Dan Lee
06-07-2011, 11:06 PM
THUỞ TRỜI ÐẤT NỔI CƠN …
Sự sống có một giá trị hết sức lớn lao, nhưng cũng đầy huyền nhiệm. Có dành cả cuộc đời cũng không thể khám phá hết những huyền nhiệm sự sống. Sự sống đó có một khởi điểm và một nguồn gốc. Nguồn gốc đó chính là Thánh Linh. Hôm nay Người cũng đã làm một cuộc tạo dựng mới khi thành lập Giáo hội trên thế giới.
HAI CUỘC TẠO DỰNG
Trong cuộc tạo dựng đầu tiên, "Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vặt" (St 2:7). Sinh vật này đem lại tất cả ý nghĩa cho vũ trụ vì là "hình ảnh Thiên Chúa" (St 1:27). Thiên Chúa đã thành công trong việc tạo dựng, vì "Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp !" (St 1:31). Cuộc tạo dựng thứ hai diễn ra trong một hoàn cảnh khác hẳn, nhưng cũng bắt đầu khi Chúa Giêsu "thổi hơi vào" (Ga 20:22) các môn đệ.
Trong cả hai cuộc tạo dựng "Thần Khí Thiên Chúa" (St 1:2) đều nắm vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, sau khi thổi hơi, Ðức Giêsu nói : "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20:22). Thế là tất cả được thay đổi ! Thánh Thần đã xuất hiện như một sức mạnh sáng tạo. Hôm nay Thánh Thần đến như một nguồn ơn cứu độ. Thật vậy, nhờ Thánh Thần, "anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20:23). Ơn cứu độ đã đến, vì Thánh Linh "tuôn tràn từ Ðức Giêsu vinh thăng như một nguồn sống đời đời (Ga 14:17)" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984). Từ nay cả vũ trụ sẽ chan hòa ánh sáng và sức sống. Tất cả sẽ lấy lại vẻ đẹp ban đầu vượt xa mọi mong ước.
Nhân loại chỉ đạt được mộng ước khi có Thiên Chúa như nguồn hạnh phúc và bình an. Ðã đến giờ hồng ân đó, vì thực sự Thánh Linh đến dấu chỉ "Thiên Chúa cư ngụ trong tâm hồn" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984).
Hơn ai hết, các môn đệ là những người cảm thấy và thừa hưởng được hồng ân ấy, vì chính họ là những người trước tiên được sai đi rao giảng Tin Mừng và phải thay mặt Chúa tha tội cho muôn dân. "Quyền tha tội này có lẽ được diễn tả trong việc ban Thánh Linh xuống cho các tín hữu vì 'sứ mạng' các môn đệ và cho những ai gia nhập cộng đoàn hơn là trong việc các Kitô hữu phạm tội" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984). Vậy thì ai có quyền tha tội ? Cộng đoàn hay các tông đồ ? Theo anh em Tin Lành, "tha tội là việc của toàn thể cộng đoàn" vì "trong câu Ga 20:23, Chúa Giêsu nói với toàn thể cộng đoàn đức tin, chứ không nói với các vị lãnh đạo tông đồ" (NIB 1995: 847). Tác giả McBrien cũng đồng ý phần nào với quan điểm đó khi viết : "Tự bản chất, bản văn (Ga 20:22-23) không "chứng minh" rằng Ðức Giêsu đã lập bí tích Sám hối như chúng ta hiểu ngày nay, hay Người chỉ ban quyền tha tội cho các Tông đồ, các người kế vị, và những người đại diện đặc biệt. Chúng ta cũng không có nền tảng nào để kết luận rằng đây là "những lời chính xác" của Ðức Giêsu, giả thiết có một khuynh hướng lịch sử khác trong Tin Mừng thứ tư, ngược với Phúc âm Nhất lãm" (1994:836).
