Dan Lee
07-29-2011, 07:52 PM
PHÉP LẠ DO TÌNH THƯƠNG
Suy niệm Lời Chúa CN 18 TN A
Đã có một thời, bà con ta xếp hàng trước cửa hàng nhà nước để mua từng ký gạo thường xuyên ẩm, từng ký cá nhiều lúc ươn, mua cả chút dầu, chút muối tiêu bột ngọt… Tất cả phải mua bằng tiền.
Lúc ấy, không thiếu những người không có gạo ăn, vì không có tiền để mua, và có khi cả nhà năm bảy con người ta phải sống qua ngày bằng những củ nần luộc đến năm bảy nước rồi, mà khi ăn vào vẫn bị rối loạn tiêu hóa hay bị phù, bị ngứa đôi ba ngày không khỏi.
Ngay hôm nay, cuộc sống có khá hơn một chút, thì bức tranh tương phản giàu nghèo còn rõ nét hơn: vẫn còn bao nhiêu người quanh ta đang đói ăn đói mặc, hoặc ăn bữa nay lo bữa mai, và ngược lại, có khối người phung phí tiêu xài bỏ cả bạc triệu, bạc tỷ mua những cuộc vui chơi vô độ nếu không nói là mua lấy cho mình cái tàn lụi nhân phẩm và sự chết ngàn thu. Họ là những con người duy vật, chỉ biết có cuộc sống phàm trần này, và chỉ biết lo sao cho cuộc sống phàm trần này sung túc để hưởng thụ. Họ không bận tân đến những người thiếu đói, hoặc nếu có thì cũng là chút bố thí của ăn cắp để cho thiên hạ biết ta đây cũng có nghĩa có nghì! Trong số những con người duy vật đó, có thể có tôi, có bạn, có cả những người công giáo bị tiêm nhiễm lối sống rất thực dụng của xã hội trần tục.
Bài đọc 1, Is 55, 1-3 hôm nay, Tiên tri Isaia không chỉ cho ta xem bức tranh tương phản của xã hội thời ấy mà còn gửi đến cho mọi người một thông điệp vui mừng của Thiên Chúa: "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ, và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị.”
Như vậy, tiên tri Isaia, cho biết Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Thiên Chúa hiểu thấu cuộc sống của con người: luôn đói, khát, luôn cần của ăn, thức uống, Thiên Chúa trách cứ những người không biết dùng tiền của mà lo cho sự sống mình, Thiên Chúa mời con người đến với cuộc sống vĩnh cửu: Nghe lời Chúa, ăn của ăn của Chúa.
Thánh vịnh 144 nối tiếp trình bày sự quan tâm ấy: “Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (x. c. 16).
Bài Tin Mừng, Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã cụ thể chứng minh lòng Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Ngài “chạnh lòng thương” đoàn dân theo Ngài, Ngài chữa bệnh cho họ và bảo các môn đệ “chính anh em hãy lo cho họ ăn”
Nếu theo cách xử trí của các môn đệ là “giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn", nghĩa là, để ai nấy tự lo tự liệu cho cuộc sống của mình, thì cả thầy cả trò đều khỏe khoắn hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không đồng ý cách giải quyết vô cảm, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm như thế. Ngài nhận lấy trách nhiệm phát sinh do lòng thương và Ngài muốn các môn đệ Ngài học bài tình thương và trách nhiệm ngay trong tình huống khó khăn nhất: “Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi”. “Có mua hết 200đ bạc bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi người một miếng nhỏ”. (x Ga 6,1-13) “Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!” (x Ga 6,1-13).
Chiều hôm ấy, buổi chiều đáng nhớ, buổi chiều phép lạ của tình thương. Nếu em bé kia khư khư giữ lại “năm chiếc bánh và hai con cá” cho phần sống của mình và không bằng lòng giao cho các môn đệ và Chúa Giêsu, thì điều gì sẽ xảy ra? Gần 10 ngàn người chết đói chăng? Thiết tưởng không phải vậy. Nhưng bài học của phép lạ bánh hóa ra nhiều ở chỗ: lòng bác ái đơn sơ của em bé là khởi điểm của phép lạ. Có thể nói Chúa Giêsu ‘chạnh lòng thương” dân chúng và càng “chạnh lòng thương hơn” khi thấy một em bé biết “chạnh lòng thương” sẵn sàng nhường phần ăn của mình để không phải “chia năm sẻ bảy” mà là “chia năm ngàn, sẻ bảy ngàn”.
