Dan Lee
07-14-2011, 05:26 PM
ƠN THÁNH CHÚA ĐANG CHỜ ĐỢI CHÚNG TA
Thưa quý vị,
Ngay cả các chuyên gia và những người tiên đoán giỏi, nhiều khi vẫn phải chào thua kết quả của các biến cố, các hoàn cảnh bất trắc. Một nhà phân tích bóng đá nắm chắc quy luật thắng thua vẫn phải thừa nhận về một ông bầu: “Anh ta có chút ít kiến thức, nhưng thiếu động cơ”. Nhà phân tích muốn ám chỉ Vince Lombardi, mặc dù thiếu động cơ nhưng là một ông bầu bóng đá thành công. Ông đã từng nói: “thắng không phải là tất cả, nó chỉ là một phần mà thôi”. Tiểu thuyết “Jonathan Livingstone Sea Gull” (con chim biển Jonathan Livingstone) của tác giả Richard Bach bị 18 nhà xuất bản từ chối. Cuối cùng được in năm 1970, và bán được 7 triệu bản riêng ở Hoa Kỳ, trong 5 năm. Một giáo viên dạy nhạc nói với cha mẹ Enrico Caruso rằng cậu không có giọng gì hết. Vậy mà Enrico Caruso là một danh ca nam giọng bắc (tenor) nổi tiếng, từng hát trong các đại hội âm nhạc lớn của thế giới. Sau khi chiếu thử trên màn ảnh, nhà phê bình phim nói về tài tử Fred Astaire: không đóng phim được, bởi vì hói đầu, chỉ có thể nhẩy múa chút ít. Khi đã nổi tiếng Astaire cho viết lại lời bình phẩm, khám vào khung kính và treo nơi trang trọng trong nhà, tức trước lò sưởi gia đình. Ngay cả cha mẹ, nhiều khi cũng không thẩm định đúng khả năng của con cái mình. Cô Louisa May Alcotte được cha mẹ khuyên nhủ tìm một nghề chân tay như học may hay nội chợ. Nhưng cô đã trở nên vũ công danh tiếng trong vở nhạc cổ điển: “The Little Women”, (những người đàn bà bé nhỏ). Cha mẹ cô phải buông lời bình phẩm: “Bạn chẳng thể biết trước!”
Người bố của bà bạn tôi có 1.200 sào đất làm ruộng. Khi suy nghĩ về bài Tin mừng hôm nay, bà nói: lúc rời bỏ gia đình đi học, tôi xa luôn nông trại. Gần đây tôi trở về thăm, đó là mùa đang gieo hạt. Tôi chạy ra cánh đồng ngắm xem nông trại của cha tôi. Tôi nhận ra rằng mình không thể phân biệt lúa mì hay cỏ dại. Chúng nảy mầm giống nhau y hệt. Muốn phân biệt phải đợi đến mùa lúa chín. Đúng như ông chủ ruộng cảnh cáo: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa, cứ để cả hai lớn lên cho đến mùa gặt”. Hay như cha mẹ cô Alcotte: “Bạn chẳng thể biết trước”. Hiện nay đang mùa bóng chày lớn. Những người hâm mộ say mê ngắm các trận bóng trên ti vi, hoặc hăng say hơn nữa thì đến các sân bãi, trực tiếp coi các cầu thủ và tha hồ la hét ủng hộ các đội nhà. Nếu đến trễ, điều trước nhất chúng ta làm là hỏi xem bên nào thắng chứ không hỏi bên thua. Nếu chẳng may đội mình thua, chúng ta thất vọng vài phút rồi cuộc đời lại tiếp tục như cũ. Thái độ này áp dụng chung cho các biến cố nghiêm trọng hơn: Ai là người thắng trên thế giới này? Kẻ xấu hay người tốt? Satan