Tuy nhiên, "điểm trổi bật trong các lời giảng của các Tông đồ là sự thứ tha tội lỗi. Mặc dù thánh Gioan không cho biết quyền lực đó được thi hành trong cộng đồng cách nào hay do ai, hiển nhiên tác giả cũng nhận thấy thánh sử trình bày việc thực hành bí tích ấy trong Giáo hội" (McBrien 1994:837). Thực tế, thánh Phaolô khẳng quyết Thiên Chúa đã "trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải" (2 Cr 5:18). Ðức Giêsu "đã ủy thác quyền giải tội cho thừa tác vụ tông đồ. Người tông đồ được ủy thác 'thừa tác vụ giao hòa' (2 Cr 5:18), được sai đi 'nhân danh Ðức Kitô'; và qua người tông đồ, 'chính Thiên Chúa' khuyên bảo và nài nỉ : 'Hãy giao hòa với Thiên Chúa' (2 Cr 5:20)" (Giáo lý Công Giáo 1989:362).
Khi được giao hòa với Thiên Chúa, con người tự nhiên thấy mình lớn lên trong một chiều kích vượt ngoài những hạn hẹp trần gian. Cả một nguồn bình an tràn ngập tâm hồn và cuộc đời. Bình an chính là kết quả của một cuộc hòa giải. Phải mất bao nhiêu máu và nước mắt, qua bao đau thương và cái chết, Ðức Giêsu mới nói được một lời cầu chúc này cho các môn đệ : "Bình an cho anh em !" (Ga 20:19,21) ? Khi xuất hiện với các môn đệ, Ðức Giêsu đã cho thấy cái giá người phải trả cho sự bình an của các môn đệ và muôn dân. Quả thực "nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn" (Ga 20:20) đầy chiến tích vẻ vang của Người. Nếu không có chiến công thập giá, Người không thể nối kết Thiên Chúa với con người và cũng không thể hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Chương trình cứu độ đó không chỉ đóng khung trong thời gian Người sống tại trần gian, nhưng phải được kéo dài mãi tới tận thế. Chính vì thế, Người đã trao sứ mệnh cứu thế cho các môn đệ : "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em" (Ga 20:21) làm chứng nhân cho Thầy "đến tận cùng trái đất" (Cv 1:8). Nhưng các môn đệ chỉ có thể làm chứng trong "sức mạnh của Thánh Thần" (Cv 1:8). Chính nhờ sức mạnh Thánh Thần, các môn đệ đã hiên ngang đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Ngay từ ngày khai sinh Giáo hội, các môn đệ Ðức Giêsu đã "được tràn đầy ơn Thánh Thần" (Cv 2:4) để tiếp tục sứ mạng cứu độ của Thầy trên trần gian. Thật là một vinh dự lớn lao khi nhận lãnh một sứ mạng cao cả như vậy. Làm sao người môn đệ có thể chia sẻ cũng một sứ mệnh như Thầy đã lãnh nhận từ Chúa Cha ? Làm sao họ có khả năng như Thầy để cáng đáng một trọng trách lớn lao như vậy ? Con người mỏng dòn và yếu đuối làm sao có thể chu toàn một sứ mệnh đem Tin Mừng giải phóng muôn dân ? Sở dĩ Tin Mừng có sức mạnh cứu độ vì chính Ðức Giêsu đã đổ tràn đầy Thánh Linh cho các môn đệ trong "ngày lễ Ngũ Tuần" (Cv 2:1). Hơn nữa, "nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát" (1 Cr 15:2). Không cần phải đi tới tận cùng trái đất, các ông mới có thể rao giảng cho muôn dân. Sức mạnh Thánh Linh đã khiến các ông có thể khiến các dân tộc kinh ngạc trước lời "loan báo những kỳ công của Thiên Chúa" (Cv 2:11) ngay tại Giêrusalem. Chính Thánh Linh đã làm cho các dân tộc "sửng sốt, thán phục và nói : 'Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư ? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta ?'" (Cv 2:7-8). Sức mạnh Thánh Linh đã khiến Tin Mừng vượt trên hàng rào ngôn ngữ để thấu tận lòng người.