Nếu chỉ với “năm chiếc bánh và hai con cá” của em bé “chạnh lòng thương” kia được quyền năng và tình thương của Chúa Giêsu can thiệp vào có thể nuôi năm ngàn người, thì cũng vậy, dù là chút cố gắng đơn sơ nhỏ bé vì tình thương và trách nhiệm của chúng ta khi được Chúa Giêsu chạm đến, chắc hẳn, chúng ta cũng nuôi sống được mình và nhiều người khác.
Đoàn dân đông đảo đang theo Chúa, không ở xa chúng ta, nhưng rất gần chúng ta, ngay trong gia đình ta: con cái , ngay trong những người chung quanh ta: tha nhân. Việc có con cái và lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái học trở thành gánh nặng cho các gia đình thời nay, không phải vì thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém, và lý do nhân mãn cách nào đó cũng chỉ là một ngụy biện cho việc con người thời nay muốn cho mình có một cuộc sống thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, ích kỷ hơn. Tồi tệ hơn nữa khi xã hội nhân danh chủ trương giảm sinh tránh nhân mãn để phồn vinh hạnh phúc mà tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trẻ già cứ an tâm sống thử, an tâm hưởng lạc trong, ngoài hôn nhân mà không chút tình thương, không chút trách nhiệm.
Sao không giữ được truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông bà ta xưa rằng “mỗi đứa con là một lộc Trời”, ấy vậy mới có những đứa con được đặt tên là Đỗ Mười, Nguyễn văn Mười Hai, Lê Thị Thừa, Trần Dư, v.v… mà ông bà vẫn nuôi dạy tốt, và nhất là, hạnh phúc các gia đình bền vững nhờ tình thương và chu toàn trách nhiệm với con cái.
Không lẽ, con người thời nay không còn biết “chạnh lòng thương” là gì nữa sao? Không đến nỗi bi đát vậy. Trong chúng ta, thiết tưởng còn nhiều trái tim biết chạnh lòng thương trước những đau khổ của nhân loại. Và chúng ta tin tưởng rằng nhờ những trái tim biết chạnh lòng thương ấy mà hằng ngày vẫn thấy những phép lạ bánh hóa ra nhiều ngay trong cuộc sống chúng ta.
Có gia đình gần nhà tôi, suốt 22 năm trời, vợ chồng và tám đứa con chui rúc trong căn nhà lá không có cửa, không có phòng riêng, nắng mưa dọi dột… Vợ chồng làm đủ mọi nghề để nuôi con ăn học. Nay đã có 7 em đại học, 4 ra trường, ba còn đang đại học. Tất cả ngoan ngoãn và sống tốt. Cách đây 10 năm, anh chị mới có được một căn nhà xây nho nhỏ, ấm cúng, chan hòa tình thương. Chị vẫn thường nói: “nhà em có phép lạ”. Những người từng sống ở đây vài chục năm đều có thể nhận ra việc Chúa đã làm cách kỳ diệu cho vợ chồng anh chị, những người có lòng thương và trách nhiệm.
Cô VBH, Việt kiều Virgina, tâm sự: “Thấy mấy chị mua một bức màn cửa vài ngàn, em cũng muốn mua lắm, nhưng nghĩ lại, có làng dân tộc ở quê em đang đói, em gửi mấy ngàn ấy về cho giáo họ gần GX em. Nghe nói Cha sở đã mua gạo thơm tặng cho họ, cứ mỗi người mười ký, có nhà ba chục, có nhà 50, có nhà đến 120 ký đấy anh ạ. Con họ đông ghê. Em nhẹ lòng hơn và vui hơn là mua bức màn cửa”. Hỏi thêm mới biết, lần về dự Bế Mạc Năm Thánh tại La vang, cô về thăm quê nhà ở Di linh và có đi thăm làng dân tộc nghèo khổ ấy. “Chạnh lòng thương” từ ấy đã ủ ấp sâu kín thành một ước vọng bác ái để có một ngày cô đã thực hiện bằng cách “hy sinh phần nhỏ của mình, để Thiên Chúa thực hiện công trình lớn lao”, bằng cách “mở bàn tay của Chúa” ra cho những người đói khổ.
