Dan Lee
06-14-2011, 07:58 PM
Thời Phục Hưng - Phần 2
18 Chân Dung Của Đức Giêsu Qua Dòng Lịch Sử
XVI. Thi sĩ của tinh thần (Tk 19)
Thế kỷ 18 đã hạ bệ đức tin và tôn giáo, thay thế bằng tư tưởng triết học duy lý. Vì thế họ muốn đi tìm bức chân dung lịch sử của đức Giêsu, hoặc cùng lắm là an tâm coi Ngài như nhà mô phạm luân lý. Còn thế kỷ 19 thì được gọi là thời lãng mạn (romanticisme), thời của các văn hào và thi sĩ (chứ không phải của các triết gia) muốn kết hợp nội tâm với ngoại giới, kết hợp con người với thiên nhiên. Đối với họ, đức Kitô là "nhà thơ của tinh thần", một bức chân dung có thể gặp thấy nơi Friedrich Schleiermacher (1768-1834) bên Đức, Samuel T. Coleridge (1772-1834) bên Anh và Ralph W. Emerson (1803-82) ở Hoa kỳ.
Trong những tác phẩm viết vào lúc cuối đời (Life of Jesus, 1819; 1864; The Christian Faith 1821-22) Schleirmacher cho rằng điều đáng chúng ta lưu ý nơi đức Giêsu không phải là các phép lạ, cũng chẳng phải là những giáo huấn luân lý, song là ý thức về mối liên hệ với Thiên Chúa. Đức Giêsu đã đi xuống chiều sâu thẳm nhất của tâm khảm con người, và từ nơi đó đã vạch ra chiều kích siêu việt của ý thức, nghĩa là hướng thượng tới Thiên Chúa. Nơi đức Giêsu, biên cương giữa đất với trời đã bị xóa bỏ: Ngài là biểu hiệu của những gì cao thượng đẹp đẽ nhất của nội tâm con người, những gì mà chỉ có thể diễn tả qua các tác phẩm của các nhà họa sĩ thi sĩ, chứ không thể phát biểu bằng tư tưởng triết học được.
Emerson (An Address, 1838) thì cho rằng mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa (Cha Con và Thánh Thần) có thể phát biểu như là Chân / Thiện / Mỹ: biết / làm / nói. Duy có nhà thơ mới có khả năng diễn tả nói lên cái đẹp. Thế giới này quả là đẹp; bàn tay nào làm ra nó chắc phải là Đấng Tuyệt mỹ: Đức Kitô, Ngôi lời Tạo dựng phải là nhà thơ tuyệt mỹ! Emerson tố cáo các Giáo hội vì đã bày đặt ra tín điều và luật lệ; và như thế là đã thu hẹp chân dung của đức Kitô lại, thay vì để cho Ngài đồng hóa với tất cả những gì là chân - thiện - mỹ trong cõi lòng mỗi người và trong vũ trụ. Thay vì giảng về các bổn phận và nghĩa vụ, tại sao không ca ngợi sự đẹp đẽ, vui tươi? Chính trong tâm tình, trong nhà thơ của tinh thần mà bạn gặp thấy đức Kitô, chứ không phải qua các tín điều, các luận cứ khách quan về sử tính mà bạn biết Ngài.
Thực ra, không phải chỉ có Giáo hội công giáo mới cảnh cáo Schleiermacher vì nguy cơ rơi vào thuyết duy tâm chủ quan; các tác phẩm của ông cũng bị tẩy chay về phía những nhà thần học Tin lành cỡ Karl Barth. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng nhiều người đã tìm gặp đức Kitô không phải qua các tín điều hay tác phẩm thần học, nhưng là qua con đường của nội tâm, của những nỗi vui buồn sướng khổ, qua những xúc động gây ra bởi những biến cố thiên nhiên hay lịch sử. Tưởng cũng nên biết là vào cuối thế kỷ 19 bên Nga, văn hào Dostoesvky (1821-1881) trong cuốn tiểu thuyết tựa đề "Các anh em Karamazov" đã thuật lại rằng chính đức Giêsu đã bị Pháp đình Giáo hội bỏ tù vì tội rối đạo khi giảng dạy về sự tự do thay vì bảo vệ trật tự.
