh. Đây là một sự thật cần được loan báo, một tin mừng cần được công bố: Muốn thắng được sự chết, muốn vượt qua được định mệnh bi thảm của loài người, chúng ta chỉ cần đi theo Con Đường Giêsu – đó là một lối sống được tóm lược trong hai chữ “tình yêu”: yêu mến Thiên Chúa và thương yêu đồng loại.
Tuy nhiên, nhiều người không muốn tin vào chân lý đó, họ đã và đang tìm đủ mọi cách để chối bỏ chân lý ấy bằng cách chối bỏ Thiên Chúa. Khi chối bỏ Chủ Nhân của sự sống, hậu quả đương nhiên là con người đi vào sự huỷ diệt bằng những hành động trái ngược với tình yêu. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều này.
Trước hết là chủ thuyết cộng sản vô thần, dưới thời Stalin, người ta ước lượng có từ 3 đến 60 triệu người bị giết chết 1; ở Việt Nam, cuộc cách mạng vô sản và đấu tố cải cách ruộng đất của đảng cộng sản Việt Nam cũng đã cướp đi mạng sống của gần 200,000 người 2. Kế đó là Đức Quốc Xã, nhà độc tài Hitler đã khởi sự thế chiến II và tiêu diệt chủng tộc Do Thái, số người chết được ước lượng khoảng 15 triệu người 3.
Tưởng rằng sự đau thương của thế kỷ 19 đã là bài học đáng ghi nhớ cho loài người, nhưng trong thế kỷ 20 và 21, sự sống con người tiếp tục bị huỷ diệt một cách dã man dưới hình thức phá thai, được thi hành nhân danh quyền tự do của phụ nữ. Theo số thống kê của Viện Guttmacher, tổng số thai nhi bị tiêu diệt trên toàn thế giới trong năm 2003 là 41.6 triệu!4
Nếu Con Đường Giêsu dẫn đến sự sống thì khi đi ngược với con đường ấy, loài người chỉ rước lấy thảm hoạ cho chính mình. Nhận xét như thế không có nghĩa các tín hữu Kitô có thể khoanh tay đứng nhìn người khác đi vào sự huỷ diệt, nhưng, cũng như Đức Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Người đã lên tiếng nói dù có phải chết, chúng ta, những người theo Chúa Kitô, cũng phải can đảm đóng vai trò ngôn sứ của mình.
Một trong những tấm gương của người tín hữu Kitô thời đại ngày nay là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi còn sống, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được coi là đã góp phần quan trọng trong việc chấm dứt chế độ cộng sản Ba Lan, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của các nước cộng sản Châu Âu. Nhưng đó không phải là điều dễ dàng. Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phải trả một giá rất đắt – đã hai lần người bị ám sát hụt, một lần bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ với sự hậu thuẫn của cộng sản Sô Viết 5, và cố Giáo Hoàng đã bị trọng thương tưởng rằng đã hy sinh tính mạng.
Hôm nay là Chúa Nhật V Phục Sinh, và Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một sự thật về Chúa Giêsu: Người “là đường, là sự thật và là sự sống”. Nhưng Con Đường Giêsu không bằng phẳng, không êm ái như nhiều người mong muốn, mà đó là một con đường đòi hỏi nhiều phấn đấu và hy sinh. Đi theo Con Đường Giêsu là sống theo cuộc đời của Đức Giêsu. Nếu cuộc đời Đức Giêsu có giá trị vĩnh viễn thì chắc chắn rằng Con Đường Giêsu có thể áp dụng vào thực tế trong bất cứ thời đại nào.
Nếu Đức Giêsu chấp nhận sinh ra và sống khó nghèo thì chúng ta cũng đừng bám víu lấy của cải vật chất ở đời này. Nếu Đức Giêsu khước từ mọi vinh dự, mọi sự sang trọng của thế gian thì chúng ta cũng đừng mải mê tìm kiếm thế lực, danh vọng. Nếu Đức Giêsu sẵn sàng chịu đau khổ trên đường thập giá thì chúng ta cũng đừng than trách Thiên Chúa mỗi khi gặp những khốn khó trong cuộc đời. Và nếu Đức Giêsu vâng theo chương trình của Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng thì chúng ta cũng phải cố gắng tìm kiếm và sống theo thánh ý của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa giúp sức cho chúng ta được kiên cường trên Con Đường Giêsu, và sẵn sàng sống cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày hầu được hưởng sự sống muôn đời như Chúa Kitô Phục Sinh.
