Dan Lee
06-25-2011, 08:32 AM
Hạnh các Thánh
26/6 – Chân phước Raymond Lull, Nhà truyền giáo (1235-1315)
Chân phước Raymond Lull sinh tại Palma, trên đảo Mallorca, thuộc Địa Trung Hải. Ngài có một vị trí trong triều đình ở đó. Một hôm, một bài giảng đã đánh động ngài tận hiến cuộc đời hoạt động để hoán cải các tín đồ Hồi giáo ở Bắc Phi. Ngài gia nhập Dòng Ba Phanxicô và thành lập trường đại học để các nhà truyền giáo học tiếng Ả Rập cần thiết cho việctruyền giáo. Khi nghỉ hưu, ngài sống ẩn dật 9 năm. Trong thời gian đó, ngài viết đủ loại sách, nên người ta gọi ngài là “Tiến sĩ được khai sáng” (Enlightened Doctor).
Ngài có nhiều chuyến đi khắp Âu châu làm cho các giáo hoàng, các vua chúa và các hoàng tử bằng lòng thành lập các trường đại học để chuẩn bị tương lai cho các nhà truyền giáo. Ngài đạt được mục đích năm 1311 khi công đồng Vienne ra lệnh thành lập các khoa tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập và tiếng Chaldean tại các trường đại học Bologna, Oxford, Paris và Salamanca. Năm 1314, lúc 79 tuổi, ngài đi truyền giáo ở Bắc Phi. Ngài bị một đám người Hồi giáo quá khích ném đá ở thành phố Bougie. Các thương gia Genoa đưa ngài về đảo Mallorca và ngài qua đời. Ngài được phong chân phước năm 1514.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image002.jpg
27/6 – Thánh Cyrilô Alexandria, Giám mục (376?-444)
Ngài phá và đóng cửa các nhà thờ dị giáo theo thuyết cải cách, tham gia vào việc truất phế thánh Gioan Chrysostom và xung công quỹ tài sản của người Do Thái, bắt đi đày những người Do Thái ở Alexandria để trả đũa việc họ tấn công vào người Kitô giáo.
Tầm quan trọng của ngài về thần học và lịch sử giáo hội là ngài bênh vực nguyên nhân của tính chính thống chống lại tà thuyết của Nestorius. Sự tranh luận tập trung vào 2 bản tính nơi Chúa Kitô. Nestorius không đồng ý danh hiệu “người mang Thiên Chúa” (God-bearer) dành cho Đức Maria. Ngài lại thích cách gọi “người mang Chúa Kitô” (Christ-bearer), ngài nói rằng có hai con người riêng biệt nơi Đức Kitô (Thiên Chúa và con người) chỉ được kết hợp bằng sư liên kết luân lý. Ngài nói rằng Đức Mẹ không là Mẹ Thiên Chúa mà là Mẹ của Đức Kitô làm người, nhân tính của Chúa Giêsu chỉ là đền thờ của Thiên Chúa. Thuyết của Nestorius (Nestorianism) cho rằng nhân tính của Chúa Kitô chỉ là sự cải trang (a mere disguise).
Khi làm đại diện của Đức giáo hoàng tại Công đồng Ephêsô (năm 431), thánh Cyrilô kết án thuyết của Nestorius và tuyên bố Đức Maria thực sư là “người mang Thiên Chúa” (Mẹ của một người thực sự là Thiên Chúa và thực sự là con người). Theo sau sự lầm lẫn, Cyrilô bị truất phế và bị tù 3 tháng, sau đó ngài lại được tiếp đón về Alexandria như một Athanasiô đệ nhị (thánh Athanasiô vô địch về chống tà thuyết Arian (*).
Tới khi ngài qua đời, phương cách hiện đại hóa của ngài vẫn có nhiều người ủng hộ. Lúc hấp hối, dù bị áp lực, ngài vẫn từ chối kết tội Nestorius.
----------------------------------------
(*) Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicê (năm 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi (Chú thích của người dịch).