XVII. Nhà giải phóng (Tk 20)
Trong thư gửi các tín hữu Galata (3,28; 5,1), (một trong những tác phẩm đầu tiên của Tân ước), thánh Phaolô đã viết như sau: "Không còn người Do thái hay người Hy lạp nữa, không còn người nô lệ hay người tự do nữa, không còn đàn ông đàn bà nữa; bởi vì tất cả anh chị em đều là một trong đức Kitô Giêsu ... Đức Kitô đã giải phóng chúng ta, cho chúng ta được tự do; đừng ai chui đầu vào tròng nô lệ nữa". Trải qua dòng lịch sử, khi nghe đọc những lời ấy, các Kitô hữu thường chỉ hiểu theo nghĩa thiêng liêng, áp dụng vào tình trạng nô lệ và giải phóng khỏi tội lỗi.
Thế nhưng sang thế kỷ 17, nhiều người đã muốn áp dụng vào việc cải tổ xã hội nữa. Trước tiên là vấn đề nô lệ. Cả phe đòi bãi bỏ lẫn phe đòi duy trì chế độ nô lệ đều nại vào Sách thánh để biện minh lập trường của mình. Dĩ nhiên, ai đòi hủy bỏ chế độ nô lệ thì có thể trưng dẫn những câu vừa nói trong thư gửi Galat. Còn những ai muốn duy trì chế độ thì trưng dẫn thư gửi cụ Philêmôn xin cụ tiếp nhận Onêsimô; đàng khác, Chúa Giêsu đâu có muốn làm cách mạng xã hội: Ngài đến thế gian để mang Nước Chúa ngự trị trong tâm hồn con người cơ mà!. Cuộc tranh luận này đã kéo dài hằng thế kỷ, không những diễn ra trong các nhà thờ, các lớp học mà cả trong các tòa nhà lập pháp ở Âu châu và Mỹ châu; nhưng chẳng nhúc nhích được bước nào.
Vào cuối thế kỷ 19, một quyển tiểu thuyết xuất bản bên Nga của Lêo Tostoi (1828-1910) mang tựa đề Phục sinh (Resurrection, 1899) đã đánh dấu một giai đoạn mới. Đức Kitô chịu chết trên thập giá được nhìn như biểu hiệu của một nhà giải phóng xã hội. Tolstoi tự hỏi : “Giả như chúng ta thực hành các lời Chúa Giêsu giảng trên núi, thì bộ mặt của xã hội đã thay đổi tới mức nào rồi ?” Trong khi mà có người tố cáo rằng tôn giáo là "thuốc phiện mê dân", Tolstoi vặn lại rằng: “Muốn biết có phải là thuốc phiện hay không thì cứ thử áp dụng lời của Chúa Giêsu "đừng lấy ác báo ác ; nếu ai tát vào má phải của anh, thì giơ luôn má trái cho họ vả tiếp" (Mt 5,39).
Tolstoi viết một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là một nghị luận thần học hay chính trị. Thế nhưng không hiểu làm sao nó đã lọt vào tay của Mohandas Gandhi (1869-1948), một luật sư trẻ tuổi Ấn độ nhưng làm việc ở Nam Phi. Gandhi mang ra áp dụng thuyết gọi là "đối kháng bất bạo động" (militant non-violence). Cả Tolstoi lẫn Gandhi đều nhìn thấy nơi đức Kitô bức chân dung của một nhà giải phóng đã bị quên lãng từ 19 thế kỷ qua. Đức Kitô không phải là nhà giải phóng bằng gươm giáo, quyền hành vũ lực, nhưng là qua con đường của thập tự. Sau một thời gian hoạt động ở Nam phi, Gandhi trở về Ấn độ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa của người Anh. Điều trớ trêu là Gandhi không phải là một Kitô hữu, nhưng lại muốn đem phương pháp bất bạo động của Phúc âm để chống lại chế độ thuộc địa của người Anh, một nước tự nhận là Kitô giáo.
