PDA

View Full Version : T - Tìm kiếm ý nghĩa để đón nhận hạnh phúc



Dan Lee
06-26-2011, 03:27 PM
TÌM KIẾM Ý NGHĨA ĐỂ ĐÓN NHẬN HẠNH PHÚC

Tôi có hạnh phúc không? Có phải đời tôi là một chuỗi ngày dài hạnh phúc không? Phải chăng tôi hạnh phúc cùng với gia đình tôi? Tôi hạnh phúc trong công việc của tôi? Tôi được hạnh phúc với ngôi giáo đường của tôi? Tôi có được hạnh phúc bên trong da thịt của chính mình chăng?

Có phải đây là những câu hỏi chính đáng mà chúng ta tự hỏi không? Không. Chúng là những câu hỏi đặt ra để tự tra tấn mình.

Khi chúng ta đối diện cuộc sống một cách trung thực thì loai câu hỏi này thuộc hạnh phúc có nhiều khả năng mang lai những giọt nước mắt trong khóe mắt của chúng ta hơn là sự an ủi cho tâm hồn bởi vì, không có vấn đề nào mà những điều tốt lành sẽ đến, không có ai trong chúng ta sống một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện. Luôn có những ước mơ chẳng bao giờ thực hiện được. Luôn có những miền vô vọng. Luôn có những áp lực. Luôn có những khát khao sâu thẳm bị dập tắt. Và luôn luôn, như Lm. Karl Rahner – nhà thần học và triết học – đã đặt vào nó, chúng ta phải chịu những đau khổ sự dằn vặt thể xác hoặc tinh thần của sự thiếu thốn về mọi mặt có thể vươn tới khi chúng ta biết rằng nơi đây, trong cuộc sống này không bao giờ có bản giao hưởng hoàn tất.

Cuộc sống của chúng ta luôn phải sống trong âm thầm tuyệt vọng. Nhiều lúc, cảm nhận hạnh phúc chẳng phải dễ dàng. Nhưng chúng ta đang đưa ra những câu hỏi sai lầm. Những câu hỏi này không phải là: “Tôi có hạnh phúc không?” Những câu hỏi này nên là: Cuộc sống của tôi có tràn đầy ý nghĩa không? Đời tôi có ý nghĩa không? Việc làm của tôi có ý nghĩa không? Trong hôn nhân của tôi có ý nghĩa không? Đời sống trong gia đình tôi có ý nghĩa không? Có ý nghĩa gì không nơi giáo đường của tôi? Chúng ta cần đưa ra những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống bằng những câu thuộc ý nghĩa chứ không phải những câu của hạnh phúc bởi vì, đối với đa phần, chúng ta có quan niệm sai lầm, quá lý thưởng hóa và thiếu thực tế về hạnh phúc. Chúng ta có xu hướng bình quân hạnh phúc với khoái lạc và thiếu ức chế. Do đó, chúng ta ngỡ tưởng rằng hạnh phúc là chúng ta phải sống trong một tình huống để giải thoát tấy cả khỏi mọi áp lực, mệt mỏi, chán chường, xung đột giữa các cá nhân với nhau, sự đau đớn thể xác, lo lắng tài chính, chán ngán trong công việc của chúng ta, thất vọng nơi những giáo đường của chúng ta, thất vọng về những đội thể thao mà chúng ta ưa thích, và mọi thứ nhức đầu cùng với những mối đau có thể xuất hiện.

Hạnh phúc, vì nó được hình thành bằng dáng vẻ bề ngoài, nghĩa là sức khỏe dồi dào, sự quan hệ tràn đầy hoàn hảo, một việc làm ổn định, không lo lắng vì áp lực căng thẳng trong cuộc sống, không thất vọng, thời gian và tiền bạc được tận hưởng phủ phê trong cuộc sống. Nhưng đó không phải là những gì tạo nên hạnh phúc. Ý nghĩa mới là những gì tạo nên hạnh phúc và ý nghĩa không phải là những gì phụ thuộc vào sự đớn đau và áp lực vắng mặt trong cuộc sống của chúng ta.