28/6 – Thánh Irênê, Giám mục Tử đạo (130?-220)
Giáo hội may mắn có thánh Irênê liên quan nhiều cuộc tranh luận của Giáo hội hồi thế kỷ II. Chắc chắn ngài là người có học thức, rất kiên nhẫn nghiên cứu, bảo vệ các giáo huấn tông truyền, nhưng thúc đẩy nhiều bằng ước muốn thắng các đối thủ hơn là chứng tỏ cho họ thấy những cái sai.
Là giám mục giáo phận Lyons, ngài đặc biệt quan tâm về “bí truyền tâm linh” (Gnostics, theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “kiến thức”). Để biết kiến thức bí mật được Chúa Giêsu truyền lại cho một số ít các môn đệ, giáo huấn của họ vừa thu hút vừa làm nhiều tín hữu hiểu lầm. Sau khi tham khảo nhiều giáo phái bí truyền (Gnostic sects) và “bí mật” của họ, ngài có kết luận hợp lý theo giáo lý của họ. Ngài làm tương phản với các giáo huấn của các tông đồ và văn bản Kinh thánh, ngài đã để lại cho chúng ta 5 cuốn sách hệ thống thần học về tầm quan trọng đối với các thời đại sau. Hơn nữa, tác phẩm của ngài được dùng rộng rãi và được dịch sang tiếng Latin và tiếng Armenia, dần dần có ảnh hưởng tới bí truyền.
Chi tiết về cái chết của ngài, kể cả ngày tháng năm sinh và thời trẻ của ngài ở Tiểu Á, đều không biết rõ.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image004.jpg
29/6 – Các thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ (qua đời năm 64 & 67)
Thánh Phêrô: Ngài đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8:29b). Đó là một trong những khoảnh khắc vinh quang trong đời ngài, bắt đầu từ ngày ngài được Chúa Giêsu gọi bỏ lưới ở biển Galilê tới lúc trở thành kẻ chài lưới người ta.
Tân ước cho thấy thánh Phêrô là tông đồ trưởng, được Chúa Giêsu chọn để có quan hệ đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, nthánh Phêrô được ưu tiên chứng kiến giây phút Chúa biến hình, làm cho đứa trẻ hồi sinh và giây phút hấp hối trong vườn Giệtsimani, nhạc mẫu ngài được chữa lành. Ngài được sai đi cùng thánh Gioan chuẩn bị lễ Vượt qua trước khi Chúa Giêsu chịu chết.
Chúa Giêsu đã nói với ngài: “Anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:17-19).
Thánh Phêrô bỏ tất cả mà theo Chúa, ngài hỏi Chúa: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19:27). Ngài được ưu tiên, nhưng ngài cũng bị Chúa Giêsu trách mắng nặng nhất: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16:23).
Ngài sẵn sàng chấp nhận giáo lý tha thứ của Chúa Giêsu, nhưng chỉ giới hạn là 7 lần. Ngài tin và đi trên mặt biển đến với Chúa, nhưng ngài lại sợ và chìm dần. Ngài từ chối cho Chúa rửa chân, nhưng rồi lại muốn Chúa rửa cả đầu và mình nữa. Tại Bữa Tiệc Ly, ngài thề không bỏ Chúa, nhưng ông đã chối Chúa ngay trước mặt người tớ gái. Ngài thể hiện lòng trung thành và thẳng tính nên chém đứt tai của Mancô (Malchus), nhưng cuối cùng cũng bỏ chạy với những người khác. Trong sâu thẳm nỗi ân hận, Chúa Giêsu đã quay lại và tha thứ cho thánh Phêrô, và ngài liền ra ngoài khóc lóc thảm thiết vì ăn năn.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image006.jpg
Thánh Phaolô: Sức thuyết phục của thánh Phaolô là đơn giản và tuyệt đối: Chỉ có Thiên Chúa mới khả dĩ cứu độ nhân loại. Không nỗ lực nào của con người có thể tạo nên người tốt. Để được cứu độ, con người phải hoàn toàn mở lòng mình ra với ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Ngài luôn yêu quý gia đình Do Thái của mình, dù ngài tranh luận cả đời với họ về sự vô ích của Lề luật nếu không có Chúa Giêsu. Ngài tự thú: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19). Ngài căn dặn chúng ta: “Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình để anh em khỏi sờn lòng nản chí. Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu” (Dt 12:3-4).
