Dan Lee
05-27-2011, 12:36 PM
YÊU NGƯỜI, ĐỂ NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG LẠI
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh A (Ga 14,15-21)
Chung quanh chúng ta và ngay trong chúng ta, còn có rất nhiều người không tin có Thiên Chúa, nhưng họ tin có Tình Yêu.
Họ cũng đang yêu, đang khát khao được yêu. Họ đang sống nhờ tình yêu vợ chồng, cha mẹ, anh em, bạn hữu, và cả tình yêu tha nhân cộng đồng. Họ không thể thiếu tình yêu, nhưng họ chưa nhận ra Thiên Chúa vì họ vẫn cho rằng tình yêu trong mỗi con người là một khả năng tự nhiên, một nhu cầu tự nhiên. Họ không hiểu được cội nguồn siêu nhiên của tình yêu là Thiên Chúa, và có thể, họ đã thể hiện cách yêu tự nhiên ở một cấp độ dưới bản tính con người.
Kitô hữu công giáo được Chúa Giêsu mạc khải cho biết cội nguồn của tình yêu là Thiên Chúa và thật là diễm phúc khi được tuyên tín mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Tình Yêu và là trung tâm của các mầu nhiệm khác. Lý trí con người không thể hiểu thấu mầu nhiệm, vì mầu nhiệm chỉ được hiểu thấu khi con người chấp nhận để chính mình tan hòa trong mầu nhiệm ấy: Hòa Tan Trong Tình Yêu Ba Ngôi.
Bài tin mừng hôm nay-trong diễn từ từ biệt của Chúa Giêsu, trước lúc vào cuộc thương khó- được Mẹ Giáo Hội đưa vào tin mừng phụng vụ chuẩn bị cho việc Chúa Giêsu về trời, cho thấy sự viên mãn của tình yêu Ba Ngôi đến mức tuyệt hảo. Nội dung bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra cho các tông đồ lời mời gọi tan hòa vào mầu nhiệm Ba Ngôi hơn là giải thích để hiểu được mầu nhiệm ấy. Đời sống và bản chất nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi được Chúa Giêsu ân cần bày tỏ trong lúc chuẩn bị rời bỏ các tông đồ, để các ông được tháp nhập vào mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,15-16).
Lời tình tha thiết Chúa Giêsu muốn dặn dò các tông đồ là yêu mến và tuân giữ giới răn Người, để được Chúa Cha yêu thương và ban cho Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô tồn tại trong thế gian, và trong mỗi tâm hồn;
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô trở nên nguồn sống dồi dào và sống động cho giáo hội và cách riêng cho mỗi tâm hồn sẵn sàng đón nhận Ngài như Đấng Bảo Trợ cho ơn cứu rỗi của mình;
-sẽ làm cho chúng ta khi đón nhận Ngài, trở nên can đảm sống Lời Chúa Kitô và hiên ngang làm chứng cho Thiên Chúa Cha.
Vì “Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”(Ga 14,17).
Ôi! Còn hạnh phúc nào bằng khi được sống trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa: yêu như Chúa Giêsu yêu, dưới ánh sáng của Thánh Thần, để dìm mình trong tình yêu Thiên Chúa Cha. Còn hạnh phúc nào bằng khi tình yêu của Chúa Giêsu vẫn luôn liên tục, không gián đoạn, mà còn dồi dào hơn và kéo dài cho đến ngày Người lại đến: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy"(Ga 14,20-21).
Tình yêu của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa thật tha thiết và Ngài tỏ bày tình yêu ấy cách trọn vẹn chu đáo cho các tông đồ, cùng là cho mỗi chúng ta hôm nay. Mỗi người được mời gọi tháp nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua việc Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người.
Nếu yêu mến Chúa Giêsu mà không tuân giữ điều răn của Người, thì không thể đón nhận thần khí, càng không thể đi vào huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người là yêu như Người đã yêu: Yêu thương người khác để người khác được sống và được sống lại
Nếu tình yêu của chúng ta là động lực để người khác sống được chỉ ở đời nầy mà thôi, thì ấy chưa phải là tình yêu của Chúa Giêsu.