Tin mừng hoạt động nhờ "cơ chế của Thánh Linh" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:459) là chính Giáo hội. Tiếp nối tư tưởng đó của các giáo phụ, Công đồng Vatican II đã nhận định : chính Thánh linh, "Ðấng hiện hữu duy nhất nơi Ðầu cũng như trong các chi thể, làm sống đống, liên kết và thúc giục toàn thân, khiến các giáo phụ đã ví tác động của Chúa Thánh Thần với công việc của linh hồn, nguyên lý sự sống, hoàn thành nơi thân xác con người" (LG 7). Không có Giáo hội, Thánh Linh cũng khó hoàn thành sứ mệnh Chúa Giêsu trao phó. Ðúng hơn, Giáo hội là con đẻ của Thánh Linh, là phương tiện để Thánh Linh cứu độ muôn dân.
Mặt khác, theo trường phái Tubingen, nhờ Thánh Linh, "Giáo hội là Ðức Kitô tiếp tục nhập thể nơi trần gian" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:458). Bởi đó, "Giáo hội phải được coi là biến cố do Thánh Linh tạo nên" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:459), để Ðức Giêsu trở thành nhân vật chính trong biến cố lớn lao đó. Nói khác, "Thánh Linh là nguyên lý qui tụ và hiệp nhất trong giáo lý của các Tông đồ, trong sự hiệp thông, bẻ bánh và kinh nguyện" (x.Cv 2:42)" (LG 13) xoay quanh biến cố Giêsu. Chính Thánh Linh không ngừng là sức mạnh khiến "Tin Mừng được giữ gìn toàn vẹn và sống động mãi trong Giáo hội" (DV 7), và không bị bụi thời gian phủ lấp như những giá trị trần gian khác. Giáo hội đã tiếp thu Lời Chúa không như những lời trần gian. Trái lại, Giáo hội trở thành "một môi trường sống để Lời Chúa luôn sống động và hoạt động. Chính Giáo hội là Phúc âm sống" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:460). Chỉ khi nhìn vào Giáo hội, người ta có thể đọc được những nét diệu kỳ và những kỳ công Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại, Giáo hội mới có thể hoàn thành sứ mạng cứu độ muôn dân.
SỨ MỆNH GIÁO HỘI
Sức sống Giáo hội vẫn không ngừng vươn lên, vì Thánh Linh là linh hồn của Giáo hội. Sức sống đó được thể hiện qua nhiều hình thức tác vụ khác nhau. Thực vậy, "có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người" (1 Cr 12:4-6). Ðó làdấu chỉ hoạt động của Thánh Linh trong lòng Giáo hội : duy nhất nhưng đa diện. Thánh linh vừa gợi lên cả một trào sống vừa tự do vừa hiệp nhất. Sức sống Giáo hội luôn là một huyền nhiệm. Ngay cả khi ở trong Giáo hội và đang hoạt động cho Giáo hội, cũng không thể hiểu hết được Giáo hội, vì Giáo hội chính là thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô và nguyên lý chi phối mọi hoạt động Giáo hội là chính Thánh Linh. Bao giờ hiểu thấu Thánh Linh, mới hi vọng thấy được tất cả sức sống Giáo hội.
Thánh linh và Giáo hội cùng đón nhận một sứ mạng. Muốn chu toàn sứ mạng đó, Giáo hội cần phải rao giảng, phục vụ và hòa giải với mọi người. Cả ba tác vụ đó đều nhắm mục đích làm chứng cho Chúa mà thôi. Chẳng cần phải đi đâu xa, vì chính các Tông đồ đã rao giảng cho muôn dân ngay tại Giêrusalem. Dĩ nhiên Tin Mừng hôm nay đã lan rộng đến tận cùng trái đất vì công lao vất vả của bao chứng nhân không chịu dừng lại một chỗ. Trái lại, họ đã không quản ngại những khó khăn để loan Tin Mừng cho những người hoàn toàn xa lạ về văn hóa, ngôn ngữ, phong thổ, địa dư, tập quán v.v. "Ðẹp thay những bước chân người rao giảng Tin Mừng".
