Dan Lee
06-21-2011, 07:24 PM
LUÔN CÓ NHỮNG TÊN CHỈ ÐIỂM
Chủ đề: "Chúng ta thường có khuynh hướng xem những quà tặng đặc biệt như là điều dĩ nhiên, chẳng hạn Thân thể Chúa Kitô và các ông bố của chúng ta"
Linh mục Walter Ciszek bị quân Nga bắt trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết tội là "Gián điệp Vatican" và phải qua 23 năm trong tù và trong các trại lao động Sibêria. Cuối cùng, khi ra khỏi tù, ngài viết lại một quyển sách về những kinh nghiệm của mình và đặt tựa cho nó là: "He Leadeth Me" (Người dẫn dắt tôi)
Một số câu chuyện cảm động trong cuốn sách nói về những hy sinh mà các tù nhân phải chịu để được nhận lãnh Mình Thánh Chúa Kitô ở trong tù. Ðặc biệt có một câu chuyện đáng ghi nhớ. Trước khi chia sẻ câu chuyện này với anh chị em, tôi xin trình bày bối cảnh của câu chuyện:
Vào những ngày xảy ra thế chiến thứ hai, tức là trước Công Ðồng Vatican II, giáo luật buộc kiêng ăn uống suốt 24 giờ đồng hồ trước khi rước lễ. Xin lưu ý điều này khi đọc đoạn văn sau trích từ quyển sách của Linh mục Ciszek:
"Tôi thấy các tù nhân phải bỏ bớt giấc ngủ cần thiết và thức dậy trước chuông rung để tham dự thánh lễ bí mật. Chúng tôi sẽ bị trừng trị nghiêm khắc nếu bị khám phá đang hành lễ và luôn luôn lúc nào cũng có những tên chỉ điểm... Tất cả điều trên khiến cho những thánh lễ có đông tù nhân trở nên rất khó khăn, vì thế khi có thể chúng tôi thường truyền phép thêm bánh lễ để phân phối cho các tù nhân khác. Ðôi khi chúng tôi thường chỉ trông thấy họ khi chúng tôi trở về trại vào ban tối trước bữa ăn. Tuy vậy, những người này thường phải thực sự nhịn đói cả ngày và phải lao động cật lực mà không dám ăn một miếng kể từ bữa ăn tối chiều hôm trứơc chỉ với mục đích là để có thể rước Thánh Thể, điều này cho thấy Bí Tích Thánh Thể có ý nghĩa với họ biết là dường nào!" (Trích từ He Leadeth me của Walter Ciszek và Daniel Fatherly, bản 1973 của Walter J. Ciszek S. J).
Nói cách khác, trường hợp các tù nhân có thể sánh như vào giờ này hôm qua đến giờ này hôm nay anh chị em và tôi chẳng hề ăn uống gì cả, đồng thời chúng ta lại đang phải lao động vất vả trong thời tiết dưới không độ. Ðiều ấy cho thấy sự rước lễ có ý nghĩa biết bao đối với Linh Mục Ciszek và các tù nhân của ngài.
Câu chuyện trên thật thích hợp với lễ Mình Thánh Chúa Kitô hôm nay. Hai tiếng La Tinh "Corpus Christi" có nghĩa là "Thân Thể Chúa Kitô". Vào dịp lễ Mình Thánh Chúa Kitô này, chúng ta tôn vinh thân xác Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.
Tại sao chúng ta dành riêng một ngày đặc biệt để tôn vinh "Mình Thánh" Chúa Kitô? Chúng ta đã chẳng tôn vinh Mình Thánh Chúa Kitô vào mỗi khi dâng Thánh lễ sao? Vậy tại sao lại có ngày dành riêng đặc biệt này?
Lý do chúng ta mừng lễ Mình Thánh Chúa Giêsu cũng chính là lý do khiến chúng ta mừng ngày dành riêng cho các bậc làm cha hôm nay. Bởi khuynh hướng con người chúng ta thường xem những tặng phẩm đặc biệt là điều dĩ nhiên, chẳng hạn như thân mình Chúa Giêsu hoặc các người bố của chúng ta.
Một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời chúng ta thường đánh mất sự quí trọng đối với một vài tặng phẩm quí giá nhất mà chúng ta đang có. Tại sao vậy? Các nhà tâm lý học cho chúng ta hay là nếu chúng ta cứ phải chú ý đến từng âm thanh chúng ta nghe hoặc từng mầu sắc chúng ta thấy thì chắc chắn chúng ta sẽ phát điên lên. Vì thế để bảo vệ chúng ta khỏi sự điên khùng này, chúng ta liền thích ứng với những âm thanh và mầu sắc này, chúng ta đóng khung chúng khỏi ý thức mình. Chẳng hạn, nếu chúng ta nghe ai đó đánh máy trong phòng bên cạnh thì chúng ta sẽ để cho lỗ tai làm quen với âm thanh ngay. Các nhà tâm lý học gọi tiến trình này là "Quen thuộc hoá" (habituation).
Tuy nhiên cũng có mặt trái của sự quen thuộc này. Bởi vì chúng ta thường dễ có khuynh hướng làm ngơ trước mọi sự, chẳng hạn những buổi mặt trời lặn, những bông hoa, bè bạn, các bà mẹ, các ông bố và ngay cả Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta đánh mất sự qúi chuộng và sự biết ơn về những điều ấy. Chúng ta xem đó như những điều đương nhiên.
Sự quen thuộc hoá này là một trong những lý do quan trọng khiến môn Thiền đã trở nên khá phổ biến. Mục đích của việc thiền định là giúp chúng ta tiêu trừ "sự quen thuộc hoá" này. nó giúp chúng ta ý thức trở lại vẻ đẹp của hoàng hôn, của bông hoa, của bè bạn. Trong thiền định, người ta cố gắng tập trung chú ý vào một đối tượng thân thuộc, chẳng hạn một bông hoa, như thể lần đầu tiên người ta trông thấy nó; hoặc tập trung vào một kẻ mình yêu mến chẳng hạn ông bố của mình như thể đây là lần sau cùng mình trông thấy ông và ao ước cho hình ảnh ông ấy trường tồn mãi trong tâm trí.
Ðiều này dẫn chúng ta đến với Mình Thánh Chúa Kitô. Lễ Mình Thánh Chúa Kitô đưa ra cho chúng ta lời mời gọi lẫn thách thức.
Trước hết là lời mời gọi. Mình Thánh Chúa Kitô mời gọi chúng ta tự vấn xem việc rước lễ có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng ta còn trân trọng việc ấy nhiều như khi chúng ta rước lễ lần đầu không? Việc rước lễ có ý nghĩa đối với chúng ta nhiều như đối với các tù nhân trong cuốn sách của Linh Mục Ciszek không?
Nếu câu trả lời của chúng ta là không thì chúng ta sẽ gặp một thách đố. Ðây cũng là sự thách đố dành cho các bậc làm bố đặt ra cho chúng ta. Thách đố đó là: "Làm thế nào chúng ta có thể tìm lại đựơc sự quí chuộng đối với phép Thánh Thể cũng như sự quí chuộng đối với bố mình? Làm thế nào chúng ta có thể phấn khích trở lại về cả hai tặng phẩm ấy?"
Một phương cách giúp chúng ta làm được điều đó là bắt chước các thiền sư. Chúng ta cố gắng suy niệm về Mình Thánh Chúa Kitô như thể lần đầu tiên chúng ta khám phá ra mầu nhiệm này.
