Dan Lee
06-07-2011, 10:42 PM
HIỆN DIỆN
Trước khi về trời, nhiều lần Chúa Giêsu đã nói và đã hứa với các môn đệ: Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống. Lời hứa đó đã được hoàn tất trong ngày lễ Ngũ Tuần, tức là lễ ngày thứ 50 tính từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, lễ này được gọi là lễ Hiện Xuống. Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các ông thành những con người mới. Như vậy, Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá là điều kiện để ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội. Và khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha. Chúa Giêsu đã sai Chúa Thánh Thần xuống và ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội như linh hồn của Giáo Hội.
Đối với Giáo Hội nói riêng và đối với toàn thể nhân loại nói chung, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống thật là quan trọng, vì đánh dấu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần, kỷ nguyên áp dụng ơn cứu độ, thời kỳ cuối cùng, thời kỳ cánh chung, trước khi Chúa Kitô trở lại để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Nhưng tại sao chúng ta có thể nói hay dám nói Chúa Thánh Thần được ví như linh hồn của Giáo Hội? Bởi vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, cũng như linh hồn quan trọng đối với thân xác thế nào thì Chúa Thánh Thần cũng quan trọng đối với Giáo Hội như vậy. Bởi vì Giáo Hội được ví như một thân thể nhiệm mầu, mà Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là thân mình. Vậy nếu đã là một nhiệm thể thì cần phải có một linh hồn, linh hồn của Giáo Hội là Chúa Thánh Thần.
Thứ hai, cũng như linh hồn ở khắp thân thể và ở trong từng phần thân thể, thì Chúa Thánh Thần cũng ở trong toàn thể Giáo Hội và trong từng người. Linh hồn là nguyên lý, là căn bản của sự sống tự nhiên của thân thể, không có linh hồn thì chúng ta không sống được, không có linh hồn thì thân thể chúng ta là cái xác chết. Chúa Thánh Thần cũng là nguyên lý căn bản siêu nhiên nơi đầu là Chúa Kitô và nơi các chi thể là chúng ta, Ngài trực tiếp ban ơn thánh cho từng thành phần để sinh hoa quả là những việc lành.
Thứ ba, cũng như nơi con người, linh hồn hoạt động qua trí khôn, ý chí, tình cảm. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần hoạt động qua những khả năng siêu nhiên là bảy ơn Chúa Thánh Thần, qua ba nhân đức đối thần là tin, cậy, mến. Chúa Thánh Thần gìn giữ, thánh hóa, biến đổi từng tâm hồn. Chẳng hạn: 12 tông đồ trước kia nhút nhát, sợ hãi, Chúa Thánh Thần đã làm cho họ mạnh bạo, can đảm. Rồi suốt hai mươi thế kỷ qua, biết bao gương anh dũng của các thánh đồng trinh, hiển tu, tử đạo… và hôm nay cả tỷ con cái Chúa đang được Chúa Thánh Thần thôi thúc bước mau về trời, Ngài hướng dẫn, trợ giúp chúng ta trên đường về trời.
Thứ tư, cũng như một linh hồn hiện diện nơi mỗi người làm cho người đó thành một người riêng biệt, khác với những người khác, thì Chúa Thánh Thần cũng hiện diện nơi mỗi tín hữu, để làm thành những tín hữu khác nhau: Chúa Giêsu, Đức Maria, các thánh, kẻ lành… và ơn Chúa Thánh Thần khác nhau, nên có những loại thánh khác nhau, rồi lại có những ơn sủng khác nhau, tùy theo chức bậc: người truyền giáo, người làm cha mẹ, người đi tu v.v…
Ngoài ra, ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống dưới hình lưỡi lửa. Hình ảnh này thật đầy ý nghĩa: Giáo Hội của Chúa được ví như một đống củi, được lửa của Chúa Thánh Thần đốt cháy lên và sưởi ấm trần gian lạnh lẽo. Không có Chúa Thánh Thần, Giáo Hội chỉ là một tổ chức trần gian như bao hội khác trên đời này, nhưng suốt hai mươi thế kỷ qua, Chúa Thánh Thần luôn ở giữa Giáo Hội, hướng dẫn mọi hoạt động của Giáo Hội và Ngài vẫn tiếp tục hoạt động mãi cho đến tận thế.