Hơn nữa sứ mạng cao cả đó lại được thực hiện trong những việc phục vụ tầm thường và hèn mọn. Một người mẹ phục vụ chồng con cũng có thể chu toàn sứ mạng đó một cách vẻ vang. Không có những hi sinh âm thầm và quên mình đó, chắc chắn không bao giờ có thể kiếm thấy một biểu tượng tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa trên trần gian này ! Bàn tay Giáo hội không ngừng phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi v.v. Chính những bàn tay đó đã tung vãi hạt giống Tin Mừng vào những mảnh đất màu mỡ, chờ ngày mùa reo tiếng hoan ca.
Cuối cùng sứ mạng nhắm tới việc hòa giải như một hoa trái tốt đẹp nhất của ân huệ Thánh Linh. Chỉ Thánh Linh mới có thể nối kết các dân tộc và mọi tâm hồn bằng sức mạnh tình yêu. Ðây là một tác vụ quan trọng nhất và cần thiết nhất. Việc hòa giải đó không phải chỉ cần cho nhân loại, nhưng còn cho cả Giáo hội nữa. Hôm nay các đối lực lúc nào cũng phơi bầy những trở ngại không thể vượt qua nổi. Chính Thánh Linh sẽ cho mọi người thấy làm cách nào có thể yêu được kẻ thù như Ðức Giêsu dạy. Hòa giải với kẻ thù đòi một nỗ lực phi thường. Nhưng hòa giải với anh em cùng một huyết thống hay một niềm tin cũng không phải là chuyện dễ. Mối rạn nứt hằng bao thế kỷ trong Giáo hội nói lên những khó khăn vượt bực trước khả năng nhân loại. Bởi đấy, hơn bao giờ hết, Giáo hội cần bám chặt vào Thánh Linh để có thể tìm được sức mạnh chu toàn sứ mệnh trọng đại.
Ngày nay đã có nhiều dấu chỉ cho thấy Thánh Linh đang mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội. Thánh Linh đang thúc đẩy Giáo hội gần nhân loại và anh em mình hơn. Liệu Giáo hội dám đi tới những miền xa lạ và khó khăn để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa một cách mãnh liệt hơn không ? Nhân loại và những anh em Kitô đang mong chờ Giáo hội. Can đảm lên, Giáo hội !
Như Hạ op
Sự sống có một giá trị hết sức lớn lao, nhưng cũng đầy huyền nhiệm. Có dành cả cuộc đời cũng không thể khám phá hết những huyền nhiệm sự sống. Sự sống đó có một khởi điểm và một nguồn gốc. Nguồn gốc đó chính là Thánh Linh. Hôm nay Người cũng đã làm một cuộc tạo dựng mới khi thành lập Giáo hội trên thế giới.
HAI CUỘC TẠO DỰNG
Trong cuộc tạo dựng đầu tiên, "Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vặt" (St 2:7). Sinh vật này đem lại tất cả ý nghĩa cho vũ trụ vì là "hình ảnh Thiên Chúa" (St 1:27). Thiên Chúa đã thành công trong việc tạo dựng, vì "Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp !" (St 1:31). Cuộc tạo dựng thứ hai diễn ra trong một hoàn cảnh khác hẳn, nhưng cũng bắt đầu khi Chúa Giêsu "thổi hơi vào" (Ga 20:22) các môn đệ.
Trong cả hai cuộc tạo dựng "Thần Khí Thiên Chúa" (St 1:2) đều nắm vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, sau khi thổi hơi, Ðức Giêsu nói : "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20:22). Thế là tất cả được thay đổi ! Thánh Thần đã xuất hiện như một sức mạnh sáng tạo. Hôm nay Thánh Thần đến như một nguồn ơn cứu độ. Thật vậy, nhờ Thánh Thần, "anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20:23). Ơn cứu độ đã đến, vì Thánh Linh "tuôn tràn từ Ðức Giêsu vinh thăng như một nguồn sống đời đời (Ga 14:17)" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984). Từ nay cả vũ trụ sẽ chan hòa ánh sáng và sức sống. Tất cả sẽ lấy lại vẻ đẹp ban đầu vượt xa mọi mong ước.
Nhân loại chỉ đạt được mộng ước khi có Thiên Chúa như nguồn hạnh phúc và bình an. Ðã đến giờ hồng ân đó, vì thực sự Thánh Linh đến dấu chỉ "Thiên Chúa cư ngụ trong tâm hồn" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984).