Pt Giuse Trần Văn Nhật
Một phó tế mới chịu chức nên rất hăng hái, ông nhận nhiệm sở ở một thành phố nhỏ và xa lạ. Sáng hôm sau, ông phải ra bưu điện để gửi thư nhưng không biết bưu điện ở đâu. Ông gặp một em bé chừng 15 tuổi và ông hỏi, “Cháu ơi, cháu có biết bưu điện ở đâu không?”
Em trả lời, “Có chứ. Chú đi dọc theo con đường này khoảng ba dẫy nhà, sau đó chú quẹo phải thì thấy nhà bưu điện.”
Phó tế cảm ơn đứa bé và nói, “Chú là phó tế mới đến thành phố này, và chú mời cháu đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật tuần này, chú sẽ chỉ cho cháu đường lên thiên đàng.”
Em bé nhìn phó tế cười nắc nẻ rồi nói, “Thôi đi chú ơi. Ngay cả đường đến bưu điện mà chú còn không biết nữa thì nói chi đường lên thiên đàng!”
Cái nhìn của em bé trong câu chuyện vui vừa kể có lẽ cũng giống với cái nhìn của các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay khi họ nghe Đức Giêsu nói về một con đường mà qua đó họ sẽ được gặp Thiên Chúa Cha.
Khung cảnh của bài Phúc Âm hôm nay là bữa Tiệc Ly, do đó, các môn đệ không thể nào hiểu được điều Đức Giêsu muốn nói, bởi vì lúc bấy giờ Đức Giêsu chưa trải qua cuộc thương khó và nhất là chưa sống lại với một thân xác lạ lùng.
Trong khi Đức Giêsu muốn nói về một sự sống mới, bất diệt và vinh hiển vì được chia sẻ sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, và được sẵn sàng ban phát cho bất cứ ai đi theo Con Đường Giêsu thì ông Tôma lại nghĩ đến một lối đi, một phương tiện vật chất nên ông nói với Đức Giêsu: “Thầy ơi, chúng con không biết Thầy đi đâu; làm sao chúng con biết đường?” Và Đức Giêsu trả lời, “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy.”
Con đường là phương tiện di chuyển của loài người, nhưng lối sống là phương tiện để đến với Thiên Chúa. Đứng trên một con đường mà chúng ta không muốn bước đi thì sẽ không bao giờ đến đích. Tương tự như vậy, khi là một tín hữu Kitô mà chúng ta không thay đổi đời sống theo Phúc Âm, không muốn đi theo Con Đường Giêsu mà chỉ dậm chân tại chỗ thì chúng ta sẽ không có sự sống mới mà Chúa Kitô đã mở đầu.
Con Đường Giêsu sẽ dẫn chúng ta đến đâu? Đức Giêsu trả lời cho các môn đệ rằng, “Thầy là đường và là sự thật”. Con Đường Giêsu dẫn đến một sự thật – sự thật đó là gì?
Đời sống con người có nhiều bí ẩn cần được khám phá. Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại, khoa học đã tiến bộ vượt bực để khám phá ra các chân lý, và từ những khám phá ấy, con người ngày nay muốn làm chủ mọi sự, muốn thay đổi các phương cách của thiên nhiên – các hạt giống bị biến đổi, các phòng thí nghiệm đã có thể tạo ra một sự sống mới mà không cần đến lòng mẹ. Tuy nhiên, dù tiến bộ đến đâu, khoa học vẫn phải bó tay trước một sự thật kinh hoàng, đó là sự chết. Mọi vật trong vũ trụ có sinh thì có tử, có tạo thành thì có ngày bị huỷ diệt, đó là một định mệnh thê thảm của tạo vật nói chung và của sinh vật thượng đẳng, là loài người, nói riêng. Khoa học chỉ có thể thao túng những gì có sẵn trong thiên nhiên chứ không thể tạo nên sự sống từ hư không, bởi đó, khoa học vẫn bó tay trước cái chết. Để thắng được sự chết, để vượt qua được định mệnh bi thảm này, khoa học phải trả lời được câu hỏi: sự sống từ đâu đến?
Kinh Thánh nói rằng Thiên Chúa đã dựng nên sự sống, và chính Đức Giêsu cũng nói trong bài Phúc Âm hôm nay, “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Lời nói này đã được minh chứng bằng biến cố Phục Sinh. Đây là một sự thật cần được loan báo, một tin mừng cần được công bố: Muốn thắng được sự chết, muốn vượt qua được định mệnh bi thảm của loài người, chúng ta chỉ cần đi theo Con Đường Giêsu – đó là một lối sống được tóm lược trong hai chữ “tình yêu”: yêu mến Thiên Chúa và thương yêu đồng loại.