hay Thượng Đế? Câu trả lời thật khó khăn. Không đức tin, chúng ta chẳng có khả năng xác định dứt khoát: Ai sẽ thắng? Cứ như hiện tình thế giới, đó là kẻ mạnh, kẻ giầu có, quyền lực, thủ đắc nguyên tử, võ khí thông minh: nghĩa là không hẳn người tốt, kẻ đạo đức sẽ là người thắng cuộc. Đừng mơ tưởng vào phù phép tinh thần, nhưng phải là quyền lực vật chất. Thế kỷ XX vừa qua là thế kỷ tàn bạo nhất trong lịch sử loài người, với hai cuộc thế chiến khủng khiếp, giết chết hàng trăm triệu người một lúc. Liệu thế kỷ XXI vừa bắt đầu có tốt lành hơn không? Chẳng có chi bảo đảm. Tuy nhiên bộ phim 'Danh sách Schindler' (Schindler list) cho chúng ta một tia hy vọng. Ông Schindler đã khôn khéo cứu thoát hằng ngàn người Do Thái khỏi lò sát sinh Đức quốc xã trong chiến tránh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Nhu vậy, chúng ta có được điều gì để vui mừng. Nhưng hơn 12 triệu người Do thái khác đã chết thảm thương vì một ý thức hệ ngông cuồng của những kẻ cho mình biết tương lai nhân loại! Bây giờ cũng không thiếu các tiên tri giả tàn bạo cỡ đó. Họ thay thế Thượng đế điều khiển tương lai thế giới tới những mục tiêu “đề ra”. Triệu triệu người sẽ phải hy sinh cho những mục tiêu ngu xuẩn ấy. Vậy thì ai sẽ thắng? Sự thiện hay điều ác? Liệu chúng ta có đang trong phía thất bại không?
Ở đây tôi liên tưởng đến cỏ dại của dụ ngôn hôm nay. Nó được gieo vào ruộng tốt chung với lúa, bởi kẻ thù của chủ ruộng đang giấc ngủ ban đêm. Nó không chỉ ở trong thế giới rộng lớn, mà ngay trong mỗi linh hồn, mỗi gia đình, và cả trong Hội thánh. Gần đây một tín hữu nhiệt thành nói: “ Tôi chẳng thể chịu nổi một hàng tin lớn trên báo chí về các giáo sĩ bê bối và Giám mục bao che nữa!” Nhưng nào đâu đã hết. Nó xuất hiện hầu như hàng ngày. Người ta đua nhau đi tu, nhưng cũng đua nhau bê bối tiền tình, câu chuyện kể như vô tận, bất chấp ơn Chúa Thánh Linh cảnh báo. Tôi nghĩ Giáo hội tiên khởi giữ lại dụ ngôn này và thánh Mattheo trung thành ghi chép cũng là vì những vấn đề chúng ta gặp ngày nay. Các đầy tớ đến hỏi ông chủ: “Thưa ông, thế không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Cỏ lùng ở đâu ra vậy? "Câu hỏi này trong tình hình thế giới hiện thời cũng là nghi vấn của chúng ta: “Tiếng nói cuối cùng là của ai? Điều tốt hay cái dữ? Ai sẽ là người thắng trận?" Chúa Giêsu không đưa ra câu trả lời dễ dãi, nhưng giải thích dụ ngôn cho toàn thể nhân loại: “Kẻ gieo hạt giống là con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái ác thần. Mùa gặt là tận thế. Thợ gặt là các thiên thần…” (đúng ra theo các nhà chú giải đây không phải là dụ ngôn (parabola). Nhưng là biểu dụ (allegory) so sánh từng chi tiết). Nó giải nghĩa