Dan Lee
06-18-2011, 02:13 PM
Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi - Năm A
KẺ NỘI THÙ
Trong một gia đình gồm bảy hay tám người, thế nhưng chỉ có một người cha là gia trưởng. Trong một nhà máy gồm hàng trăm thợ thuyền, thế nhưng, chỉ có một ông giám đốc để điều hành. Trong một sư đoàn gồm cả ngàn binh lính, thế nhưng, chỉ vó một vị tướng để chỉ huy. Trong một quốc gia gồm hàng triệu người dân, thế nhưng, chỉ có một ông tổng thống để cai trị.
Cũng vậy, chỉ có một Thiên Chúa là chủ tể, là vị vua tối cao, đã an bài và sắp xếp mọi sự. Ngoài Ngài ra, không còn một thần minh nào khác. Đó là một sự thật tương đối dễ hiểu và dễ tin. Tuy nhiên đã từ lâu, mỗi khi làm dấu thánh giá hay đọc kinh Sáng danh. chúng ta vốn hằng tuyện xưng: Thiên Chúa ấy lại có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa. Chúa Con cũng là Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần cũng lại là Thiên Chúa. Thế nhưng, cả ba chỉ là một Thiên Chúa vì cùng chung một bản tính. Đó là một màu nhiệm vượt ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta.
Người ta đã cố gắng đưa ra những hình ảnh để sánh ví. Chẳng hạn hình ảnh về mặt trời. Phải, mặt trời là một khối lửa, vừa tỏa sáng vừa đem lại sức nóng. Lửa, sáng và nóng, ba đặc tính này cũng chỉ làm nên một mặt trời mà thôi. Chẳng hạn một cây hồng gồm rễ, thân và hoa. Thế nhưng, cả ba phần nay cũng chỉ làm thành một cây hồng mà thôi. Chẳng hạn như nước, có thể ở ba trạng thái khác nhau, lỏng như nước lã, đặc như nước đá, khí như hơi nước. Thế nhưng, cả ba trạng thái này cũng chỉ là nước mà thôi.
Tuy nhiên, những so sánh trên chỉ là những hình ảnh quá mờ nhạt, nếu không muốn nói là què quặt và lệch lạc, khã dĩ bóp méo cả sự thật mà chúng ta đã tin theo. Trí khôn và ngôn ngữ của con người thì quá nghèo nàn, không thể nào hiểu thấu và diễn tả nổi về màu nhiệm cao cả này, như trường hợp của thánh Augustinô: Múc cả nước biển mà đổ vào chiếc lỗ nhỏ còn dễ hơn là suy nghĩ về Chúa Ba Ngôi.
Sở dĩ chúng ta tin, đó là vì chính Chúa Giêsu đã tỏ lộ và truyền dạy. Thực vậy, khi Ngài chịu phép rửa của Gioan ở sông Giócđan, Phúc âm đã kể lại: Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài và từ trời có tiếng phán: Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Qua đó, chúng ta thấy có đủ Ba Ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói từ trời cao, Chúa con đang chịu phép rửa và Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu.
Khi Chúa Giêsu biến hình trên đỉnh Taborê, Phúc âm cũng ghi nhận: Lúc Phêrô còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ và từ trong đám mây có tiếng phán: Này là Con Ta yêu dấu, hãy vâng lời Ngài. Qua đó, chúng ta cũng thấy có đủ Ba Ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói, Chúa Con đang biến hình và Chúa Thánh Thần qua đám mây chói lòa.
Sau cùng, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ: Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, Rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh thần.
Tuy nhiên, điều quan trong chúng ta cần tìm hiểu, đó là Chúa Ba ngôi đã làm gì cho chúng ta?
Trước hết, Chúa Cha đã yêu thương chúng ta bằng cách dựng nên chúng ta, nhận chúng ta làm con để rồi trao ban cho chúng ta quyền thừa kế Nước trời.
Ông vua kia nuôi một con chim hoàng yến. Nó hót rất hay khiến ông thích nó lắm. Ông mua những thức ăn hảo hạng và làm cho nó một chiếc lồng bằng vàng. Trong lúc quá say mê, ông đã nói với nó: Ta sẽ nhận ngươi làm con để ngươi thừa kế gia tai và vương quốc của ta. Chắc hẳn chúng ta sẽ bảo ông vua này điên khùng hay sao mà lại nói với một con chim như vậy. Tuy nhiên, Thiên Chúa còn yêu thương chúng ta bằng một tình yêu điên khùng hơn thế nữa.
Báo chí cách đây đã lâu có đăng tải tin một công chúa nước Anh sẵn sàng từ bỏ tất cả để kết hôn với một anh chàng phó nhòm. Người ta cho rằng cô công chúa này đã yêu một cách cuồng si. Tuy nhiên, Thiên Chúa còn yêu thương chúng ta bằng một tình yêu cuồng si hơn thế nữa. Chúng ta là gì mà lại được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha?
