Dan Lee
07-16-2011, 06:37 PM
MẦU NHIỆM SỰ DỮ
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta phải đối mặt với biết bao những đau khổ bởi chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, bất công, nghèo đói và cả tội lỗi nữa… Tất cả những điều đó, có thể gọi chung là sự dữ. Đối diện với sự dữ nhiều người đã phải tự hỏi về sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Lời Chúa qua dụ ngôn “Cỏ lùng” chúng ta vừa nghe đã phần nào giúp chúng ta hiểu được phần nào về Mầu nhiệm sự dữ trong thế giới hôm nay và về Thiên Chúa chúng ta tôn thờ.
1. Thiên Chúa là nguồn sự thánh thiện:
Trước hết, chúng ta cần xác tín lại một lần nữa với nhau: Thiên Chúa là Đấng Thánh như lời ngôn sứ Isaia, khi ông tuyên xưng Ngài là Đấng ba lần Thánh, mà Giáo Hội vẫn lập lại sau mỗi lời Tiền tụng: “Thánh, Thánh, Thánh …” (x. Is 6, 6). Không chỉ là Đấng Thánh, Thiên Chúa còn là nguồn mọi sự thánh thiện. Điều này được sách Sáng thế diễn tả thật cụ thể qua điệp khúc: “Thiên Chúa thấy thế là tốt lành” (St 1, 10. 12. 18. 21. 25) sau mỗi ngày sáng tạo. Như thế, mọi sự tốt lành, thiện hảo đều đến từ Thiên Chúa. Ý tưởng này cũng được khẳng định gián tiếp qua lời thắc mắc của những người đầy tớ khi họ hỏi ông chủ: “Thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao?” (Mt 13, 27). Nếu Thiên Chúa là Đấng tốt lành, thánh thiện thế thì tại sao trong thế giới hôm nay vẫn còn đầy dẫy những đau khổ, bệnh tật, chết chóc? Đó không chỉ là vấn nạn của chúng ta hôm nay, nhưng còn là vấn nạn chung của con người qua muôn thế hệ. Những người đầy tớ trong bài Tin mừng cũng đã phải hỏi chủ ruộng: “Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?” (Mt 13, 27).
2. Sự dữ trong thế giới:
Đứng trước câu hỏi của các đầy tớ, người chủ ruộng đã trả lời: “Người thù của ta đã làm như thế”. Câu trả lời này đưa ra cho chúng ta hai vấn đề:
Trước hết, sự dữ là một thực tế có thật trong cuộc sống của chúng ta. Nó biểu hiện rất cụ thể qua chiến tranh, loạn lạc, tai ương, thiên tai, những bất công trong xã hội, nhất là tội lỗi mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong cuộc sống. Chúng ta không thể tránh né mà cho rằng không có sự dữ. Nhưng ranh giới giữa sự dữ và sự thiện; giữa “lúa” và “cỏ lùng” trong thực tế thì không thật rõ ràng. Chúng ta không thể cho rằng điều này là sự dữ, còn điều kia là điều tốt. Nói đến đây, tôi nhớ chuyện “Tái ông mất ngựa”.
Chuyện kể rằng: Tái ông có một con ngựa, một hôm đang khi cho đi ăn thì lạc mất con ngựa. Nghe tin, hàng xóm đến chia buồn, nhưng Tái ông thì lại trả lời: “Không chừng mất ngựa mà lại là điều hay cho tôi”. Một thời gian sau, con ngựa của ông trở về và dắt theo một con ngựa khác. Nghe tin, hàng xóm đến chúc mừng ông, nhưng ông lại trả lời: “Không chừng được ngựa mà lại là điều xui cho tôi”. Ít lâu sau, người con trai của ông trong lúc tập cưỡi con ngựa mới đã té ngã gãy chân. Nghe tin, hàng xóm lại đến chia buồn với ông, nhưng Tái ông lại trả lời: “Không chừng con tôi gãy chân mà lại là điều hay cho tôi”. Một thời gian
sau, đất nước có chiến tranh và con trai ông vì gãy chân mà không phải ra chiến trường.
Mặt khác, chúng ta cũng không thể đánh giá người này là tốt, còn người kia là xấu, vì cái nhìn của chúng ta không khách quan đủ, và cũng không nhìn hết mọi mặt của một con người. Hơn nữa, con người là một tạo vật có tự do, nên việc đánh giá còn khó khăn hơn. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng có cảm nghiệm như thánh Phaolô: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm…Bởi đó, tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sâu trong các chi thể tôi.” (Rm 7, 15. 21-23).
Thế đó, ranh giới giữa sự dữ và điều tốt không phải là ở những gì ta thấy ở bên ngoài. Cỏ lùng và lúa vẫn còn lẫn lộn với nhau trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong từng người chúng ta. Điều tốt và điều xấu chỉ cách nhau một ý hướng, một nguyên nhân thúc đẩy hành động. Thấy rõ điều đó, nên Thiên Chúa rất nhân hậu và khoan dung khi xét đoán. Tác giả sách Khôn ngoan trong bài đọc một viết: “Vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người… vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành” (Kn 12, 16a. 18a). Lòng nhân hậu này còn được diễn tả thật rõ nét qua lời đáp của ông chủ với những người đầy tớ, khi họ xin đi nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt” (Mt 13, 29-30a).