Việc bác ái đối với tha nhân nếu chỉ dừng lại ở việc xây cái nhà tình nghĩa, giúp đồng vốn vượt khó, giúp xóa nợ lâu năm… thì có thể nói, cũng chưa phải là việc bác ái Kitô giáo đúng nghĩa.
Tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi vượt xa hơn thế nữa: yêu người để người được sống và được phục sinh. Vì thế, làm cho người khác có một cuộc sống mới, cuộc sống bình an thánh thiện, cuộc sống phục sinh ngay ở đời nầy là tiêu chuẩn của tình yêu và việc bác ái mà Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện.
Rất tiếc, ở những đất nước đang sống trong một nền-giáo-dục-không-Thiên-Chúa, con người cũng có tình yêu, tình yêu cũng được giáo dục, nhưng là loại tình yêu tự nhiên dừng lại ở những gì cho nhau ở đời nầy, và hầu như không màng đến cái chung cuộc ở đời sau.
Thế hệ trẻ được giáo dục yêu nhau như người lớn đã yêu, và đã chết, không cần biết đi về đâu, miễn là đã yêu và đã sống thoải mái trong cuộc đời nầy.
Tình yêu ấy, cách yêu ấy không phải là cách yêu của Chúa Giêsu, vì không bắt nguồn từ Thiên Chúa và càng không thể nào dẫn đến sự tan hòa trong cội nguồn tình yêu là Ba Ngôi Thiên Chúa, để tình yêu ấy sống, và sống mãi muôn đời.
Để gia đình được sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, vợ chồng không chỉ yêu thương tôn trọng chung thủy và lo lắng cho nhau sống hạnh phúc đời nầy; cha mẹ không chỉ hy sinh lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái chữ…mà còn lo cả nhà sum họp trên nước trời, về với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Yêu như Chúa Giêsu là làm cho người khác sống và sống lại.
Giữa xã hội tôn thờ vật chất ngày nay, đây là một thách thức không nhỏ.
Giữa nền giáo dục loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng trí con người, đây là một thách thức không nhỏ.
Nhận định của Ban Giáo Lý GP. Qui nhơn: “Không còn trường Công Giáo. Xuất thân từ trường nhà nước, các bạn trẻ từ 40 tuổi trở xuống đã được trang bị những cái nhìn về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về lịch sử, về xã hội và về cuộc sống rất khác với cái nhìn Kitô giáo” làm cho những người làm cha mẹ phải nghĩ đến vế thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu “yêu làm cho người khác phục sinh”.
Người khác ấy chính là người bạn đời, con cái mình, trước tiên. Không chỉ người trẻ, mà có cả người lớn, cũng cần nhìn lại thực trạng đau lòng nầy: người ta cũng đang yêu,
-nhưng là tình yêu đưa nhau vào hố thẳm của tội lỗi, của sự chết ngàn thu;
-nhưng là tình yêu vun quén cho chính mình, cho tập đoàn mình, cho những người đồng tình, đồng phe, đồng đảng với mình những mối lợi mối mọt có thể gặm nhấm, những kho tàng không có sức phục sinh;
-nhưng là tình yêu thỏa mãn những thú tính….
Tình yêu phải là hoa quả của việc kết hiệp bản thân với Thiên Chúa, tiến đến việc giúp nhau nên thánh thiện nhờ việc tuân giữ toàn bộ Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng, để được chiếm hữu tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, để được sum họp với nhau một nhà ở đời sau, ấy mới là tình yêu của một nền giáo dục Kitô Giáo, tình yêu mà Chúa Giêsu tha thiết dặn dò trên trang Tin Mừng hôm nay.