Tuy nhiên, nhiều người không muốn tin vào chân lý đó, họ đã và đang tìm đủ mọi cách để chối bỏ chân lý ấy bằng cách chối bỏ Thiên Chúa. Khi chối bỏ Chủ Nhân của sự sống, hậu quả đương nhiên là con người đi vào sự huỷ diệt bằng những hành động trái ngược với tình yêu. Lịch sử nhân loại đã minh chứng điều này.
Trước hết là chủ thuyết cộng sản vô thần, dưới thời Stalin, người ta ước lượng có từ 3 đến 60 triệu người bị giết chết 1; ở Việt Nam, cuộc cách mạng vô sản và đấu tố cải cách ruộng đất của đảng cộng sản Việt Nam cũng đã cướp đi mạng sống của gần 200,000 người 2. Kế đó là Đức Quốc Xã, nhà độc tài Hitler đã khởi sự thế chiến II và tiêu diệt chủng tộc Do Thái, số người chết được ước lượng khoảng 15 triệu người 3.
Tưởng rằng sự đau thương của thế kỷ 19 đã là bài học đáng ghi nhớ cho loài người, nhưng trong thế kỷ 20 và 21, sự sống con người tiếp tục bị huỷ diệt một cách dã man dưới hình thức phá thai, được thi hành nhân danh quyền tự do của phụ nữ. Theo số thống kê của Viện Guttmacher, tổng số thai nhi bị tiêu diệt trên toàn thế giới trong năm 2003 là 41.6 triệu!4
Nếu Con Đường Giêsu dẫn đến sự sống thì khi đi ngược với con đường ấy, loài người chỉ rước lấy thảm hoạ cho chính mình. Nhận xét như thế không có nghĩa các tín hữu Kitô có thể khoanh tay đứng nhìn người khác đi vào sự huỷ diệt, nhưng, cũng như Đức Giêsu, vì yêu thương nhân loại nên Người đã lên tiếng nói dù có phải chết, chúng ta, những người theo Chúa Kitô, cũng phải can đảm đóng vai trò ngôn sứ của mình.
Một trong những tấm gương của người tín hữu Kitô thời đại ngày nay là Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi còn sống, cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được coi là đã góp phần quan trọng trong việc chấm dứt chế độ cộng sản Ba Lan, từ đó dẫn đến sự sụp đổ của các nước cộng sản Châu Âu. Nhưng đó không phải là điều dễ dàng. Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phải trả một giá rất đắt – đã hai lần người bị ám sát hụt, một lần bởi một người Thổ Nhĩ Kỳ với sự hậu thuẫn của cộng sản Sô Viết 5, và cố Giáo Hoàng đã bị trọng thương tưởng rằng đã hy sinh tính mạng.
Hôm nay là Chúa Nhật V Phục Sinh, và Hội Thánh giới thiệu cho chúng ta một sự thật về Chúa Giêsu: Người “là đường, là sự thật và là sự sống”. Nhưng Con Đường Giêsu không bằng phẳng, không êm ái như nhiều người mong muốn, mà đó là một con đường đòi hỏi nhiều phấn đấu và hy sinh. Đi theo Con Đường Giêsu là sống theo cuộc đời của Đức Giêsu. Nếu cuộc đời Đức Giêsu có giá trị vĩnh viễn thì chắc chắn rằng Con Đường Giêsu có thể áp dụng vào thực tế trong bất cứ thời đại nào.
Nếu Đức Giêsu chấp nhận sinh ra và sống khó nghèo thì chúng ta cũng đừng bám víu lấy của cải vật chất ở đời này. Nếu Đức Giêsu khước từ mọi vinh dự, mọi sự sang trọng của thế gian thì chúng ta cũng đừng mải mê tìm kiếm thế lực, danh vọng. Nếu Đức Giêsu sẵn sàng chịu đau khổ trên đường thập giá thì chúng ta cũng đừng than trách Thiên Chúa mỗi khi gặp những khốn khó trong cuộc đời. Và nếu Đức Giêsu vâng theo chương trình của Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng thì chúng ta cũng phải cố gắng tìm kiếm và sống theo thánh ý của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa giúp sức cho chúng ta được kiên cường trên Con Đường Giêsu, và sẵn sàng sống cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân bằng những hy sinh trong đời sống hàng ngày hầu được hưởng sự sống muôn đời như Chúa Kitô Phục Sinh.
Pt Giuse Trần Văn Nhật