Dan Lee
06-03-2011, 11:15 PM
CÓ CHÚA Ở CÙNG
(CN THỨ 7 PS - A)
“ Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt.28,20)
Trong mấy ngày qua trên các tờ nhật báo trong nước đều đăng tải sự kiện nhà hàng “nổi” của đơn vị kinh doanh du lịch và ăn uống Dìn Ký bị nhấn chìm xuống dòng sông do mưa giông, qua tai họa trên, tử thần đã cướp đi 16 nhân mạng, trong số những người thiệt mạng có cả trẻ em và phụ nữ. Một hình ảnh rất ấn tượng của những người xấu số, là hình ảnh người mẹ, tuy đã chết nhưng hai tay ôm đứa con bé nhỏ của mình bị kẹt trong tàu.
Hình ảnh của người mẹ trên, phần nào diễn tả hình ảnh và tình thương của Thiên Chúa qua con người của Đức Kitô đối với nhân loại. Vâng! Trước khi Đức Kitô về ngự bêu hữu Chúa Cha trên và trong Vương Quốc tình yêu, Ngài đã hiện ra với các môn đệ yêu quý và Ngài đã hứa với các ông một cách minh định: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt.28,20). Đây chính là nỗi ước mơ, niềm hạnh phúc không chỉ với các môn đệ mà cho cả ta là những người tin nhận Đức Kitô là Cứu Chúa.
Vâng! Giữa cuộc sống thường nhật của ta, nói theo ngôn ngữ nhà Phật “ Đời là bể khổ”. Ta khổ vì những cám dỗ và những sai lầm của bản thân; khổ vì thiếu nợ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc chữa bịnh, cho chính mình và cho người thân; khổ vì thiếu công ăn việc làm, khổ vì những hiểu lầm, rạn nứt tình cảm, đưa đến những bất hòa chia rẽ; khổ vì con vì chồng, vợ, anh em huyết nhục, bè bạn, lối xóm, nhiều và rất nhiều cái khổ luôn đeo bám ta như hình với bóng. Trong đời sống Đức Tin, đời sống chứng nhân Tin Mừng của ta cũng gặp không ít những trắc trở, những chao đảo, những chống đối, thử thách và gian truân.
Khi những nỗi khổ bao trùm lấy đời sống ta, điều ta ao ước và mong đợi có một bàn tay, hay một ai đó để ta trút bầu tâm sự, để động viên, an ủi, giúp đỡ ta, trước là từ những người thân trong gia đình, sau là bè bạn, những người thân quen…Đức Kitô, Ngài đã biết, đã hiểu và đã thấu. Chính vì thế mà Ngài đã vâng lệnh Chúa Cha đến ở với ta qua mầu nhiệm “Nhập Thể và Nhập Thế”, Ngài đã chấp nhận sống nghèo để cho ta được giàu sang, chấp nhận chịu sỉ nhục để cho ta được vinh quang, chấp nhận chết để cho ta được sống và Ngài khát khao ở cùng với ta như lời Ngài đã hứa.
Thế nên, trong bữa tiệc ly, Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể để trở thành của ăn nuôi sống linh hồn và thể xác cho ta, trở thành người bạn đường với ta, cùng đồng cam cộng khổ với ta trên bước đường lữ hành, không những thế, sau khi chịu bao nhục hình, chịu đóng đinh trên thập giá và trước khi Ngài trút hơi thở cuối cùng theo định luật “sinh tử” của kiếp người, Ngài đã trao gửi ta cho Thân Mẫu của Ngài là Đức Maria, khi Ngài cất lên lời thứ 3 “ Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đến bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là con Bà . rồi người nói với môn đệ: Đây là mẹ của anh ”(Ga.19,26-27).
Nhưng trong cuộc sống ta có cảm và nhận ra Đức Kitô luôn ở bên ta không? Đó mới là điều quan trọng. Quả thật, khi ta hạnh phúc, thành công, sống trên gấm vóc lụạ là, cuộc sống luôn gặp những điều thuận lợi, lắm khi ta tự cho mình là tài, là giỏi, ta quên mất hình ảnh và sự hiện diện của Đức Kitô, chứ nói chi những lúc ta ăn cơm hòa lẫn với nước mắt, ta khóc thầm mỗi khi đêm về, những lúc đời sống ta phải chống trả với sóng cả ba đào, thì thử hỏi hình ảnh của Đức Kitô đầy quyền năng, từ tâm và nhân hậu, luôn đem lại hạnh phúc cho con người, có thực sự trong tâm trí ta không? Điều này chỉ có Đức Kitô biết rõ ta, và ta biết rõ mối tương quan giữa ta với Đức Kitô.