Cách đây một ít năm, bà Emilie Griffin làm nghề quảng cáo ở Nữu Ước đã trở lại đạo Công Giáo. Bà có viết một cuốn sách hấp dẫn tựa đề Turning (Trở lại), trong đó bà bàn về lý do lôi kéo bà đến với đạo Công Giáo như sau:
"Lòng sùng mộ gia tăng đối với phép Thánh Thể và niềm tin vào việc Chúa hiện diện thực sự đã lôi kéo tôi đến nhà các nhà thờ thuộc Công giáo Rôma và trong khi lòng sùng mộ phép Thánh Thể càng gia tăng thì tôi lại càng bị lôi cuốn đến với Công giáo Rôma".
Như thế, chúng ta nên cố gắng suy niệm về bí tích Thánh Thể theo gương Emilie Griffin khi bà khám phá ra mầu nhịêm khôn dò này ngay trong lần đầu tiên.
Tôi xin được phép kết thúc bài giảng với hai gợi ý sau.
Thứ nhất, trong tuần lễ sắp tới, anh chị em hãy gia tăng lời cảm tạ Chúa Giêsu vào giờ kinh nguyện hằng ngày vì Ngài đã tặng ban Máu Thịt Ngài làm quà cho chúng ta.
Thứ đến, kể từ nay trong giờ lễ mỗi khi bước ra khỏi hàng ghế để lên nhận Mình Thánh Chúa, anh chị em hãy tập trung ý nghĩ một cách đặc biệt vào Ðấng mà anh chị em sắp lãnh nhận khi thừa tác viên Bí tích Thánh Thể nâng Bánh Thánh lên nói: "Mình Máu Chúa Kitô". Bởi vì:
Anh chị em sắp lãnh nhận thân xác sống động của Chúa Kitô.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã sinh ra ở Belem.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã chết trên thập giá.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết.
Khi anh chị em suy nghĩ về điều này, chắc chắn anh chị em khó thể nào tin nổi vì điều ấy thật khó mà tưởng tượng được, tuy nhiên nhờ đức tin chúng ta biết rằng điều ấy quả có thực. Chỉ một mình Thiên Chúa giàu lòng yêu thương mới có thể ban cho chúng ta một qùa tặng khôn tưởng như thế./.
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "Chúng ta thường có khuynh hướng xem những quà tặng đặc biệt như là điều dĩ nhiên, chẳng hạn Thân thể Chúa Kitô và các ông bố của chúng ta"
Linh mục Walter Ciszek bị quân Nga bắt trong thế chiến thứ hai. Ngài bị kết tội là "Gián điệp Vatican" và phải qua 23 năm trong tù và trong các trại lao động Sibêria. Cuối cùng, khi ra khỏi tù, ngài viết lại một quyển sách về những kinh nghiệm của mình và đặt tựa cho nó là: "He Leadeth Me" (Người dẫn dắt tôi)
Một số câu chuyện cảm động trong cuốn sách nói về những hy sinh mà các tù nhân phải chịu để được nhận lãnh Mình Thánh Chúa Kitô ở trong tù. Ðặc biệt có một câu chuyện đáng ghi nhớ. Trước khi chia sẻ câu chuyện này với anh chị em, tôi xin trình bày bối cảnh của câu chuyện:
Vào những ngày xảy ra thế chiến thứ hai, tức là trước Công Ðồng Vatican II, giáo luật buộc kiêng ăn uống suốt 24 giờ đồng hồ trước khi rước lễ. Xin lưu ý điều này khi đọc đoạn văn sau trích từ quyển sách của Linh mục Ciszek:
"Tôi thấy các tù nhân phải bỏ bớt giấc ngủ cần thiết và thức dậy trước chuông rung để tham dự thánh lễ bí mật. Chúng tôi sẽ bị trừng trị nghiêm khắc nếu bị khám phá đang hành lễ và luôn luôn lúc nào cũng có những tên chỉ điểm... Tất cả điều trên khiến cho những thánh lễ có đông tù nhân trở nên rất khó khăn, vì thế khi có thể chúng tôi thường truyền phép thêm bánh lễ để phân phối cho các tù nhân khác. Ðôi khi chúng tôi thường chỉ trông thấy họ khi chúng tôi trở về trại vào ban tối trước bữa ăn. Tuy vậy, những người này thường phải thực sự nhịn đói cả ngày và phải lao động cật lực mà không dám ăn một miếng kể từ bữa ăn tối chiều hôm trứơc chỉ với mục đích là để có thể rước Thánh Thể, điều này cho thấy Bí Tích Thánh Thể có ý nghĩa với họ biết là dường nào!" (Trích từ He Leadeth me của Walter Ciszek và Daniel Fatherly, bản 1973 của Walter J. Ciszek S. J).
