Dan Lee
07-14-2011, 05:28 PM
KHÔNG MUỘN
Mục sư Martin Luther King, người đấu tranh giành tự do cho nô lệ da đen tại Hoa Kỳ bằng phương pháp bất bạo động đã kể lại câu chuyện như sau:
Chúng tôi đã có dịp viếng thăm bang Kerela ở cực Nam Ấn Độ. Một buổi chiều cuối tuần, chúng tôi đến bãi biển Cap-Comorin, thường được gọi là “nơi tận cùng của thế giới”, vì đây là mũi đất cuối cùng của lục địa Ấn Độ tiếp giáp Ấn Độ Dương.
Trước mắt chúng tôi là đại dương mênh mông, với các đợt sóng nhấp nhô. Nơi đây được gọi là điểm hẹn của ba biển cả: Ấn Độ Dương, biển Ả Rập và vịnh Bengal. Ngồi trên tảng đá nhô ra trên mặt nước, chúng tôi cảm thấy mình bị cuốn hút vào biển cả mênh mông. Trong khi các đợt sóng dồn dập vào mỏm đá, tạo nên một bản nhạc nhịp nhàng, thì về phía tây, chúng tôi nhìn thấy mặt trời đỏ chói đang dần dần đi vào biển cả. Khi mặt trời gần khuất, vợ tôi đánh động tôi và nói: “Xem kìa, Martin, thật là tuyệt vời, phải không?” Tôi đưa mắt nhìn chung quanh và kìa mặt trăng đang từ từ lên khỏi lòng biển trong khi mặt trời chậm chạp đi xuống biển sâu. Khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm mặt đất, nhưng từ phía đông, mặt trăng mọc lên, rực rỡ, chói sáng.
Khi ánh sáng mặt trời tắt dần và dìm chúng ta vào trong bóng tối dày đặc, có thể ví như thời điểm của cái ác và sự dữ lộng hành, biến chúng ta thành nạn nhân của thế lực đen tối. Nhưng hãy nhìn về phía đông, chúng ta sẽ thấy một ánh sáng rực rỡ huy hoàng ngay trong đêm tối. Và đêm đen lại sáng tỏ như ban ngày. Đó là lúc điều thiện và cái tốt đang vươn lên mạnh mẽ. Nếu đã có ánh sáng ban ngày hướng dẫn chúng ta lúc thuận buồm xuôi gió, thì cũng có ánh sáng ban đêm dẫn đưa chúng ta khi bão tố phong ba. Cả hai phải cùng tồn tại để đồng hành với chúng ta đến với nguồn sáng vĩnh cửu là Thiên Chúa.
Đức Giêsu, trong bài Tin mừng hôm nay đã khẳng định lập trường của Thiên Chúa qua dụ ngôn cỏ lùng và lúa tốt. Đầy tớ muốn nhổ cỏ lùng đi, nhưng ông chủ lại bảo: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Kể từ khi nguyên tổ nuốt lấy trái cấm thì sự dữ và cái ác như con bạch tuộc vươn vòi đến mọi mặt của cuộc sống con người. Nó dai dẳng, ngoan cố, lì lợm, không dễ dàng buông tha nếu chúng ta không chống cự lại một cách mãnh liệt, dứt khoát. Chẳng thế mà Kinh thánh đã dùng biểu tượng con rắn để mô tả hành động xảo trá của sự dữ luôn gieo rắc bất hoà trong bản hoà tấu nhịp nhàng của đời sống con người.
Trong dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu khẳng định về sự xuất hiện của cỏ lùng là do kẻ thù đã gieo chúng vào ruộng lúa.
Cho dù kẻ thù đó là Satan hay bởi chính sự lạm dụng tự do của con người, thì cỏ lùng luôn mang đến tai hoạ và chết chóc.
Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian, nhưng mùa gặt đến, nó sẽ bị gom lại và đốt đi. Còn lúa tốt lại được cất vào kho lẫm.
Cho dù cứ để cỏ lùng và lúa tốt cùng lớn lên cho đến mùa gặt, nhưng không phải là để dung túng cho cái ác và để sự dữ lộng hành.
Thiên Chúa có chương trình hành động của Người: Trong hành trình của mỗi con người, vẫn có cỏ lùng mọc chung với lúa tốt, vẫn có cái ác sống chung với cái thiện, vẫn có bóng tối chen lẫn cùng ánh sáng. Đó là cuộc chiến đấu trường kỳ giữa sự lành và sự dữ. Trong lòng người tín hữu rễ cỏ lùng và lúa tốt vẫn đan xen lẫn nhau. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy khi viết: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi cứ làm”. Người tín hữu hay bị cám dỗ ở trong tình trạng chưa là tội nhân mà cũng chưa muốn tìm về thánh thiện.
