Dan Lee
06-03-2011, 07:11 PM
Rồi đây một mai lối xưa tôi về
“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”
Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.
Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên…”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ)
(Cv 1: 8-9 )
Thời buổi này, làm gì còn có giấc mơ xưa, những là “một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm”, “lắng nghe tiếng nhịp con tim” để rồi ta cứ ngồi đó mà “kể chuyện buồn vui”, “hai đứa mình nghe”, thôi. Quả thế! Một đứa nghe thôi, cũng đã chết. Huống hồ là, những hai người đều nghe thì làm sao nuốt nổi những tư tưởng rất “tưng bừng”, nhiều sáng kiến. Vâng. Đây, chỉ là những giấc mơ lờ mờ, một giấc mộng rất “xưa rồi Diễm”, của “Diểm Xưa”, mà người anh “biệt kinh kỳ”, đã rồi đây “một mai”, hay mai một, đến như thế?
Ngay cả cụm từ “biệt kinh kỳ” do hai tác giả Minh Kỳ và Hoài Linh sáng chế, tuổi trẻ hôm nay làm sao hiểu nổi, nếu không tra cứu thêm từ điển? “Kinh kỳ” đây, dù người em ở lại dù có hiểu rõ đi nũa, cũng đâu là những kỳ đọc kinh/ngắm kệ hay kể lể về những gì kỳ lạ, của vị kinh sư, rất khiếp kinh ở Israel vào thời ấy. Cũng chẳng là bài thuyết pháp/giảng giải ở nhà thờ về các chi tiết liên quan đến người đời, sống cuộc đời người, ở đâu đó.
“Biệt kinh kỳ”, hay còn là giã biệt kinh đô rất lạ kỳ, chỉ là lời nhắn gửi người anh/người chị thân thương trước khi anh/chị về chốn hoàng hôn chốn lính trận, tìm “tình nào hơn nước non”, thời đó thôi. Kinh kỳ hôm nay, đâu ai chịu giã biệt, lại cứ ùn ùn kéo về thủ đô nước Việt ở phiá Nam, để dân số hôm nay lên những hai chân số, hơn 10 triệu!
Với người đời, “kinh kỳ” (hay còn gọi là “cố đô”) của tâm hồn đã giã biệt, lại là những tính chất “cá biệt” trong nếp sống xưa, cần khai tỏ. “Kinh kỳ” ấy, “cố đô” này, vẫn có thể là như ý nghĩa của truyện kể rất nhẹ nhàng, ở bên dưới:
“Chuyện kể rằng,
có vị vua nọ ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc mình về những kho báu cũng như ngai vàng của mình, nên nhà vua không còn thấy bình an trong cuộc sống. Ông lại nghi ngờ các vị quan/dân các cấp. Và, tương lai trở thành nỗi hãi sợ, ám ảnh ông.
Từ cung điện cao sang nhìn xuống lớp dân đen/nghèo hèn ồm yếu nhưng hạnh phúc, nhà vua thấy mình thèm được như họ. Thấy nơi họ, toát lên nỗi đơn sơ, chân chất, không lo lắng điều gì về tương lai, mai ngày. Vốn dĩ luôn thắc mắc, với nghi ngờ, nên vua tò mò quyết cải trang thành người hành khất để tìm hiểu xem do đâu mà lớp dân nghèo của nước mình lại bình an, không lo lắng đến tương lai.
Một ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời ăn mày vào nhà và cùng sẻ san ổ bánh mì với thái độ hân hoan, rất yêu đời. Vua hỏi:
-Điều gì làm ông sung sướng đến như vậy?”
Người nghèo đáp:
-Tôi hân hoan sung sướng vì có được một ngày đẹp. Tôi sửa giày chữa dép chỉ cần kiếm đủ tiền mua ổ bánh cho buổi cơm tối nay, thế là đủ.
Vua hỏi tiếp:
-Thế, chuyện gì xảy đến, nếu mai ngày ông không kiếm đủ tiền mua bánh thì sao?
-Tôi có niềm tin vào mọi ngày. Ngày qua ngày, mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi.