Nghĩ vậy, là vì, chúng ta không thấy “bàn tay của Chúa mở ra cho chúng con được no nê”, nhưng Chúa đang dùng bàn tay quảng đại của bao người có trái tim biết chạnh lòng thương của Chúa, mà làm phép lạ sẻ chia cho con người “sự sống đời nầy để ca tụng và tôn vinh Chúa”.
Có người làm việc bác ái vì tình thương, vì “chạnh lòng thương” nhưng cũng có người làm việc bác ái vì ngộ ra việc bác ái có giá trị đền bù tội lỗi.
Có một bà chừng ngoài 50, rất trẻ đẹp sang trọng, hình như ở Sài gòn. Tôi không biết nhiều về cuộc đời của bà, chỉ gặp bà một lần ở Bệnh Viện Phan Thiết, thấy bà ta giúp đỡ nhiều người bệnh và nghe bà ta nói chuyện với một em gái định phá thai: “Tôi muốn giúp đỡ và cứu sống nhiều người để xin đền vì cái tội tày trời của tôi: đã giết chết năm bảy mạng người con ruột của tôi. Xin trời thương lấy tôi và tha thứ cho tôi. Xin vong hồn các con tôi thương lấy tôi và tha thứ cho tôi”
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã thương yêu chúng con. Xin cho chúng con biết chạnh lòng thương trước những khổ đau của tha nhân và biết quảng đại cho đi phần nhỏ bé của mình để Chúa thực hiện công trình lớn lao của Chúa.
A men.
PM. Cao Huy Hoàng 28-7-2011
Suy niệm Lời Chúa CN 18 TN A
Đã có một thời, bà con ta xếp hàng trước cửa hàng nhà nước để mua từng ký gạo thường xuyên ẩm, từng ký cá nhiều lúc ươn, mua cả chút dầu, chút muối tiêu bột ngọt… Tất cả phải mua bằng tiền.
Lúc ấy, không thiếu những người không có gạo ăn, vì không có tiền để mua, và có khi cả nhà năm bảy con người ta phải sống qua ngày bằng những củ nần luộc đến năm bảy nước rồi, mà khi ăn vào vẫn bị rối loạn tiêu hóa hay bị phù, bị ngứa đôi ba ngày không khỏi.
Ngay hôm nay, cuộc sống có khá hơn một chút, thì bức tranh tương phản giàu nghèo còn rõ nét hơn: vẫn còn bao nhiêu người quanh ta đang đói ăn đói mặc, hoặc ăn bữa nay lo bữa mai, và ngược lại, có khối người phung phí tiêu xài bỏ cả bạc triệu, bạc tỷ mua những cuộc vui chơi vô độ nếu không nói là mua lấy cho mình cái tàn lụi nhân phẩm và sự chết ngàn thu. Họ là những con người duy vật, chỉ biết có cuộc sống phàm trần này, và chỉ biết lo sao cho cuộc sống phàm trần này sung túc để hưởng thụ. Họ không bận tân đến những người thiếu đói, hoặc nếu có thì cũng là chút bố thí của ăn cắp để cho thiên hạ biết ta đây cũng có nghĩa có nghì! Trong số những con người duy vật đó, có thể có tôi, có bạn, có cả những người công giáo bị tiêm nhiễm lối sống rất thực dụng của xã hội trần tục.
Bài đọc 1, Is 55, 1-3 hôm nay, Tiên tri Isaia không chỉ cho ta xem bức tranh tương phản của xã hội thời ấy mà còn gửi đến cho mọi người một thông điệp vui mừng của Thiên Chúa: "Hỡi tất cả những ai khát nước, hãy đến uống nước; hỡi kẻ không tiền bạc, hãy đến mua lúa mà ăn; hãy đến mà mua rượu và sữa, không cần trả tiền, không cần đổi chác gì. Tại sao các ngươi không dùng tiền mà mua bánh, sao không dùng tiền lương mà mua đồ nuôi thân? Vậy hãy lắng tai nghe, hãy đến ăn đồ bổ, và các ngươi sẽ được thưởng thức món ăn mỹ vị.”
Như vậy, tiên tri Isaia, cho biết Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Thiên Chúa hiểu thấu cuộc sống của con người: luôn đói, khát, luôn cần của ăn, thức uống, Thiên Chúa trách cứ những người không biết dùng tiền của mà lo cho sự sống mình, Thiên Chúa mời con người đến với cuộc sống vĩnh cửu: Nghe lời Chúa, ăn của ăn của Chúa.
Thánh vịnh 144 nối tiếp trình bày sự quan tâm ấy: “Chúa mở rộng bàn tay ra, và thi ân cho chúng con được no nê (x. c. 16).
Bài Tin Mừng, Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã cụ thể chứng minh lòng Thiên Chúa quan tâm đến cuộc sống con người: Ngài “chạnh lòng thương” đoàn dân theo Ngài, Ngài chữa bệnh cho họ và bảo các môn đệ “chính anh em hãy lo cho họ ăn”
Nếu theo cách xử trí của các môn đệ là “giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn", nghĩa là, để ai nấy tự lo tự liệu cho cuộc sống của mình, thì cả thầy cả trò đều khỏe khoắn hơn. Nhưng, Chúa Giêsu không đồng ý cách giải quyết vô cảm, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm như thế. Ngài nhận lấy trách nhiệm phát sinh do lòng thương và Ngài muốn các môn đệ Ngài học bài tình thương và trách nhiệm ngay trong tình huống khó khăn nhất: “Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi”. “Có mua hết 200đ bạc bánh cũng chẳng đủ phát cho mỗi người một miếng nhỏ”. (x Ga 6,1-13) “Ở đây có một em bé có 5 chiếc bánh lúa mạch và 2 con cá nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!” (x Ga 6,1-13).
Chiều hôm ấy, buổi chiều đáng nhớ, buổi chiều phép lạ của tình thương. Nếu em bé kia khư khư giữ lại “năm chiếc bánh và hai con cá” cho phần sống của mình và không bằng lòng giao cho các môn đệ và Chúa Giêsu, thì điều gì sẽ xảy ra? Gần 10 ngàn người chết đói chăng? Thiết tưởng không phải vậy. Nhưng bài học của phép lạ bánh hóa ra nhiều ở chỗ: lòng bác ái đơn sơ của em bé là khởi điểm của phép lạ. Có thể nói Chúa Giêsu ‘chạnh lòng thương” dân chúng và càng “chạnh lòng thương hơn” khi thấy một em bé biết “chạnh lòng thương” sẵn sàng nhường phần ăn của mình để không phải “chia năm sẻ bảy” mà là “chia năm ngàn, sẻ bảy ngàn”.
Nếu chỉ với “năm chiếc bánh và hai con cá” của em bé “chạnh lòng thương” kia được quyền năng và tình thương của Chúa Giêsu can thiệp vào có thể nuôi năm ngàn người, thì cũng vậy, dù là chút cố gắng đơn sơ nhỏ bé vì tình thương và trách nhiệm của chúng ta khi được Chúa Giêsu chạm đến, chắc hẳn, chúng ta cũng nuôi sống được mình và nhiều người khác.
