Dan Lee
07-14-2011, 05:36 PM
CỎ VÀ LÚA II
Có một câu chuyện cổ kể về một ông vua ở Ba Tư muốn dạy cho bốn người con trai một bài học về sự phán đoán. Bốn người con phải lên đường đi tìm một cây đào trong những thời điểm khác nhau. Trước tiên, vào mùa đông nhà vua ra lệnh cho người con trai lớn nhất phải lên đường. Vào mùa xuân, người con kế tiếp phải ra đi. Đến mùa hè, người con thứ ba ra đi. Cuối cùng, khi mùa thu về người con út phải ra đi. Sau đó nhà vua đã gọi tất cả bốn anh em lại để hỏi xem họ diễn tả cây đào như thế nào.
Người con cả nói cây đào giống như một gốc cây khẳng khiu trơ trụi. Người con thứ cãi lại, cây đào nở đầy hoa mầu hồng rực rỡ. Người con thứ ba không đồng ý, cây đào cành lá xanh tươi. Người con thứ tư nói tất cả các anh đều sai. Đối với anh, nó đeo đầy trái trên cành!
“Này các con”, nhà vua nói, “mỗi người đều đúng cả”. Trong khi nhìn vào những cặp mắt lúng túng của các con, nhà vua giải thích. “Các con thấy đó, mỗi người đã nhìn thấy cây đào trong mỗi mùa khác nhau, do đó tất cả các con đã diễn tả rất đúng điều đã nhìn thấy. Bài học cho các con là phải từ bỏ sự phán đoán của mình cho tới khi các con nhìn thấy cây đào trong bốn mùa của nó”.
Đây chính là bài học Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua dụ ngôn cỏ lùng: “Hãy cứ để cả hai, lúa và cỏ lùng, mọc lên cho đến mùa gặt”. Đến mùa gặt là ngày tận thế, sẽ biết được ai xấu ai tốt, và Thiên Chúa sẽ phán đoán và xét xử họ.
Chúa Giêsu đã so sánh những người Kitô hữu chân chính của Nước Trời giống như hạt cải bé nhỏ, như men trong bột. Khi so sánh như thế Chúa muốn chúng ta là những con người năng động, tích cực vì Nước Trời. Hãy nhìn vào lịch sử của Kitô giáo, lúc ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ Kitô hữu ở Giêrusalem, đến nay đã ảnh hưởng trên toàn thế giới. Hãy nhớ rằng 1 ounce men, khoảng 28.35 grams, có thể làm 17 pound bột, khoảng 7.718kg, dậy men.
Trong phần chú giải về dụ ngôn men trong bột, William Barclay đã nói lên cái thành quả của men Kitô giáo trong việc biến đổi thế giới trần gian này như sau:
1. Kitô giáo đã biến đổi đời sống các cá nhân. Trong I Cor 6, 9-10 thánh Phaolô đã liệt kê ra một danh sách những điều ghê tởm của con người tội lỗi, rồi ngài nói: “Trước kia, có vài người trong anh em đã là như thế. Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính...” Sự biến đổi của Kitô giáo bắt đầu từ đời sống cá nhân, vì qua Chúa Kitô, nạn nhân của cám dỗ có thể trở thành người chiến thắng.
2. Kitô giáo đã biến đổi đời sống của phụ nữ. Lời cầu nguyện của một người đàn ông Do Thái vào ban sáng là tạ ơn Thiên Chúa vì đã không tạo dựng nên ông là một người ngoại đạo, một nô lệ hay một người phụ nữ! Trong văn hóa Hy Lạp, người phụ nữ phải sống ẩn dật, làm việc nội trợ... Trong những vùng đất ở phương đông, nhất là một gia đình du mục: người cha được ngồi trên lưng lừa; người mẹ phải đi bộ, và có thể còn phải mang vác một gánh nặng. Lịch sử chứng tỏ rằng Kitô giáo đã biến đổi thân phận và đời sống của phụ nữ.
3. Kitô giáo đã biến đổi đời sống của người yếu đuối và bệnh nhân. Trong cuộc sống chưa văn minh, họ bị coi là một mối phiền muộn. Ở Sparta, một trẻ thơ khi vừa sinh ra, phải nộp để khám xét; nếu khoẻ mạnh, nó được phép sống; nếu yếu đuối hay dị dạng, sẽ bị phơi nắng cho đến chết ở bên sườn núi... Kitô giáo là đức tin đầu tiên chú ý vào những sự đau khổ của cuộc sống.