Thứ đến, Chúa Con đã yêu thương chúng ta bằng cách xuống thế làm người và chịu chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta. Nếu chúng ta ca ngợi cha Đamiêng, người đã tình nguyện đến sống chung với những người cùi ở Molokai, một hòn đảo xa xôi và hẻo lánh, để rồi đã chết đi giữa những người cùi bất hạnh ấy, thì chúng ta lại càng phải ca ngợi Chúa Giêsu hơn nữa, bởi vì Ngài đã đến ở với chúng ta, những kẻ đang mắc phải chứng phong cùi thiêng liêng là tội lỗi.
Nếu chúng ta ca ngợi cha Maximilanô Kolbê, người đã tình nguyện chết thay cho một bạn tù trong trại tập trung của Đức quốc xã, thì chúng ta lại càng phải ca ngợi Chúa Giêsu hơn thế nữa bởi vì Ngài cũng đã tình nguyện chết thay cho chúng ta để nhờ đó chúng ta được sống muôn đời.
Sau cùng, Chúa Thánh Thần đã yêu thương chúng ta bằng cách cư ngụ trong tâm hồn chúng ta và trao ban cho chúng ta sự sống thần linh cùng với những ơn sủng do công nghiệp của Chúa Giêsu để nhờ đó chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa và xứng đáng lãnh nhận phần sản nghiệp Nước trời.
Để đáp lại tình yêu cao cả đó, chúng ta sẽ làm gì? Tôi xin đề nghị hai việc.
Việc thứ nhất đó là mỗi khi làm dấu thánh giá hay mỗi khi đọc kinh Sáng danh, chúng ta hãy làm và hãy đọc cho trang nghiêm và sốt sắng, để nhờ đó tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi.
Việc thứ hai đó là trong đời sống thường ngày, chúng ta hãy ra sức khử trừ tội lỗi, bởi vì tội lỗi chính là kẻ nội thù, làm cho chúng ta quay lưng chống lại tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Bởi vì mỗi khi phạm tội, chúng ta không còn vâng phục Chúa Cha, chúng ta đóng đanh Chúa Con một lần nữa và chúng ta xua đuổi Chúa Thánh Thần ra khỏi cõi lòng chúng ta.
SƯU TẦM
KẺ NỘI THÙ
Trong một gia đình gồm bảy hay tám người, thế nhưng chỉ có một người cha là gia trưởng. Trong một nhà máy gồm hàng trăm thợ thuyền, thế nhưng, chỉ có một ông giám đốc để điều hành. Trong một sư đoàn gồm cả ngàn binh lính, thế nhưng, chỉ vó một vị tướng để chỉ huy. Trong một quốc gia gồm hàng triệu người dân, thế nhưng, chỉ có một ông tổng thống để cai trị.
Cũng vậy, chỉ có một Thiên Chúa là chủ tể, là vị vua tối cao, đã an bài và sắp xếp mọi sự. Ngoài Ngài ra, không còn một thần minh nào khác. Đó là một sự thật tương đối dễ hiểu và dễ tin. Tuy nhiên đã từ lâu, mỗi khi làm dấu thánh giá hay đọc kinh Sáng danh. chúng ta vốn hằng tuyện xưng: Thiên Chúa ấy lại có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa. Chúa Con cũng là Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần cũng lại là Thiên Chúa. Thế nhưng, cả ba chỉ là một Thiên Chúa vì cùng chung một bản tính. Đó là một màu nhiệm vượt ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta.
Người ta đã cố gắng đưa ra những hình ảnh để sánh ví. Chẳng hạn hình ảnh về mặt trời. Phải, mặt trời là một khối lửa, vừa tỏa sáng vừa đem lại sức nóng. Lửa, sáng và nóng, ba đặc tính này cũng chỉ làm nên một mặt trời mà thôi. Chẳng hạn một cây hồng gồm rễ, thân và hoa. Thế nhưng, cả ba phần nay cũng chỉ làm thành một cây hồng mà thôi. Chẳng hạn như nước, có thể ở ba trạng thái khác nhau, lỏng như nước lã, đặc như nước đá, khí như hơi nước. Thế nhưng, cả ba trạng thái này cũng chỉ là nước mà thôi.
Tuy nhiên, những so sánh trên chỉ là những hình ảnh quá mờ nhạt, nếu không muốn nói là què quặt và lệch lạc, khã dĩ bóp méo cả sự thật mà chúng ta đã tin theo. Trí khôn và ngôn ngữ của con người thì quá nghèo nàn, không thể nào hiểu thấu và diễn tả nổi về màu nhiệm cao cả này, như trường hợp của thánh Augustinô: Múc cả nước biển mà đổ vào chiếc lỗ nhỏ còn dễ hơn là suy nghĩ về Chúa Ba Ngôi.