Kế đó, dụ ngôn còn cho chúng ta thấy nguyên nhân của sự dữ là ma quỷ, kẻ thù của Thiên Chúa, như lời giải thích của chính Chúa Giêsu: “Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỉ” (Mt 13, 39a). Hành động của nó thật lén lút, vào chính những lúc chúng ta không ngờ. Tin mừng thuật lại: “Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa” (Mt 13, 25). Cùng với ma quỉ, nguyên nhân sự dữ còn do sự lạm dụng tự do Thiên Chúa đã ban, của chính từng người chúng ta. Trong vườn địa đàng, tổ tông của chúng ta và từng người chúng ta hôm nay nhiều khi đã không biết sử dụng tự do của mình cho đúng. Việc làm của chúng ta bị chi phối bởi những đam mê và tính ích kỷ hơn là vì lẽ phải.
Tóm lại, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn là nguồn của mọi sự tốt lành, thánh thiện. Còn Sự dữ là do ma quỷ mà ra. Đồng thời, trong cuộc sống trần thế và ngay trong từng con người của chúng ta lúa và cỏ lùng vẫn đang còn chung sống lẫn lộn.
3. Lời mời gọi tỉnh thức:
Vì thế, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước mọi cơn cám dỗ. Chúng thường đến vào lúc “đêm khuya khi chúng ta đang ngủ”, nghĩa là lúc chúng ta không ngờ, thiếu đề phòng nhất để gieo “cỏ lùng”. Cỏ lùng đó có thể là một cơn nóng giận, một sự tự ái, hay lòng tự trọng của chúng ta bị người khác gièm pha. Đồng thời, chúng ta cũng phải hết sức vun xới và chăm bón cho “cây lúa” trong mỗi người chúng ta được phát triển nhờ việc luôn gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần như lời nhắc bảo của thánh Phaolô: “Có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta” (Rm 8, 26).
Giờ đây, chúng ta hãy dọn mình lãnh nhận Thánh Thể cách sốt sắng. Nhờ đó, chúng ta đủ sức mạnh để vượt thắng sự lấn át của cỏ lùng và ngày sau hết đáng nhận được phần thưởng như lời Chúa hứa trong bài Tin mừng: “Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình” (Mt 13, 43). Amen.
Lm Trần Thanh Sơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta phải đối mặt với biết bao những đau khổ bởi chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, bất công, nghèo đói và cả tội lỗi nữa… Tất cả những điều đó, có thể gọi chung là sự dữ. Đối diện với sự dữ nhiều người đã phải tự hỏi về sự hiện diện và quyền năng của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Lời Chúa qua dụ ngôn “Cỏ lùng” chúng ta vừa nghe đã phần nào giúp chúng ta hiểu được phần nào về Mầu nhiệm sự dữ trong thế giới hôm nay và về Thiên Chúa chúng ta tôn thờ.
1. Thiên Chúa là nguồn sự thánh thiện:
Trước hết, chúng ta cần xác tín lại một lần nữa với nhau: Thiên Chúa là Đấng Thánh như lời ngôn sứ Isaia, khi ông tuyên xưng Ngài là Đấng ba lần Thánh, mà Giáo Hội vẫn lập lại sau mỗi lời Tiền tụng: “Thánh, Thánh, Thánh …” (x. Is 6, 6). Không chỉ là Đấng Thánh, Thiên Chúa còn là nguồn mọi sự thánh thiện. Điều này được sách Sáng thế diễn tả thật cụ thể qua điệp khúc: “Thiên Chúa thấy thế là tốt lành” (St 1, 10. 12. 18. 21. 25) sau mỗi ngày sáng tạo. Như thế, mọi sự tốt lành, thiện hảo đều đến từ Thiên Chúa. Ý tưởng này cũng được khẳng định gián tiếp qua lời thắc mắc của những người đầy tớ khi họ hỏi ông chủ: “Thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao?” (Mt 13, 27). Nếu Thiên Chúa là Đấng tốt lành, thánh thiện thế thì tại sao trong thế giới hôm nay vẫn còn đầy dẫy những đau khổ, bệnh tật, chết chóc? Đó không chỉ là vấn nạn của chúng ta hôm nay, nhưng còn là vấn nạn chung của con người qua muôn thế hệ. Những người đầy tớ trong bài Tin mừng cũng đã phải hỏi chủ ruộng: “Vậy cỏ lùng tự đâu mà có?” (Mt 13, 27).
2. Sự dữ trong thế giới:
Đứng trước câu hỏi của các đầy tớ, người chủ ruộng đã trả lời: “Người thù của ta đã làm như thế”. Câu trả lời này đưa ra cho chúng ta hai vấn đề:
Trước hết, sự dữ là một thực tế có thật trong cuộc sống của chúng ta. Nó biểu hiện rất cụ thể qua chiến tranh, loạn lạc, tai ương, thiên tai, những bất công trong xã hội, nhất là tội lỗi mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày trong cuộc sống. Chúng ta không thể tránh né mà cho rằng không có sự dữ. Nhưng ranh giới giữa sự dữ và sự thiện; giữa “lúa” và “cỏ lùng” trong thực tế thì không thật rõ ràng. Chúng ta không thể cho rằng điều này là sự dữ, còn điều kia là điều tốt. Nói đến đây, tôi nhớ chuyện “Tái ông mất ngựa”.