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image008.jpg
30/6 – Các thánh tử đạo tiên khởi Rôma (qua đời năm 68)
Có những Kitô hữu ở Rôma trong khoảng hơn 10 năm sau khi Chúa Giêsu bị giết chết, dù họ không là những người trở lại đạo nhờ “vị tông đồ dân ngoại” (Rm 15:20). Thánh Phaolô chưa hề đến thăm họ khi ngài viết thư gởi giáo đoàn Rôma vào khoảng năm 57-58.
Có nhiều người Do Thái ở Rôma. Có thể là kết quả tranh luận giữa người Do Thái và các Kitô hữu người Do Thái, hoàng đế Claudius trục xuất hết người Do Thái ở Rôma năm 49-50. Sử gia Suetonius nói rằng sự trục xuất là do náo động trong thành phố “gây ra bởi một ông Kitô nào đó”. Có thể nhiều người trở lại sau khi Claudius băng hà năm 54. Thư của thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn có các thành viên là người Do Thái và dân ngoại.
Tháng 7 năm 64, hơn một nửa Rôma bị thiêu cháy. Người ta đổ lỗi cho Nero, người muốn mở rộng bờ cõi của mình, luôn nguyền rủa các Kitô hữu. Theo sử gia Tacitus, nhiều Kitô hữu bị sát hại vì nòi giống. Thánh Phêrô và Phaolô có thể cũng là nạn nhân trong số này.
Bị kết án tử, Nero đã tự sát năm 68 lúc 31 tuổi.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)
26/6 – Chân phước Raymond Lull, Nhà truyền giáo (1235-1315)
Chân phước Raymond Lull sinh tại Palma, trên đảo Mallorca, thuộc Địa Trung Hải. Ngài có một vị trí trong triều đình ở đó. Một hôm, một bài giảng đã đánh động ngài tận hiến cuộc đời hoạt động để hoán cải các tín đồ Hồi giáo ở Bắc Phi. Ngài gia nhập Dòng Ba Phanxicô và thành lập trường đại học để các nhà truyền giáo học tiếng Ả Rập cần thiết cho việctruyền giáo. Khi nghỉ hưu, ngài sống ẩn dật 9 năm. Trong thời gian đó, ngài viết đủ loại sách, nên người ta gọi ngài là “Tiến sĩ được khai sáng” (Enlightened Doctor).
Ngài có nhiều chuyến đi khắp Âu châu làm cho các giáo hoàng, các vua chúa và các hoàng tử bằng lòng thành lập các trường đại học để chuẩn bị tương lai cho các nhà truyền giáo. Ngài đạt được mục đích năm 1311 khi công đồng Vienne ra lệnh thành lập các khoa tiếng Do Thái, tiếng Ả Rập và tiếng Chaldean tại các trường đại học Bologna, Oxford, Paris và Salamanca. Năm 1314, lúc 79 tuổi, ngài đi truyền giáo ở Bắc Phi. Ngài bị một đám người Hồi giáo quá khích ném đá ở thành phố Bougie. Các thương gia Genoa đưa ngài về đảo Mallorca và ngài qua đời. Ngài được phong chân phước năm 1514.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image002.jpg
27/6 – Thánh Cyrilô Alexandria, Giám mục (376?-444)
Ngài phá và đóng cửa các nhà thờ dị giáo theo thuyết cải cách, tham gia vào việc truất phế thánh Gioan Chrysostom và xung công quỹ tài sản của người Do Thái, bắt đi đày những người Do Thái ở Alexandria để trả đũa việc họ tấn công vào người Kitô giáo.