Trở lại với trào lưu có tình yêu mà không tin có Thiên Chúa, và qua những suy tư trên đây, chúng ta có thể thấy được một âm mưu của thế lực chống lại Thiên Chúa là dùng chính tình yêu làm nhãn hiệu cho một công cuộc thoái hóa, hoặc chống lại tình yêu đích thực. Sự rạn nứt nội tại nơi tâm hồn các tín hữu bắt nguồn từ tình yêu dành cho thế gian, vật chất nhiều hơn dành cho Thiên Chúa và dần dần lề luật của Thiên Chúa, lời dạy của Tin Mừng, bóng dáng của Thiên Chúa cũng mờ dần trong tâm trí họ-mờ dần rồi biến mất lúc nào không hay biết.
Vì thế, việc chân thành khao khát sống kết hiệp với Chúa Giêsu, giữ Lời Chúa dạy trong Tin Mừng làm mực thước, rước lấy Thánh Thể Chúa làm sức sống thiêng liêng mới là bảo đảm cho phần rỗi chúng ta và bảo đảm cho việc thực hiện các điều răn Chúa dạy, nhất là đức ái. Nói một cách khác, trước khi yêu người như Chúa muốn, hẳn chúng ta phải yêu Chúa để sống và yêu được như Chúa yêu, thì tình yêu cho đi, thì việc thực hiện các điều răn của Chúa mới thực mang lại cho chúng ta một giá trị cao cả: sống trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Yêu mến Chúa Giêsu để nên thánh: chiếm hữu được Thiên Chúa.
Tuân giữ điều răn Chúa: giúp cho người khác nên thánh, giúp cho người khác chiếm hữu được Thiên Chúa.
Nếu không, hãy coi chừng tình yêu và việc bác ái của ta lại rơi vào kế hoạch của những giả dối, dẫn đến cái vô ích cho mình và cho tha nhân.
Lạy Chúa, chúng con thật diễm phúc được Chúa Giêsu dạy cho chúng con cách sống yêu, để cuộc đời chúng con nên một chuỗi ngày hạnh phúc. Vì khi sống yêu, là chúng con sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa chí ái. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người dạy để Lời Mạc Khải, Lời Tỏ Tình Thiên Chúa của Người không trở nên uổng phí cho phần rỗi chúng con. A men.
PM. Cao Huy Hoàng 2008
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI Phục Sinh A (Ga 14,15-21)
Chung quanh chúng ta và ngay trong chúng ta, còn có rất nhiều người không tin có Thiên Chúa, nhưng họ tin có Tình Yêu.
Họ cũng đang yêu, đang khát khao được yêu. Họ đang sống nhờ tình yêu vợ chồng, cha mẹ, anh em, bạn hữu, và cả tình yêu tha nhân cộng đồng. Họ không thể thiếu tình yêu, nhưng họ chưa nhận ra Thiên Chúa vì họ vẫn cho rằng tình yêu trong mỗi con người là một khả năng tự nhiên, một nhu cầu tự nhiên. Họ không hiểu được cội nguồn siêu nhiên của tình yêu là Thiên Chúa, và có thể, họ đã thể hiện cách yêu tự nhiên ở một cấp độ dưới bản tính con người.
Kitô hữu công giáo được Chúa Giêsu mạc khải cho biết cội nguồn của tình yêu là Thiên Chúa và thật là diễm phúc khi được tuyên tín mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Tình Yêu và là trung tâm của các mầu nhiệm khác. Lý trí con người không thể hiểu thấu mầu nhiệm, vì mầu nhiệm chỉ được hiểu thấu khi con người chấp nhận để chính mình tan hòa trong mầu nhiệm ấy: Hòa Tan Trong Tình Yêu Ba Ngôi.
Bài tin mừng hôm nay-trong diễn từ từ biệt của Chúa Giêsu, trước lúc vào cuộc thương khó- được Mẹ Giáo Hội đưa vào tin mừng phụng vụ chuẩn bị cho việc Chúa Giêsu về trời, cho thấy sự viên mãn của tình yêu Ba Ngôi đến mức tuyệt hảo. Nội dung bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra cho các tông đồ lời mời gọi tan hòa vào mầu nhiệm Ba Ngôi hơn là giải thích để hiểu được mầu nhiệm ấy. Đời sống và bản chất nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi được Chúa Giêsu ân cần bày tỏ trong lúc chuẩn bị rời bỏ các tông đồ, để các ông được tháp nhập vào mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,15-16).