Sở dĩ chúng ta tin, đó là vì chính Chúa Giêsu đã tỏ lộ và truyền dạy. Thực vậy, khi Ngài chịu phép rửa của Gioan ở sông Giócđan, Phúc âm đã kể lại: Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài và từ trời có tiếng phán: Này là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Qua đó, chúng ta thấy có đủ Ba Ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói từ trời cao, Chúa con đang chịu phép rửa và Chúa Thánh Thần qua hình chim bồ câu.
Khi Chúa Giêsu biến hình trên đỉnh Taborê, Phúc âm cũng ghi nhận: Lúc Phêrô còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ và từ trong đám mây có tiếng phán: Này là Con Ta yêu dấu, hãy vâng lời Ngài. Qua đó, chúng ta cũng thấy có đủ Ba Ngôi: Chúa Cha qua tiếng nói, Chúa Con đang biến hình và Chúa Thánh Thần qua đám mây chói lòa.
Sau cùng, trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ: Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, Rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh thần.
Tuy nhiên, điều quan trong chúng ta cần tìm hiểu, đó là Chúa Ba ngôi đã làm gì cho chúng ta?
Trước hết, Chúa Cha đã yêu thương chúng ta bằng cách dựng nên chúng ta, nhận chúng ta làm con để rồi trao ban cho chúng ta quyền thừa kế Nước trời.
Ông vua kia nuôi một con chim hoàng yến. Nó hót rất hay khiến ông thích nó lắm. Ông mua những thức ăn hảo hạng và làm cho nó một chiếc lồng bằng vàng. Trong lúc quá say mê, ông đã nói với nó: Ta sẽ nhận ngươi làm con để ngươi thừa kế gia tai và vương quốc của ta. Chắc hẳn chúng ta sẽ bảo ông vua này điên khùng hay sao mà lại nói với một con chim như vậy. Tuy nhiên, Thiên Chúa còn yêu thương chúng ta bằng một tình yêu điên khùng hơn thế nữa.
Báo chí cách đây đã lâu có đăng tải tin một công chúa nước Anh sẵn sàng từ bỏ tất cả để kết hôn với một anh chàng phó nhòm. Người ta cho rằng cô công chúa này đã yêu một cách cuồng si. Tuy nhiên, Thiên Chúa còn yêu thương chúng ta bằng một tình yêu cuồng si hơn thế nữa. Chúng ta là gì mà lại được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha?
Thứ đến, Chúa Con đã yêu thương chúng ta bằng cách xuống thế làm người và chịu chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta. Nếu chúng ta ca ngợi cha Đamiêng, người đã tình nguyện đến sống chung với những người cùi ở Molokai, một hòn đảo xa xôi và hẻo lánh, để rồi đã chết đi giữa những người cùi bất hạnh ấy, thì chúng ta lại càng phải ca ngợi Chúa Giêsu hơn nữa, bởi vì Ngài đã đến ở với chúng ta, những kẻ đang mắc phải chứng phong cùi thiêng liêng là tội lỗi.
Nếu chúng ta ca ngợi cha Maximilanô Kolbê, người đã tình nguyện chết thay cho một bạn tù trong trại tập trung của Đức quốc xã, thì chúng ta lại càng phải ca ngợi Chúa Giêsu hơn thế nữa bởi vì Ngài cũng đã tình nguyện chết thay cho chúng ta để nhờ đó chúng ta được sống muôn đời.
Sau cùng, Chúa Thánh Thần đã yêu thương chúng ta bằng cách cư ngụ trong tâm hồn chúng ta và trao ban cho chúng ta sự sống thần linh cùng với những ơn sủng do công nghiệp của Chúa Giêsu để nhờ đó chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa và xứng đáng lãnh nhận phần sản nghiệp Nước trời.
Để đáp lại tình yêu cao cả đó, chúng ta sẽ làm gì? Tôi xin đề nghị hai việc.
Việc thứ nhất đó là mỗi khi làm dấu thánh giá hay mỗi khi đọc kinh Sáng danh, chúng ta hãy làm và hãy đọc cho trang nghiêm và sốt sắng, để nhờ đó tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi.
Việc thứ hai đó là trong đời sống thường ngày, chúng ta hãy ra sức khử trừ tội lỗi, bởi vì tội lỗi chính là kẻ nội thù, làm cho chúng ta quay lưng chống lại tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã dành cho chúng ta. Bởi vì mỗi khi phạm tội, chúng ta không còn vâng phục Chúa Cha, chúng ta đóng đanh Chúa Con một lần nữa và chúng ta xua đuổi Chúa Thánh Thần ra khỏi cõi lòng chúng ta.
SƯU TẦM