Mỗi người chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần ngày chúng ta chịu phép Rửa tội, và nhất là khi lãnh nhận phép Thêm sức, Ngài luôn ở cùng chúng ta, hướng dẫn và trợ giúp chúng ta. Vậy chúng ta chớ dập tắt Chúa Thánh Thần. Nếu dập tắt Chúa Thánh Thần thì chẳng khác gì chiếc tàu bỏ bánh lái, đoàn xe lửa bỏ đầu tàu, con người bỏ trái tim. Chúng ta có thể dập tắt Chúa Thánh Thần thế nào? Nhiều cách lắm, chẳng hạn: chúng ta không sử dụng tối đa những ân huệ Ngài ban, những khả năng, những tiền bạc Chúa ban để chúng ta làm lợi ích cho linh hồn, cho gia đình, chúng ta sử dụng vào những việc có hại cho mình và cho người khác. Chẳng hạn: Chúa cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa và Giáo Hội, nhưng chúng ta không lợi dụng những cơ hội đó, bỏ dịp tốt qua đi đó là dập tắt Chúa Thánh Thần.
Đàng khác, Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ. Phù trợ chứ không phải là làm thay chúng ta. Chúng ta phải làm hết sức mình, hết khả năng mình, phải học hỏi, phải nghiên cứu, phải thực hiện hết sức của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ thiện chí của chúng ta. Ngài không bao cấp làm thay chúng ta. Nếu chúng ta không cố gắng đổi mới chính mình, đổi mới môi trường của mình, nếu chỉ cậy trông suông, khoán trắng cho Chúa Thánh Thần, thì Chúa Thánh Thần sẽ không làm thay. Bởi vì trách nhiệm ấy thuộc về chúng ta, những người Chúa đã trao cho những khả năng để có thể làm được, không nhiều thì ít, không việc lớn thì việc nhỏ, ai cũng có khả năng làm việc tốt.
Xin Chúa Thánh Thần khơi dậy trong chúng ta những nguồn sinh lực mới, để chúng ta biết quyết tâm đổi mới chính mình, biết quyết tâm góp phần xây dựng thời đại chúng ta. Sự quyết tâm này chúng ta sẽ gửi gắm nơi Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ ban phép lành cho chúng ta, Ngài sẽ phù trợ cho chúng ta thực hiện. Mặc dầu hôm nay chúng ta không thấy kết quả nhưng hãy kiên trì nhẫn nại như những người gieo giống, mùa màng không thấy ngay, nhưng mùa màng nếu làm đúng, làm với cố gắng, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, chắc chắn sẽ thành công và hiệu quả sẽ phong phú.
Sưu tầm
Trước khi về trời, nhiều lần Chúa Giêsu đã nói và đã hứa với các môn đệ: Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống. Lời hứa đó đã được hoàn tất trong ngày lễ Ngũ Tuần, tức là lễ ngày thứ 50 tính từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, lễ này được gọi là lễ Hiện Xuống. Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các ông thành những con người mới. Như vậy, Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá là điều kiện để ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội. Và khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha. Chúa Giêsu đã sai Chúa Thánh Thần xuống và ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội như linh hồn của Giáo Hội.
Đối với Giáo Hội nói riêng và đối với toàn thể nhân loại nói chung, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống thật là quan trọng, vì đánh dấu một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần, kỷ nguyên áp dụng ơn cứu độ, thời kỳ cuối cùng, thời kỳ cánh chung, trước khi Chúa Kitô trở lại để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Nhưng tại sao chúng ta có thể nói hay dám nói Chúa Thánh Thần được ví như linh hồn của Giáo Hội? Bởi vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, cũng như linh hồn quan trọng đối với thân xác thế nào thì Chúa Thánh Thần cũng quan trọng đối với Giáo Hội như vậy. Bởi vì Giáo Hội được ví như một thân thể nhiệm mầu, mà Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là thân mình. Vậy nếu đã là một nhiệm thể thì cần phải có một linh hồn, linh hồn của Giáo Hội là Chúa Thánh Thần.
Thứ hai, cũng như linh hồn ở khắp thân thể và ở trong từng phần thân thể, thì Chúa Thánh Thần cũng ở trong toàn thể Giáo Hội và trong từng người. Linh hồn là nguyên lý, là căn bản của sự sống tự nhiên của thân thể, không có linh hồn thì chúng ta không sống được, không có linh hồn thì thân thể chúng ta là cái xác chết. Chúa Thánh Thần cũng là nguyên lý căn bản siêu nhiên nơi đầu là Chúa Kitô và nơi các chi thể là chúng ta, Ngài trực tiếp ban ơn thánh cho từng thành phần để sinh hoa quả là những việc lành.