Lời tình tha thiết Chúa Giêsu muốn dặn dò các tông đồ là yêu mến và tuân giữ giới răn Người, để được Chúa Cha yêu thương và ban cho Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô tồn tại trong thế gian, và trong mỗi tâm hồn;
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô trở nên nguồn sống dồi dào và sống động cho giáo hội và cách riêng cho mỗi tâm hồn sẵn sàng đón nhận Ngài như Đấng Bảo Trợ cho ơn cứu rỗi của mình;
-sẽ làm cho chúng ta khi đón nhận Ngài, trở nên can đảm sống Lời Chúa Kitô và hiên ngang làm chứng cho Thiên Chúa Cha.
Vì “Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”(Ga 14,17).
Ôi! Còn hạnh phúc nào bằng khi được sống trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa: yêu như Chúa Giêsu yêu, dưới ánh sáng của Thánh Thần, để dìm mình trong tình yêu Thiên Chúa Cha. Còn hạnh phúc nào bằng khi tình yêu của Chúa Giêsu vẫn luôn liên tục, không gián đoạn, mà còn dồi dào hơn và kéo dài cho đến ngày Người lại đến: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy"(Ga 14,20-21).
Tình yêu của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa thật tha thiết và Ngài tỏ bày tình yêu ấy cách trọn vẹn chu đáo cho các tông đồ, cùng là cho mỗi chúng ta hôm nay. Mỗi người được mời gọi tháp nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua việc Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người.
Nếu yêu mến Chúa Giêsu mà không tuân giữ điều răn của Người, thì không thể đón nhận thần khí, càng không thể đi vào huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người là yêu như Người đã yêu: Yêu thương người khác để người khác được sống và được sống lại
Nếu tình yêu của chúng ta là động lực để người khác sống được chỉ ở đời nầy mà thôi, thì ấy chưa phải là tình yêu của Chúa Giêsu.
Việc bác ái đối với tha nhân nếu chỉ dừng lại ở việc xây cái nhà tình nghĩa, giúp đồng vốn vượt khó, giúp xóa nợ lâu năm… thì có thể nói, cũng chưa phải là việc bác ái Kitô giáo đúng nghĩa.
Tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi vượt xa hơn thế nữa: yêu người để người được sống và được phục sinh. Vì thế, làm cho người khác có một cuộc sống mới, cuộc sống bình an thánh thiện, cuộc sống phục sinh ngay ở đời nầy là tiêu chuẩn của tình yêu và việc bác ái mà Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện.
Rất tiếc, ở những đất nước đang sống trong một nền-giáo-dục-không-Thiên-Chúa, con người cũng có tình yêu, tình yêu cũng được giáo dục, nhưng là loại tình yêu tự nhiên dừng lại ở những gì cho nhau ở đời nầy, và hầu như không màng đến cái chung cuộc ở đời sau.
Thế hệ trẻ được giáo dục yêu nhau như người lớn đã yêu, và đã chết, không cần biết đi về đâu, miễn là đã yêu và đã sống thoải mái trong cuộc đời nầy.
Tình yêu ấy, cách yêu ấy không phải là cách yêu của Chúa Giêsu, vì không bắt nguồn từ Thiên Chúa và càng không thể nào dẫn đến sự tan hòa trong cội nguồn tình yêu là Ba Ngôi Thiên Chúa, để tình yêu ấy sống, và sống mãi muôn đời.
Để gia đình được sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, vợ chồng không chỉ yêu thương tôn trọng chung thủy và lo lắng cho nhau sống hạnh phúc đời nầy; cha mẹ không chỉ hy sinh lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái chữ…mà còn lo cả nhà sum họp trên nước trời, về với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Yêu như Chúa Giêsu là làm cho người khác sống và sống lại.
Giữa xã hội tôn thờ vật chất ngày nay, đây là một thách thức không nhỏ.