lý do tại sao lành dữ cùng tồn tại trên thế gian này, tại sao người tốt có thể trở nên xấu, nhân đức có thể trở thành băng hoại, linh mục có thể biến chất thành giả hình, đau khổ xẩy đến cho người lành, trẻ con hư hỏng…và trăm nghìn băng hoại khác. Hơn nữa nó còn cho hay ranh giới tốt xấu không xa lắm, gần cận với nhau chỉ trong tơ tóc, bám sát vào mỗi cuộc đời, tranh đấu với nhau để có tiếng nói sau cùng. Thiên đàng, hoả ngục khác nhau chỉ một từ “khiêm nhường”. Người trộm lành và người trộm dữ không xa nhau là bao. Cho nên cỏ lùng len lỏi vào trong mọi lãnh vực, ngay cả trong đời sống thiêng liêng của cá nhân, hội đoàn, tu sĩ, Giáo hội…Có những lúc chúng ta tưởng như chắc chắn để đưa ra phán quyết không sai lầm, vậy mà thực tế lại là một ngu xuẩn đớn đau, ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của cả một cộng đoàn, gia đình, xã hội. Chúng ta cố gắng duy trì tiêu chuẩn cho con cái, thành viên, nhưng té ra chỉ là một cái “lầm” vĩ đại, không tha thứ được. Trường hợp các thế lực đền thờ đối xử với Chúa Giêsu là một thí dụ điển hình và nổi tiếng trong lịch sử. Cho nên dụ ngôn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những ai vội vã đoán xét, kết án vv. Nó gợi ý rằng trong trường hợp còn nghi ngờ, chưa đủ các bằng chứng để đi tới kết luận vững chãi, phải cần đến sự khôn ngoan của Thánh Thần. Mặt khác, dụ ngôn còn gợi ý rằng ở vài tình huống dù đã khá chắc chắn, nhưng vẫn chưa thể quyết định ngay lập tức. Thánh Ambrôsio là luật sư đầu tiên đưa ra tục lệ phải hoãn một tháng cho bất cứ cuộc nghi án nào. Người chủ ruộng hôm nay rộng rãi hơn đợi đến mùa thu hoạch và Chúa Giêsu giải nghĩa là cho tới ngày tận thế. Trên thực tế, ông chủ nói: “các anh chưa thấu hiểu mọi sự, hãy để cả hai mọc lên cho đến ngày mùa, các anh chưa đủ nền tảng để kết án, các chúng cứ chưa có mặt đầy đủ.”
Chúa Giêsu, đấng kể dụ ngôn, biết mọi sự từ kinh nghiệm thượng trí của mình, đã chọn 12 tông đồ giúp rao giảng nước Trời. Nếu như nhìn từ những dấu hiệu bên ngoài, chúng ta không thể ngờ rằng hậu quả lại tại hại đến thế! Giuđa là người đáng tin cậy mới được giao phó chức quản lý giữ túi tiền chung. Ai dám trao công việc hệ trọng như vậy cho kẻ không đáng tín nhiệm? Chắc chắn ông đã tỏ ra những dấu hiệu hứa hẹn, đủ lương tâm gánh trách nhiệm, vậy mà cuối cùng lại là một sự đổ vỡ thê thảm! Chúng ta đánh giá thế nào về tính phản bội của Phêrô? Về yếu đức tin của Thômas? Về những người nam, người nữ từng thề hứa trung thành theo Chúa Kitô? Và còn hàng trăm hàng nghìn người khác với chút ít hy vọng thuở ban đầu? Vậy mà Chúa Giêsu vẫn cho họ cơ hội để lớn lên và sinh hoa kết trái. “Bạn chẳng có thể biết trước mọi sự!”
