Dan Lee
06-15-2011, 11:29 PM
Thuyết vô thần – dấu hiệu của Kitô hữu chân chính
Một người bạn sùng đạo lo lắng khi đọc một cuốn sách nói về những người vô thần chiêu mộ tín đồ (tôi nghĩ đó là Richard Dawkins) thấy mình đồng tình với cuốn sách đó. Tôi cam đoan với anh ta rằng đồng tình 99% với những người vô thần là lập trường mang tính Kitô giáo sâu sắc. Chúng ta cũng không tin có Thượng đế hay các thần thánh mà họ không tin. Chúng ta tin một Thiên Chúa duy nhất mà họ thường không chú ý tới.
Thực ra trong cuộc bách hại do Rôma, lời buộc tội chính nhằm vào Kitô hữu là thuyết vô thần. Chúng ta đã không tin vào các thần linh và tôn kính họ cách xứng đáng. Một trong những lý do Thánh Augustinô viết cuốn Thành Đô Thiên Chúa là nhằm bác bỏ những lời buộc tội Kitô hữu không chịu tôn kính các vị thần linh đã khiến cho Rôma sụp đổ.
Thái độ hoài nghi những lời khẳng định về Thượng đế hay các vị thần linh chắc hẳn là dấu hiệu của Kitô hữu, cũng như đối với người Do Thái và Hồi giáo. “Không có Chúa nào khác ngoài Ta” (Isaiah 21,45).
Tuy nhiên, Kitô hữu thường tạo ra các thần linh mới theo hình ảnh và quan niệm riêng. May thay, đó là những vị thần nhỏ thường bị những người vô thần công kích rất thành công, làm thay cho Giáo hội. Chúng ta nên cám ơn họ đã giúp cứu chúng ta khỏi cái gọi là Kitô giáo mà thực ra là ngoại giáo.
Một thí dụ điển hình đó là sự tiên đoán ngày tận thế gần đây nhất. Một mục sư ở Mỹ tuyên bố vào ngày 21-5 Thiên Chúa sẽ bắt đầu hủy diệt thế giới bằng cách kéo tất cả những người được cứu rỗi khỏi trái đất và dành sáu tháng gây kinh hoàng và đau khổ trước khi xóa sổ mọi loài thụ tạo. Mục sư này đã tính lại và khẳng định ngày tận thế mới là 21-10. Mặc dù ông tuyên bố mình là Kitô hữu nhưng rõ ràng chúa của ông không có thật. Đó là dự đoán của ông và tín đồ của ông tự mãn tin rằng tình yêu của Thiên Chúa chỉ dành cho họ.
Dĩ nhiên, khuynh hướng này không giới hạn ở các tín đồ Tin Lành truyền đạo. Không thiếu người Công giáo theo thuyết đa thần và chúng ta cần lật tẩy các vị thần và á thần của họ.
Lòng sùng kính Đức Mẹ tập trung ở Akita, Nhật Bản. Được biết một nữ tu được Đức Mẹ hiện ra và nói: “Để thế giới có thể biết được cơn thịnh nộ của mình, Chúa Cha đang chuẩn bị trừng phạt thật nặng tất cả loài người. Cùng với Con ta, ta đã can thiệp rất nhiều lần để xoa dịu cơn phẫn nộ của Chúa Cha”.
Ngoài xu hướng đáng tiếc nơi một số người Công giáo – thực ra nếu không nói là công thức – tôn sùng Đức Mẹ, hình ảnh này của Thiên Chúa đáng bị người Kitô hữu bắt tay cùng người vô thần vạch trần. Nếu Chúa Con đoàn kết với Mẹ mình cản trở Chúa Cha, đó không phải là thần học. Đó là cái được Freud gọi là Mặc cảm Oedipus. Tệ hơn thế đó là nó thực sự thừa nhận hai Thiên Chúa, vì nó phủ nhận sự kết hiệp hoàn hảo của Chúa Cha và Chúa Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Một người đầy phẫn nộ, người còn lại với sự giúp đỡ của mẹ mình, phản đối và khoan dung. Cả hai đều không thực.
Vậy chúng ra có thể tìm thấy một Thiên Chúa duy nhất thật sự ở đâu?
Trên thánh giá.
Không có nơi nào khác chúng ta có thể tìm thấy khuôn mẫu giúp giải thích Kinh thánh, thần học, trải nghiệm hay suy đoán.
Và chúng ta biết gì về Thiên Chúa ở đó? Đó là Thiên Chúa khoan dung, chịu đựng đau khổ hơn là gây đau khổ, không coi thường quyền tự do của con người, không kêu gọi thiên thần hay mẹ mình thay đổi sự thật, không thao túng thế giới bằng bất cứ quyền lực nào ngoại trừ tình yêu.
Những vị “thần” nào không vác thập giá thì đáng đưa cho người vô thần thờ. Và người nào trong chúng ta, bằng lời nói, cầu nguyện, việc làm hay thái độ chứng minh mình tin có các thần linh khác thì cần theo gương của thuyết vô thần.
Linh mục William Grimm sống ở Tokyo phụ trách xuất bản của UCA News, và là cựu trưởng ban biên tập tờ tuần báo Công giáo Nhật “Katorikku Shimbun”.