Chuyện kể rằng: Tái ông có một con ngựa, một hôm đang khi cho đi ăn thì lạc mất con ngựa. Nghe tin, hàng xóm đến chia buồn, nhưng Tái ông thì lại trả lời: “Không chừng mất ngựa mà lại là điều hay cho tôi”. Một thời gian sau, con ngựa của ông trở về và dắt theo một con ngựa khác. Nghe tin, hàng xóm đến chúc mừng ông, nhưng ông lại trả lời: “Không chừng được ngựa mà lại là điều xui cho tôi”. Ít lâu sau, người con trai của ông trong lúc tập cưỡi con ngựa mới đã té ngã gãy chân. Nghe tin, hàng xóm lại đến chia buồn với ông, nhưng Tái ông lại trả lời: “Không chừng con tôi gãy chân mà lại là điều hay cho tôi”. Một thời gian
sau, đất nước có chiến tranh và con trai ông vì gãy chân mà không phải ra chiến trường.
Mặt khác, chúng ta cũng không thể đánh giá người này là tốt, còn người kia là xấu, vì cái nhìn của chúng ta không khách quan đủ, và cũng không nhìn hết mọi mặt của một con người. Hơn nữa, con người là một tạo vật có tự do, nên việc đánh giá còn khó khăn hơn. Với kinh nghiệm bản thân, chắc hẳn quý ông bà anh chị em cũng có cảm nghiệm như thánh Phaolô: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm…Bởi đó, tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sâu trong các chi thể tôi.” (Rm 7, 15. 21-23).
Thế đó, ranh giới giữa sự dữ và điều tốt không phải là ở những gì ta thấy ở bên ngoài. Cỏ lùng và lúa vẫn còn lẫn lộn với nhau trong cuộc sống hiện tại và ngay cả trong từng người chúng ta. Điều tốt và điều xấu chỉ cách nhau một ý hướng, một nguyên nhân thúc đẩy hành động. Thấy rõ điều đó, nên Thiên Chúa rất nhân hậu và khoan dung khi xét đoán. Tác giả sách Khôn ngoan trong bài đọc một viết: “Vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người… vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành” (Kn 12, 16a. 18a). Lòng nhân hậu này còn được diễn tả thật rõ nét qua lời đáp của ông chủ với những người đầy tớ, khi họ xin đi nhổ cỏ lùng trong ruộng lúa: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt” (Mt 13, 29-30a).
Kế đó, dụ ngôn còn cho chúng ta thấy nguyên nhân của sự dữ là ma quỷ, kẻ thù của Thiên Chúa, như lời giải thích của chính Chúa Giêsu: “Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỉ” (Mt 13, 39a). Hành động của nó thật lén lút, vào chính những lúc chúng ta không ngờ. Tin mừng thuật lại: “Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa” (Mt 13, 25). Cùng với ma quỉ, nguyên nhân sự dữ còn do sự lạm dụng tự do Thiên Chúa đã ban, của chính từng người chúng ta. Trong vườn địa đàng, tổ tông của chúng ta và từng người chúng ta hôm nay nhiều khi đã không biết sử dụng tự do của mình cho đúng. Việc làm của chúng ta bị chi phối bởi những đam mê và tính ích kỷ hơn là vì lẽ phải.
Tóm lại, chúng ta thấy Thiên Chúa luôn là nguồn của mọi sự tốt lành, thánh thiện. Còn Sự dữ là do ma quỷ mà ra. Đồng thời, trong cuộc sống trần thế và ngay trong từng con người của chúng ta lúa và cỏ lùng vẫn đang còn chung sống lẫn lộn.
3. Lời mời gọi tỉnh thức:
Vì thế, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác trước mọi cơn cám dỗ. Chúng thường đến vào lúc “đêm khuya khi chúng ta đang ngủ”, nghĩa là lúc chúng ta không ngờ, thiếu đề phòng nhất để gieo “cỏ lùng”. Cỏ lùng đó có thể là một cơn nóng giận, một sự tự ái, hay lòng tự trọng của chúng ta bị người khác gièm pha. Đồng thời, chúng ta cũng phải hết sức vun xới và chăm bón cho “cây lúa” trong mỗi người chúng ta được phát triển nhờ việc luôn gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần như lời nhắc bảo của thánh Phaolô: “Có Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của chúng ta” (Rm 8, 26).
Giờ đây, chúng ta hãy dọn mình lãnh nhận Thánh Thể cách sốt sắng. Nhờ đó, chúng ta đủ sức mạnh để vượt thắng sự lấn át của cỏ lùng và ngày sau hết đáng nhận được phần thưởng như lời Chúa hứa trong bài Tin mừng: “Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong Nước của Cha mình” (Mt 13, 43). Amen.
Lm Trần Thanh Sơn.