Cho nên dụ ngôn hôm nay là điều hết sức an ủi cho mỗi người chúng ta. Nó là câu truyện của ơn thánh, kiên nhẫn và hy vọng. Ai trong chúng ta mà không phạm lầm lỗi? Thường khi là tày trời, không thể đếm. Nhìn lại quá khứ mỗi người đều hổ thẹn với lương tâm. Nhưng may mắn thay Thiên Chúa còn cho chúng ta thời gian để ăn năn, sửa chữa các lỗi lầm, thời gian để tìm ra những sai sót thiêng liêng và phương pháp uốn nắn. Chúng ta biết ơn Ngài đã kiên nhẫn cùng cực với chúng ta, ban cho chúng ta những trợ giúp cần thiết để hoán cải trở thành những tôi trung của Ngài. Xưa kia là những cỏ dại, lúc này biến đổi thành lúa tốt. Còn chi hạnh phúc hơn? Giả dụ Ngài xét đoán và kết án ngay khi chúng ta phạm tội phản bội với ơn Ngài, thì hỏi bây giờ chúng ta ra sao? Có đúng là một Giuđa khác, một quỷ dữ khác? Tuy nhiên ngay cả tình trạng hiện thời, liệu chúng ta có tìm thấy cỏ dại trong bản thân không? Xin hãy ngay thật tuyên bố là có và có nhiều nữa. Cũng vậy, trong tha nhân chung quanh mình, trong cộng đoàn giáo xứ, tu trì, trong toàn thể Hội thánh. Chúng ta phải cảnh giác không để cỏ dại lấn át lúa tốt, nhưng cũng không nên thất vọng, buông suôi, mà phải phấn đấu trong hy vọng tới mùa gặt mọi sự sẽ được rõ ràng. Dầu sao thì hạt giống tốt, là lời Chúa cũng đã được gieo trong trái tim mỗi người. Nó đã nẩy mầm và đang lớn. Chúng ta không vật lộn một mình với những điều ác. Thiên Chúa cùng chiến đấu với chúng ta. Phụng vụ bài đọc 2 nhắc nhở mỗi người lời thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma: “Có thần khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính thần khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng rên xiết khôn tả. Và Thiên Chúa đấng thấu suốt tâm can, biết thần khí muốn nói gì, vì Thần khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” Khả năng từ xấu trở nên tốt không phải là hiếm trong Giáo hội. Chúng ta từng chứng kiến tội nhân hoán cải thành đấng thánh, như thánh Augustino, thánh Maria Macdala, hay trở nên người của Thiên Chúa như cha Charles de Foucauld. “Không ai có thể biết trước được.” Chúng ta phải tin cậy vào Chúa Giêsu, đấng gieo hạt và biết rõ tình trạng từng hạt một và những gì đang xảy ra trong cánh đồng mình. Ngài sẽ giúp ta sắp xếp cuộc đời mình cho đẹp lòng Thiên Chúa. Tất cả những sự kiện này có thể tóm tắt trong một từ ngữ quen thuộc, nhưng chẳng bao giờ hiểu cho hết. Đó là: ơn thánh Chúa.
Cho nên, dù cảm thấy ngỡ ngàng về tương lai: còn bao nhiêu công việc phải thu xếp, còn bao nhiêu vấn đề phải tháo gỡ, còn bao nhiêu lo âu phải chịu đựng, khắc khoải phải san sẻ, cảm thông để có thể an lòng trước mặt Thiên Chúa? Còn bao nhiêu câu hỏi: Ai sẽ thắng cuộc? Thì dụ ngôn vẫn cho ta tin cậy. Bởi lẽ Thiên Chúa là ông chủ ruộng. Chính Ngài chịu trách nhiệm trên thửa ruộng trần gian. Ngài không vô cảm khi chúng ta vận lộn với cái ác để được phần thanh cao. Chúa không làm ngơ trước những điều phải thực hiện để được nên thánh. Ngài lãnh đạo nhân loại vượt thắng mọi khó khăn, tụt hậu. Tiếng nói cuối cùng của tương lai phải làsự thiện. Vậy thì khi hoàn cảnh trở nên tối tăm cũng đừng hoảng sợ, thất vọng. Dụ ngôn khuyên nhủ chúng ta mường tượng và nhìn ra cánh đồng lúa xanh tươi, chúng ta phải làm gì? Nhu cầu hiện thời ra sao? Nhưng đừng vội vàng hấp tấp. Bạn chẳng thể biết trước mọi sự. Xin Chúa ban cho mỗi người khôn ngoan, sáng suốt để phân định hay dở trong cuộc sống trần gian. Amen.
Lm Jude Siciliano, OP
Thưa quý vị,
Ngay cả các chuyên gia và những người tiên đoán giỏi, nhiều khi vẫn phải chào thua kết quả của các biến cố, các hoàn cảnh bất trắc. Một nhà phân tích bóng đá nắm chắc quy luật thắng thua vẫn phải thừa nhận về một ông bầu: “Anh ta có chút ít kiến thức, nhưng thiếu động cơ”. Nhà phân tích muốn ám chỉ Vince Lombardi, mặc dù thiếu động cơ nhưng là một ông bầu bóng đá thành công. Ông đã từng nói: “thắng không phải là tất cả, nó chỉ là một phần mà thôi”. Tiểu thuyết “Jonathan Livingstone Sea Gull” (con chim biển Jonathan Livingstone) của tác giả Richard Bach bị 18 nhà xuất bản từ chối. Cuối cùng được in năm 1970, và bán được 7 triệu bản riêng ở Hoa Kỳ, trong 5 năm. Một giáo viên dạy nhạc nói với cha mẹ Enrico Caruso rằng cậu không có giọng gì hết. Vậy mà Enrico Caruso là một danh ca nam giọng bắc (tenor) nổi tiếng, từng hát trong các đại hội âm nhạc lớn của thế giới. Sau khi chiếu thử trên màn ảnh, nhà phê bình phim nói về tài tử Fred Astaire: không đóng phim được, bởi vì hói đầu, chỉ có thể nhẩy múa chút ít. Khi đã nổi tiếng Astaire cho viết lại lời bình phẩm, khám vào khung kính và treo nơi trang trọng trong nhà, tức trước lò sưởi gia đình. Ngay cả cha mẹ, nhiều khi cũng không thẩm định đúng khả năng của con cái mình. Cô Louisa May Alcotte được cha mẹ khuyên nhủ tìm một nghề chân tay như học may hay nội chợ. Nhưng cô đã trở nên vũ công danh tiếng trong vở nhạc cổ điển: “The Little Women”, (những người đàn bà bé nhỏ). Cha mẹ cô phải buông lời bình phẩm: “Bạn chẳng thể biết trước!”
Người bố của bà bạn tôi có 1.200 sào đất làm ruộng. Khi suy nghĩ về bài Tin mừng hôm nay, bà nói: lúc rời bỏ gia đình đi học, tôi xa luôn nông trại. Gần đây tôi trở về thăm, đó là mùa đang gieo hạt. Tôi chạy ra cánh đồng ngắm xem nông trại của cha tôi. Tôi nhận ra rằng mình không thể phân biệt lúa mì hay cỏ dại. Chúng nảy mầm giống nhau y hệt. Muốn phân biệt phải đợi đến mùa lúa chín. Đúng như ông chủ ruộng cảnh cáo: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa, cứ để cả hai lớn lên cho đến mùa gặt”. Hay như cha mẹ cô Alcotte: “Bạn chẳng thể biết trước”. Hiện nay đang mùa bóng chày lớn. Những người hâm mộ say mê ngắm các trận bóng trên ti vi, hoặc hăng say hơn nữa thì đến các sân bãi, trực tiếp coi các cầu thủ và tha hồ la hét ủng hộ các đội nhà. Nếu đến trễ, điều trước nhất chúng ta làm là hỏi xem bên nào thắng chứ không hỏi bên thua. Nếu chẳng may đội mình thua, chúng ta thất vọng vài phút rồi cuộc đời lại tiếp tục như cũ. Thái độ này áp dụng chung cho các biến cố nghiêm trọng hơn: Ai là người thắng trên thế giới này? Kẻ xấu hay người tốt? Satan hay Thượng Đế? Câu