Sau khi ra về, vua muốn thử lại niềm tin của người thợ giày, hôm ấy, bèn ra lệnh cấm tất cả mọi người sửa giày dép không được hành nghề này trong vương quốc của ông nữa. Thoạt khi biết rằng nghề của mình bị cấm đoán, người thợ giày bèn nhủ thầm: “Ngày qua ngày, rồi ra thì mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi”. Lập tức, ông thấy có vài phụ nữ gánh nước ra chợ để tưới rau bán, ông bèn xin được làm chân gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối, thế cũng xong. Tối về, vua ông lại giả dạng người hành khất lại đến thăm người gánh nước nghèo. Gặp vua-giả-dạng-làm-hành khất, người nghèo gánh nước vẫn giữ thái độ ung dung, thư thái với ổ bánh mì đạm bạc, đang nhai, kể lại chuyện gánh nước mướn hôm ấy.
Một lần nữa, để thử thách niềm tin của người nghèo gánh nước mướn, vua lại ra lệnh cấm không ai được phép hành nghề gánh nước mướn trong vương quốc của mình, nữa. Và cứ thế, người nghèo nói trên thay đổi rất nhiều nghề, rất khác biệt. Nhưng, ở nơi ông, vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống “ngày qua ngày” của mình. Còn vua, vẫn không thể nào hiểu được làm sao người nghèo nước ông lại có được sự bình an và niềm tin chân chất, giản đơn đến thế. Rồi cứ thế, mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo kia lại cứ thản nhiên tin rằng, “Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi ra cũng tốt đẹp, thôi.”
Quá tò mò trước triết lý sống giản dị của người dân nghèo hèn, vua lại ra lệnh cho các quan văn võ trong nước sắp xếp sao để buộc tất cả mọi người nghèo trong nước phải trở thành lính kiểng trông nom canh gác cho cung điện của mình. Thật tội nghiệp cho người nghèo kia, từ nay không được lãnh lương tiền hằng ngày để mua bánh mì mà sống, phải đợi đến cuối tháng mới có. Tính sao đây? Dù vậy, anh ta cũng lại tìm ra cách thức bán gươm đao do trên cấp phát, để có tiền mua bánh mì cho nguyên cả tháng.
Tối về nhà, thế là anh ta lại có bánh mì để ăn, nên vẫn hạnh phúc với triết lý sống “ngày qua ngày, mọi việc rồi cũng tốt thôi.” Vua nghe thế, lại giả dạng dân thường, đến thăm ông và hỏi:
-Lâu nay, ông làm nghề gì để kiếm tiền mua bánh ăn độ nhật, thế?
-Tôi, nay được cất nhắc làm lính hầu ở dinh vua, cũng thấy sướng. Có dư tiền độ nhật.
Rồi, anh đơn sơ kể thật chuyện làm lính hầu ở dinh vua, chỉ lãnh lương lương tiền vào cuối tháng mà thôi, nên đã bán gươm thật đi, đổi lại, anh lấy tiền mua đủ bánh mì cho nguyên một tháng. Để rồi đến ngày lãnh lương, anh sẽ chuộc lại chiếc gươm thật và như thế, có thể tiếp tục được cuộc sống “ngày qua ngày”, tuy đạm, bạc, nhưng rồi cuộc sống cũng tốt đẹp cả thôi”. Không bon chen, giựt giành với người khác. Vua lại hỏi:
-Không có gươm thật, làm sao canh giữ được dinh thự của vua quan?
Anh bèn bật mí cho khách biết:
-Hiện thời, chiếc gươm tôi sử dụng chỉ là gươm giả bằng gỗ, cũng không sao.
Vua hỏi tiếp:
-Nhưng nếu anh bị cấp trên bắt buộc phải rút gươm thật cho họ xem xét thì sao?
-Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi cũng tốt đẹp cả thôi.
Quả là, hôm sau người ta bắt được một tên trộm khét tiếng cấp trên quyết định xử chém. Vua quan yêu cầu người nghèo được tuyển làm lính canh kia phải ra tay thực hiện vai trò của tên đồ tể chém đầu tay ăn trộm. Bởi lẽ, vua thừa biết: với chiếc gươm bằng gỗ, người-nghèo-được-làm-lính kia dẫu có ba đầu sáu tay, cũng không thể tuân được lệnh vua ban. Và như thế, xem niềm tin vào triết lý sống “ngày qua ngày, mọi sự rồi ra cũng tốt đẹp cả thôi,” của anh sẽ ra sao. Khi tên tử tội vừa quì mọp dưới chân anh lính nghèo thống thiết nài van anh tha mạng, vì y ta còn vợ còn con nhỏ, phải nuôi dưỡng. Anh lính nghèo nhìn đám đông xung quanh một hồi, rồi hô lớn:
-Lạy Đấng Tối Cao, nếu người này có tội thực, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua quan ban. Nếu anh vô tội, xin Ngài biến gươm này thành gươm gỗ, để cứu hắn.