Hơn ai hết, các môn đệ là những người cảm thấy và thừa hưởng được hồng ân ấy, vì chính họ là những người trước tiên được sai đi rao giảng Tin Mừng và phải thay mặt Chúa tha tội cho muôn dân. "Quyền tha tội này có lẽ được diễn tả trong việc ban Thánh Linh xuống cho các tín hữu vì 'sứ mạng' các môn đệ và cho những ai gia nhập cộng đoàn hơn là trong việc các Kitô hữu phạm tội" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:984). Vậy thì ai có quyền tha tội ? Cộng đoàn hay các tông đồ ? Theo anh em Tin Lành, "tha tội là việc của toàn thể cộng đoàn" vì "trong câu Ga 20:23, Chúa Giêsu nói với toàn thể cộng đoàn đức tin, chứ không nói với các vị lãnh đạo tông đồ" (NIB 1995: 847). Tác giả McBrien cũng đồng ý phần nào với quan điểm đó khi viết : "Tự bản chất, bản văn (Ga 20:22-23) không "chứng minh" rằng Ðức Giêsu đã lập bí tích Sám hối như chúng ta hiểu ngày nay, hay Người chỉ ban quyền tha tội cho các Tông đồ, các người kế vị, và những người đại diện đặc biệt. Chúng ta cũng không có nền tảng nào để kết luận rằng đây là "những lời chính xác" của Ðức Giêsu, giả thiết có một khuynh hướng lịch sử khác trong Tin Mừng thứ tư, ngược với Phúc âm Nhất lãm" (1994:836).
Tuy nhiên, "điểm trổi bật trong các lời giảng của các Tông đồ là sự thứ tha tội lỗi. Mặc dù thánh Gioan không cho biết quyền lực đó được thi hành trong cộng đồng cách nào hay do ai, hiển nhiên tác giả cũng nhận thấy thánh sử trình bày việc thực hành bí tích ấy trong Giáo hội" (McBrien 1994:837). Thực tế, thánh Phaolô khẳng quyết Thiên Chúa đã "trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải" (2 Cr 5:18). Ðức Giêsu "đã ủy thác quyền giải tội cho thừa tác vụ tông đồ. Người tông đồ được ủy thác 'thừa tác vụ giao hòa' (2 Cr 5:18), được sai đi 'nhân danh Ðức Kitô'; và qua người tông đồ, 'chính Thiên Chúa' khuyên bảo và nài nỉ : 'Hãy giao hòa với Thiên Chúa' (2 Cr 5:20)" (Giáo lý Công Giáo 1989:362).
Khi được giao hòa với Thiên Chúa, con người tự nhiên thấy mình lớn lên trong một chiều kích vượt ngoài những hạn hẹp trần gian. Cả một nguồn bình an tràn ngập tâm hồn và cuộc đời. Bình an chính là kết quả của một cuộc hòa giải. Phải mất bao nhiêu máu và nước mắt, qua bao đau thương và cái chết, Ðức Giêsu mới nói được một lời cầu chúc này cho các môn đệ : "Bình an cho anh em !" (Ga 20:19,21) ? Khi xuất hiện với các môn đệ, Ðức Giêsu đã cho thấy cái giá người phải trả cho sự bình an của các môn đệ và muôn dân. Quả thực "nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn" (Ga 20:20) đầy chiến tích vẻ vang của Người. Nếu không có chiến công thập giá, Người không thể nối kết Thiên Chúa với con người và cũng không thể hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Chương trình cứu độ đó không chỉ đóng khung trong thời gian Người sống tại trần gian, nhưng phải được kéo dài mãi tới tận thế. Chính vì thế, Người đã trao sứ mệnh cứu thế cho các môn đệ : "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em" (Ga 20:21) làm chứng nhân cho Thầy "đến tận cùng trái đất" (Cv 1:8). Nhưng các môn đệ chỉ có thể làm chứng trong "sức mạnh của Thánh Thần" (Cv 1:8). Chính nhờ sức mạnh