Dan Lee
06-08-2011, 07:45 PM
MÓN QUÀ VÔ GIÁ
Trước khi về trời, đã nhiều lấn Đức Ki-tô nói là Người sẽ ban Ngôi Ba Thiên Chúa cho các môn đệ. Khi thì Người nói thẳng là Thánh Thần, khi thì Người nói là Đấng Bảo Trợ, là Thần Khí Sự Thật. Và sự thật đã ứng nghiệm: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần” (Cv 2, 1-4). Có nhiều, rất nhiều sự kiện minh hoạ cho sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống, nhưng nổi bật nhất, đặc sắc nhất, kỳ diệu nhất là sự hiện diện của Thần Khí trong Giáo Hội ở giai đoạn tiên khởi và cho đến hiện nay:
Ở giai đoạn tiên khởi thì Thánh Thần đã ban lòng can đảm, sự khôn ngoan và nhất là khả năng ngôn ngữ có thể nói nhiều thứ tiếng khác ngoài tiếng bản địa của các Tông đồ. Đó là một mầu nhiệm được chính những người nghe làm chứng: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!" (Cv 2, 7-11). Và cho đến hiện nay thì bất kỳ ai khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội, cũng phải ngạc nhiên đến sửng sốt trước sự tồn tại bền vững và phát triển vượt bậc. Đó phải chăng là một món quà độc đáo, món quà vô giá mà Đức Ki-tô đã ban tặng các môn đệ, và nói chung là tất cả mọi tín hữu ("Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20, 22-23)?
Tuy rằng sự thực hiển nhiên là thế, nhưng vẫn còn và còn không ít những Tô-ma thời đai. Gọi là Tô-ma thời đại vì Tô-ma tiên khởi ngày xưa “không ở với các ông (các môn đệ) khi Đức Giê-su đến” (Ga 20, 24), còn Tô-ma thời đại ngày nay thì cho dù có biết bao nhiêu sự việc, sự kiện, dấu chỉ minh chứng, mà vẫn cứ hoài nghi, vẫn cứ “tưởng Thầy là ma!”, rồi đi tin vào ma mị quỷ quái và cho là thật. Sự thật thì cho là ảo, nhưng ảo lại tin là thật. Thế đấy!
Tôi vẫn không sao quên được câu chuyện “xoay bếp” của người bạn tôi. Đặt giả thử người bạn này không cùng tôn giáo, thì tôi cũng chẳng nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc. Khổ một nỗi là anh bạn lại làm Đoàn trưởng một Huynh đoàn Đa Minh, rất siêng năng đi lễ và rước lẽ hàng ngày. Những lần đầu anh xoay bếp thì tôi không được biết. Mãi đến lần cuối cùng, anh tâm sự với tôi: “Cái số của mình làm ăn cứ bị thất bại hoài. Nghe ông thầy tướng nói xoay bếp có hy vọng đổi đời, nhưng chẳng hiểu sao đã xoay đến 8 lần mà cũng chẳng khá lên được. Mình quyết định xoay thêm một lần nữa, hy vọng con số 9 sẽ đem lại may mắn”. Tôi không nhịn được, nói thẳng: “Về phương hướng, chắc anh đồng ý với tôi, chúng ta chỉ có 8 hướng (bốn phương, tám hướng). Anh đã xoay bếp đến 8 lần, nếu lần này xoay nữa, chắc chắn nó sẽ ở vào vị trí ban đầu, cái vị trí xui xẻo đã khiến anh quyết định xoay bếp. Như vậy thì có nên xoay nữa không?” Anh bạn im lặng, tôi biết anh không hài lòng với ý kiến của tôi, nên cũng đành… im lặng! Ba tháng sau, anh hớt hải nói với tôi: “Hôm qua, mình chở bà xã đi mua sắm, đến ngã tư Phú Nhuận, bị kẻ xấu giật mất cái túi xách, trong đó có 5 triệu VNĐ và 500 USD. Xui quá!” Tôi còn đang tìm cách an ủi bạn, thì bỗng nhiên anh trừng mắt nhìn tôi, miệng bô bô: “Tôi nhớ ra rồi. Tại lần xoay bếp vừa rồi, anh nói với tôi toàn điều xui xẻo, nên mới thế này. Đúng anh là thứ… ác khẩu”. Anh bạn ngưng ngang, khiến tôi giật mình. Thôi chết! Nguy to rồi! Biết sao bây chừ?