Ngay tức thì, anh rút gươm ra chém đầu tên tử tội. Nhưng vì chiếc gươm anh cầm chỉ là gươm gỗ nên tên tử tội không bị giết. Đám đông chứng kiến sự thật như trên, bèn la lên: “Phéo lạ! Quả, đây là phép lạ!” Và, trước cảnh tượng hỡi ôi là như thế, vua bèn truyền lệnh tha cho tên trộm khỏi chết, đồng thời tiến đến người lính nghèo thú thật:
-Trẫm đây, là người giả làm hành khất cứ đêm đêm tới hỏi chuyện ngươi. Từ nay, trẫm muốn anh là bạn và là quân sư cho trẫm.”
Truyện kể rất nhẹ nhàng. Đơn giản. Hơi mang chút ít tích cổ. Nhưng trong phiếm luận đường dài rất lai rai, thì cổ hay tân không là điều quan trọng. Quan trọng là lời bàn của người kể, hôm nay lại dẫn đưa một lời bàn về triết lý của cuộc sống “Ngày qua ngày” có lời lẽ như sau: cuộc sống chỉ quan trọng nhất thời hiện tại. Dù có cả quá khứ lẫn tương lai. Triết lý của thanh niên nghèo kia, là triết lý thực đặt giá trị thực tiễn lên trên tiền bạc, danh chức, sắc dục và quyền lực. Cứ cho đi người đời chỉ quí trọng giàu sang, quyền thế đến thế nào đi nữa, nếu người người hôm nay không sống chân phương/trung thực, thì chẳng thể nào cảm nhận được giá trị của chính cuộc sống ấy. Nếu người người không sống giây phút hiện tại, thì cuộc đời mình cũng chỉ là chuỗi ngày tìm bắt cái bóng hình của “bình an, hạnh phúc”, rất vô vọng.
Hiểu như thế, thì “kinh kỳ” của người đời, chừng như vẫn còn mang tính không gian và thời gian, để lưu luyến. Chẳng thế mà, người đời cứ theo chân nghệ sĩ vẫn hát lời ca thẫn thờ, rất luyến nhớ, rằng:
“Tám hướng bốn phương trời mây
thôi nhé anh đi từ đây
Kỷ niệm nào không có vui hay buồn
chiều nào không có hoàng hôn
tình nào hơn nước non…”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)
Với nhà Đạo, “kinh kỳ” mà Thầy Chi Ái giã biệt, không phải là chốn miền xảy đến ở không gian có thương đau. Xao xuyến, Có nỗi niềm đầy luyến lưu. Rõ ràng tình huống “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là thế này:
“Nói xong,
Người được cất lên ngay trước mắt các ông,
và có đám mây quyện lấy Người,
khiến các ông không còn thấy Người nữa.”
(Cv 1: 9)
Xem như thế, “kinh kỳ” Thầy giã biệt, không là không gian hay thời gian của trần thế, mà là trạng huống qua đó Thầy có rời-nhưng-không-bỏ. Thầy về với Cha, nhưng không quên nhắn nhủ dân con ở lại, bằng những Lời đầy xác quyết:
“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần
khi Người ngự xuống trên anh em.
Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy
tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri
và cho đến tận cùng trái đất."
(Cv 1: 8)
Xem như thế, thì “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là tình huống có sức mạnh của Thánh Thần Chúa ở với dân con, để mọi người rồi sẽ làm nên tất cả. Sẽ, sống hạnh phúc rất đích thực. Không chỉ như quan niệm của thanh niên nghèo hèn vẫn cứ sống “ngày qua ngày”, chẳng lo gì quá khứ lẫn vị lai. Nhưng, tất cả sẽ là nét đặc trưng của cộng đoàn Nước Trời, luôn trông cậy vào Thánh Thần Chúa, đến với mình.
Có thể, có người sẽ ngược giòng lịch sử rồi cho rằng Hội thánh thời tiên khởi cũng hoang mang khi Thầy Chí Thánh về với Cha. Rất có thể, lúc đầu chỉ là những tình cảm sướt mướt, khi không thấy Thầy ở cạnh nữa. Nhưng tình cảm uỷ mị ấy đã được cất đi, để nhường cho những quyết tâm được Thầy dặn dò, một chúc thư:
“Đức Giê-su đến gần, nói với các ông:
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.
Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ nhân danh
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.
Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
(Mt 28: 19-20)
Đồ đệ Chúa hôm nay, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, hẳn sẽ có vị còn duy trì thái độ ủy mị, khi Chúa “được cất về trời”. Nhưng, cũng có nhiều vị vẫn hiên ngang nhớ lời Thầy dặn dò, để mà sống. Sống oai hung, chỉ biết và nhớ những điều ấy. Mặc cho ai có phê bình chỉ trích mình là người sao, cũng vẫn mặc.
Người đời hôm nay, cũng thế. Có người, cũng liên tưởng đến buổi “Biệt kinh kỳ” của Chúa, để rồi, lúc này hay lúc khác, quyết thực hiện điều Chúa dặn dò bằng phương cách này khác, như giùm giúp cả người dưng khách lạ, dù chỉ một ý kiến nhỏ nhoi, dù cho người đời có coi mình chẳng ra gì, như truyện kể để minh hoạ ở bên dưới:
“Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.
Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng. Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì. Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gả điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng. Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:
-Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ còn cái nghề tài xế xe tải để sống". Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần. "Đây là cái anh có thể làm", gã tâm thần nói.."tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?"
Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:
-Anh giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở bệnh viện tâm thần này thế?
Người bệnh trả lời:
"Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu"…
Quả là, trong cuộc sống đời thường, người nhà Đạo đôi khi cũng bị cho là điên khùng điên khi vẫn hiên ngang sống thực hiện điều Thầy dặn dò, trước khi Ngài “biệt kinh kỳ”, khỏi trần thế. Hôm nay, có lẽ cũng nên liên tưởng đến lời của người khùng nhưng không ngu ở bệnh viện tâm thần, khi anh dám giùm giúp người dưng khách lạ, đang gặp nạn.
Có bị coi là khùng hay điên vì tin vào Lời Thầy sống đúng mực, hẳn bạn và tôi ta đừng sợ. Chí ít, là nỗi sợ bị người người chê bai này khác. Bởi, Thầy đã xa rời đồ đệ là ta, để ra đi về với Cha. Nhưng, Thầy quyết không bỏ mọi người ở lại, dù chốn khùng điên bệnh tâm thần. Thầy không bỏ, nhưng vẫn giữ Lời dặn dò hôm ấy:
“Và đây,
Thầy ở cùng anh em mọi ngày
cho đến tận thế."
(Mt 28: 20)
Quyết như thế, ta sẽ cùng người nghệ sĩ cứ lan man và vui hát lời ca rất kết hậu, rằng:
“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”
Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.
Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên.”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)
Có Thầy và có Chúa ở cùng rồi, thì không chỉ hai người mà tất cả mọi người sẽ cùng “gọi chung một tên.” Tên ấy hôm nay, bây giờ và mãi mãi sẽ là tên và tuổi của người đồ đệ Chúa, rất Giêsu.
Trần Ngọc Mười Hai
Cứ nhớ mãi Lời Thầy dặn dò
Để có cuộc sống yên vui
An bình
Hạnh phúc.
“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”
Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.
Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên…”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ)
(Cv 1: 8-9 )
Thời buổi này, làm gì còn có giấc mơ xưa, những là “một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm”, “lắng nghe tiếng nhịp con tim” để rồi ta cứ ngồi đó mà “kể chuyện buồn vui”, “hai đứa mình nghe”, thôi. Quả thế! Một đứa nghe thôi, cũng đã chết. Huống hồ là, những hai người đều nghe thì làm sao nuốt nổi những tư tưởng rất “tưng bừng”, nhiều sáng kiến. Vâng. Đây, chỉ là những giấc mơ lờ mờ, một giấc mộng rất “xưa rồi Diễm”, của “Diểm Xưa”, mà người anh “biệt kinh kỳ”, đã rồi đây “một mai”, hay mai một, đến như thế?
Ngay cả cụm từ “biệt kinh kỳ” do hai tác giả Minh Kỳ và Hoài Linh sáng chế, tuổi trẻ hôm nay làm sao hiểu nổi, nếu không tra cứu thêm từ điển? “Kinh kỳ” đây, dù người em ở lại dù có hiểu rõ đi nũa, cũng đâu là những kỳ đọc kinh/ngắm kệ hay kể lể về những gì kỳ lạ, của vị kinh sư, rất khiếp kinh ở Israel vào thời ấy. Cũng chẳng là bài thuyết pháp/giảng giải ở nhà thờ về các chi tiết liên quan đến người đời, sống cuộc đời người, ở đâu đó.
