Dan Lee
07-01-2011, 11:26 PM
Từ một lần gặp gỡ (38): Gặp Giê-su trong Thánh Thần
Các bạn trẻ thân mến,
Cuộc sống thường ngày của chúng ta có bao cuộc gặp gỡ, có những cuộc gặp do chúng ta sắp xếp, nhưng cũng không ít cuộc gặp đến từ bên ngoài như thể rất tình cờ. Ai có thể ngờ rằng, những cuộc gặp gỡ tưởng chừng như tình cờ ấy lại có khả năng thay đổi cuộc đời chúng ta.
Chuyện đã xảy ra với viên thái giám người Ethióp. Ông đã lên hành hương Giê-ru-sa-lem và nay trên đường trở về. Ông ngồi trên xe và đọc sách của ngôn sứ Isaia, nhưng tiếc là ông không hiểu nội dung sách này. Thần Khí nói với ông Philípphê: "Tiến lên, đuổi kịp xe đó". Và cuộc chuyện trò bắt đầu (x. Cv 8,26-40). Với viên thái giám, cuộc gặp gỡ này quá tình cờ. Tình cờ bởi lúc ông tò mò muốn biết nội dung đoạn sách có nghĩa gì thì chính đúng lúc đó ông gặp một người có thể giải thích cho ông. Với Philípphê, cuộc gặp gỡ này không tình cờ, nhưng nằm ngoài sự sắp xếp của ông. Dù rất tình cờ và ngoài dự kiến, điều lạ vẫn xảy ra: qua cuộc gặp gỡ này cuộc đời của viên thái giám được thay đổi, còn Philipphê thì có cơ hội làm nhân chứng cho Thầy.
Viên thái giám đã không có cơ may trò chuyện với Thầy Giê-su, dù chỉ trong đêm tối như Nê-cô-đi-mô, nhưng ông lại có được sự may mắn của lời chúc phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Quả thật, lời của Đức Giê-su được ứng nghiệm ngay trong cuộc gặp gỡ này. Viên thái giám đã nhận được lời chúc phúc và ông trở nên một môn đệ thực sự của Đức Giê-su, nhờ Thánh Thần. Thánh Thần đã thúc đẩy Phi-lip-phê lên đường, và cũng chính Thánh Thần lôi cuốn sự tò mò và sau đó là lòng tin của viên thái giám.
Nếu xét về sự may mắn, chúng ta cũng được chia sẻ cái kém cũng như cái được may mắn của viên thái giám. Cái kém vì chúng ta không được chạm tới một Đức Giê-su bằng xương bằng thịt, nhưng lại có được may mắn vì nhờ Thánh Thần chúng ta được đụng chạm đến sự hiện diện của Chúa Giê-su trong cuộc đời chúng ta, mà rõ ràng hơn hết qua Bí Tích Thánh Thể. Thánh Thần làm cho chúng ta trở nên môn đệ thật của Đức Giê-su, không phải là một loại môn đệ hạng 2, hoặc ở cấp 3, cấp 4. Nhưng với Chúa tất cả đều có cơ hội ngang nhau để trở nên môn đệ đích thực.
Nói đến Thánh Thần, dường như chúng ta chỉ có được những ý niệm đơn sơ về Ngài. Với Chúa Giê-su, chúng ta thấy gần gũi vì Giê-su đã trải qua kiếp sống con người với những kinh nghiệm như con người. Với Chúa Cha, chúng ta nhận được lời dạy của Chúa Giê-su cùng với kinh nghiệm con người về người Cha, vì thế một cách nào đó Chúa Cha vẫn gần gũi với chúng ta. Còn với Thánh Thần, chúng ta được Chúa Giê-su mặc khải với những hình ảnh cụ thể nhưng không dễ hiểu chút nào: gió, lửa, nước… Nhưng thật sự Thánh Thần là ai? Chúng ta không hiểu được Ngài như nắm bắt một ý niệm, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được Ngài. Thánh Thần là tình yêu giữa Cha và Con.
Ai có thể định nghĩa được tình yêu, vậy mà chúng ta vẫn yêu. Tình yêu thế nào thì mỗi người lại có một cảm nhận khác nhau. Khác nhau không phải vì có nhiều tình yêu với nhiều bản chất khác nhau, nhưng vì tình yêu thì quá lớn mà con người lại giới hạn, mỗi người chỉ có thể yêu và được yêu trong cách thế cụ thể nào đó. Chính vì thế, sự phong phú trong cách diễn tả tình yêu trở nên điều thu hút người khác.
Thánh Thần cũng thế, có thể chúng ta không gần gũi với Ngài như với Chúa Giê-su nhưng chúng ta có thể cảm được Ngài. Viên thái giám đã cảm được lòng mình nóng lên khi nghe Phi-lip-phê giải thích về Chúa Giê-su đến nỗi ông quả quyết với Phi-lip-phê: “sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa” (Cv 8,36). Lòng của chúng ta cũng không ít lần bừng lên trong cuộc sống ngày qua ngày. Đôi khi trong những đơn điệu và lặng lẽ của cuộc sống, chúng ta lại thấy lóe lên những an ủi, niềm tin tưởng và sức mạnh không ngờ. Những lúc đó chúng ta có dám làm một bước nhảy với Thánh Thần. Ngài đã gợi hứng và ắt hẳn Ngài sẽ tiếp tục ban ơn và đồng hành với chúng ta.
Ơn huệ của Thánh Thần thì phong phú, nhưng Ngài ban cho mỗi người mỗi khả năng khác nhau, có thể không ai không ai. Điều đó có nghĩa là người ta cần đến nhau để chia sẻ những hồng ân của Thánh Thần, đồng thời không ai có quyền loại bỏ người khác vì hồng ân họ lãnh nhận từ Thánh Thần.
Nhưng làm sao để chúng ta biết những ân huệ đó xuất phát từ Thánh Thần? Thánh Gio-an đã có câu trả lời: “thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa”. Thần khí mà thánh Gioan vừa nói đến chưa hẳn là Thánh Thần, nhưng có thể là những ơn huệ của Thánh Thần. Rồi “thần khí tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô…” nghĩa là gì? Không một Giê-su nào khác ngoài Giê-su mà chúng ta vẫn tin. Thần Khí thật dạy chúng ta làm một đệ của Chúa Giê-su, một Giê-su Thiên Chúa và đã làm người; với kiếp sống làm người Ngài đã tận hiến cả mạng sống vì tình thương.
Trong cuộc sống có quá nhiều tiêu chuẩn, Thánh Thần trở nên tối quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Ngài gợi hứng và hướng dẫn chúng ta làm môn đệ Chúa Giê-su. Với cuộc sống có quá nhiều náo động, Thánh Thần mời chúng ta tìm thấy những khoảng lặng của tâm hồn, để nhận ra nguồn hứng khởi của Ngài. Xin Thánh Thần chạm đến lòng con và đốt lên ngọn lửa tình yêu để bước theo chân Thầy Giê-su và để cuộc đời chúng ta được biển đổi.
Hà Thanh Bình
Các bạn trẻ thân mến,
Cuộc sống thường ngày của chúng ta có bao cuộc gặp gỡ, có những cuộc gặp do chúng ta sắp xếp, nhưng cũng không ít cuộc gặp đến từ bên ngoài như thể rất tình cờ. Ai có thể ngờ rằng, những cuộc gặp gỡ tưởng chừng như tình cờ ấy lại có khả năng thay đổi cuộc đời chúng ta.
Chuyện đã xảy ra với viên thái giám người Ethióp. Ông đã lên hành hương Giê-ru-sa-lem và nay trên đường trở về. Ông ngồi trên xe và đọc sách của ngôn sứ Isaia, nhưng tiếc là ông không hiểu nội dung sách này. Thần Khí nói với ông Philípphê: "Tiến lên, đuổi kịp xe đó". Và cuộc chuyện trò bắt đầu (x. Cv 8,26-40). Với viên thái giám, cuộc gặp gỡ này quá tình cờ. Tình cờ bởi lúc ông tò mò muốn biết nội dung đoạn sách có nghĩa gì thì chính đúng lúc đó ông gặp một người có thể giải thích cho ông. Với Philípphê, cuộc gặp gỡ này không tình cờ, nhưng nằm ngoài sự sắp xếp của ông. Dù rất tình cờ và ngoài dự kiến, điều lạ vẫn xảy ra: qua cuộc gặp gỡ này cuộc đời của viên thái giám được thay đổi, còn Philipphê thì có cơ hội làm nhân chứng cho Thầy.
Viên thái giám đã không có cơ may trò chuyện với Thầy Giê-su, dù chỉ trong đêm tối như Nê-cô-đi-mô, nhưng ông lại có được sự may mắn của lời chúc phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Quả thật, lời của Đức Giê-su được ứng nghiệm ngay trong cuộc gặp gỡ này. Viên thái giám đã nhận được lời chúc phúc và ông trở nên một môn đệ thực sự của Đức Giê-su, nhờ Thánh Thần. Thánh Thần đã thúc đẩy Phi-lip-phê lên đường, và cũng chính Thánh Thần lôi cuốn sự tò mò và sau đó là lòng tin của viên thái giám.