Linh mục William Grimm
Một người bạn sùng đạo lo lắng khi đọc một cuốn sách nói về những người vô thần chiêu mộ tín đồ (tôi nghĩ đó là Richard Dawkins) thấy mình đồng tình với cuốn sách đó. Tôi cam đoan với anh ta rằng đồng tình 99% với những người vô thần là lập trường mang tính Kitô giáo sâu sắc. Chúng ta cũng không tin có Thượng đế hay các thần thánh mà họ không tin. Chúng ta tin một Thiên Chúa duy nhất mà họ thường không chú ý tới.
Thực ra trong cuộc bách hại do Rôma, lời buộc tội chính nhằm vào Kitô hữu là thuyết vô thần. Chúng ta đã không tin vào các thần linh và tôn kính họ cách xứng đáng. Một trong những lý do Thánh Augustinô viết cuốn Thành Đô Thiên Chúa là nhằm bác bỏ những lời buộc tội Kitô hữu không chịu tôn kính các vị thần linh đã khiến cho Rôma sụp đổ.
Thái độ hoài nghi những lời khẳng định về Thượng đế hay các vị thần linh chắc hẳn là dấu hiệu của Kitô hữu, cũng như đối với người Do Thái và Hồi giáo. “Không có Chúa nào khác ngoài Ta” (Isaiah 21,45).
Tuy nhiên, Kitô hữu thường tạo ra các thần linh mới theo hình ảnh và quan niệm riêng. May thay, đó là những vị thần nhỏ thường bị những người vô thần công kích rất thành công, làm thay cho Giáo hội. Chúng ta nên cám ơn họ đã giúp cứu chúng ta khỏi cái gọi là Kitô giáo mà thực ra là ngoại giáo.
Một thí dụ điển hình đó là sự tiên đoán ngày tận thế gần đây nhất. Một mục sư ở Mỹ tuyên bố vào ngày 21-5 Thiên Chúa sẽ bắt đầu hủy diệt thế giới bằng cách kéo tất cả những người được cứu rỗi khỏi trái đất và dành sáu tháng gây kinh hoàng và đau khổ trước khi xóa sổ mọi loài thụ tạo. Mục sư này đã tính lại và khẳng định ngày tận thế mới là 21-10. Mặc dù ông tuyên bố mình là Kitô hữu nhưng rõ ràng chúa của ông không có thật. Đó là dự đoán của ông và tín đồ của ông tự mãn tin rằng tình yêu của Thiên Chúa chỉ dành cho họ.
Dĩ nhiên, khuynh hướng này không giới hạn ở các tín đồ Tin Lành truyền đạo. Không thiếu người Công giáo theo thuyết đa thần và chúng ta cần lật tẩy các vị thần và á thần của họ.
Lòng sùng kính Đức Mẹ tập trung ở Akita, Nhật Bản. Được biết một nữ tu được Đức Mẹ hiện ra và nói: “Để thế giới có thể biết được cơn thịnh nộ của mình, Chúa Cha đang chuẩn bị trừng phạt thật nặng tất cả loài người. Cùng với Con ta, ta đã can thiệp rất nhiều lần để xoa dịu cơn phẫn nộ của Chúa Cha”.
Ngoài xu hướng đáng tiếc nơi một số người Công giáo – thực ra nếu không nói là công thức – tôn sùng Đức Mẹ, hình ảnh này của Thiên Chúa đáng bị người Kitô hữu bắt tay cùng người vô thần vạch trần. Nếu Chúa Con đoàn kết với Mẹ mình cản trở Chúa Cha, đó không phải là thần học. Đó là cái được Freud gọi là Mặc cảm Oedipus. Tệ hơn thế đó là nó thực sự thừa nhận hai Thiên Chúa, vì nó phủ nhận sự kết hiệp hoàn hảo của Chúa Cha và Chúa Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Một người đầy phẫn nộ, người còn lại với sự giúp đỡ của mẹ mình, phản đối và khoan dung. Cả hai đều không thực.
Vậy chúng ra có thể tìm thấy một Thiên Chúa duy nhất thật sự ở đâu?
Trên thánh giá.
Không có nơi nào khác chúng ta có thể tìm thấy khuôn mẫu giúp giải thích Kinh thánh, thần học, trải nghiệm hay suy đoán.
Và chúng ta biết gì về Thiên Chúa ở đó? Đó là Thiên Chúa khoan dung, chịu đựng đau khổ hơn là gây đau khổ, không coi thường quyền tự do của con người, không kêu gọi thiên thần hay mẹ mình thay đổi sự thật, không thao túng thế giới bằng bất cứ quyền lực nào ngoại trừ tình yêu.
Những vị “thần” nào không vác thập giá thì đáng đưa cho người vô thần thờ. Và người nào trong chúng ta, bằng lời nói, cầu nguyện, việc làm hay thái độ chứng minh mình tin có các thần linh khác thì cần theo gương của thuyết vô thần.
Linh mục William Grimm sống ở Tokyo phụ trách xuất bản của UCA News, và là cựu trưởng ban biên tập tờ tuần báo Công giáo Nhật “Katorikku Shimbun”.
Linh mục William Grimm