“Biệt kinh kỳ”, hay còn là giã biệt kinh đô rất lạ kỳ, chỉ là lời nhắn gửi người anh/người chị thân thương trước khi anh/chị về chốn hoàng hôn chốn lính trận, tìm “tình nào hơn nước non”, thời đó thôi. Kinh kỳ hôm nay, đâu ai chịu giã biệt, lại cứ ùn ùn kéo về thủ đô nước Việt ở phiá Nam, để dân số hôm nay lên những hai chân số, hơn 10 triệu!
Với người đời, “kinh kỳ” (hay còn gọi là “cố đô”) của tâm hồn đã giã biệt, lại là những tính chất “cá biệt” trong nếp sống xưa, cần khai tỏ. “Kinh kỳ” ấy, “cố đô” này, vẫn có thể là như ý nghĩa của truyện kể rất nhẹ nhàng, ở bên dưới:
“Chuyện kể rằng,
có vị vua nọ ngày đêm lo lắng về sự an nguy cho vương quốc mình về những kho báu cũng như ngai vàng của mình, nên nhà vua không còn thấy bình an trong cuộc sống. Ông lại nghi ngờ các vị quan/dân các cấp. Và, tương lai trở thành nỗi hãi sợ, ám ảnh ông.
Từ cung điện cao sang nhìn xuống lớp dân đen/nghèo hèn ồm yếu nhưng hạnh phúc, nhà vua thấy mình thèm được như họ. Thấy nơi họ, toát lên nỗi đơn sơ, chân chất, không lo lắng điều gì về tương lai, mai ngày. Vốn dĩ luôn thắc mắc, với nghi ngờ, nên vua tò mò quyết cải trang thành người hành khất để tìm hiểu xem do đâu mà lớp dân nghèo của nước mình lại bình an, không lo lắng đến tương lai.
Một ngày kia, vua giả dạng người ăn mày gõ cửa nhà một người nghèo để xin ăn. Người nghèo mời ăn mày vào nhà và cùng sẻ san ổ bánh mì với thái độ hân hoan, rất yêu đời. Vua hỏi:
-Điều gì làm ông sung sướng đến như vậy?”
Người nghèo đáp:
-Tôi hân hoan sung sướng vì có được một ngày đẹp. Tôi sửa giày chữa dép chỉ cần kiếm đủ tiền mua ổ bánh cho buổi cơm tối nay, thế là đủ.
Vua hỏi tiếp:
-Thế, chuyện gì xảy đến, nếu mai ngày ông không kiếm đủ tiền mua bánh thì sao?
-Tôi có niềm tin vào mọi ngày. Ngày qua ngày, mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi.
Sau khi ra về, vua muốn thử lại niềm tin của người thợ giày, hôm ấy, bèn ra lệnh cấm tất cả mọi người sửa giày dép không được hành nghề này trong vương quốc của ông nữa. Thoạt khi biết rằng nghề của mình bị cấm đoán, người thợ giày bèn nhủ thầm: “Ngày qua ngày, rồi ra thì mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp thôi”. Lập tức, ông thấy có vài phụ nữ gánh nước ra chợ để tưới rau bán, ông bèn xin được làm chân gánh nước thuê cho họ. Và hôm đó, ông kiếm đủ tiền để mua bánh mì cho buổi tối, thế cũng xong. Tối về, vua ông lại giả dạng người hành khất lại đến thăm người gánh nước nghèo. Gặp vua-giả-dạng-làm-hành khất, người nghèo gánh nước vẫn giữ thái độ ung dung, thư thái với ổ bánh mì đạm bạc, đang nhai, kể lại chuyện gánh nước mướn hôm ấy.
Một lần nữa, để thử thách niềm tin của người nghèo gánh nước mướn, vua lại ra lệnh cấm không ai được phép hành nghề gánh nước mướn trong vương quốc của mình, nữa. Và cứ thế, người nghèo nói trên thay đổi rất nhiều nghề, rất khác biệt. Nhưng, ở nơi ông, vẫn luôn có sự bình an và tin tưởng vào triết lý sống “ngày qua ngày” của mình. Còn vua, vẫn không thể nào hiểu được làm sao người nghèo nước ông lại có được sự bình an và niềm tin chân chất, giản đơn đến thế. Rồi cứ thế, mỗi lần bị cấm hành nghề, người nghèo kia lại cứ thản nhiên tin rằng, “Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi ra cũng tốt đẹp, thôi.”