Bài học của Gandhi được truyền qua Hoa kỳ, tới các mục sư da đen như Howard Thorman, Mordecai Johnson, và nhất là Martin Luther King: họ muốn trung thành làm môn đệ đi theo đức Kitô trên con đường giải phóng đồng loại bằng thập giá. Trái với những người cho ông là khờ dại, Martin Luther King (1929-68) kiên trì áp dụng kế hoạch cách mạng bất bạo động, cách mạng dựa trên tình yêu và hy vọng, trong cuộc tranh đấu đòi cho người da đen cũng được đối xử bình đẳng như các công dân khác. Gandhi và Luther King đã bị những người quá khích ám hại. Nhưng không ai chối được hậu quả của sách lược tranh đấu bất bạo động của các ông, noi gương đức Kitô nhà giải phóng nhân loại.
XVIII. Con người toàn cầu.
Vào cuối thế kỷ 20, Kitô giáo đã có mặt khắp cùng thế giới. Lịch sử của sự bành trướng Kitô giáo không thiếu lần đã bị trà trộn với lịch sử bành trướng của các đế quốc Âu châu. Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng rằng đức Kitô là người Âu châu, và Kitô giáo được đồng hóa với văn minh kỹ thuật Âu Tây. Từ đó, người ta nghĩ rằng chấp nhận đức Kitô có nghĩa là chấp nhận tất cả tư tưởng văn minh của người Âu châu.
Những bức chân dung của đức Kitô được trình bày trên đây đã cho thấy rằng không thể nào đồng hóa đức Kitô hay Kitô giáo với văn minh của Âu châu, mặc dù không thể chối được những ảnh hưởng hỗ tương. Dù sao, thì vào cuối thế kỷ 20, công đồng Vaticano II đã khẳng định rằng Kitô giáo không gắn liền với một nền văn hóa nào hết; Kitô giáo có khả năng nhập thể vào hết các nền văn hóa, và tiếp thu những tinh hoa của tất các nền văn hóa của nhân loại.
Cuộc đối thoại với các nền văn hóa không những giả thiết việc diễn tả đức Kitô với những nét vẽ của nghệ thuật dân tộc, dịch Tân ước ra các ngôn ngữ của các dân tộc; nhưng mà còn phải đem đức Kitô đến gặp con người thời đại giữa bao nhiêu vấn đề hiện sinh của họ: đói kém, bệnh tật, dốt nát, bất công, khắc khoải lo âu !
Như chúng ta đã thấy, trải qua dòng lịch sử, nhiều người đã gặp đức Kitô bên ngoài biên cương của Kitô giáo. Chắc chắn rằng điều đó vẫn còn tái diễn trong thời đại của chúng ta và trong tương lai. Trong khi đó, các nhà thần học tiếp tục nghiên cứu về mối tương quan giữa đức Kitô với các tôn giáo lớn trên hoàn cầu. Không thiếu lần có người nêu câu hỏi : một người ấn giáo có thể chấp nhận đức Kitô mà không cần phải trở lại Kitô giáo hay không?
Kết luận
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc loạt bài trình bày các bức chân dung của đức Kitô trải qua các thời đại, dựa theo tác phẩm của Jaroslav Pelikan. Dù muốn dù không, thế nào sự trình bày cũng chủ quan và thiếu sót. Còn biết bao bức chân dung khác nữa, biết bao tác giả điển hình khác nữa chứ !
Tuy nhiên, để kết luận, thiết tưởng rằng điều quan trọng ở chỗ mỗi người Kitô hữu dám đặt cho mình câu hỏi: còn phần tôi, tôi mang bức chân dung nào của đức Kitô trong đầu ? Bức chân dung nào đã điều khiển những tư tưởng, tâm tình và hoạt động của tôi ? Hơn nữa, một câu hỏi tiếp cũng cần được gợi lên: phải làm thế nào để trình bày chân dung sống động của đức Kitô cho đồng bào của tôi hôm nay ? Đó là những câu hỏi được đặt ra vào lúc Giáo hội khi cử hành năm thánh đánh dấu 2000 năm biến cố đức Kitô giáng sinh, cũng như khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Jaroslav Pelikan - Hết
(Xem tiếp...)
18 Chân Dung Đức Giêsu Theo Dòng Lịch Sử (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42570)
1 Thời Thượng Cổ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42571)
2. Thời Trung Cổ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42572)
3. Thời Phục Hưng (p1) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42574)
4. Thời Phục Hưng (p2) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42575)
18 Chân Dung Của Đức Giêsu Qua Dòng Lịch Sử
XVI. Thi sĩ của tinh thần (Tk 19)
Thế kỷ 18 đã hạ bệ đức tin và tôn giáo, thay thế bằng tư tưởng triết học duy lý. Vì thế họ muốn đi tìm bức chân dung lịch sử của đức Giêsu, hoặc cùng lắm là an tâm coi Ngài như nhà mô phạm luân lý. Còn thế kỷ 19 thì được gọi là thời lãng mạn (romanticisme), thời của các văn hào và thi sĩ (chứ không phải của các triết gia) muốn kết hợp nội tâm với ngoại giới, kết hợp con người với thiên nhiên. Đối với họ, đức Kitô là "nhà thơ của tinh thần", một bức chân dung có thể gặp thấy nơi Friedrich Schleiermacher (1768-1834) bên Đức, Samuel T. Coleridge (1772-1834) bên Anh và Ralph W. Emerson (1803-82) ở Hoa kỳ.
Trong những tác phẩm viết vào lúc cuối đời (Life of Jesus, 1819; 1864; The Christian Faith 1821-22) Schleirmacher cho rằng điều đáng chúng ta lưu ý nơi đức Giêsu không phải là các phép lạ, cũng chẳng phải là những giáo huấn luân lý, song là ý thức về mối liên hệ với Thiên Chúa. Đức Giêsu đã đi xuống chiều sâu thẳm nhất của tâm khảm con người, và từ nơi đó đã vạch ra chiều kích siêu việt của ý thức, nghĩa là hướng thượng tới Thiên Chúa. Nơi đức Giêsu, biên cương giữa đất với trời đã bị xóa bỏ: Ngài là biểu hiệu của những gì cao thượng đẹp đẽ nhất của nội tâm con người, những gì mà chỉ có thể diễn tả qua các tác phẩm của các nhà họa sĩ thi sĩ, chứ không thể phát biểu bằng tư tưởng triết học được.
Emerson (An Address, 1838) thì cho rằng mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa (Cha Con và Thánh Thần) có thể phát biểu như là Chân / Thiện / Mỹ: biết / làm / nói. Duy có nhà thơ mới có khả năng diễn tả nói lên cái đẹp. Thế giới này quả là đẹp; bàn tay nào làm ra nó chắc phải là Đấng Tuyệt mỹ: Đức Kitô, Ngôi lời Tạo dựng phải là nhà thơ tuyệt mỹ! Emerson tố cáo các Giáo hội vì đã bày đặt ra tín điều và luật lệ; và như thế là đã thu hẹp chân dung của đức Kitô lại, thay vì để cho Ngài đồng hóa với tất cả những gì là chân - thiện - mỹ trong cõi lòng mỗi người và trong vũ trụ. Thay vì giảng về các bổn phận và nghĩa vụ, tại sao không ca ngợi sự đẹp đẽ, vui tươi? Chính trong tâm tình, trong nhà thơ của tinh thần mà bạn gặp thấy đức Kitô, chứ không phải qua các tín điều, các luận cứ khách quan về sử tính mà bạn biết Ngài.
Thực ra, không phải chỉ có Giáo hội công giáo mới cảnh cáo Schleiermacher vì nguy cơ rơi vào thuyết duy tâm chủ quan; các tác phẩm của ông cũng bị tẩy chay về phía những nhà thần học Tin lành cỡ Karl Barth. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng nhiều người đã tìm gặp đức Kitô không phải qua các tín điều hay tác phẩm thần học, nhưng là qua con đường của nội tâm, của những nỗi vui buồn sướng khổ, qua những xúc động gây ra bởi những biến cố thiên nhiên hay lịch sử. Tưởng cũng nên biết là vào cuối thế kỷ 19 bên Nga, văn hào Dostoesvky (1821-1881) trong cuốn tiểu thuyết tựa đề "Các anh em Karamazov" đã thuật lại rằng chính đức Giêsu đã bị Pháp đình Giáo hội bỏ tù vì tội rối đạo khi giảng dạy về sự tự do thay vì bảo vệ trật tự.
