Dan Lee
06-08-2011, 06:03 PM
CHÚA THÁNH THẦN HIỆN DIỆN
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm A
Ga 20, 19-23
Mỗi năm lễ Chúa Thánh Thần vẫn đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó diễn tả. Bởi vì, trước khi về trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Đức Kitô phục sinh đã nhiều lần nói và đã hứa với các môn đệ, Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống cho các Ông, Thánh Thần từ nơi Cha sẽ đến với các môn đệ. Lời hứa của Đức Kitô phục sinh đã hoàn tất viên mãn trong ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là 50 ngày tính từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Do đó, ngày hôm nay được gọi là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Theo như Kinh Thánh thuật lại trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 20, 19-23 thì Chúa Giêsu phục sinh đã ban bình an cho các môn đệ ngay từ buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần. Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, rồi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các môn đệ thành những người mới, đầy quyền năng. Chúa Thánh Thần đã đi vào nội tâm các môn đệ. Đây là một cuộc xức dầu. Dầu linh thiêng thấm nhập vào tâm hồn của các Ngài, biến đổi các Ngài thành những con người hoàn toàn mới, hoàn toàn mạnh mẽ khác với khi chưa lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Xưa, các môn đệ là những người còn nhút nhát, e dè, sợ sệt, nay Chúa Thánh Thần làm cho các Ngài trở thành những người hiên ngang, bất khuất, hăng say, bừng bừng như ngọn lửa muốn thiêu đốt tất cả trong Tin mừng và lòng mến. Chẳng hạn Phêrô trước kia chỉ là một người chài lưới, ít học, nóng nảy, nhưng Chúa Thánh Thần xuống trên Phêrô, Ngài đã trở nên một người đầy lửa, ăn nói lưu loát, thu hút cả hơn ngàn người ngay bài giảng đầu tiên ngày lễ Ngũ Tuần và rồi tất cả các môn đệ đều nói nhiều thứ tiếng đến nỗi dân tộc nào tới đó cũng hiểu được tiếng của họ.
Vâng, ngay chiều ngày thứ trong tuần, Chúa Kitô phục sinh đã thổi hơi trên các môn đệ và ban Thánh Thần cho các Ông :” Các con hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 22 ). Qua việc thổi hơi và ban Thánh Thần, Chúa Kitô phục sinh muốn thông chuyển Thánh Thần và tâm tình con thảo của Ngài đối với Thiên Chúa Cha cho Hội Thánh, cho chúng ta. Quả thực, khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai Thánh Thần xuống và trao ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh như linh hồn của chính Hội Thánh. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn, tác động linh hồn của Hội Thánh và uấn nắn nhân loại, uấn nắn tâm hồn chúng ta rập theo những tâm tình của Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. Thiếu Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không đứng vững vì giống như một thân xác thiếu sự sống. Chúa Thánh Thần là Đấng tốt lành vô biên vì Ngài là hoa quả của yêu mến, vui mừng, bình an.” Ta sẽ đổ xuống trên nó dòng sông bình an “. Yêu mến, vui mừng, bình an là món quà quí giá Chúa Kitô phục sinh trao ban cho Giáo Hội và nhân loại, cho mỗi người chúng ta sau khi Chúa Kitô sống lại.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Lễ Chúa Thánh Thần nhắc nhớ cho chúng ta, cho mọi Kitô hữu về Chúa Thánh Thần bình an đã hoạt động trong Giáo Hội hơn 2.000 năm nay. Bây giờ Ngài vẫn luôn hiện diện nơi Giáo Hội, nơi tâm hồn của Kitô hữu khi họ lãnh nhận phép Thêm sức, để rồi Chúa Thánh Thần sai họ đi làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh.
Chúng ta còn nhớ Công Đồng Vaticanô II được coi là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một Công Đồng thổi vào Giáo Hội một luồng khí mới, biến đổi Giáo Hội trở nên mới, nhạy cảm hơn đối với nhiều vấn đề trên thế giới, một Công Đồng đầy ắp tình thương, đầy Chúa Kitô và đầy Chúa Thánh Thần.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để tâm hồn mình mở toang ra trước những thử thách của thời đại, dám đương đầu với những khó khăn, không rụt rè, không e sợ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là không co cụm trong tháp ngà, trong sự hưởng thụ riêng tư mà là tung bay đến với những người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, gieo neo, đau khổ, mang lại bình an và phẩm giá cho họ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với muôn dân, đến với những người chưa biết Chúa để phục vụ họ và rao giảng Chúa Kitô cho họ.
Vâng, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi như Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ ngày lễ Ngũ Tuần và như thế thế giới sẽ an bình và đầy ắp tình thương cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ hiệp nhất mọi người trong tình yêu.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi chúng con và đổi mới bộ mặt thế giới. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các môn đệ khi nào ?
Thổi hơi có nghĩa là gì ?
Tại sao lại gọi là lễ Ngũ Tuần ?
Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ thế nào ?
Chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần lúc nào ?
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG, năm A
Ga 20, 19-23
Mỗi năm lễ Chúa Thánh Thần vẫn đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó diễn tả. Bởi vì, trước khi về trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Đức Kitô phục sinh đã nhiều lần nói và đã hứa với các môn đệ, Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống cho các Ông, Thánh Thần từ nơi Cha sẽ đến với các môn đệ. Lời hứa của Đức Kitô phục sinh đã hoàn tất viên mãn trong ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là 50 ngày tính từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Do đó, ngày hôm nay được gọi là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Theo như Kinh Thánh thuật lại trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 20, 19-23 thì Chúa Giêsu phục sinh đã ban bình an cho các môn đệ ngay từ buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần. Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, rồi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các môn đệ thành những người mới, đầy quyền năng. Chúa Thánh Thần đã đi vào nội tâm các môn đệ. Đây là một cuộc xức dầu. Dầu linh thiêng thấm nhập vào tâm hồn của các Ngài, biến đổi các Ngài thành những con người hoàn toàn mới, hoàn toàn mạnh mẽ khác với khi chưa lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Xưa, các môn đệ là những người còn nhút nhát, e dè, sợ sệt, nay Chúa Thánh Thần làm cho các Ngài trở thành những người hiên ngang, bất khuất, hăng say, bừng bừng như ngọn lửa muốn thiêu đốt tất cả trong Tin mừng và lòng mến. Chẳng hạn Phêrô trước kia chỉ là một người chài lưới, ít học, nóng nảy, nhưng Chúa Thánh Thần xuống trên Phêrô, Ngài đã trở nên một người đầy lửa, ăn nói lưu loát, thu hút cả hơn ngàn người ngay bài giảng đầu tiên ngày lễ Ngũ Tuần và rồi tất cả các môn đệ đều nói nhiều thứ tiếng đến nỗi dân tộc nào tới đó cũng hiểu được tiếng của họ.
Vâng, ngay chiều ngày thứ trong tuần, Chúa Kitô phục sinh đã thổi hơi trên các môn đệ và ban Thánh Thần cho các Ông :” Các con hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 22 ). Qua việc thổi hơi và ban Thánh Thần, Chúa Kitô phục sinh muốn thông chuyển Thánh Thần và tâm tình con thảo của Ngài đối với Thiên Chúa Cha cho Hội Thánh, cho chúng ta. Quả thực, khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai Thánh Thần xuống và trao ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh như linh hồn của chính Hội Thánh. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn, tác động linh hồn của Hội Thánh và uấn nắn nhân loại, uấn nắn tâm hồn chúng ta rập theo những tâm tình của Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. Thiếu Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không đứng vững vì giống như một thân xác thiếu sự sống. Chúa Thánh Thần là Đấng tốt lành vô biên vì Ngài là hoa quả của yêu mến, vui mừng, bình an.” Ta sẽ đổ xuống trên nó dòng sông bình an “. Yêu mến, vui mừng, bình an là món quà quí giá Chúa Kitô phục sinh trao ban cho Giáo Hội và nhân loại, cho mỗi người chúng ta sau khi Chúa Kitô sống lại.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Lễ Chúa Thánh Thần nhắc nhớ cho chúng ta, cho mọi Kitô hữu về Chúa Thánh Thần bình an đã hoạt động trong Giáo Hội hơn 2.000 năm nay. Bây giờ Ngài vẫn luôn hiện diện nơi Giáo Hội, nơi tâm hồn của Kitô hữu khi họ lãnh nhận phép Thêm sức, để rồi Chúa Thánh Thần sai họ đi làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh.
Chúng ta còn nhớ Công Đồng Vaticanô II được coi là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một Công Đồng thổi vào Giáo Hội một luồng khí mới, biến đổi Giáo Hội trở nên mới, nhạy cảm hơn đối với nhiều vấn đề trên thế giới, một Công Đồng đầy ắp tình thương, đầy Chúa Kitô và đầy Chúa Thánh Thần.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để tâm hồn mình mở toang ra trước những thử thách của thời đại, dám đương đầu với những khó khăn, không rụt rè, không e sợ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là không co cụm trong tháp ngà, trong sự hưởng thụ riêng tư mà là tung bay đến với những người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, gieo neo, đau khổ, mang lại bình an và phẩm giá cho họ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với muôn dân, đến với những người chưa biết Chúa để phục vụ họ và rao giảng Chúa Kitô cho họ.
Vâng, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi như Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ ngày lễ Ngũ Tuần và như thế thế giới sẽ an bình và đầy ắp tình thương cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ hiệp nhất mọi người trong tình yêu.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi chúng con và đổi mới bộ mặt thế giới. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các môn đệ khi nào ?
Thổi hơi có nghĩa là gì ?
Tại sao lại gọi là lễ Ngũ Tuần ?
Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ thế nào ?
Chúng ta đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần lúc nào ?
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT