Dan Lee
06-30-2011, 10:13 PM
Con Người có quyền tha tội
Thứ Năm sau Chúa Nhật XIII Thường niên A
Lời Chúa: Mt 9,1-8
1Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. 2Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi! " 3Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: "Ông này nói phạm thượng." 4Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói: "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? 5Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? 6Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà!" 7Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. 8Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi! " (Mt 9,2)
Suy niệm:
Người ta khiêng đến cho Chúa, một người bất toại. Anh ta nằm đó bất toại, bất lực là một gánh nặng cho mình và gia đình. Đối với anh, cuộc sống hết còn ý nghĩa. Nhưng anh cũng như thân nhân còn một hy vọng cuối cùng của một kẻ đắm tàu còn miếng ván là Đức Kitô. Đến gặp Chúa trước hết Ngài nói “Hỡi con, hãy vững lòng tin, tội lỗi của con đã được tha” (c.2). Hẳn là gia tộc của bệnh nhân không muốn đem một kẻ tê bại đến với một vị giải tội đâu. Nhưng họ muốn đến gặp một vị lương y cao tay. Người ta không đến đó vì tội lỗi mà vì bất toại.
Nhưng Chúa Kitô lại khác, thân thể lành mạnh hay ốm đau là điều phụ thuộc. Tâm hồn lành mạnh, không yếu liệt, không chết khô... mới là điều chính yếu. Chúa nhìn thấu qua bức tường thân xác và thấu suốt tận tâm can. Sự tê liệt tâm hồn phải được chữa trị trước tiên. Con người đau khổ ấy không hẳn là vì đau yếu phần xác cho bằng họ đã xa cách và vắng xa Chúa. Chính đó làm cho đời sống họ trở thành gánh nặng cối đá. Và chính ở điểm này mà Chúa can thiệp vào. Chúa phán “Tội lỗi của con được tha” (c.2). Tại sao Chúa lại phán như thế, trước khi làm phép lạ. Trước hết điều Chúa nhắm tới là linh hồn bệnh nhân đã lâu năm xa cách Chúa. Ngoài ra Chúa muốn cho nạn nhân được an tâm trước đã, được lòng tin trước.
Người Do thái thời ấy quan niệm có tội nên mới có hình phạt là bệnh tật. Cho nên Chúa tha tội trước và để minh chứng việc tha tội, Ngài mới làm phép lạ. Ở đây ta thấy Chúa Giêsu muốn nhắm tới một chân lý nữa-Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài có quyền tha tội.
Trong Cựu ước quan niệm cố hữu của họ là chỉ có Thiên Chúa duy nhất có quyền tha tội. Cho nên khi họ thấy một người tên Giêsu tha tội và đọc lời tha tội, thì họ cho là “phạm thượng” (c.3). Cho thấy rằng họ chỉ quan niệm Đức Kitô là một người phàm như họ, cho nên họ chẳng được Ngài tha thứ.
Trong suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu đã nhiều lần tỏ ra uy quyền của một vì Thiên Chúa như những lần làm phép lạ cho bệnh nhân, phép lạ trên thiên nhiên, trên chính ma quỉ và trên cả cái chết... Về giáo lý, dân chúng cũng phải công nhận Chúa Giêsu giảng dạy với uy quyền (Mt 7,29). Chúa đã phán Ngài là Chúa ngày thứ bảy (Mc 2,28). Ngài có quyền tha tội (Mt 9,6) và còn trao ban quyền ấy lại cho hậu thế (Mt 16,19). Chính những tư tế ở Giêrusalem đã từng hỏi gạn Chúa rằng quyền của Ngài ở đâu đến mà phi thường như vậy (Mt 21,23). Riêng chuyện này đủ minh chứng Ngài là Thiên Chúa. Như vậy thì câu Chúa nói đó là một lời phạm thượng hay là một chân lý đức tin ?
Chúa Giêsu có toàn quyền trên thân xác là chữa bệnh bất toại và trên linh hồn là việc tha tội. điều này nhắc nhở chúng ta nghĩ tới bí tích mà Chúa Giêsu đã đặt ra, và trao lại cho Giáo hội để nâng đỡ sức yếu đuối dòn mỏng con người.
Chúng ta hãy năng đến với bí tích giải tội, để được ơn tha thứ giao hòa. Hãy nhớ rằng mỗi lần xưng tội là một lần áp dụng trực tiếp mầu nhiệm cứu chuộc cho chính mình. Mỗi lần chúng ta trở lại với tòa giải tội là hình bóng báo trước ngày trở về cuối cùng của đời người, là chuẩn bị cho việc tiếp rước của Thiên Chúa Cha giang hai cánh tay rộng mở như trên thánh giá, như hai tay của người cha đón con hoang đàng, như đôi tay mục tử vác chiên về.