XVII. Nhà giải phóng (Tk 20)
Trong thư gửi các tín hữu Galata (3,28; 5,1), (một trong những tác phẩm đầu tiên của Tân ước), thánh Phaolô đã viết như sau: "Không còn người Do thái hay người Hy lạp nữa, không còn người nô lệ hay người tự do nữa, không còn đàn ông đàn bà nữa; bởi vì tất cả anh chị em đều là một trong đức Kitô Giêsu ... Đức Kitô đã giải phóng chúng ta, cho chúng ta được tự do; đừng ai chui đầu vào tròng nô lệ nữa". Trải qua dòng lịch sử, khi nghe đọc những lời ấy, các Kitô hữu thường chỉ hiểu theo nghĩa thiêng liêng, áp dụng vào tình trạng nô lệ và giải phóng khỏi tội lỗi.
Thế nhưng sang thế kỷ 17, nhiều người đã muốn áp dụng vào việc cải tổ xã hội nữa. Trước tiên là vấn đề nô lệ. Cả phe đòi bãi bỏ lẫn phe đòi duy trì chế độ nô lệ đều nại vào Sách thánh để biện minh lập trường của mình. Dĩ nhiên, ai đòi hủy bỏ chế độ nô lệ thì có thể trưng dẫn những câu vừa nói trong thư gửi Galat. Còn những ai muốn duy trì chế độ thì trưng dẫn thư gửi cụ Philêmôn xin cụ tiếp nhận Onêsimô; đàng khác, Chúa Giêsu đâu có muốn làm cách mạng xã hội: Ngài đến thế gian để mang Nước Chúa ngự trị trong tâm hồn con người cơ mà!. Cuộc tranh luận này đã kéo dài hằng thế kỷ, không những diễn ra trong các nhà thờ, các lớp học mà cả trong các tòa nhà lập pháp ở Âu châu và Mỹ châu; nhưng chẳng nhúc nhích được bước nào.
Vào cuối thế kỷ 19, một quyển tiểu thuyết xuất bản bên Nga của Lêo Tostoi (1828-1910) mang tựa đề Phục sinh (Resurrection, 1899) đã đánh dấu một giai đoạn mới. Đức Kitô chịu chết trên thập giá được nhìn như biểu hiệu của một nhà giải phóng xã hội. Tolstoi tự hỏi : “Giả như chúng ta thực hành các lời Chúa Giêsu giảng trên núi, thì bộ mặt của xã hội đã thay đổi tới mức nào rồi ?” Trong khi mà có người tố cáo rằng tôn giáo là "thuốc phiện mê dân", Tolstoi vặn lại rằng: “Muốn biết có phải là thuốc phiện hay không thì cứ thử áp dụng lời của Chúa Giêsu "đừng lấy ác báo ác ; nếu ai tát vào má phải của anh, thì giơ luôn má trái cho họ vả tiếp" (Mt 5,39).
Tolstoi viết một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là một nghị luận thần học hay chính trị. Thế nhưng không hiểu làm sao nó đã lọt vào tay của Mohandas Gandhi (1869-1948), một luật sư trẻ tuổi Ấn độ nhưng làm việc ở Nam Phi. Gandhi mang ra áp dụng thuyết gọi là "đối kháng bất bạo động" (militant non-violence). Cả Tolstoi lẫn Gandhi đều nhìn thấy nơi đức Kitô bức chân dung của một nhà giải phóng đã bị quên lãng từ 19 thế kỷ qua. Đức Kitô không phải là nhà giải phóng bằng gươm giáo, quyền hành vũ lực, nhưng là qua con đường của thập tự. Sau một thời gian hoạt động ở Nam phi, Gandhi trở về Ấn độ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa của người Anh. Điều trớ trêu là Gandhi không phải là một Kitô hữu, nhưng lại muốn đem phương pháp bất bạo động của Phúc âm để chống lại chế độ thuộc địa của người Anh, một nước tự nhận là Kitô giáo.
Bài học của Gandhi được truyền qua Hoa kỳ, tới các mục sư da đen như Howard Thorman, Mordecai Johnson, và nhất là Martin Luther King: họ muốn trung thành làm môn đệ đi theo đức Kitô trên con đường giải phóng đồng loại bằng thập giá. Trái với những người cho ông là khờ dại, Martin Luther King (1929-68) kiên trì áp dụng kế hoạch cách mạng bất bạo động, cách mạng dựa trên tình yêu và hy vọng, trong cuộc tranh đấu đòi cho người da đen cũng được đối xử bình đẳng như các công dân khác. Gandhi và Luther King đã bị những người quá khích ám hại. Nhưng không ai chối được hậu quả của sách lược tranh đấu bất bạo động của các ông, noi gương đức Kitô nhà giải phóng nhân loại.
XVIII. Con người toàn cầu.
Vào cuối thế kỷ 20, Kitô giáo đã có mặt khắp cùng thế giới. Lịch sử của sự bành trướng Kitô giáo không thiếu lần đã bị trà trộn với lịch sử bành trướng của các đế quốc Âu châu. Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng rằng đức Kitô là người Âu châu, và Kitô giáo được đồng hóa với văn minh kỹ thuật Âu Tây. Từ đó, người ta nghĩ rằng chấp nhận đức Kitô có nghĩa là chấp nhận tất cả tư tưởng văn minh của người Âu châu.
Những bức chân dung của đức Kitô được trình bày trên đây đã cho thấy rằng không thể nào đồng hóa đức Kitô hay Kitô giáo với văn minh của Âu châu, mặc dù không thể chối được những ảnh hưởng hỗ tương. Dù sao, thì vào cuối thế kỷ 20, công đồng Vaticano II đã khẳng định rằng Kitô giáo không gắn liền với một nền văn hóa nào hết; Kitô giáo có khả năng nhập thể vào hết các nền văn hóa, và tiếp thu những tinh hoa của tất các nền văn hóa của nhân loại.
Cuộc đối thoại với các nền văn hóa không những giả thiết việc diễn tả đức Kitô với những nét vẽ của nghệ thuật dân tộc, dịch Tân ước ra các ngôn ngữ của các dân tộc; nhưng mà còn phải đem đức Kitô đến gặp con người thời đại giữa bao nhiêu vấn đề hiện sinh của họ: đói kém, bệnh tật, dốt nát, bất công, khắc khoải lo âu !
Như chúng ta đã thấy, trải qua dòng lịch sử, nhiều người đã gặp đức Kitô bên ngoài biên cương của Kitô giáo. Chắc chắn rằng điều đó vẫn còn tái diễn trong thời đại của chúng ta và trong tương lai. Trong khi đó, các nhà thần học tiếp tục nghiên cứu về mối tương quan giữa đức Kitô với các tôn giáo lớn trên hoàn cầu. Không thiếu lần có người nêu câu hỏi : một người ấn giáo có thể chấp nhận đức Kitô mà không cần phải trở lại Kitô giáo hay không?
Kết luận
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc loạt bài trình bày các bức chân dung của đức Kitô trải qua các thời đại, dựa theo tác phẩm của Jaroslav Pelikan. Dù muốn dù không, thế nào sự trình bày cũng chủ quan và thiếu sót. Còn biết bao bức chân dung khác nữa, biết bao tác giả điển hình khác nữa chứ !
Tuy nhiên, để kết luận, thiết tưởng rằng điều quan trọng ở chỗ mỗi người Kitô hữu dám đặt cho mình câu hỏi: còn phần tôi, tôi mang bức chân dung nào của đức Kitô trong đầu ? Bức chân dung nào đã điều khiển những tư tưởng, tâm tình và hoạt động của tôi ? Hơn nữa, một câu hỏi tiếp cũng cần được gợi lên: phải làm thế nào để trình bày chân dung sống động của đức Kitô cho đồng bào của tôi hôm nay ? Đó là những câu hỏi được đặt ra vào lúc Giáo hội khi cử hành năm thánh đánh dấu 2000 năm biến cố đức Kitô giáng sinh, cũng như khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Jaroslav Pelikan - Hết
(Xem tiếp...)
18 Chân Dung Đức Giêsu Theo Dòng Lịch Sử (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42570)
1 Thời Thượng Cổ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42571)
2. Thời Trung Cổ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42572)
3. Thời Phục Hưng (p1) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42574)
4. Thời Phục Hưng (p2) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=42575)