trả lời thật khó khăn. Không đức tin, chúng ta chẳng có khả năng xác định dứt khoát: Ai sẽ thắng? Cứ như hiện tình thế giới, đó là kẻ mạnh, kẻ giầu có, quyền lực, thủ đắc nguyên tử, võ khí thông minh: nghĩa là không hẳn người tốt, kẻ đạo đức sẽ là người thắng cuộc. Đừng mơ tưởng vào phù phép tinh thần, nhưng phải là quyền lực vật chất. Thế kỷ XX vừa qua là thế kỷ tàn bạo nhất trong lịch sử loài người, với hai cuộc thế chiến khủng khiếp, giết chết hàng trăm triệu người một lúc. Liệu thế kỷ XXI vừa bắt đầu có tốt lành hơn không? Chẳng có chi bảo đảm. Tuy nhiên bộ phim 'Danh sách Schindler' (Schindler list) cho chúng ta một tia hy vọng. Ông Schindler đã khôn khéo cứu thoát hằng ngàn người Do Thái khỏi lò sát sinh Đức quốc xã trong chiến tránh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Nhu vậy, chúng ta có được điều gì để vui mừng. Nhưng hơn 12 triệu người Do thái khác đã chết thảm thương vì một ý thức hệ ngông cuồng của những kẻ cho mình biết tương lai nhân loại! Bây giờ cũng không thiếu các tiên tri giả tàn bạo cỡ đó. Họ thay thế Thượng đế điều khiển tương lai thế giới tới những mục tiêu “đề ra”. Triệu triệu người sẽ phải hy sinh cho những mục tiêu ngu xuẩn ấy. Vậy thì ai sẽ thắng? Sự thiện hay điều ác? Liệu chúng ta có đang trong phía thất bại không?
Ở đây tôi liên tưởng đến cỏ dại của dụ ngôn hôm nay. Nó được gieo vào ruộng tốt chung với lúa, bởi kẻ thù của chủ ruộng đang giấc ngủ ban đêm. Nó không chỉ ở trong thế giới rộng lớn, mà ngay trong mỗi linh hồn, mỗi gia đình, và cả trong Hội thánh. Gần đây một tín hữu nhiệt thành nói: “ Tôi chẳng thể chịu nổi một hàng tin lớn trên báo chí về các giáo sĩ bê bối và Giám mục bao che nữa!” Nhưng nào đâu đã hết. Nó xuất hiện hầu như hàng ngày. Người ta đua nhau đi tu, nhưng cũng đua nhau bê bối tiền tình, câu chuyện kể như vô tận, bất chấp ơn Chúa Thánh Linh cảnh báo. Tôi nghĩ Giáo hội tiên khởi giữ lại dụ ngôn này và thánh Mattheo trung thành ghi chép cũng là vì những vấn đề chúng ta gặp ngày nay. Các đầy tớ đến hỏi ông chủ: “Thưa ông, thế không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Cỏ lùng ở đâu ra vậy? "Câu hỏi này trong tình hình thế giới hiện thời cũng là nghi vấn của chúng ta: “Tiếng nói cuối cùng là của ai? Điều tốt hay cái dữ? Ai sẽ là người thắng trận?" Chúa Giêsu không đưa ra câu trả lời dễ dãi, nhưng giải thích dụ ngôn cho toàn thể nhân loại: “Kẻ gieo hạt giống là con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái ác thần. Mùa gặt là tận thế. Thợ gặt là các thiên thần…” (đúng ra theo các nhà chú giải đây không phải là dụ ngôn (parabola). Nhưng là biểu dụ (allegory) so sánh từng chi tiết). Nó giải nghĩa