Đức Kitô ngày hôm qua, hôm nay và mãi về sau vẫn là một. Lời hứa “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” của Đức Kitô vẫn như “ đinh đóng cột ”. Có điều là trong cuộc sống ta có chấp nhận, đón nhận sự ở cùng của Ngài hay không? Hay ta như những người đồng hương với Ngài, lôi Ngài lên đỉnh núi để hòng xô Ngài xuống vực, vì Ngài chỉ cho họ thấy những sai lầm (X.Lc.4,16-30)? Hay ta như những người Ghê-ra-xa không dám để Ngài vào làng vì sợ mất thêm nhiều bầy heo lao xuống vực(x.Lc.4, 26-37); hoặc giả ta hoài nghi Ngài như vài môn đệ trên núi Ô-liu trong ngày Ngài về Trời như trình thuật Tin Mừng hôm nay diễn tả không? “ Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê su đã truyền cho các ông. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi ”(Mt.28,16-17).
“Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ”. Đây không chỉ là lời hứa được đóng khung trong bản văn Tin Mừng. Như ta đã biết, trải qua 2011 năm, kể từ ngày Giáo Hội Công Giáo được khai sinh, biết bao cuộc ngăn cấm, bách hại, chống đối. Phải thừa nhận rằng trong tất cả các tôn giáo đang song hành với Giáo Hội Công Giáo, thì Giáo Hội Công Giáo là một tôn giáo bị trù dập một cách nặng nề nhất, số lượng người bị giết vì sống theo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa nhiều nhất. Ấy thế mà từ 12 con người nhỏ bé về mọi phương diện, giờ lan tỏa ra trên dưới 1 tỷ người, trải rộng ra khắp các quốc gia, châu lục và có chiều hướng ngày càng gia tăng, tuy còn đó những khắt khe, chống đối, lên án…từ phía thế gian.
Tất cả những thành quả có được là do lòng can đảm, sự tài giỏi của con người ư? Ta hãy nghe lời xác tín của thánh Phaolô: “ Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể ” (1Cr.3,6-7). Nói như thế không có nghĩa là ta phủ nhận những công sức của con người, nhưng muốn nói lên lời hứa và sự hiện diện của Đức Kitô giữa lòng Giáo Hội nói chung và nơi mỗi con người nói riêng.
Hạnh phúc, niềm vui, niềm hy vọng và nhất là sự bình an, luôn là điều mơ ước của ta trong từng ngày sống. Nhiều khi ta lao công tổn sức đi tìm, nhưng rồi cũng như các môn đệ của Chúa năm xưa nơi biển hồ Ti-bê-ri-a, vất vả, cực nhọc suốt đêm mà chẳng được gì, chỉ khi có Đức Kitô Phục Sinh hiện diện, các ông đã được mẻ cá thật tuyệt vời, không chỉ một vài con, nhưng tới 153 con, tuyệt vời hơn nữa là các ông đã được chính Đức Kitô Phục Sinh nướng cá và bánh rồi trao cho các ông lót dạ (x.Ga.21,1-14). Vì thế, để có được những ước mơ, những hạnh phúc và bình an nơi cuộc đời ta, gia đình ta. Thiết tưởng không có cách nào khác ngoài cách ta đón rước Đức Kitô vào ở cùng, ở với ta và gia đình ta, như ông Lêvi, ông Da-kêu, như gia đình Bê-ta-ni-a, như hai môn đệ trên đường Em-mau…
Đức Kitô thực đã về Trời cách đây hơn 2000 năm, để dọn chỗ cho ta và cho toàn nhân loại, sự kiện mà hôm nay ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính. Thế thì Đức Kitô ở cùng, ở với ta qua hình thức nào và ra sao? Xin thưa! Như lời Đức Kitô dạy: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga.14,23), Ngài ở cùng với ta nơi bí tích Thánh Thể, nơi Lời của Ngài trong Kinh Thánh, Ngài ở cùng, ở với ta qua những người anh em như chính Ngài đã phán: “ Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm phúc cho những anh em bé nhỏ của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta ” (Mt.25,40).