Ôi chao! “Đời là thế” mà! Xin lỗi hải nội chư quân tử về câu chuyện dông dài này! Nhưng xét cho cùng, cái “ảo” bao giờ cũng đẹp và quyến rũ hơn cái thật và cũng vì thế nên người ta mới mê “ảo” hơn là thích “thật”. Quả thật “… mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1, 14), và càng gặp thử thách thì lại càng bị những thế lực thù địch ẩn trong thế giới ảo cám dỗ nhiều hơn. Quan trọng là có đứng vững được trước cơn thử thách và vượt qua nó được hay không, mà thôi. Vâng, “… anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn (Gc 1, 2-3). Ấy cũng chỉ vì “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người” (Gc 1, 12). Muốn có được sư khôn ngoan chọn lựa giữa một bên là “quả ngọt” (viên đạn bọc đường) và một bên là “trái đắng” (thử thách nghiệt ngã) để có thể đứng vững và vượt qua sóng gió, thì đừng quên vũ khí lợi hại nhất, đó là cầu nguyện (“Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách. Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống. Người ấy đừng tưởng mình sẽ nhận được cái gì của Chúa: họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi việc họ làm” – Gc 1, 5-8).
Quả thật, món quà mà Đấng Cứu Thế ban tặng các môn đệ, rộng ra là toàn Giáo Hội, rất độc đáo, một món quà vô giá! Chính vì thế, Công Đồng Va-ti-ca-nô II được coi là một Lễ Hiện Xuống mới, vì Công Đồng đã định hướng việc canh tân Giáo Hội, đem tinh thần đối thoại hiệp thông với Thiên Chúa và với hết mọi người, để cùng với Chúa Thánh Thần thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Món quà vô giá của Con Thiên Chúa Giê-su Ki-tô là Thánh Thần; mà hoa trái của Thánh Thần là yêu thương phục vụ. Do đó những tư tưởng, lời nói và hành động mang tính chia rẽ, ghen tương, đố kỵ, thậm chí dèm pha, hạ bệ lẫn nhau, thù oán, giết hại nhau không bằng gươm giáo… đều là những thể hiện trái ngược với hoạt động của Thánh Thần.
Viết tới đây, tôi chợt giật mình nhớ đến Lời dạy của chính Người đã ban tặng món quà vô giá là Thánh Thần cho Giáo Hội: "Ai không đi với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán. Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau" (Mt 12, 30-32). “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha” ư? Nhưng như thế nào mới là nói phạm đến Thánh Thần? Bí quá, tôi đành mở Giáo Lý HTCG tìm lời giải (Điều 1854-1863: “Tội lỗi: Tội trọng – Tội nhẹ”). Và đây, (Điều 1864: “Tội nói phạm đến Thánh Thần”) : “Lòng Thiên Chúa thương xót không có giới hạn, nhưng ai cố tình không hối cải và khước từ lòng Thiên Chúa thương xót thì cũng khước từ sự tha tội và ơn cứu độ do Chúa Thánh Thần ban cho. Lòng chai dạ đá như thế có thể đưa tới chỗ không hối cải trong giờ sau hết và phải hư mất đời đời”.