Hãy tưởng tượng nếu một người nào đó đã đến chứng kiến Chúa Giê-su khi Người hấp hối trên thập giá và hỏi Người: “Có phải ông đang hạnh phúc trên đó không?” Câu trả lời của Người: “Ta chắc chắn.”, sẽ là một ý nghĩa duy nhất: “Không, nhất là hôm nay ta không hạnh phúc!” Tuy nhiên, phối cảnh sẽ hoàn toàn khác nếu trong lúc trên thập giá Chúa Giê-su được hỏi: “Việc ông đang làm trên đó có ý nghĩa gì?”

Có thể thấy một ý nghĩa sâu xa trong một điều gì đó ngay cả khi không có hạnh phúc trong cách mà chúng ta nhận thức bề ngoài đó.

Chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được điều này hơn khi chúng ta phản ảnh lại những giai đoạn khác nhau của cuộc sống chúng ta. Nhìn lại, từ quan điểm của nơi mà hôm nay chúng ta đang sống, chúng ta thấy những khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống đời mình đầy rẫy những đấu tranh mà chưa thực sự hạnh phúc lắm. Chúng ta nhin lại chúng, giờ đây với sự trìu mến , nồng nàn. Đó là những lúc tràn đầy ý nghĩa và phối cảnh hiện tại của chúng ta thanh tẩy lại qua thời gian, thanh lọc những đau đớn và tỏa sáng niềm vui.

Ngược lại, chúng ta cũng có thể nhìn lại những giai đoạn nào đó trong cuộc sống của mình khi có thể có được niềm vui sướng trong cuộc đời nhưng thời kỳ đó trong cuộc sống của chúng ta, giờ đây xuất hiện rõ ràng như một thời bất hạnh. Chúng ta nhìn lại nó với một nỗi buồn tẻ và hối tiếc nhất định nào đó. Nhưng gì có vẻ như ánh sáng, sau đó có vẻ như một thời của bóng tối hiện tại.

C. S Lewis đã dạy rằng hạnh phúc và bất hạnh đổi màu nghịch hướng. Nếu đời sống của chúng ta kết cục hạnh phúc, chúng ta nhận thức rằng chúng ta luôn được hạnh phúc, thậm chí qua những lần cố gắng. Tương tự, nếu cuộc sống của chúng ta kết thúc bất hạnh, chúng ta nhận ra rằng chúng ta luôn bất hạnh ngay cả suốt những giai đoạn thú vị của cuộc sống. Nơi chúng ta kết cuộc sau cùng trong thuật ngữ của ý nghĩa, nó sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta được hạnh phúc hay không.

Nhiều người, kể cả Chúa Giê-su đã phải chịu bao đau đớn nhưng đã sống những cuộc đời hạnh phúc. Buồn thay, nghịch lý cũng đúng.

Trong cuốn tự truyện của mình, “Surprised by Joy”, Lewis đã kể cho độc giả của ông rằng cuộc hành trình của ông tới Ki-tô giáo thật dễ dàng. Bằng cách tiếp thụ của bản thân, ông là sự thay đổi miễn cưỡng triệt để trong lịch sử của tín hữu Ki-tô giáo. Nhưng một trong những điều đã thuyết phục ông đổi ý đối đến với Ki-tô giáo được xác định việc thực hiện đó là ý nghĩa thắng trội khái niệm thông thường về đạo đức của chúng ta.
Ông đã đến để cảm thông, ông đã viết, rằng sự khắc nghiệt của Thiên Chúa nhân từ hơn sự mềm mỏng của con người, và sự ép buộc của Thiên Chúa là giải phóng chúng ta.

Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Nó vó thể mua được niềm vui, nhưng cuộc sống tự nó cuối cùng dạy chúng ta, niềm vui không phải là cứu cánh của hạnh phúc.

(“Search for Meaning to Find Happiness” – Father Fr. Ron Rolheiser)

Jos. Tú Nạc, NMS