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, ta hân hoan mừng kính Đức Kitô về ngự bên hữu Chúa Cha. Trước tiên là ta cảm tạ Ngài vì Ngài đã về trời để mở lối cho ta về trời chung hưởng vinh phúc Nước Trời với Ngài, không những thế Ngài không để ta lẻ loi bơ vơ dưới cõi trần khi Ngài phán:“Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ”, dẫu rằng trong đời sống, không ít lần ta hoài nghi, ta thờ ơ và khước từ Ngài.
Kế đến là ta luôn biết mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài vào ở cùng, ở với ta và cuối cùng ta học nơi Ngài ở cùng và ở với những người anh em của ta, từ nơi mái ấm gia đình của ta trở đi, cho dù người anh em của ta có hoài nghi, có không đồng hội, đồng thuyền với ta, chống đối ta, khích bác ta, là kẻ thù của ta, là người vợ, chồng khó tính, là những người con, anh em hư hỏng, là những người cha, mẹ ngày càng trái tính, trái nết vì tuổi cao, sức yếu. Có được như thế thì cuộc Tử Nạn, Phục Sinh và Về Trời của Đức Kitô mới thực sự sinh nguồn ân phúc cho ta ngay hôm nay và mãi mãi.
Xin mượn lời bài hát “ Nếu Đời Con Có Chúa” của Lm Nguyễn Văn Tuyên, để kết và thay lời cầu nguyện:
1- Nếu cuộc đời con không có Chúa, tháng năm dài con sống nghĩa gì đâu, nếu cuộc đời con không có Cha, ai chờ con thức giấc đêm dài. Nếu cuộc đời con nay có Chúa, ngát hương tình đời con nghĩa sống vui, quyết hy sinh gian khó quên thân mình, nở nụ cười khi thế giới coi khinh.
ĐK - Đời có Chúa chính là nguồn sức sống, Chúa cùng con đi khắp chốn dương gian, rao Tin Mừng ân phúc nước Thiên Đàng. Niềm tin yêu Chúa người tình đời con, quyết dựng xây nước Chúa trên quê hương, ca tôn vinh Thiên Chúa yêu muôn người.
Sài Gòn Ngày 02/06/2011
Antôn Lương Văn Liêm
(CN THỨ 7 PS - A)
“ Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt.28,20)
Trong mấy ngày qua trên các tờ nhật báo trong nước đều đăng tải sự kiện nhà hàng “nổi” của đơn vị kinh doanh du lịch và ăn uống Dìn Ký bị nhấn chìm xuống dòng sông do mưa giông, qua tai họa trên, tử thần đã cướp đi 16 nhân mạng, trong số những người thiệt mạng có cả trẻ em và phụ nữ. Một hình ảnh rất ấn tượng của những người xấu số, là hình ảnh người mẹ, tuy đã chết nhưng hai tay ôm đứa con bé nhỏ của mình bị kẹt trong tàu.
Hình ảnh của người mẹ trên, phần nào diễn tả hình ảnh và tình thương của Thiên Chúa qua con người của Đức Kitô đối với nhân loại. Vâng! Trước khi Đức Kitô về ngự bêu hữu Chúa Cha trên và trong Vương Quốc tình yêu, Ngài đã hiện ra với các môn đệ yêu quý và Ngài đã hứa với các ông một cách minh định: “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt.28,20). Đây chính là nỗi ước mơ, niềm hạnh phúc không chỉ với các môn đệ mà cho cả ta là những người tin nhận Đức Kitô là Cứu Chúa.
Vâng! Giữa cuộc sống thường nhật của ta, nói theo ngôn ngữ nhà Phật “ Đời là bể khổ”. Ta khổ vì những cám dỗ và những sai lầm của bản thân; khổ vì thiếu nợ, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc chữa bịnh, cho chính mình và cho người thân; khổ vì thiếu công ăn việc làm, khổ vì những hiểu lầm, rạn nứt tình cảm, đưa đến những bất hòa chia rẽ; khổ vì con vì chồng, vợ, anh em huyết nhục, bè bạn, lối xóm, nhiều và rất nhiều cái khổ luôn đeo bám ta như hình với bóng. Trong đời sống Đức Tin, đời sống chứng nhân Tin Mừng của ta cũng gặp không ít những trắc trở, những chao đảo, những chống đối, thử thách và gian truân.