Nói cách khác, trường hợp các tù nhân có thể sánh như vào giờ này hôm qua đến giờ này hôm nay anh chị em và tôi chẳng hề ăn uống gì cả, đồng thời chúng ta lại đang phải lao động vất vả trong thời tiết dưới không độ. Ðiều ấy cho thấy sự rước lễ có ý nghĩa biết bao đối với Linh Mục Ciszek và các tù nhân của ngài.
Câu chuyện trên thật thích hợp với lễ Mình Thánh Chúa Kitô hôm nay. Hai tiếng La Tinh "Corpus Christi" có nghĩa là "Thân Thể Chúa Kitô". Vào dịp lễ Mình Thánh Chúa Kitô này, chúng ta tôn vinh thân xác Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể.
Tại sao chúng ta dành riêng một ngày đặc biệt để tôn vinh "Mình Thánh" Chúa Kitô? Chúng ta đã chẳng tôn vinh Mình Thánh Chúa Kitô vào mỗi khi dâng Thánh lễ sao? Vậy tại sao lại có ngày dành riêng đặc biệt này?
Lý do chúng ta mừng lễ Mình Thánh Chúa Giêsu cũng chính là lý do khiến chúng ta mừng ngày dành riêng cho các bậc làm cha hôm nay. Bởi khuynh hướng con người chúng ta thường xem những tặng phẩm đặc biệt là điều dĩ nhiên, chẳng hạn như thân mình Chúa Giêsu hoặc các người bố của chúng ta.
Một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời chúng ta thường đánh mất sự quí trọng đối với một vài tặng phẩm quí giá nhất mà chúng ta đang có. Tại sao vậy? Các nhà tâm lý học cho chúng ta hay là nếu chúng ta cứ phải chú ý đến từng âm thanh chúng ta nghe hoặc từng mầu sắc chúng ta thấy thì chắc chắn chúng ta sẽ phát điên lên. Vì thế để bảo vệ chúng ta khỏi sự điên khùng này, chúng ta liền thích ứng với những âm thanh và mầu sắc này, chúng ta đóng khung chúng khỏi ý thức mình. Chẳng hạn, nếu chúng ta nghe ai đó đánh máy trong phòng bên cạnh thì chúng ta sẽ để cho lỗ tai làm quen với âm thanh ngay. Các nhà tâm lý học gọi tiến trình này là "Quen thuộc hoá" (habituation).
Tuy nhiên cũng có mặt trái của sự quen thuộc này. Bởi vì chúng ta thường dễ có khuynh hướng làm ngơ trước mọi sự, chẳng hạn những buổi mặt trời lặn, những bông hoa, bè bạn, các bà mẹ, các ông bố và ngay cả Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta đánh mất sự qúi chuộng và sự biết ơn về những điều ấy. Chúng ta xem đó như những điều đương nhiên.
Sự quen thuộc hoá này là một trong những lý do quan trọng khiến môn Thiền đã trở nên khá phổ biến. Mục đích của việc thiền định là giúp chúng ta tiêu trừ "sự quen thuộc hoá" này. nó giúp chúng ta ý thức trở lại vẻ đẹp của hoàng hôn, của bông hoa, của bè bạn. Trong thiền định, người ta cố gắng tập trung chú ý vào một đối tượng thân thuộc, chẳng hạn một bông hoa, như thể lần đầu tiên người ta trông thấy nó; hoặc tập trung vào một kẻ mình yêu mến chẳng hạn ông bố của mình như thể đây là lần sau cùng mình trông thấy ông và ao ước cho hình ảnh ông ấy trường tồn mãi trong tâm trí.