Thánh Thần, các môn đệ đã hiên ngang đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Ngay từ ngày khai sinh Giáo hội, các môn đệ Ðức Giêsu đã "được tràn đầy ơn Thánh Thần" (Cv 2:4) để tiếp tục sứ mạng cứu độ của Thầy trên trần gian. Thật là một vinh dự lớn lao khi nhận lãnh một sứ mạng cao cả như vậy. Làm sao người môn đệ có thể chia sẻ cũng một sứ mệnh như Thầy đã lãnh nhận từ Chúa Cha ? Làm sao họ có khả năng như Thầy để cáng đáng một trọng trách lớn lao như vậy ? Con người mỏng dòn và yếu đuối làm sao có thể chu toàn một sứ mệnh đem Tin Mừng giải phóng muôn dân ? Sở dĩ Tin Mừng có sức mạnh cứu độ vì chính Ðức Giêsu đã đổ tràn đầy Thánh Linh cho các môn đệ trong "ngày lễ Ngũ Tuần" (Cv 2:1). Hơn nữa, "nhờ Tin Mừng đó, anh em được cứu thoát" (1 Cr 15:2). Không cần phải đi tới tận cùng trái đất, các ông mới có thể rao giảng cho muôn dân. Sức mạnh Thánh Linh đã khiến các ông có thể khiến các dân tộc kinh ngạc trước lời "loan báo những kỳ công của Thiên Chúa" (Cv 2:11) ngay tại Giêrusalem. Chính Thánh Linh đã làm cho các dân tộc "sửng sốt, thán phục và nói : 'Những người đang nói đó không phải là người Galilê cả ư ? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta ?'" (Cv 2:7-8). Sức mạnh Thánh Linh đã khiến Tin Mừng vượt trên hàng rào ngôn ngữ để thấu tận lòng người.
Tin mừng hoạt động nhờ "cơ chế của Thánh Linh" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:459) là chính Giáo hội. Tiếp nối tư tưởng đó của các giáo phụ, Công đồng Vatican II đã nhận định : chính Thánh linh, "Ðấng hiện hữu duy nhất nơi Ðầu cũng như trong các chi thể, làm sống đống, liên kết và thúc giục toàn thân, khiến các giáo phụ đã ví tác động của Chúa Thánh Thần với công việc của linh hồn, nguyên lý sự sống, hoàn thành nơi thân xác con người" (LG 7). Không có Giáo hội, Thánh Linh cũng khó hoàn thành sứ mệnh Chúa Giêsu trao phó. Ðúng hơn, Giáo hội là con đẻ của Thánh Linh, là phương tiện để Thánh Linh cứu độ muôn dân.
Mặt khác, theo trường phái Tubingen, nhờ Thánh Linh, "Giáo hội là Ðức Kitô tiếp tục nhập thể nơi trần gian" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:458). Bởi đó, "Giáo hội phải được coi là biến cố do Thánh Linh tạo nên" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:459), để Ðức Giêsu trở thành nhân vật chính trong biến cố lớn lao đó. Nói khác, "Thánh Linh là nguyên lý qui tụ và hiệp nhất trong giáo lý của các Tông đồ, trong sự hiệp thông, bẻ bánh và kinh nguyện" (x.Cv 2:42)" (LG 13) xoay quanh biến cố Giêsu. Chính Thánh Linh không ngừng là sức mạnh khiến "Tin Mừng được giữ gìn toàn vẹn và sống động mãi trong Giáo hội" (DV 7), và không bị bụi thời gian phủ lấp như những giá trị trần gian khác. Giáo hội đã tiếp thu Lời Chúa không như những lời trần gian. Trái lại, Giáo hội trở thành "một môi trường sống để Lời Chúa luôn sống động và hoạt động. Chính Giáo hội là Phúc âm sống" (Dictionary of Fundamental Theology 1995:460). Chỉ khi nhìn vào Giáo hội, người ta có thể đọc được những nét diệu kỳ và những kỳ công Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại, Giáo hội mới có thể hoàn thành sứ mạng cứu độ muôn dân.