Tầm quan trọng của ngài về thần học và lịch sử giáo hội là ngài bênh vực nguyên nhân của tính chính thống chống lại tà thuyết của Nestorius. Sự tranh luận tập trung vào 2 bản tính nơi Chúa Kitô. Nestorius không đồng ý danh hiệu “người mang Thiên Chúa” (God-bearer) dành cho Đức Maria. Ngài lại thích cách gọi “người mang Chúa Kitô” (Christ-bearer), ngài nói rằng có hai con người riêng biệt nơi Đức Kitô (Thiên Chúa và con người) chỉ được kết hợp bằng sư liên kết luân lý. Ngài nói rằng Đức Mẹ không là Mẹ Thiên Chúa mà là Mẹ của Đức Kitô làm người, nhân tính của Chúa Giêsu chỉ là đền thờ của Thiên Chúa. Thuyết của Nestorius (Nestorianism) cho rằng nhân tính của Chúa Kitô chỉ là sự cải trang (a mere disguise).
Khi làm đại diện của Đức giáo hoàng tại Công đồng Ephêsô (năm 431), thánh Cyrilô kết án thuyết của Nestorius và tuyên bố Đức Maria thực sư là “người mang Thiên Chúa” (Mẹ của một người thực sự là Thiên Chúa và thực sự là con người). Theo sau sự lầm lẫn, Cyrilô bị truất phế và bị tù 3 tháng, sau đó ngài lại được tiếp đón về Alexandria như một Athanasiô đệ nhị (thánh Athanasiô vô địch về chống tà thuyết Arian (*).
Tới khi ngài qua đời, phương cách hiện đại hóa của ngài vẫn có nhiều người ủng hộ. Lúc hấp hối, dù bị áp lực, ngài vẫn từ chối kết tội Nestorius.
----------------------------------------
(*) Thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicê (năm 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi (Chú thích của người dịch).
28/6 – Thánh Irênê, Giám mục Tử đạo (130?-220)
Giáo hội may mắn có thánh Irênê liên quan nhiều cuộc tranh luận của Giáo hội hồi thế kỷ II. Chắc chắn ngài là người có học thức, rất kiên nhẫn nghiên cứu, bảo vệ các giáo huấn tông truyền, nhưng thúc đẩy nhiều bằng ước muốn thắng các đối thủ hơn là chứng tỏ cho họ thấy những cái sai.
Là giám mục giáo phận Lyons, ngài đặc biệt quan tâm về “bí truyền tâm linh” (Gnostics, theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “kiến thức”). Để biết kiến thức bí mật được Chúa Giêsu truyền lại cho một số ít các môn đệ, giáo huấn của họ vừa thu hút vừa làm nhiều tín hữu hiểu lầm. Sau khi tham khảo nhiều giáo phái bí truyền (Gnostic sects) và “bí mật” của họ, ngài có kết luận hợp lý theo giáo lý của họ. Ngài làm tương phản với các giáo huấn của các tông đồ và văn bản Kinh thánh, ngài đã để lại cho chúng ta 5 cuốn sách hệ thống thần học về tầm quan trọng đối với các thời đại sau. Hơn nữa, tác phẩm của ngài được dùng rộng rãi và được dịch sang tiếng Latin và tiếng Armenia, dần dần có ảnh hưởng tới bí truyền.
Chi tiết về cái chết của ngài, kể cả ngày tháng năm sinh và thời trẻ của ngài ở Tiểu Á, đều không biết rõ.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image004.jpg
29/6 – Các thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ (qua đời năm 64 & 67)
Thánh Phêrô: Ngài đã tuyên xưng: “Thầy là Đức Kitô” (Mc 8:29b). Đó là một trong những khoảnh khắc vinh quang trong đời ngài, bắt đầu từ ngày ngài được Chúa Giêsu gọi bỏ lưới ở biển Galilê tới lúc trở thành kẻ chài lưới người ta.