Ôi chao! Lạy Chúa con! Lạy Thiên Chúa của con! Con biết tội con rồi! Một cách nào đó, cũng đã có lần con được anh em gắn cho biệt hiệu “Tô-ma thời đại”, “Đa nghi như Tào Tháo). Ôi! Lạy Chúa! Xin hãy cứu vớt con, xin “Hãy chiếu soi lửa hồng vào đêm tối sâu thẳm hồn con. Lửa tình yêu, lửa huyền siêu Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân. TK: Xin đưa bước con về, tìm chân lý hừng đông chiếu soi. Tìm bóng mát trong tình thương bát ngát, tìm an vui trong bàn tay hiền từ, Chúa dìu đưa.” (Phan-xi-cô – “Hãy chiếu soi” – TCCĐ). Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Trước khi về trời, đã nhiều lấn Đức Ki-tô nói là Người sẽ ban Ngôi Ba Thiên Chúa cho các môn đệ. Khi thì Người nói thẳng là Thánh Thần, khi thì Người nói là Đấng Bảo Trợ, là Thần Khí Sự Thật. Và sự thật đã ứng nghiệm: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần” (Cv 2, 1-4). Có nhiều, rất nhiều sự kiện minh hoạ cho sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống, nhưng nổi bật nhất, đặc sắc nhất, kỳ diệu nhất là sự hiện diện của Thần Khí trong Giáo Hội ở giai đoạn tiên khởi và cho đến hiện nay:
Ở giai đoạn tiên khởi thì Thánh Thần đã ban lòng can đảm, sự khôn ngoan và nhất là khả năng ngôn ngữ có thể nói nhiều thứ tiếng khác ngoài tiếng bản địa của các Tông đồ. Đó là một mầu nhiệm được chính những người nghe làm chứng: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a, có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây; nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!" (Cv 2, 7-11). Và cho đến hiện nay thì bất kỳ ai khi nhìn lại lịch sử Giáo Hội, cũng phải ngạc nhiên đến sửng sốt trước sự tồn tại bền vững và phát triển vượt bậc. Đó phải chăng là một món quà độc đáo, món quà vô giá mà Đức Ki-tô đã ban tặng các môn đệ, và nói chung là tất cả mọi tín hữu ("Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" (Ga 20, 22-23)?
Tuy rằng sự thực hiển nhiên là thế, nhưng vẫn còn và còn không ít những Tô-ma thời đai. Gọi là Tô-ma thời đại vì Tô-ma tiên khởi ngày xưa “không ở với các ông (các môn đệ) khi Đức Giê-su đến” (Ga 20, 24), còn Tô-ma thời đại ngày nay thì cho dù có biết bao nhiêu sự việc, sự kiện, dấu chỉ minh chứng, mà vẫn cứ hoài nghi, vẫn cứ “tưởng Thầy là ma!”, rồi đi tin vào ma mị quỷ quái và cho là thật. Sự thật thì cho là ảo, nhưng ảo lại tin là thật. Thế đấy!
Tôi vẫn không sao quên được câu chuyện “xoay bếp” của người bạn tôi. Đặt giả thử người bạn này không cùng tôn giáo, thì tôi cũng chẳng nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc. Khổ một nỗi là anh bạn lại làm Đoàn trưởng một Huynh đoàn Đa Minh, rất siêng năng đi lễ và rước lẽ hàng ngày. Những lần đầu anh xoay bếp thì tôi không được biết. Mãi đến lần cuối cùng, anh tâm sự với tôi: “Cái số của mình làm ăn cứ bị thất bại hoài. Nghe ông thầy tướng nói xoay bếp có hy vọng đổi đời, nhưng chẳng hiểu sao đã xoay đến 8 lần mà cũng chẳng khá lên được. Mình quyết định xoay thêm một lần nữa, hy vọng con số 9 sẽ đem lại may mắn”. Tôi không nhịn được, nói thẳng: “Về phương hướng, chắc anh đồng ý với tôi, chúng ta chỉ có 8 hướng (bốn phương, tám hướng). Anh đã xoay bếp đến 8 lần, nếu lần này xoay nữa, chắc chắn nó sẽ ở vào vị trí ban đầu, cái vị trí xui xẻo đã khiến anh quyết định xoay bếp. Như vậy thì có nên xoay nữa không?” Anh bạn im lặng, tôi biết anh không hài lòng với ý kiến của tôi, nên cũng đành… im lặng! Ba tháng sau, anh hớt hải nói với tôi: “Hôm qua, mình chở bà xã đi mua sắm, đến ngã tư Phú Nhuận, bị kẻ xấu giật mất cái túi xách, trong đó có 5 triệu VNĐ và 500 USD. Xui quá!” Tôi còn đang tìm cách an ủi bạn, thì bỗng nhiên anh trừng mắt nhìn tôi, miệng bô bô: “Tôi nhớ ra rồi. Tại lần xoay bếp vừa rồi, anh nói với tôi toàn điều xui xẻo, nên mới thế này. Đúng anh là thứ… ác khẩu”. Anh bạn ngưng ngang, khiến tôi giật mình. Thôi chết! Nguy to rồi! Biết sao bây chừ?