Thứ ba, cũng như nơi con người, linh hồn hoạt động qua trí khôn, ý chí, tình cảm. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần hoạt động qua những khả năng siêu nhiên là bảy ơn Chúa Thánh Thần, qua ba nhân đức đối thần là tin, cậy, mến. Chúa Thánh Thần gìn giữ, thánh hóa, biến đổi từng tâm hồn. Chẳng hạn: 12 tông đồ trước kia nhút nhát, sợ hãi, Chúa Thánh Thần đã làm cho họ mạnh bạo, can đảm. Rồi suốt hai mươi thế kỷ qua, biết bao gương anh dũng của các thánh đồng trinh, hiển tu, tử đạo… và hôm nay cả tỷ con cái Chúa đang được Chúa Thánh Thần thôi thúc bước mau về trời, Ngài hướng dẫn, trợ giúp chúng ta trên đường về trời.
Thứ tư, cũng như một linh hồn hiện diện nơi mỗi người làm cho người đó thành một người riêng biệt, khác với những người khác, thì Chúa Thánh Thần cũng hiện diện nơi mỗi tín hữu, để làm thành những tín hữu khác nhau: Chúa Giêsu, Đức Maria, các thánh, kẻ lành… và ơn Chúa Thánh Thần khác nhau, nên có những loại thánh khác nhau, rồi lại có những ơn sủng khác nhau, tùy theo chức bậc: người truyền giáo, người làm cha mẹ, người đi tu v.v…
Ngoài ra, ngày lễ Hiện xuống, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống dưới hình lưỡi lửa. Hình ảnh này thật đầy ý nghĩa: Giáo Hội của Chúa được ví như một đống củi, được lửa của Chúa Thánh Thần đốt cháy lên và sưởi ấm trần gian lạnh lẽo. Không có Chúa Thánh Thần, Giáo Hội chỉ là một tổ chức trần gian như bao hội khác trên đời này, nhưng suốt hai mươi thế kỷ qua, Chúa Thánh Thần luôn ở giữa Giáo Hội, hướng dẫn mọi hoạt động của Giáo Hội và Ngài vẫn tiếp tục hoạt động mãi cho đến tận thế.
Mỗi người chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần ngày chúng ta chịu phép Rửa tội, và nhất là khi lãnh nhận phép Thêm sức, Ngài luôn ở cùng chúng ta, hướng dẫn và trợ giúp chúng ta. Vậy chúng ta chớ dập tắt Chúa Thánh Thần. Nếu dập tắt Chúa Thánh Thần thì chẳng khác gì chiếc tàu bỏ bánh lái, đoàn xe lửa bỏ đầu tàu, con người bỏ trái tim. Chúng ta có thể dập tắt Chúa Thánh Thần thế nào? Nhiều cách lắm, chẳng hạn: chúng ta không sử dụng tối đa những ân huệ Ngài ban, những khả năng, những tiền bạc Chúa ban để chúng ta làm lợi ích cho linh hồn, cho gia đình, chúng ta sử dụng vào những việc có hại cho mình và cho người khác. Chẳng hạn: Chúa cho chúng ta cơ hội để phục vụ Chúa và Giáo Hội, nhưng chúng ta không lợi dụng những cơ hội đó, bỏ dịp tốt qua đi đó là dập tắt Chúa Thánh Thần.
Đàng khác, Chúa Thánh Thần là Đấng Phù Trợ. Phù trợ chứ không phải là làm thay chúng ta. Chúng ta phải làm hết sức mình, hết khả năng mình, phải học hỏi, phải nghiên cứu, phải thực hiện hết sức của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ thiện chí của chúng ta. Ngài không bao cấp làm thay chúng ta. Nếu chúng ta không cố gắng đổi mới chính mình, đổi mới môi trường của mình, nếu chỉ cậy trông suông, khoán trắng cho Chúa Thánh Thần, thì Chúa Thánh Thần sẽ không làm thay. Bởi vì trách nhiệm ấy thuộc về chúng ta, những người Chúa đã trao cho những khả năng để có thể làm được, không nhiều thì ít, không việc lớn thì việc nhỏ, ai cũng có khả năng làm việc tốt.
Xin Chúa Thánh Thần khơi dậy trong chúng ta những nguồn sinh lực mới, để chúng ta biết quyết tâm đổi mới chính mình, biết quyết tâm góp phần xây dựng thời đại chúng ta. Sự quyết tâm này chúng ta sẽ gửi gắm nơi Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ ban phép lành cho chúng ta, Ngài sẽ phù trợ cho chúng ta thực hiện. Mặc dầu hôm nay chúng ta không thấy kết quả nhưng hãy kiên trì nhẫn nại như những người gieo giống, mùa màng không thấy ngay, nhưng mùa màng nếu làm đúng, làm với cố gắng, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, chắc chắn sẽ thành công và hiệu quả sẽ phong phú.
Sưu tầm