Tân ước cho thấy thánh Phêrô là tông đồ trưởng, được Chúa Giêsu chọn để có quan hệ đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, nthánh Phêrô được ưu tiên chứng kiến giây phút Chúa biến hình, làm cho đứa trẻ hồi sinh và giây phút hấp hối trong vườn Giệtsimani, nhạc mẫu ngài được chữa lành. Ngài được sai đi cùng thánh Gioan chuẩn bị lễ Vượt qua trước khi Chúa Giêsu chịu chết.
Chúa Giêsu đã nói với ngài: “Anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16:17-19).
Thánh Phêrô bỏ tất cả mà theo Chúa, ngài hỏi Chúa: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19:27). Ngài được ưu tiên, nhưng ngài cũng bị Chúa Giêsu trách mắng nặng nhất: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16:23).
Ngài sẵn sàng chấp nhận giáo lý tha thứ của Chúa Giêsu, nhưng chỉ giới hạn là 7 lần. Ngài tin và đi trên mặt biển đến với Chúa, nhưng ngài lại sợ và chìm dần. Ngài từ chối cho Chúa rửa chân, nhưng rồi lại muốn Chúa rửa cả đầu và mình nữa. Tại Bữa Tiệc Ly, ngài thề không bỏ Chúa, nhưng ông đã chối Chúa ngay trước mặt người tớ gái. Ngài thể hiện lòng trung thành và thẳng tính nên chém đứt tai của Mancô (Malchus), nhưng cuối cùng cũng bỏ chạy với những người khác. Trong sâu thẳm nỗi ân hận, Chúa Giêsu đã quay lại và tha thứ cho thánh Phêrô, và ngài liền ra ngoài khóc lóc thảm thiết vì ăn năn.
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image006.jpg
Thánh Phaolô: Sức thuyết phục của thánh Phaolô là đơn giản và tuyệt đối: Chỉ có Thiên Chúa mới khả dĩ cứu độ nhân loại. Không nỗ lực nào của con người có thể tạo nên người tốt. Để được cứu độ, con người phải hoàn toàn mở lòng mình ra với ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Ngài luôn yêu quý gia đình Do Thái của mình, dù ngài tranh luận cả đời với họ về sự vô ích của Lề luật nếu không có Chúa Giêsu. Ngài tự thú: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm” (Rm 7:19). Ngài căn dặn chúng ta: “Anh em hãy tưởng nhớ Đấng đã cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình để anh em khỏi sờn lòng nản chí. Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu” (Dt 12:3-4).
http://thanhlinh.net/baivo/2011/images/HanhCacThanh6_26_clip_image008.jpg
30/6 – Các thánh tử đạo tiên khởi Rôma (qua đời năm 68)
Có những Kitô hữu ở Rôma trong khoảng hơn 10 năm sau khi Chúa Giêsu bị giết chết, dù họ không là những người trở lại đạo nhờ “vị tông đồ dân ngoại” (Rm 15:20). Thánh Phaolô chưa hề đến thăm họ khi ngài viết thư gởi giáo đoàn Rôma vào khoảng năm 57-58.
Có nhiều người Do Thái ở Rôma. Có thể là kết quả tranh luận giữa người Do Thái và các Kitô hữu người Do Thái, hoàng đế Claudius trục xuất hết người Do Thái ở Rôma năm 49-50. Sử gia Suetonius nói rằng sự trục xuất là do náo động trong thành phố “gây ra bởi một ông Kitô nào đó”. Có thể nhiều người trở lại sau khi Claudius băng hà năm 54. Thư của thánh Phaolô gởi cho giáo đoàn có các thành viên là người Do Thái và dân ngoại.
Tháng 7 năm 64, hơn một nửa Rôma bị thiêu cháy. Người ta đổ lỗi cho Nero, người muốn mở rộng bờ cõi của mình, luôn nguyền rủa các Kitô hữu. Theo sử gia Tacitus, nhiều Kitô hữu bị sát hại vì nòi giống. Thánh Phêrô và Phaolô có thể cũng là nạn nhân trong số này.
Bị kết án tử, Nero đã tự sát năm 68 lúc 31 tuổi.
Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)