Khi chiến đấu chống lại sự dữ, chúng ta không chiến đấu đơn độc, có Chúa cùng chiến đấu với chúng ta, như một người Cha đầy yêu thương. Nhưng người không can thiệp để tiêu diệt sự dữ một cách vũ bão, vì Người đã ban cho chúng ta sự tự do, và bởi chúng ta là những con người có trách nhiệm. Sự dữ nào cũng có phần cộng tác của con người, tội lỗi nào cũng mang dấu tay của những kẻ đồng loã. Evà đã chẳng phạm tội nếu bà đừng đưa tay ra hái trái cấm. Để cứu lấy con người luôn luôn sa ngã, Thiên Chúa đã phải nhẫn nại, chờ đợi sự hoán cải tuy rất chậm chạp của họ.
Thiên Chúa yêu thương con người, và không hề quên sót một ai, cho dù họ là những tội nhân:
Nếu Thiên Chúa tỏ ra chậm chạp trong việc chống lại tội lỗi, là để chúng ta có thời gian mà sám hối canh tân.
Nếu chúng ta yếu đuối lầm lỗi, thì Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để can đảm trỗi dậy sau những lần vấp ngã.
Nếu phải bước đi trong bóng đêm tăm tối vì mất niềm hy vọng, thì Người sẽ là ánh sáng dẫn đường để chúng ta đến với niềm tin.
Thiên Chúa khinh ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân, vì Nười chờ đợi nơi họ lòng thống hối để được Người thứ tha. Thiên Chúa khoan dung, độ lượng không phải để dung túng cho các tội nhân, nhưng là để cho họ thời gian thức tỉnh mà quay trở về.
Chúa đã bao dung nhẫn nại với chúng ta. Lẽ nào chúng ta lại thiếu nhân hậu khoan dung với kẻ tội lỗi? Chúa đã yêu thương chúng ta, lẽ nào chúng ta không dùng tình yêu của Người mà hoán cải anh em? Lòng tương xót Chúa muốn kéo chúng ta vào quê hương vĩnh cửu. Nhưng không phải là một cuộc hành trình đơn độc. Trái lại, phải là một ngày hội thắm đẫm tình yêu, đầy ắp tiếng cười.
Sưu tầm
Mục sư Martin Luther King, người đấu tranh giành tự do cho nô lệ da đen tại Hoa Kỳ bằng phương pháp bất bạo động đã kể lại câu chuyện như sau:
Chúng tôi đã có dịp viếng thăm bang Kerela ở cực Nam Ấn Độ. Một buổi chiều cuối tuần, chúng tôi đến bãi biển Cap-Comorin, thường được gọi là “nơi tận cùng của thế giới”, vì đây là mũi đất cuối cùng của lục địa Ấn Độ tiếp giáp Ấn Độ Dương.
Trước mắt chúng tôi là đại dương mênh mông, với các đợt sóng nhấp nhô. Nơi đây được gọi là điểm hẹn của ba biển cả: Ấn Độ Dương, biển Ả Rập và vịnh Bengal. Ngồi trên tảng đá nhô ra trên mặt nước, chúng tôi cảm thấy mình bị cuốn hút vào biển cả mênh mông. Trong khi các đợt sóng dồn dập vào mỏm đá, tạo nên một bản nhạc nhịp nhàng, thì về phía tây, chúng tôi nhìn thấy mặt trời đỏ chói đang dần dần đi vào biển cả. Khi mặt trời gần khuất, vợ tôi đánh động tôi và nói: “Xem kìa, Martin, thật là tuyệt vời, phải không?” Tôi đưa mắt nhìn chung quanh và kìa mặt trăng đang từ từ lên khỏi lòng biển trong khi mặt trời chậm chạp đi xuống biển sâu. Khi mặt trời lặn, bóng tối bao trùm mặt đất, nhưng từ phía đông, mặt trăng mọc lên, rực rỡ, chói sáng.
Khi ánh sáng mặt trời tắt dần và dìm chúng ta vào trong bóng tối dày đặc, có thể ví như thời điểm của cái ác và sự dữ lộng hành, biến chúng ta thành nạn nhân của thế lực đen tối. Nhưng hãy nhìn về phía đông, chúng ta sẽ thấy một ánh sáng rực rỡ huy hoàng ngay trong đêm tối. Và đêm đen lại sáng tỏ như ban ngày. Đó là lúc điều thiện và cái tốt đang vươn lên mạnh mẽ. Nếu đã có ánh sáng ban ngày hướng dẫn chúng ta lúc thuận buồm xuôi gió, thì cũng có ánh sáng ban đêm dẫn đưa chúng ta khi bão tố phong ba. Cả hai phải cùng tồn tại để đồng hành với chúng ta đến với nguồn sáng vĩnh cửu là Thiên Chúa.