Ôi chao! “Đời là thế” mà! Xin lỗi hải nội chư quân tử về câu chuyện dông dài này! Nhưng xét cho cùng, cái “ảo” bao giờ cũng đẹp và quyến rũ hơn cái thật và cũng vì thế nên người ta mới mê “ảo” hơn là thích “thật”. Quả thật “… mỗi người có bị cám dỗ, là do dục vọng của mình lôi cuốn và dùng mồi mà bắt” (Gc 1, 14), và càng gặp thử thách thì lại càng bị những thế lực thù địch ẩn trong thế giới ảo cám dỗ nhiều hơn. Quan trọng là có đứng vững được trước cơn thử thách và vượt qua nó được hay không, mà thôi. Vâng, “… anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn (Gc 1, 2-3). Ấy cũng chỉ vì “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người” (Gc 1, 12). Muốn có được sư khôn ngoan chọn lựa giữa một bên là “quả ngọt” (viên đạn bọc đường) và một bên là “trái đắng” (thử thách nghiệt ngã) để có thể đứng vững và vượt qua sóng gió, thì đừng quên vũ khí lợi hại nhất, đó là cầu nguyện (“Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách. Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự, vì kẻ do dự thì giống như sóng biển bị gió đẩy lên vật xuống. Người ấy đừng tưởng mình sẽ nhận được cái gì của Chúa: họ là kẻ hai lòng, hay thay đổi trong mọi việc họ làm” – Gc 1, 5-8).
Quả thật, món quà mà Đấng Cứu Thế ban tặng các môn đệ, rộng ra là toàn Giáo Hội, rất độc đáo, một món quà vô giá! Chính vì thế, Công Đồng Va-ti-ca-nô II được coi là một Lễ Hiện Xuống mới, vì Công Đồng đã định hướng việc canh tân Giáo Hội, đem tinh thần đối thoại hiệp thông với Thiên Chúa và với hết mọi người, để cùng với Chúa Thánh Thần thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Món quà vô giá của Con Thiên Chúa Giê-su Ki-tô là Thánh Thần; mà hoa trái của Thánh Thần là yêu thương phục vụ. Do đó những tư tưởng, lời nói và hành động mang tính chia rẽ, ghen tương, đố kỵ, thậm chí dèm pha, hạ bệ lẫn nhau, thù oán, giết hại nhau không bằng gươm giáo… đều là những thể hiện trái ngược với hoạt động của Thánh Thần.
Viết tới đây, tôi chợt giật mình nhớ đến Lời dạy của chính Người đã ban tặng món quà vô giá là Thánh Thần cho Giáo Hội: "Ai không đi với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán. Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau" (Mt 12, 30-32). “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha” ư? Nhưng như thế nào mới là nói phạm đến Thánh Thần? Bí quá, tôi đành mở Giáo Lý HTCG tìm lời giải (Điều 1854-1863: “Tội lỗi: Tội trọng – Tội nhẹ”). Và đây, (Điều 1864: “Tội nói phạm đến Thánh Thần”) : “Lòng Thiên Chúa thương xót không có giới hạn, nhưng ai cố tình không hối cải và khước từ lòng Thiên Chúa thương xót thì cũng khước từ sự tha tội và ơn cứu độ do Chúa Thánh Thần ban cho. Lòng chai dạ đá như thế có thể đưa tới chỗ không hối cải trong giờ sau hết và phải hư mất đời đời”.
Ôi chao! Lạy Chúa con! Lạy Thiên Chúa của con! Con biết tội con rồi! Một cách nào đó, cũng đã có lần con được anh em gắn cho biệt hiệu “Tô-ma thời đại”, “Đa nghi như Tào Tháo). Ôi! Lạy Chúa! Xin hãy cứu vớt con, xin “Hãy chiếu soi lửa hồng vào đêm tối sâu thẳm hồn con. Lửa tình yêu, lửa huyền siêu Ngôi Ba Thiên Chúa ban nhiều thánh ân. TK: Xin đưa bước con về, tìm chân lý hừng đông chiếu soi. Tìm bóng mát trong tình thương bát ngát, tìm an vui trong bàn tay hiền từ, Chúa dìu đưa.” (Phan-xi-cô – “Hãy chiếu soi” – TCCĐ). Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.