Dan Lee
06-30-2011, 09:09 PM
Chúa Nhật XIV thường niên - Năm A
KHIÊM NHƯỜNG 2
Nếu phải kể ra những điều chúng ta cần học hỏi nơi Chúa Giêsu, thì hẳn là nhiều lắm. Tuy nhiên, cái khó là phải bắt đầu từ đâu? May thay chính Chúa Giêsu đã chỉ rõ cho chúng ta bài học đầu tiên và cần thiết nhất, đó là lòng khiêm tốn, đức từ bi và nhân hậu. Chính Người đã nói: Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.
Khi xây một căn nhà, thì trước hết chúng ta phải làm nền, phải xuống móng. Nền móng càng sâu, càng chắc thì ngôi nhà càng có thể xây lên cao. Nền móng đâu có phải được làm bằng những vật liệu quí giá và đẹp đẽ, nó chỉ là đá cát, đôi khi cả xà bần, gạch vụn được nện sâu và nện thật chắc. Nó là cái phải không phải để khoe khoang, nhưng luôn bị chôn vùi, bị che đậy và bị người ta chà đạp lên trên. Quả thế, khi chúng ta bước vào bên trong một tòa lâu đài, một hoàng cung hay một ngôi nhà tầm thường nào cũng vậy, chẳng ai để ý đến cái nền, chẳng ai thắc mắ xem nó được làm bằng gì, và chứa đựng những cái chi ở bên trong, nhưng chúng ta sẽ dẫm bước lên nó mà đi.
Con người xét về phương diện cá nhân cũng như tập thể, cũng là một công trình xây dựng, mà nền móng phải là lòng khiêm tốn. Không có nền móng này, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị sụp đổ, bởi vì ai nâng mình lên, thì sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xống, thì sẽ được nâng lên. Hơn thế nữa, trong lời kinh Ngợi Khen, Mẹ Maria đã xác quyết: Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhau.
Lão Tử ngày xưa cũng đã nói: Giàu sang mà kiêu căng là tự rước lấy họa vào thân. Kẻ tự cao tự đại giống như kẻ nhón gót chân để cao hơn người, xoạc chân ra để lớn hơn người. Như vậy sẽ chẳng thể đứng vững và tiến bước. Trái lại bậc thánh nhân cho đến ngày cùng, vẫn không cho mình là lớn, nên mới thành được việc to.
Lịch sử cho chúng ta đầy rẫy những mẫu gương về những cá nhân cũng những tập thể, đặc biệt là những đế quốc hùng mạnh, nhưng kiêu căng, đã bị sụp đổ như thế nào. Những con người như Néron, Napoléon, Hitler…Nhưng đế quốc như Rôma, Mông Cổ…ngày xưa đã thảm bại ra sao, thì ai cũng đều biết. Sự tự cao tự đại thường đi đôi với lòng tạn bạo và bất nhân. Bởi vì kẻ kiêu căng thường bắt mọi người phải khuất phục mình, làm nô lệ cho mình và không ngần ngại dùng bạo lực để đàn áp, chế ngự và tiêu diệt những ai không chịu khuất phục.
Thế nhưng, Chúa Giêsu thì khác. Người đã dạy chúng ta: Ai muốn làm đầu, thì phải trở nên rốt hết và hầu hạ mọi người. Chính Người, trong suốt cả cuộc đời, đã sống khiêm nhu và trong giờ từ biệt các môn đệ, để ra đi chịu chết, Người đã không ngần ngại quì xuống rửa chân cho các ông, để nêu gương khiêm nhường, dồng thời kèm theo đó là bài học bác ái yêu thương, như lời Người đã phán: Con người đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Xưa nay trong Hội Thánh vãn có thói quen đề cao đức khiêm nhường. Nhưng đức khiêm nhường ấy thường được ghép đôi với sự vâng phục. Như vậy xem ra khiêm nhường chỉ là nhân đức của kẻ bề dưới. Trong khi đó, Chúa Giêsu đã liên kết đức khiêm nhương với lòng bác ái và tinh thần phục vụ. Người coi đó là đức tính của người lãnh đạo, của bậc bề trên. Bởi vì chỉ kẻ khiêm nhường mới có khả năng yêu thương thực sự. Và chỉ kẻ yêu thương thực sự mới thích phục vụ người khác.
Như thế, khiêm nhương không phải là thái độ của kẻ hèn nhát, sẵn sàng chịu khuất phục, nhưng là đức tính của bậc anh hùng, của người đã làm chủ được bản thân mình.