lý do tại sao lành dữ cùng tồn tại trên thế gian này, tại sao người tốt có thể trở nên xấu, nhân đức có thể trở thành băng hoại, linh mục có thể biến chất thành giả hình, đau khổ xẩy đến cho người lành, trẻ con hư hỏng…và trăm nghìn băng hoại khác. Hơn nữa nó còn cho hay ranh giới tốt xấu không xa lắm, gần cận với nhau chỉ trong tơ tóc, bám sát vào mỗi cuộc đời, tranh đấu với nhau để có tiếng nói sau cùng. Thiên đàng, hoả ngục khác nhau chỉ một từ “khiêm nhường”. Người trộm lành và người trộm dữ không xa nhau là bao. Cho nên cỏ lùng len lỏi vào trong mọi lãnh vực, ngay cả trong đời sống thiêng liêng của cá nhân, hội đoàn, tu sĩ, Giáo hội…Có những lúc chúng ta tưởng như chắc chắn để đưa ra phán quyết không sai lầm, vậy mà thực tế lại là một ngu xuẩn đớn đau, ảnh hưởng nặng nề đến tương lai của cả một cộng đoàn, gia đình, xã hội. Chúng ta cố gắng duy trì tiêu chuẩn cho con cái, thành viên, nhưng té ra chỉ là một cái “lầm” vĩ đại, không tha thứ được. Trường hợp các thế lực đền thờ đối xử với Chúa Giêsu là một thí dụ điển hình và nổi tiếng trong lịch sử. Cho nên dụ ngôn là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những ai vội vã đoán xét, kết án vv. Nó gợi ý rằng trong trường hợp còn nghi ngờ, chưa đủ các bằng chứng để đi tới kết luận vững chãi, phải cần đến sự khôn ngoan của Thánh Thần. Mặt khác, dụ ngôn còn gợi ý rằng ở vài tình huống dù đã khá chắc chắn, nhưng vẫn chưa thể quyết định ngay lập tức. Thánh Ambrôsio là luật sư đầu tiên đưa ra tục lệ phải hoãn một tháng cho bất cứ cuộc nghi án nào. Người chủ ruộng hôm nay rộng rãi hơn đợi đến mùa thu hoạch và Chúa Giêsu giải nghĩa là cho tới ngày tận thế. Trên thực tế, ông chủ nói: “các anh chưa thấu hiểu mọi sự, hãy để cả hai mọc lên cho đến ngày mùa, các anh chưa đủ nền tảng để kết án, các chúng cứ chưa có mặt đầy đủ.”
Chúa Giêsu, đấng kể dụ ngôn, biết mọi sự từ kinh nghiệm thượng trí của mình, đã chọn 12 tông đồ giúp rao giảng nước Trời. Nếu như nhìn từ những dấu hiệu bên ngoài, chúng ta không thể ngờ rằng hậu quả lại tại hại đến thế! Giuđa là người đáng tin cậy mới được giao phó chức quản lý giữ túi tiền chung. Ai dám trao công việc hệ trọng như vậy cho kẻ không đáng tín nhiệm? Chắc chắn ông đã tỏ ra những dấu hiệu hứa hẹn, đủ lương tâm gánh trách nhiệm, vậy mà cuối cùng lại là một sự đổ vỡ thê thảm! Chúng ta đánh giá thế nào về tính phản bội của Phêrô? Về yếu đức tin của Thômas? Về những người nam, người nữ từng thề hứa trung thành theo Chúa Kitô? Và còn hàng trăm hàng nghìn người khác với chút ít hy vọng thuở ban đầu? Vậy mà Chúa Giêsu vẫn cho họ cơ hội để lớn lên và sinh hoa kết trái. “Bạn chẳng có thể biết trước mọi sự!”