Quá tò mò trước triết lý sống giản dị của người dân nghèo hèn, vua lại ra lệnh cho các quan văn võ trong nước sắp xếp sao để buộc tất cả mọi người nghèo trong nước phải trở thành lính kiểng trông nom canh gác cho cung điện của mình. Thật tội nghiệp cho người nghèo kia, từ nay không được lãnh lương tiền hằng ngày để mua bánh mì mà sống, phải đợi đến cuối tháng mới có. Tính sao đây? Dù vậy, anh ta cũng lại tìm ra cách thức bán gươm đao do trên cấp phát, để có tiền mua bánh mì cho nguyên cả tháng.
Tối về nhà, thế là anh ta lại có bánh mì để ăn, nên vẫn hạnh phúc với triết lý sống “ngày qua ngày, mọi việc rồi cũng tốt thôi.” Vua nghe thế, lại giả dạng dân thường, đến thăm ông và hỏi:
-Lâu nay, ông làm nghề gì để kiếm tiền mua bánh ăn độ nhật, thế?
-Tôi, nay được cất nhắc làm lính hầu ở dinh vua, cũng thấy sướng. Có dư tiền độ nhật.
Rồi, anh đơn sơ kể thật chuyện làm lính hầu ở dinh vua, chỉ lãnh lương lương tiền vào cuối tháng mà thôi, nên đã bán gươm thật đi, đổi lại, anh lấy tiền mua đủ bánh mì cho nguyên một tháng. Để rồi đến ngày lãnh lương, anh sẽ chuộc lại chiếc gươm thật và như thế, có thể tiếp tục được cuộc sống “ngày qua ngày”, tuy đạm, bạc, nhưng rồi cuộc sống cũng tốt đẹp cả thôi”. Không bon chen, giựt giành với người khác. Vua lại hỏi:
-Không có gươm thật, làm sao canh giữ được dinh thự của vua quan?
Anh bèn bật mí cho khách biết:
-Hiện thời, chiếc gươm tôi sử dụng chỉ là gươm giả bằng gỗ, cũng không sao.
Vua hỏi tiếp:
-Nhưng nếu anh bị cấp trên bắt buộc phải rút gươm thật cho họ xem xét thì sao?
-Ngày qua ngày, mọi chuyện rồi cũng tốt đẹp cả thôi.
Quả là, hôm sau người ta bắt được một tên trộm khét tiếng cấp trên quyết định xử chém. Vua quan yêu cầu người nghèo được tuyển làm lính canh kia phải ra tay thực hiện vai trò của tên đồ tể chém đầu tay ăn trộm. Bởi lẽ, vua thừa biết: với chiếc gươm bằng gỗ, người-nghèo-được-làm-lính kia dẫu có ba đầu sáu tay, cũng không thể tuân được lệnh vua ban. Và như thế, xem niềm tin vào triết lý sống “ngày qua ngày, mọi sự rồi ra cũng tốt đẹp cả thôi,” của anh sẽ ra sao. Khi tên tử tội vừa quì mọp dưới chân anh lính nghèo thống thiết nài van anh tha mạng, vì y ta còn vợ còn con nhỏ, phải nuôi dưỡng. Anh lính nghèo nhìn đám đông xung quanh một hồi, rồi hô lớn:
-Lạy Đấng Tối Cao, nếu người này có tội thực, thì xin cho con được phép thi hành lệnh của vua quan ban. Nếu anh vô tội, xin Ngài biến gươm này thành gươm gỗ, để cứu hắn.
Ngay tức thì, anh rút gươm ra chém đầu tên tử tội. Nhưng vì chiếc gươm anh cầm chỉ là gươm gỗ nên tên tử tội không bị giết. Đám đông chứng kiến sự thật như trên, bèn la lên: “Phéo lạ! Quả, đây là phép lạ!” Và, trước cảnh tượng hỡi ôi là như thế, vua bèn truyền lệnh tha cho tên trộm khỏi chết, đồng thời tiến đến người lính nghèo thú thật:
-Trẫm đây, là người giả làm hành khất cứ đêm đêm tới hỏi chuyện ngươi. Từ nay, trẫm muốn anh là bạn và là quân sư cho trẫm.”