Giữa nền giáo dục loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng trí con người, đây là một thách thức không nhỏ.
Nhận định của Ban Giáo Lý GP. Qui nhơn: “Không còn trường Công Giáo. Xuất thân từ trường nhà nước, các bạn trẻ từ 40 tuổi trở xuống đã được trang bị những cái nhìn về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về lịch sử, về xã hội và về cuộc sống rất khác với cái nhìn Kitô giáo” làm cho những người làm cha mẹ phải nghĩ đến vế thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu “yêu làm cho người khác phục sinh”.
Người khác ấy chính là người bạn đời, con cái mình, trước tiên. Không chỉ người trẻ, mà có cả người lớn, cũng cần nhìn lại thực trạng đau lòng nầy: người ta cũng đang yêu,
-nhưng là tình yêu đưa nhau vào hố thẳm của tội lỗi, của sự chết ngàn thu;
-nhưng là tình yêu vun quén cho chính mình, cho tập đoàn mình, cho những người đồng tình, đồng phe, đồng đảng với mình những mối lợi mối mọt có thể gặm nhấm, những kho tàng không có sức phục sinh;
-nhưng là tình yêu thỏa mãn những thú tính….
Tình yêu phải là hoa quả của việc kết hiệp bản thân với Thiên Chúa, tiến đến việc giúp nhau nên thánh thiện nhờ việc tuân giữ toàn bộ Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng, để được chiếm hữu tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, để được sum họp với nhau một nhà ở đời sau, ấy mới là tình yêu của một nền giáo dục Kitô Giáo, tình yêu mà Chúa Giêsu tha thiết dặn dò trên trang Tin Mừng hôm nay.
Trở lại với trào lưu có tình yêu mà không tin có Thiên Chúa, và qua những suy tư trên đây, chúng ta có thể thấy được một âm mưu của thế lực chống lại Thiên Chúa là dùng chính tình yêu làm nhãn hiệu cho một công cuộc thoái hóa, hoặc chống lại tình yêu đích thực. Sự rạn nứt nội tại nơi tâm hồn các tín hữu bắt nguồn từ tình yêu dành cho thế gian, vật chất nhiều hơn dành cho Thiên Chúa và dần dần lề luật của Thiên Chúa, lời dạy của Tin Mừng, bóng dáng của Thiên Chúa cũng mờ dần trong tâm trí họ-mờ dần rồi biến mất lúc nào không hay biết.
Vì thế, việc chân thành khao khát sống kết hiệp với Chúa Giêsu, giữ Lời Chúa dạy trong Tin Mừng làm mực thước, rước lấy Thánh Thể Chúa làm sức sống thiêng liêng mới là bảo đảm cho phần rỗi chúng ta và bảo đảm cho việc thực hiện các điều răn Chúa dạy, nhất là đức ái. Nói một cách khác, trước khi yêu người như Chúa muốn, hẳn chúng ta phải yêu Chúa để sống và yêu được như Chúa yêu, thì tình yêu cho đi, thì việc thực hiện các điều răn của Chúa mới thực mang lại cho chúng ta một giá trị cao cả: sống trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Yêu mến Chúa Giêsu để nên thánh: chiếm hữu được Thiên Chúa.
Tuân giữ điều răn Chúa: giúp cho người khác nên thánh, giúp cho người khác chiếm hữu được Thiên Chúa.
Nếu không, hãy coi chừng tình yêu và việc bác ái của ta lại rơi vào kế hoạch của những giả dối, dẫn đến cái vô ích cho mình và cho tha nhân.
Lạy Chúa, chúng con thật diễm phúc được Chúa Giêsu dạy cho chúng con cách sống yêu, để cuộc đời chúng con nên một chuỗi ngày hạnh phúc. Vì khi sống yêu, là chúng con sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa chí ái. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người dạy để Lời Mạc Khải, Lời Tỏ Tình Thiên Chúa của Người không trở nên uổng phí cho phần rỗi chúng con. A men.
PM. Cao Huy Hoàng 2008