Cho nên dụ ngôn hôm nay là điều hết sức an ủi cho mỗi người chúng ta. Nó là câu truyện của ơn thánh, kiên nhẫn và hy vọng. Ai trong chúng ta mà không phạm lầm lỗi? Thường khi là tày trời, không thể đếm. Nhìn lại quá khứ mỗi người đều hổ thẹn với lương tâm. Nhưng may mắn thay Thiên Chúa còn cho chúng ta thời gian để ăn năn, sửa chữa các lỗi lầm, thời gian để tìm ra những sai sót thiêng liêng và phương pháp uốn nắn. Chúng ta biết ơn Ngài đã kiên nhẫn cùng cực với chúng ta, ban cho chúng ta những trợ giúp cần thiết để hoán cải trở thành những tôi trung của Ngài. Xưa kia là những cỏ dại, lúc này biến đổi thành lúa tốt. Còn chi hạnh phúc hơn? Giả dụ Ngài xét đoán và kết án ngay khi chúng ta phạm tội phản bội với ơn Ngài, thì hỏi bây giờ chúng ta ra sao? Có đúng là một Giuđa khác, một quỷ dữ khác? Tuy nhiên ngay cả tình trạng hiện thời, liệu chúng ta có tìm thấy cỏ dại trong bản thân không? Xin hãy ngay thật tuyên bố là có và có nhiều nữa. Cũng vậy, trong tha nhân chung quanh mình, trong cộng đoàn giáo xứ, tu trì, trong toàn thể Hội thánh. Chúng ta phải cảnh giác không để cỏ dại lấn át lúa tốt, nhưng cũng không nên thất vọng, buông suôi, mà phải phấn đấu trong hy vọng tới mùa gặt mọi sự sẽ được rõ ràng. Dầu sao thì hạt giống tốt, là lời Chúa cũng đã được gieo trong trái tim mỗi người. Nó đã nẩy mầm và đang lớn. Chúng ta không vật lộn một mình với những điều ác. Thiên Chúa cùng chiến đấu với chúng ta. Phụng vụ bài đọc 2 nhắc nhở mỗi người lời thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma: “Có thần khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính thần khí cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng rên xiết khôn tả. Và Thiên Chúa đấng thấu suốt tâm can, biết thần khí muốn nói gì, vì Thần khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa.” Khả năng từ xấu trở nên tốt không phải là hiếm trong Giáo hội. Chúng ta từng chứng kiến tội nhân hoán cải thành đấng thánh, như thánh Augustino, thánh Maria Macdala, hay trở nên người của Thiên Chúa như cha Charles de Foucauld. “Không ai có thể biết trước được.” Chúng ta phải tin cậy vào Chúa Giêsu, đấng gieo hạt và biết rõ tình trạng từng hạt một và những gì đang xảy ra trong cánh đồng mình. Ngài sẽ giúp ta sắp xếp cuộc đời mình cho đẹp lòng Thiên Chúa. Tất cả những sự kiện này có thể tóm tắt trong một từ ngữ quen thuộc, nhưng chẳng bao giờ hiểu cho hết. Đó là: ơn thánh Chúa.
Cho nên, dù cảm thấy ngỡ ngàng về tương lai: còn bao nhiêu công việc phải thu xếp, còn bao nhiêu vấn đề phải tháo gỡ, còn bao nhiêu lo âu phải chịu đựng, khắc khoải phải san sẻ, cảm thông để có thể an lòng trước mặt Thiên Chúa? Còn bao nhiêu câu hỏi: Ai sẽ thắng cuộc? Thì dụ ngôn vẫn cho ta tin cậy. Bởi lẽ Thiên Chúa là ông chủ ruộng. Chính Ngài chịu trách nhiệm trên thửa ruộng trần gian. Ngài không vô cảm khi chúng ta vận lộn với cái ác để được phần thanh cao. Chúa không làm ngơ trước những điều phải thực hiện để được nên thánh. Ngài lãnh đạo nhân loại vượt thắng mọi khó khăn, tụt hậu. Tiếng nói cuối cùng của tương lai phải làsự thiện. Vậy thì khi hoàn cảnh trở nên tối tăm cũng đừng hoảng sợ, thất vọng. Dụ ngôn khuyên nhủ chúng ta mường tượng và nhìn ra cánh đồng lúa xanh tươi, chúng ta phải làm gì? Nhu cầu hiện thời ra sao? Nhưng đừng vội vàng hấp tấp. Bạn chẳng thể biết trước mọi sự. Xin Chúa ban cho mỗi người khôn ngoan, sáng suốt để phân định hay dở trong cuộc sống trần gian. Amen.
Lm Jude Siciliano, OP