4. Kitô giáo đã biến đổi đời sống cho người già. Giống như người yếu, người già là một sự quấy rầy... Người già, sau thời gian làm việc đã hoàn tất, không còn thích hợp với bất cứ điều gì hơn là bị loại trừ ra trên đống rác của cuộc sống. Kitô giáo là đức tin đầu tiên coi con người như là những ngôi vị chứ không phải là những dụng cụ có khả năng làm việc càng nhiều càng tốt.
5. Kitô giáo biến đổi đời sống cho trẻ thơ. Trong thời Chúa Giêsu những vụ ly dị xảy ra lan tràn. Con cái là mối phiền muộn; và theo thói quen thường xảy ra là cứ để mặc cho trẻ em chết một cách bi thảm. Trong thời xa xưa trẻ em có nhiều dịp để chết trước khi bắt đầu sống. Chỉ một nhóm nhỏ những người Kitô giáo đã làm thay đổi tất cả vấn đề này.
Ảnh hưởng của Kitô giáo được chứng minh bằng sức mạnh mang tính chất giống như men trong bột của một số nhỏ những người theo Chúa Kitô. Điều này giúp ta hiểu tại sao sách Công vụ Tông đồ đã ghi rằng khi Kitô giáo đến Thessalonica, những người Do Thái phải kêu la lên: “Những người đã làm điên đảo thế giới nay đã có mặt ở đây”.
Bất cứ ai hỏi rằng “Kitô giáo đã làm gì cho thế giới”? Cũng phải nhìn nhận một sức mạnh biến đổi nơi các Kitô hữu trong mọi thời đại. Lịch sử đã chứng minh điều này. Chúng ta có quyền lạc quan, tin tưởng, và hy vọng vào tương lai. Lời Chúa nói trong các dụ ngôn cỏ lùng. Dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột không bao giờ sai. Và câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là liệu chúng ta có dám tiếp tục đứng chung với những người Kitô hữu sơ khởi đấu tranh cho sự sống của con người, nhất là bênh vực cho các trẻ em chưa sinh ra, còn trong bụng mẹ không?
Sưu tầm
Có một câu chuyện cổ kể về một ông vua ở Ba Tư muốn dạy cho bốn người con trai một bài học về sự phán đoán. Bốn người con phải lên đường đi tìm một cây đào trong những thời điểm khác nhau. Trước tiên, vào mùa đông nhà vua ra lệnh cho người con trai lớn nhất phải lên đường. Vào mùa xuân, người con kế tiếp phải ra đi. Đến mùa hè, người con thứ ba ra đi. Cuối cùng, khi mùa thu về người con út phải ra đi. Sau đó nhà vua đã gọi tất cả bốn anh em lại để hỏi xem họ diễn tả cây đào như thế nào.
Người con cả nói cây đào giống như một gốc cây khẳng khiu trơ trụi. Người con thứ cãi lại, cây đào nở đầy hoa mầu hồng rực rỡ. Người con thứ ba không đồng ý, cây đào cành lá xanh tươi. Người con thứ tư nói tất cả các anh đều sai. Đối với anh, nó đeo đầy trái trên cành!
“Này các con”, nhà vua nói, “mỗi người đều đúng cả”. Trong khi nhìn vào những cặp mắt lúng túng của các con, nhà vua giải thích. “Các con thấy đó, mỗi người đã nhìn thấy cây đào trong mỗi mùa khác nhau, do đó tất cả các con đã diễn tả rất đúng điều đã nhìn thấy. Bài học cho các con là phải từ bỏ sự phán đoán của mình cho tới khi các con nhìn thấy cây đào trong bốn mùa của nó”.
Đây chính là bài học Chúa Giêsu đã dạy chúng ta qua dụ ngôn cỏ lùng: “Hãy cứ để cả hai, lúa và cỏ lùng, mọc lên cho đến mùa gặt”. Đến mùa gặt là ngày tận thế, sẽ biết được ai xấu ai tốt, và Thiên Chúa sẽ phán đoán và xét xử họ.