Truyện kể rất nhẹ nhàng. Đơn giản. Hơi mang chút ít tích cổ. Nhưng trong phiếm luận đường dài rất lai rai, thì cổ hay tân không là điều quan trọng. Quan trọng là lời bàn của người kể, hôm nay lại dẫn đưa một lời bàn về triết lý của cuộc sống “Ngày qua ngày” có lời lẽ như sau: cuộc sống chỉ quan trọng nhất thời hiện tại. Dù có cả quá khứ lẫn tương lai. Triết lý của thanh niên nghèo kia, là triết lý thực đặt giá trị thực tiễn lên trên tiền bạc, danh chức, sắc dục và quyền lực. Cứ cho đi người đời chỉ quí trọng giàu sang, quyền thế đến thế nào đi nữa, nếu người người hôm nay không sống chân phương/trung thực, thì chẳng thể nào cảm nhận được giá trị của chính cuộc sống ấy. Nếu người người không sống giây phút hiện tại, thì cuộc đời mình cũng chỉ là chuỗi ngày tìm bắt cái bóng hình của “bình an, hạnh phúc”, rất vô vọng.
Hiểu như thế, thì “kinh kỳ” của người đời, chừng như vẫn còn mang tính không gian và thời gian, để lưu luyến. Chẳng thế mà, người đời cứ theo chân nghệ sĩ vẫn hát lời ca thẫn thờ, rất luyến nhớ, rằng:
“Tám hướng bốn phương trời mây
thôi nhé anh đi từ đây
Kỷ niệm nào không có vui hay buồn
chiều nào không có hoàng hôn
tình nào hơn nước non…”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)
Với nhà Đạo, “kinh kỳ” mà Thầy Chi Ái giã biệt, không phải là chốn miền xảy đến ở không gian có thương đau. Xao xuyến, Có nỗi niềm đầy luyến lưu. Rõ ràng tình huống “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là thế này:
“Nói xong,
Người được cất lên ngay trước mắt các ông,
và có đám mây quyện lấy Người,
khiến các ông không còn thấy Người nữa.”
(Cv 1: 9)
Xem như thế, “kinh kỳ” Thầy giã biệt, không là không gian hay thời gian của trần thế, mà là trạng huống qua đó Thầy có rời-nhưng-không-bỏ. Thầy về với Cha, nhưng không quên nhắn nhủ dân con ở lại, bằng những Lời đầy xác quyết:
“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần
khi Người ngự xuống trên anh em.
Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy
tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri
và cho đến tận cùng trái đất."
(Cv 1: 8)
Xem như thế, thì “kinh kỳ” Thầy giã biệt, là tình huống có sức mạnh của Thánh Thần Chúa ở với dân con, để mọi người rồi sẽ làm nên tất cả. Sẽ, sống hạnh phúc rất đích thực. Không chỉ như quan niệm của thanh niên nghèo hèn vẫn cứ sống “ngày qua ngày”, chẳng lo gì quá khứ lẫn vị lai. Nhưng, tất cả sẽ là nét đặc trưng của cộng đoàn Nước Trời, luôn trông cậy vào Thánh Thần Chúa, đến với mình.
Có thể, có người sẽ ngược giòng lịch sử rồi cho rằng Hội thánh thời tiên khởi cũng hoang mang khi Thầy Chí Thánh về với Cha. Rất có thể, lúc đầu chỉ là những tình cảm sướt mướt, khi không thấy Thầy ở cạnh nữa. Nhưng tình cảm uỷ mị ấy đã được cất đi, để nhường cho những quyết tâm được Thầy dặn dò, một chúc thư:
“Đức Giê-su đến gần, nói với các ông:
"Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.
Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,
làm phép rửa cho họ nhân danh
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.
Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế."
(Mt 28: 19-20)
Đồ đệ Chúa hôm nay, trong nhiều hoàn cảnh thực tế, hẳn sẽ có vị còn duy trì thái độ ủy mị, khi Chúa “được cất về trời”. Nhưng, cũng có nhiều vị vẫn hiên ngang nhớ lời Thầy dặn dò, để mà sống. Sống oai hung, chỉ biết và nhớ những điều ấy. Mặc cho ai có phê bình chỉ trích mình là người sao, cũng vẫn mặc.