Ðiều này dẫn chúng ta đến với Mình Thánh Chúa Kitô. Lễ Mình Thánh Chúa Kitô đưa ra cho chúng ta lời mời gọi lẫn thách thức.
Trước hết là lời mời gọi. Mình Thánh Chúa Kitô mời gọi chúng ta tự vấn xem việc rước lễ có ý nghĩa gì với chúng ta? Chúng ta còn trân trọng việc ấy nhiều như khi chúng ta rước lễ lần đầu không? Việc rước lễ có ý nghĩa đối với chúng ta nhiều như đối với các tù nhân trong cuốn sách của Linh Mục Ciszek không?
Nếu câu trả lời của chúng ta là không thì chúng ta sẽ gặp một thách đố. Ðây cũng là sự thách đố dành cho các bậc làm bố đặt ra cho chúng ta. Thách đố đó là: "Làm thế nào chúng ta có thể tìm lại đựơc sự quí chuộng đối với phép Thánh Thể cũng như sự quí chuộng đối với bố mình? Làm thế nào chúng ta có thể phấn khích trở lại về cả hai tặng phẩm ấy?"
Một phương cách giúp chúng ta làm được điều đó là bắt chước các thiền sư. Chúng ta cố gắng suy niệm về Mình Thánh Chúa Kitô như thể lần đầu tiên chúng ta khám phá ra mầu nhiệm này.
Cách đây một ít năm, bà Emilie Griffin làm nghề quảng cáo ở Nữu Ước đã trở lại đạo Công Giáo. Bà có viết một cuốn sách hấp dẫn tựa đề Turning (Trở lại), trong đó bà bàn về lý do lôi kéo bà đến với đạo Công Giáo như sau:
"Lòng sùng mộ gia tăng đối với phép Thánh Thể và niềm tin vào việc Chúa hiện diện thực sự đã lôi kéo tôi đến nhà các nhà thờ thuộc Công giáo Rôma và trong khi lòng sùng mộ phép Thánh Thể càng gia tăng thì tôi lại càng bị lôi cuốn đến với Công giáo Rôma".
Như thế, chúng ta nên cố gắng suy niệm về bí tích Thánh Thể theo gương Emilie Griffin khi bà khám phá ra mầu nhịêm khôn dò này ngay trong lần đầu tiên.
Tôi xin được phép kết thúc bài giảng với hai gợi ý sau.
Thứ nhất, trong tuần lễ sắp tới, anh chị em hãy gia tăng lời cảm tạ Chúa Giêsu vào giờ kinh nguyện hằng ngày vì Ngài đã tặng ban Máu Thịt Ngài làm quà cho chúng ta.
Thứ đến, kể từ nay trong giờ lễ mỗi khi bước ra khỏi hàng ghế để lên nhận Mình Thánh Chúa, anh chị em hãy tập trung ý nghĩ một cách đặc biệt vào Ðấng mà anh chị em sắp lãnh nhận khi thừa tác viên Bí tích Thánh Thể nâng Bánh Thánh lên nói: "Mình Máu Chúa Kitô". Bởi vì:
Anh chị em sắp lãnh nhận thân xác sống động của Chúa Kitô.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã sinh ra ở Belem.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu đã chết trên thập giá.
Anh chị em sắp lãnh nhận chính Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết.
Khi anh chị em suy nghĩ về điều này, chắc chắn anh chị em khó thể nào tin nổi vì điều ấy thật khó mà tưởng tượng được, tuy nhiên nhờ đức tin chúng ta biết rằng điều ấy quả có thực. Chỉ một mình Thiên Chúa giàu lòng yêu thương mới có thể ban cho chúng ta một qùa tặng khôn tưởng như thế./.
Cha Mark Link, S.J.