SƯU TẦM
KHIÊM NHƯỜNG 2
Nếu phải kể ra những điều chúng ta cần học hỏi nơi Chúa Giêsu, thì hẳn là nhiều lắm. Tuy nhiên, cái khó là phải bắt đầu từ đâu? May thay chính Chúa Giêsu đã chỉ rõ cho chúng ta bài học đầu tiên và cần thiết nhất, đó là lòng khiêm tốn, đức từ bi và nhân hậu. Chính Người đã nói: Các con hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.
Khi xây một căn nhà, thì trước hết chúng ta phải làm nền, phải xuống móng. Nền móng càng sâu, càng chắc thì ngôi nhà càng có thể xây lên cao. Nền móng đâu có phải được làm bằng những vật liệu quí giá và đẹp đẽ, nó chỉ là đá cát, đôi khi cả xà bần, gạch vụn được nện sâu và nện thật chắc. Nó là cái phải không phải để khoe khoang, nhưng luôn bị chôn vùi, bị che đậy và bị người ta chà đạp lên trên. Quả thế, khi chúng ta bước vào bên trong một tòa lâu đài, một hoàng cung hay một ngôi nhà tầm thường nào cũng vậy, chẳng ai để ý đến cái nền, chẳng ai thắc mắ xem nó được làm bằng gì, và chứa đựng những cái chi ở bên trong, nhưng chúng ta sẽ dẫm bước lên nó mà đi.
Con người xét về phương diện cá nhân cũng như tập thể, cũng là một công trình xây dựng, mà nền móng phải là lòng khiêm tốn. Không có nền móng này, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị sụp đổ, bởi vì ai nâng mình lên, thì sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xống, thì sẽ được nâng lên. Hơn thế nữa, trong lời kinh Ngợi Khen, Mẹ Maria đã xác quyết: Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhau.
Lão Tử ngày xưa cũng đã nói: Giàu sang mà kiêu căng là tự rước lấy họa vào thân. Kẻ tự cao tự đại giống như kẻ nhón gót chân để cao hơn người, xoạc chân ra để lớn hơn người. Như vậy sẽ chẳng thể đứng vững và tiến bước. Trái lại bậc thánh nhân cho đến ngày cùng, vẫn không cho mình là lớn, nên mới thành được việc to.
Lịch sử cho chúng ta đầy rẫy những mẫu gương về những cá nhân cũng những tập thể, đặc biệt là những đế quốc hùng mạnh, nhưng kiêu căng, đã bị sụp đổ như thế nào. Những con người như Néron, Napoléon, Hitler…Nhưng đế quốc như Rôma, Mông Cổ…ngày xưa đã thảm bại ra sao, thì ai cũng đều biết. Sự tự cao tự đại thường đi đôi với lòng tạn bạo và bất nhân. Bởi vì kẻ kiêu căng thường bắt mọi người phải khuất phục mình, làm nô lệ cho mình và không ngần ngại dùng bạo lực để đàn áp, chế ngự và tiêu diệt những ai không chịu khuất phục.
Thế nhưng, Chúa Giêsu thì khác. Người đã dạy chúng ta: Ai muốn làm đầu, thì phải trở nên rốt hết và hầu hạ mọi người. Chính Người, trong suốt cả cuộc đời, đã sống khiêm nhu và trong giờ từ biệt các môn đệ, để ra đi chịu chết, Người đã không ngần ngại quì xuống rửa chân cho các ông, để nêu gương khiêm nhường, dồng thời kèm theo đó là bài học bác ái yêu thương, như lời Người đã phán: Con người đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Xưa nay trong Hội Thánh vãn có thói quen đề cao đức khiêm nhường. Nhưng đức khiêm nhường ấy thường được ghép đôi với sự vâng phục. Như vậy xem ra khiêm nhường chỉ là nhân đức của kẻ bề dưới. Trong khi đó, Chúa Giêsu đã liên kết đức khiêm nhương với lòng bác ái và tinh thần phục vụ. Người coi đó là đức tính của người lãnh đạo, của bậc bề trên. Bởi vì chỉ kẻ khiêm nhường mới có khả năng yêu thương thực sự. Và chỉ kẻ yêu thương thực sự mới thích phục vụ người khác.
Như thế, khiêm nhương không phải là thái độ của kẻ hèn nhát, sẵn sàng chịu khuất phục, nhưng là đức tính của bậc anh hùng, của người đã làm chủ được bản thân mình.
SƯU TẦM