Người đời hôm nay, cũng thế. Có người, cũng liên tưởng đến buổi “Biệt kinh kỳ” của Chúa, để rồi, lúc này hay lúc khác, quyết thực hiện điều Chúa dặn dò bằng phương cách này khác, như giùm giúp cả người dưng khách lạ, dù chỉ một ý kiến nhỏ nhoi, dù cho người đời có coi mình chẳng ra gì, như truyện kể để minh hoạ ở bên dưới:
“Một anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước.
Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi. Anh kích chiếc xe tải lên và tháo bánh xe xì hơi để thay vào đó một bánh xe dự phòng. Lúc sắp sửa gắn bánh xe mới vào, đột nhiên anh làm rơi cả bốn chiếc bù lon xuống ống cống nước. Anh không thể nào vớt những chiếc bù lon ra khỏi ống cống được, và bắt đầu hoảng lên vì không biết phải làm gì. Ngay lúc đó, một bệnh nhân đi ngang qua và hỏi anh tài xế tại sao trông anh có vẻ hốt hoảng như vậy. Người tài xế tự nghĩ, bởi vì mình mà còn không làm được huống gì cái gả điên này, nên để gã ta đi cho khuất mắt, người tài xế xe tải nói sơ qua tình hình và đưa một cái nhìn thất vọng. Người bệnh nhân cười anh tài xế và nói:
-Chỉ mỗi cái việc đơn giản như vậy mà anh còn không cách nào làm được. Không lạ gì anh sinh ra chỉ còn cái nghề tài xế xe tải để sống". Người tài xế lấy làm ngạc nhiên khi nghe lời nhận xét như vậy từ một gã tâm thần. "Đây là cái anh có thể làm", gã tâm thần nói.."tháo một cái bù lon từ mỗi trong ba bánh xe kia và gắn vô cái bánh xe này. Rồi lái xe xuống cửa tiệm gần nhất và thay những cái bù lon còn thiếu vô. Đơn giản quá phải không anh bạn?"
Người tài xế quá cảm kích với lối giải quyết nhanh chóng này liền hỏi người bệnh:
-Anh giỏi và thông minh như vậy sao lại có mặt ở bệnh viện tâm thần này thế?
Người bệnh trả lời:
"Anh bạn ạ! Tôi ở đây bởi vì tôi khùng chứ không phải tôi ngu"…
Quả là, trong cuộc sống đời thường, người nhà Đạo đôi khi cũng bị cho là điên khùng điên khi vẫn hiên ngang sống thực hiện điều Thầy dặn dò, trước khi Ngài “biệt kinh kỳ”, khỏi trần thế. Hôm nay, có lẽ cũng nên liên tưởng đến lời của người khùng nhưng không ngu ở bệnh viện tâm thần, khi anh dám giùm giúp người dưng khách lạ, đang gặp nạn.
Có bị coi là khùng hay điên vì tin vào Lời Thầy sống đúng mực, hẳn bạn và tôi ta đừng sợ. Chí ít, là nỗi sợ bị người người chê bai này khác. Bởi, Thầy đã xa rời đồ đệ là ta, để ra đi về với Cha. Nhưng, Thầy quyết không bỏ mọi người ở lại, dù chốn khùng điên bệnh tâm thần. Thầy không bỏ, nhưng vẫn giữ Lời dặn dò hôm ấy:
“Và đây,
Thầy ở cùng anh em mọi ngày
cho đến tận thế."
(Mt 28: 20)
Quyết như thế, ta sẽ cùng người nghệ sĩ cứ lan man và vui hát lời ca rất kết hậu, rằng:
“Rồi đây một mai lối xưa tôi về”
Kể chuyện buồn vui hai đứa mình nghe.
Một gian nhà tranh giấc mơ đềm êm
lắng nghe tiếng nhịp con tim,
hai người gọi chung một tên.”
(Minh Kỳ/Hoài Linh – bđd)
Có Thầy và có Chúa ở cùng rồi, thì không chỉ hai người mà tất cả mọi người sẽ cùng “gọi chung một tên.” Tên ấy hôm nay, bây giờ và mãi mãi sẽ là tên và tuổi của người đồ đệ Chúa, rất Giêsu.
Trần Ngọc Mười Hai
Cứ nhớ mãi Lời Thầy dặn dò
Để có cuộc sống yên vui
An bình
Hạnh phúc.