Chúa Giêsu đã so sánh những người Kitô hữu chân chính của Nước Trời giống như hạt cải bé nhỏ, như men trong bột. Khi so sánh như thế Chúa muốn chúng ta là những con người năng động, tích cực vì Nước Trời. Hãy nhìn vào lịch sử của Kitô giáo, lúc ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ Kitô hữu ở Giêrusalem, đến nay đã ảnh hưởng trên toàn thế giới. Hãy nhớ rằng 1 ounce men, khoảng 28.35 grams, có thể làm 17 pound bột, khoảng 7.718kg, dậy men.
Trong phần chú giải về dụ ngôn men trong bột, William Barclay đã nói lên cái thành quả của men Kitô giáo trong việc biến đổi thế giới trần gian này như sau:
1. Kitô giáo đã biến đổi đời sống các cá nhân. Trong I Cor 6, 9-10 thánh Phaolô đã liệt kê ra một danh sách những điều ghê tởm của con người tội lỗi, rồi ngài nói: “Trước kia, có vài người trong anh em đã là như thế. Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính...” Sự biến đổi của Kitô giáo bắt đầu từ đời sống cá nhân, vì qua Chúa Kitô, nạn nhân của cám dỗ có thể trở thành người chiến thắng.
2. Kitô giáo đã biến đổi đời sống của phụ nữ. Lời cầu nguyện của một người đàn ông Do Thái vào ban sáng là tạ ơn Thiên Chúa vì đã không tạo dựng nên ông là một người ngoại đạo, một nô lệ hay một người phụ nữ! Trong văn hóa Hy Lạp, người phụ nữ phải sống ẩn dật, làm việc nội trợ... Trong những vùng đất ở phương đông, nhất là một gia đình du mục: người cha được ngồi trên lưng lừa; người mẹ phải đi bộ, và có thể còn phải mang vác một gánh nặng. Lịch sử chứng tỏ rằng Kitô giáo đã biến đổi thân phận và đời sống của phụ nữ.
3. Kitô giáo đã biến đổi đời sống của người yếu đuối và bệnh nhân. Trong cuộc sống chưa văn minh, họ bị coi là một mối phiền muộn. Ở Sparta, một trẻ thơ khi vừa sinh ra, phải nộp để khám xét; nếu khoẻ mạnh, nó được phép sống; nếu yếu đuối hay dị dạng, sẽ bị phơi nắng cho đến chết ở bên sườn núi... Kitô giáo là đức tin đầu tiên chú ý vào những sự đau khổ của cuộc sống.
4. Kitô giáo đã biến đổi đời sống cho người già. Giống như người yếu, người già là một sự quấy rầy... Người già, sau thời gian làm việc đã hoàn tất, không còn thích hợp với bất cứ điều gì hơn là bị loại trừ ra trên đống rác của cuộc sống. Kitô giáo là đức tin đầu tiên coi con người như là những ngôi vị chứ không phải là những dụng cụ có khả năng làm việc càng nhiều càng tốt.
5. Kitô giáo biến đổi đời sống cho trẻ thơ. Trong thời Chúa Giêsu những vụ ly dị xảy ra lan tràn. Con cái là mối phiền muộn; và theo thói quen thường xảy ra là cứ để mặc cho trẻ em chết một cách bi thảm. Trong thời xa xưa trẻ em có nhiều dịp để chết trước khi bắt đầu sống. Chỉ một nhóm nhỏ những người Kitô giáo đã làm thay đổi tất cả vấn đề này.
Ảnh hưởng của Kitô giáo được chứng minh bằng sức mạnh mang tính chất giống như men trong bột của một số nhỏ những người theo Chúa Kitô. Điều này giúp ta hiểu tại sao sách Công vụ Tông đồ đã ghi rằng khi Kitô giáo đến Thessalonica, những người Do Thái phải kêu la lên: “Những người đã làm điên đảo thế giới nay đã có mặt ở đây”.
Bất cứ ai hỏi rằng “Kitô giáo đã làm gì cho thế giới”? Cũng phải nhìn nhận một sức mạnh biến đổi nơi các Kitô hữu trong mọi thời đại. Lịch sử đã chứng minh điều này. Chúng ta có quyền lạc quan, tin tưởng, và hy vọng vào tương lai. Lời Chúa nói trong các dụ ngôn cỏ lùng. Dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột không bao giờ sai. Và câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là liệu chúng ta có dám tiếp tục đứng chung với những người Kitô hữu sơ khởi đấu tranh cho sự sống của con người, nhất là bênh vực cho các trẻ em chưa sinh ra, còn trong bụng mẹ không?
Sưu tầm