Chúng ta có bằng lòng để Chúa vác về không ? Chúng ta nhớ chúng ta đang sống trong một Giáo hội là mẹ chúng ta. Chính Giáo hội săn sóc đứa con từ sơ sinh bên giếng rửa tội qua các bí tích giải tội, hôn phối, an táng và kể cả sau khi chết... Còn tình thương nào bền bỉ hơn thế nữa ? Cho nên chúng ta đừng sống lầm lỗi phong sương nữa, để khỏi phụ lòng người Mẹ.
Một chi tiết nhỏ là chữa bệnh xong, Chúa bảo anh bất toại vác giường ra đi (c.6). Cái giường đã dính liền thân anh bao năm tháng rồi. Nay Chúa ra việc đền tội “vác giường” nữa, có thể là để cho thấy sự bình phục của anh. Nhưng đó cũng là một hình ảnh của chúng ta hân hoan đi về nhà Cha trên trời.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, giữa một thế giới đề cao vật chất đã làm cho đức tin của chúng con cũng mang tính thực dụng. Chúng con đến với Chúa để tìm kiếm nhu cầu trần thế hơn là thực tại Nước Trời mai sau. Thánh lễ và kinh nguyện hằng ngày, không còn là nhu cầu mà chỉ là bổn phận. Chúng con thường làm chiếu lệ cho qua. Đôi khi ẩu thả, xem thường. Điều chúng con cần là tiền, là cơm áo, là danh vọng. Chúng con chỉ đến với Chúa để đòi hỏi Chúa đáp ứng cho những nhu cầu chúng con, thay vì chúng con tìm kiếm ý Chúa để thực thi. Xin Chúa tha thứ vì những lầm lẫn của chúng con. Xin canh tân đổi mới cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con tìm được niềm vui được sống trong ân nghĩa với Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con và giúp chúng con biết yêu mến Chúa nồng nàn để chúng con luôn trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Amen
Thứ Năm sau Chúa Nhật XIII Thường niên A
Lời Chúa: Mt 9,1-8
1Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. 2Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi! " 3Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: "Ông này nói phạm thượng." 4Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói: "Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? 5Trong hai điều: một là bảo: "Con đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? 6Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội. Bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà!" 7Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. 8Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.
Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi! " (Mt 9,2)
Suy niệm:
Người ta khiêng đến cho Chúa, một người bất toại. Anh ta nằm đó bất toại, bất lực là một gánh nặng cho mình và gia đình. Đối với anh, cuộc sống hết còn ý nghĩa. Nhưng anh cũng như thân nhân còn một hy vọng cuối cùng của một kẻ đắm tàu còn miếng ván là Đức Kitô. Đến gặp Chúa trước hết Ngài nói “Hỡi con, hãy vững lòng tin, tội lỗi của con đã được tha” (c.2). Hẳn là gia tộc của bệnh nhân không muốn đem một kẻ tê bại đến với một vị giải tội đâu. Nhưng họ muốn đến gặp một vị lương y cao tay. Người ta không đến đó vì tội lỗi mà vì bất toại.
Nhưng Chúa Kitô lại khác, thân thể lành mạnh hay ốm đau là điều phụ thuộc. Tâm hồn lành mạnh, không yếu liệt, không chết khô... mới là điều chính yếu. Chúa nhìn thấu qua bức tường thân xác và thấu suốt tận tâm can. Sự tê liệt tâm hồn phải được chữa trị trước tiên. Con người đau khổ ấy không hẳn là vì đau yếu phần xác cho bằng họ đã xa cách và vắng xa Chúa. Chính đó làm cho đời sống họ trở thành gánh nặng cối đá. Và chính ở điểm này mà Chúa can thiệp vào. Chúa phán “Tội lỗi của con được tha” (c.2). Tại sao Chúa lại phán như thế, trước khi làm phép lạ. Trước hết điều Chúa nhắm tới là linh hồn bệnh nhân đã lâu năm xa cách Chúa. Ngoài ra Chúa muốn cho nạn nhân được an tâm trước đã, được lòng tin trước.