Đức Giêsu, trong bài Tin mừng hôm nay đã khẳng định lập trường của Thiên Chúa qua dụ ngôn cỏ lùng và lúa tốt. Đầy tớ muốn nhổ cỏ lùng đi, nhưng ông chủ lại bảo: “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”. Kể từ khi nguyên tổ nuốt lấy trái cấm thì sự dữ và cái ác như con bạch tuộc vươn vòi đến mọi mặt của cuộc sống con người. Nó dai dẳng, ngoan cố, lì lợm, không dễ dàng buông tha nếu chúng ta không chống cự lại một cách mãnh liệt, dứt khoát. Chẳng thế mà Kinh thánh đã dùng biểu tượng con rắn để mô tả hành động xảo trá của sự dữ luôn gieo rắc bất hoà trong bản hoà tấu nhịp nhàng của đời sống con người.
Trong dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu khẳng định về sự xuất hiện của cỏ lùng là do kẻ thù đã gieo chúng vào ruộng lúa.
Cho dù kẻ thù đó là Satan hay bởi chính sự lạm dụng tự do của con người, thì cỏ lùng luôn mang đến tai hoạ và chết chóc.
Cho dù cỏ lùng có bóp nghẹt lúa tốt trong một thời gian, nhưng mùa gặt đến, nó sẽ bị gom lại và đốt đi. Còn lúa tốt lại được cất vào kho lẫm.
Cho dù cứ để cỏ lùng và lúa tốt cùng lớn lên cho đến mùa gặt, nhưng không phải là để dung túng cho cái ác và để sự dữ lộng hành.
Thiên Chúa có chương trình hành động của Người: Trong hành trình của mỗi con người, vẫn có cỏ lùng mọc chung với lúa tốt, vẫn có cái ác sống chung với cái thiện, vẫn có bóng tối chen lẫn cùng ánh sáng. Đó là cuộc chiến đấu trường kỳ giữa sự lành và sự dữ. Trong lòng người tín hữu rễ cỏ lùng và lúa tốt vẫn đan xen lẫn nhau. Thánh Phaolô đã diễn tả chân lý ấy khi viết: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét thì tôi cứ làm”. Người tín hữu hay bị cám dỗ ở trong tình trạng chưa là tội nhân mà cũng chưa muốn tìm về thánh thiện.
Khi chiến đấu chống lại sự dữ, chúng ta không chiến đấu đơn độc, có Chúa cùng chiến đấu với chúng ta, như một người Cha đầy yêu thương. Nhưng người không can thiệp để tiêu diệt sự dữ một cách vũ bão, vì Người đã ban cho chúng ta sự tự do, và bởi chúng ta là những con người có trách nhiệm. Sự dữ nào cũng có phần cộng tác của con người, tội lỗi nào cũng mang dấu tay của những kẻ đồng loã. Evà đã chẳng phạm tội nếu bà đừng đưa tay ra hái trái cấm. Để cứu lấy con người luôn luôn sa ngã, Thiên Chúa đã phải nhẫn nại, chờ đợi sự hoán cải tuy rất chậm chạp của họ.
Thiên Chúa yêu thương con người, và không hề quên sót một ai, cho dù họ là những tội nhân:
Nếu Thiên Chúa tỏ ra chậm chạp trong việc chống lại tội lỗi, là để chúng ta có thời gian mà sám hối canh tân.
Nếu chúng ta yếu đuối lầm lỗi, thì Người sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để can đảm trỗi dậy sau những lần vấp ngã.
Nếu phải bước đi trong bóng đêm tăm tối vì mất niềm hy vọng, thì Người sẽ là ánh sáng dẫn đường để chúng ta đến với niềm tin.
Thiên Chúa khinh ghét tội lỗi nhưng lại yêu mến tội nhân, vì Nười chờ đợi nơi họ lòng thống hối để được Người thứ tha. Thiên Chúa khoan dung, độ lượng không phải để dung túng cho các tội nhân, nhưng là để cho họ thời gian thức tỉnh mà quay trở về.
Chúa đã bao dung nhẫn nại với chúng ta. Lẽ nào chúng ta lại thiếu nhân hậu khoan dung với kẻ tội lỗi? Chúa đã yêu thương chúng ta, lẽ nào chúng ta không dùng tình yêu của Người mà hoán cải anh em? Lòng tương xót Chúa muốn kéo chúng ta vào quê hương vĩnh cửu. Nhưng không phải là một cuộc hành trình đơn độc. Trái lại, phải là một ngày hội thắm đẫm tình yêu, đầy ắp tiếng cười.
Sưu tầm