Khi những nỗi khổ bao trùm lấy đời sống ta, điều ta ao ước và mong đợi có một bàn tay, hay một ai đó để ta trút bầu tâm sự, để động viên, an ủi, giúp đỡ ta, trước là từ những người thân trong gia đình, sau là bè bạn, những người thân quen…Đức Kitô, Ngài đã biết, đã hiểu và đã thấu. Chính vì thế mà Ngài đã vâng lệnh Chúa Cha đến ở với ta qua mầu nhiệm “Nhập Thể và Nhập Thế”, Ngài đã chấp nhận sống nghèo để cho ta được giàu sang, chấp nhận chịu sỉ nhục để cho ta được vinh quang, chấp nhận chết để cho ta được sống và Ngài khát khao ở cùng với ta như lời Ngài đã hứa.
Thế nên, trong bữa tiệc ly, Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể để trở thành của ăn nuôi sống linh hồn và thể xác cho ta, trở thành người bạn đường với ta, cùng đồng cam cộng khổ với ta trên bước đường lữ hành, không những thế, sau khi chịu bao nhục hình, chịu đóng đinh trên thập giá và trước khi Ngài trút hơi thở cuối cùng theo định luật “sinh tử” của kiếp người, Ngài đã trao gửi ta cho Thân Mẫu của Ngài là Đức Maria, khi Ngài cất lên lời thứ 3 “ Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đến bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: Thưa Bà, đây là con Bà . rồi người nói với môn đệ: Đây là mẹ của anh ”(Ga.19,26-27).
Nhưng trong cuộc sống ta có cảm và nhận ra Đức Kitô luôn ở bên ta không? Đó mới là điều quan trọng. Quả thật, khi ta hạnh phúc, thành công, sống trên gấm vóc lụạ là, cuộc sống luôn gặp những điều thuận lợi, lắm khi ta tự cho mình là tài, là giỏi, ta quên mất hình ảnh và sự hiện diện của Đức Kitô, chứ nói chi những lúc ta ăn cơm hòa lẫn với nước mắt, ta khóc thầm mỗi khi đêm về, những lúc đời sống ta phải chống trả với sóng cả ba đào, thì thử hỏi hình ảnh của Đức Kitô đầy quyền năng, từ tâm và nhân hậu, luôn đem lại hạnh phúc cho con người, có thực sự trong tâm trí ta không? Điều này chỉ có Đức Kitô biết rõ ta, và ta biết rõ mối tương quan giữa ta với Đức Kitô.
Đức Kitô ngày hôm qua, hôm nay và mãi về sau vẫn là một. Lời hứa “Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ” của Đức Kitô vẫn như “ đinh đóng cột ”. Có điều là trong cuộc sống ta có chấp nhận, đón nhận sự ở cùng của Ngài hay không? Hay ta như những người đồng hương với Ngài, lôi Ngài lên đỉnh núi để hòng xô Ngài xuống vực, vì Ngài chỉ cho họ thấy những sai lầm (X.Lc.4,16-30)? Hay ta như những người Ghê-ra-xa không dám để Ngài vào làng vì sợ mất thêm nhiều bầy heo lao xuống vực(x.Lc.4, 26-37); hoặc giả ta hoài nghi Ngài như vài môn đệ trên núi Ô-liu trong ngày Ngài về Trời như trình thuật Tin Mừng hôm nay diễn tả không? “ Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê su đã truyền cho các ông. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi ”(Mt.28,16-17).
“Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ”. Đây không chỉ là lời hứa được đóng khung trong bản văn Tin Mừng. Như ta đã biết, trải qua 2011 năm, kể từ ngày Giáo Hội Công Giáo được khai sinh, biết bao cuộc ngăn cấm, bách hại, chống đối. Phải thừa nhận rằng trong tất cả các tôn giáo đang song hành với Giáo Hội Công Giáo, thì Giáo Hội Công Giáo là một tôn giáo bị trù dập một cách nặng nề nhất, số lượng người bị giết vì sống theo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa nhiều nhất. Ấy thế mà từ 12 con người nhỏ bé về mọi phương diện, giờ lan tỏa ra trên dưới 1 tỷ người, trải rộng ra khắp các quốc gia, châu lục và có chiều hướng ngày càng gia tăng, tuy còn đó những khắt khe, chống đối, lên án…từ phía thế gian.