Người Do thái thời ấy quan niệm có tội nên mới có hình phạt là bệnh tật. Cho nên Chúa tha tội trước và để minh chứng việc tha tội, Ngài mới làm phép lạ. Ở đây ta thấy Chúa Giêsu muốn nhắm tới một chân lý nữa-Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài có quyền tha tội.
Trong Cựu ước quan niệm cố hữu của họ là chỉ có Thiên Chúa duy nhất có quyền tha tội. Cho nên khi họ thấy một người tên Giêsu tha tội và đọc lời tha tội, thì họ cho là “phạm thượng” (c.3). Cho thấy rằng họ chỉ quan niệm Đức Kitô là một người phàm như họ, cho nên họ chẳng được Ngài tha thứ.
Trong suốt cuộc đời công khai, Chúa Giêsu đã nhiều lần tỏ ra uy quyền của một vì Thiên Chúa như những lần làm phép lạ cho bệnh nhân, phép lạ trên thiên nhiên, trên chính ma quỉ và trên cả cái chết... Về giáo lý, dân chúng cũng phải công nhận Chúa Giêsu giảng dạy với uy quyền (Mt 7,29). Chúa đã phán Ngài là Chúa ngày thứ bảy (Mc 2,28). Ngài có quyền tha tội (Mt 9,6) và còn trao ban quyền ấy lại cho hậu thế (Mt 16,19). Chính những tư tế ở Giêrusalem đã từng hỏi gạn Chúa rằng quyền của Ngài ở đâu đến mà phi thường như vậy (Mt 21,23). Riêng chuyện này đủ minh chứng Ngài là Thiên Chúa. Như vậy thì câu Chúa nói đó là một lời phạm thượng hay là một chân lý đức tin ?
Chúa Giêsu có toàn quyền trên thân xác là chữa bệnh bất toại và trên linh hồn là việc tha tội. điều này nhắc nhở chúng ta nghĩ tới bí tích mà Chúa Giêsu đã đặt ra, và trao lại cho Giáo hội để nâng đỡ sức yếu đuối dòn mỏng con người.
Chúng ta hãy năng đến với bí tích giải tội, để được ơn tha thứ giao hòa. Hãy nhớ rằng mỗi lần xưng tội là một lần áp dụng trực tiếp mầu nhiệm cứu chuộc cho chính mình. Mỗi lần chúng ta trở lại với tòa giải tội là hình bóng báo trước ngày trở về cuối cùng của đời người, là chuẩn bị cho việc tiếp rước của Thiên Chúa Cha giang hai cánh tay rộng mở như trên thánh giá, như hai tay của người cha đón con hoang đàng, như đôi tay mục tử vác chiên về.
Chúng ta có bằng lòng để Chúa vác về không ? Chúng ta nhớ chúng ta đang sống trong một Giáo hội là mẹ chúng ta. Chính Giáo hội săn sóc đứa con từ sơ sinh bên giếng rửa tội qua các bí tích giải tội, hôn phối, an táng và kể cả sau khi chết... Còn tình thương nào bền bỉ hơn thế nữa ? Cho nên chúng ta đừng sống lầm lỗi phong sương nữa, để khỏi phụ lòng người Mẹ.
Một chi tiết nhỏ là chữa bệnh xong, Chúa bảo anh bất toại vác giường ra đi (c.6). Cái giường đã dính liền thân anh bao năm tháng rồi. Nay Chúa ra việc đền tội “vác giường” nữa, có thể là để cho thấy sự bình phục của anh. Nhưng đó cũng là một hình ảnh của chúng ta hân hoan đi về nhà Cha trên trời.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, giữa một thế giới đề cao vật chất đã làm cho đức tin của chúng con cũng mang tính thực dụng. Chúng con đến với Chúa để tìm kiếm nhu cầu trần thế hơn là thực tại Nước Trời mai sau. Thánh lễ và kinh nguyện hằng ngày, không còn là nhu cầu mà chỉ là bổn phận. Chúng con thường làm chiếu lệ cho qua. Đôi khi ẩu thả, xem thường. Điều chúng con cần là tiền, là cơm áo, là danh vọng. Chúng con chỉ đến với Chúa để đòi hỏi Chúa đáp ứng cho những nhu cầu chúng con, thay vì chúng con tìm kiếm ý Chúa để thực thi. Xin Chúa tha thứ vì những lầm lẫn của chúng con. Xin canh tân đổi mới cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con tìm được niềm vui được sống trong ân nghĩa với Chúa hơn là những danh lợi thú trần gian.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con và giúp chúng con biết yêu mến Chúa nồng nàn để chúng con luôn trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Amen