SỨ MỆNH GIÁO HỘI
Sức sống Giáo hội vẫn không ngừng vươn lên, vì Thánh Linh là linh hồn của Giáo hội. Sức sống đó được thể hiện qua nhiều hình thức tác vụ khác nhau. Thực vậy, "có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người" (1 Cr 12:4-6). Ðó làdấu chỉ hoạt động của Thánh Linh trong lòng Giáo hội : duy nhất nhưng đa diện. Thánh linh vừa gợi lên cả một trào sống vừa tự do vừa hiệp nhất. Sức sống Giáo hội luôn là một huyền nhiệm. Ngay cả khi ở trong Giáo hội và đang hoạt động cho Giáo hội, cũng không thể hiểu hết được Giáo hội, vì Giáo hội chính là thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô và nguyên lý chi phối mọi hoạt động Giáo hội là chính Thánh Linh. Bao giờ hiểu thấu Thánh Linh, mới hi vọng thấy được tất cả sức sống Giáo hội.
Thánh linh và Giáo hội cùng đón nhận một sứ mạng. Muốn chu toàn sứ mạng đó, Giáo hội cần phải rao giảng, phục vụ và hòa giải với mọi người. Cả ba tác vụ đó đều nhắm mục đích làm chứng cho Chúa mà thôi. Chẳng cần phải đi đâu xa, vì chính các Tông đồ đã rao giảng cho muôn dân ngay tại Giêrusalem. Dĩ nhiên Tin Mừng hôm nay đã lan rộng đến tận cùng trái đất vì công lao vất vả của bao chứng nhân không chịu dừng lại một chỗ. Trái lại, họ đã không quản ngại những khó khăn để loan Tin Mừng cho những người hoàn toàn xa lạ về văn hóa, ngôn ngữ, phong thổ, địa dư, tập quán v.v. "Ðẹp thay những bước chân người rao giảng Tin Mừng".
Hơn nữa sứ mạng cao cả đó lại được thực hiện trong những việc phục vụ tầm thường và hèn mọn. Một người mẹ phục vụ chồng con cũng có thể chu toàn sứ mạng đó một cách vẻ vang. Không có những hi sinh âm thầm và quên mình đó, chắc chắn không bao giờ có thể kiếm thấy một biểu tượng tuyệt vời về tình yêu Thiên Chúa trên trần gian này ! Bàn tay Giáo hội không ngừng phục vụ những người nghèo khổ, bệnh tật, mồ côi v.v. Chính những bàn tay đó đã tung vãi hạt giống Tin Mừng vào những mảnh đất màu mỡ, chờ ngày mùa reo tiếng hoan ca.
Cuối cùng sứ mạng nhắm tới việc hòa giải như một hoa trái tốt đẹp nhất của ân huệ Thánh Linh. Chỉ Thánh Linh mới có thể nối kết các dân tộc và mọi tâm hồn bằng sức mạnh tình yêu. Ðây là một tác vụ quan trọng nhất và cần thiết nhất. Việc hòa giải đó không phải chỉ cần cho nhân loại, nhưng còn cho cả Giáo hội nữa. Hôm nay các đối lực lúc nào cũng phơi bầy những trở ngại không thể vượt qua nổi. Chính Thánh Linh sẽ cho mọi người thấy làm cách nào có thể yêu được kẻ thù như Ðức Giêsu dạy. Hòa giải với kẻ thù đòi một nỗ lực phi thường. Nhưng hòa giải với anh em cùng một huyết thống hay một niềm tin cũng không phải là chuyện dễ. Mối rạn nứt hằng bao thế kỷ trong Giáo hội nói lên những khó khăn vượt bực trước khả năng nhân loại. Bởi đấy, hơn bao giờ hết, Giáo hội cần bám chặt vào Thánh Linh để có thể tìm được sức mạnh chu toàn sứ mệnh trọng đại.
Ngày nay đã có nhiều dấu chỉ cho thấy Thánh Linh đang mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội. Thánh Linh đang thúc đẩy Giáo hội gần nhân loại và anh em mình hơn. Liệu Giáo hội dám đi tới những miền xa lạ và khó khăn để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa một cách mãnh liệt hơn không ? Nhân loại và những anh em Kitô đang mong chờ Giáo hội. Can đảm lên, Giáo hội !
Như Hạ op