Tất cả những thành quả có được là do lòng can đảm, sự tài giỏi của con người ư? Ta hãy nghe lời xác tín của thánh Phaolô: “ Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể ” (1Cr.3,6-7). Nói như thế không có nghĩa là ta phủ nhận những công sức của con người, nhưng muốn nói lên lời hứa và sự hiện diện của Đức Kitô giữa lòng Giáo Hội nói chung và nơi mỗi con người nói riêng.
Hạnh phúc, niềm vui, niềm hy vọng và nhất là sự bình an, luôn là điều mơ ước của ta trong từng ngày sống. Nhiều khi ta lao công tổn sức đi tìm, nhưng rồi cũng như các môn đệ của Chúa năm xưa nơi biển hồ Ti-bê-ri-a, vất vả, cực nhọc suốt đêm mà chẳng được gì, chỉ khi có Đức Kitô Phục Sinh hiện diện, các ông đã được mẻ cá thật tuyệt vời, không chỉ một vài con, nhưng tới 153 con, tuyệt vời hơn nữa là các ông đã được chính Đức Kitô Phục Sinh nướng cá và bánh rồi trao cho các ông lót dạ (x.Ga.21,1-14). Vì thế, để có được những ước mơ, những hạnh phúc và bình an nơi cuộc đời ta, gia đình ta. Thiết tưởng không có cách nào khác ngoài cách ta đón rước Đức Kitô vào ở cùng, ở với ta và gia đình ta, như ông Lêvi, ông Da-kêu, như gia đình Bê-ta-ni-a, như hai môn đệ trên đường Em-mau…
Đức Kitô thực đã về Trời cách đây hơn 2000 năm, để dọn chỗ cho ta và cho toàn nhân loại, sự kiện mà hôm nay ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính. Thế thì Đức Kitô ở cùng, ở với ta qua hình thức nào và ra sao? Xin thưa! Như lời Đức Kitô dạy: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga.14,23), Ngài ở cùng với ta nơi bí tích Thánh Thể, nơi Lời của Ngài trong Kinh Thánh, Ngài ở cùng, ở với ta qua những người anh em như chính Ngài đã phán: “ Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm phúc cho những anh em bé nhỏ của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta ” (Mt.25,40).
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, ta hân hoan mừng kính Đức Kitô về ngự bên hữu Chúa Cha. Trước tiên là ta cảm tạ Ngài vì Ngài đã về trời để mở lối cho ta về trời chung hưởng vinh phúc Nước Trời với Ngài, không những thế Ngài không để ta lẻ loi bơ vơ dưới cõi trần khi Ngài phán:“Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế ”, dẫu rằng trong đời sống, không ít lần ta hoài nghi, ta thờ ơ và khước từ Ngài.
Kế đến là ta luôn biết mở rộng tâm hồn đón nhận Ngài vào ở cùng, ở với ta và cuối cùng ta học nơi Ngài ở cùng và ở với những người anh em của ta, từ nơi mái ấm gia đình của ta trở đi, cho dù người anh em của ta có hoài nghi, có không đồng hội, đồng thuyền với ta, chống đối ta, khích bác ta, là kẻ thù của ta, là người vợ, chồng khó tính, là những người con, anh em hư hỏng, là những người cha, mẹ ngày càng trái tính, trái nết vì tuổi cao, sức yếu. Có được như thế thì cuộc Tử Nạn, Phục Sinh và Về Trời của Đức Kitô mới thực sự sinh nguồn ân phúc cho ta ngay hôm nay và mãi mãi.
Xin mượn lời bài hát “ Nếu Đời Con Có Chúa” của Lm Nguyễn Văn Tuyên, để kết và thay lời cầu nguyện:
1- Nếu cuộc đời con không có Chúa, tháng năm dài con sống nghĩa gì đâu, nếu cuộc đời con không có Cha, ai chờ con thức giấc đêm dài. Nếu cuộc đời con nay có Chúa, ngát hương tình đời con nghĩa sống vui, quyết hy sinh gian khó quên thân mình, nở nụ cười khi thế giới coi khinh.
ĐK - Đời có Chúa chính là nguồn sức sống, Chúa cùng con đi khắp chốn dương gian, rao Tin Mừng ân phúc nước Thiên Đàng. Niềm tin yêu Chúa người tình đời con, quyết dựng xây nước Chúa trên quê hương, ca tôn vinh Thiên Chúa yêu muôn người.
Sài Gòn Ngày 02/06/2011
Antôn Lương Văn Liêm