Nếu xét về sự may mắn, chúng ta cũng được chia sẻ cái kém cũng như cái được may mắn của viên thái giám. Cái kém vì chúng ta không được chạm tới một Đức Giê-su bằng xương bằng thịt, nhưng lại có được may mắn vì nhờ Thánh Thần chúng ta được đụng chạm đến sự hiện diện của Chúa Giê-su trong cuộc đời chúng ta, mà rõ ràng hơn hết qua Bí Tích Thánh Thể. Thánh Thần làm cho chúng ta trở nên môn đệ thật của Đức Giê-su, không phải là một loại môn đệ hạng 2, hoặc ở cấp 3, cấp 4. Nhưng với Chúa tất cả đều có cơ hội ngang nhau để trở nên môn đệ đích thực.
Nói đến Thánh Thần, dường như chúng ta chỉ có được những ý niệm đơn sơ về Ngài. Với Chúa Giê-su, chúng ta thấy gần gũi vì Giê-su đã trải qua kiếp sống con người với những kinh nghiệm như con người. Với Chúa Cha, chúng ta nhận được lời dạy của Chúa Giê-su cùng với kinh nghiệm con người về người Cha, vì thế một cách nào đó Chúa Cha vẫn gần gũi với chúng ta. Còn với Thánh Thần, chúng ta được Chúa Giê-su mặc khải với những hình ảnh cụ thể nhưng không dễ hiểu chút nào: gió, lửa, nước… Nhưng thật sự Thánh Thần là ai? Chúng ta không hiểu được Ngài như nắm bắt một ý niệm, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được Ngài. Thánh Thần là tình yêu giữa Cha và Con.
Ai có thể định nghĩa được tình yêu, vậy mà chúng ta vẫn yêu. Tình yêu thế nào thì mỗi người lại có một cảm nhận khác nhau. Khác nhau không phải vì có nhiều tình yêu với nhiều bản chất khác nhau, nhưng vì tình yêu thì quá lớn mà con người lại giới hạn, mỗi người chỉ có thể yêu và được yêu trong cách thế cụ thể nào đó. Chính vì thế, sự phong phú trong cách diễn tả tình yêu trở nên điều thu hút người khác.
Thánh Thần cũng thế, có thể chúng ta không gần gũi với Ngài như với Chúa Giê-su nhưng chúng ta có thể cảm được Ngài. Viên thái giám đã cảm được lòng mình nóng lên khi nghe Phi-lip-phê giải thích về Chúa Giê-su đến nỗi ông quả quyết với Phi-lip-phê: “sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa” (Cv 8,36). Lòng của chúng ta cũng không ít lần bừng lên trong cuộc sống ngày qua ngày. Đôi khi trong những đơn điệu và lặng lẽ của cuộc sống, chúng ta lại thấy lóe lên những an ủi, niềm tin tưởng và sức mạnh không ngờ. Những lúc đó chúng ta có dám làm một bước nhảy với Thánh Thần. Ngài đã gợi hứng và ắt hẳn Ngài sẽ tiếp tục ban ơn và đồng hành với chúng ta.
Ơn huệ của Thánh Thần thì phong phú, nhưng Ngài ban cho mỗi người mỗi khả năng khác nhau, có thể không ai không ai. Điều đó có nghĩa là người ta cần đến nhau để chia sẻ những hồng ân của Thánh Thần, đồng thời không ai có quyền loại bỏ người khác vì hồng ân họ lãnh nhận từ Thánh Thần.
Nhưng làm sao để chúng ta biết những ân huệ đó xuất phát từ Thánh Thần? Thánh Gio-an đã có câu trả lời: “thần khí nào tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến và trở nên người phàm, thì thần khí ấy bởi Thiên Chúa”. Thần khí mà thánh Gioan vừa nói đến chưa hẳn là Thánh Thần, nhưng có thể là những ơn huệ của Thánh Thần. Rồi “thần khí tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô…” nghĩa là gì? Không một Giê-su nào khác ngoài Giê-su mà chúng ta vẫn tin. Thần Khí thật dạy chúng ta làm một đệ của Chúa Giê-su, một Giê-su Thiên Chúa và đã làm người; với kiếp sống làm người Ngài đã tận hiến cả mạng sống vì tình thương.
Trong cuộc sống có quá nhiều tiêu chuẩn, Thánh Thần trở nên tối quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Ngài gợi hứng và hướng dẫn chúng ta làm môn đệ Chúa Giê-su. Với cuộc sống có quá nhiều náo động, Thánh Thần mời chúng ta tìm thấy những khoảng lặng của tâm hồn, để nhận ra nguồn hứng khởi của Ngài. Xin Thánh Thần chạm đến lòng con và đốt lên ngọn lửa tình yêu để bước theo chân Thầy Giê-su và để cuộc đời chúng ta được biển đổi.
Hà Thanh Bình