Đoàn dân đông đảo đang theo Chúa, không ở xa chúng ta, nhưng rất gần chúng ta, ngay trong gia đình ta: con cái , ngay trong những người chung quanh ta: tha nhân. Việc có con cái và lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái học trở thành gánh nặng cho các gia đình thời nay, không phải vì thực trạng kinh tế xã hội quá thấp kém, và lý do nhân mãn cách nào đó cũng chỉ là một ngụy biện cho việc con người thời nay muốn cho mình có một cuộc sống thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn, ích kỷ hơn. Tồi tệ hơn nữa khi xã hội nhân danh chủ trương giảm sinh tránh nhân mãn để phồn vinh hạnh phúc mà tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trẻ già cứ an tâm sống thử, an tâm hưởng lạc trong, ngoài hôn nhân mà không chút tình thương, không chút trách nhiệm.
Sao không giữ được truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông bà ta xưa rằng “mỗi đứa con là một lộc Trời”, ấy vậy mới có những đứa con được đặt tên là Đỗ Mười, Nguyễn văn Mười Hai, Lê Thị Thừa, Trần Dư, v.v… mà ông bà vẫn nuôi dạy tốt, và nhất là, hạnh phúc các gia đình bền vững nhờ tình thương và chu toàn trách nhiệm với con cái.
Không lẽ, con người thời nay không còn biết “chạnh lòng thương” là gì nữa sao? Không đến nỗi bi đát vậy. Trong chúng ta, thiết tưởng còn nhiều trái tim biết chạnh lòng thương trước những đau khổ của nhân loại. Và chúng ta tin tưởng rằng nhờ những trái tim biết chạnh lòng thương ấy mà hằng ngày vẫn thấy những phép lạ bánh hóa ra nhiều ngay trong cuộc sống chúng ta.
Có gia đình gần nhà tôi, suốt 22 năm trời, vợ chồng và tám đứa con chui rúc trong căn nhà lá không có cửa, không có phòng riêng, nắng mưa dọi dột… Vợ chồng làm đủ mọi nghề để nuôi con ăn học. Nay đã có 7 em đại học, 4 ra trường, ba còn đang đại học. Tất cả ngoan ngoãn và sống tốt. Cách đây 10 năm, anh chị mới có được một căn nhà xây nho nhỏ, ấm cúng, chan hòa tình thương. Chị vẫn thường nói: “nhà em có phép lạ”. Những người từng sống ở đây vài chục năm đều có thể nhận ra việc Chúa đã làm cách kỳ diệu cho vợ chồng anh chị, những người có lòng thương và trách nhiệm.
Cô VBH, Việt kiều Virgina, tâm sự: “Thấy mấy chị mua một bức màn cửa vài ngàn, em cũng muốn mua lắm, nhưng nghĩ lại, có làng dân tộc ở quê em đang đói, em gửi mấy ngàn ấy về cho giáo họ gần GX em. Nghe nói Cha sở đã mua gạo thơm tặng cho họ, cứ mỗi người mười ký, có nhà ba chục, có nhà 50, có nhà đến 120 ký đấy anh ạ. Con họ đông ghê. Em nhẹ lòng hơn và vui hơn là mua bức màn cửa”. Hỏi thêm mới biết, lần về dự Bế Mạc Năm Thánh tại La vang, cô về thăm quê nhà ở Di linh và có đi thăm làng dân tộc nghèo khổ ấy. “Chạnh lòng thương” từ ấy đã ủ ấp sâu kín thành một ước vọng bác ái để có một ngày cô đã thực hiện bằng cách “hy sinh phần nhỏ của mình, để Thiên Chúa thực hiện công trình lớn lao”, bằng cách “mở bàn tay của Chúa” ra cho những người đói khổ.
Nghĩ vậy, là vì, chúng ta không thấy “bàn tay của Chúa mở ra cho chúng con được no nê”, nhưng Chúa đang dùng bàn tay quảng đại của bao người có trái tim biết chạnh lòng thương của Chúa, mà làm phép lạ sẻ chia cho con người “sự sống đời nầy để ca tụng và tôn vinh Chúa”.
Có người làm việc bác ái vì tình thương, vì “chạnh lòng thương” nhưng cũng có người làm việc bác ái vì ngộ ra việc bác ái có giá trị đền bù tội lỗi.
Có một bà chừng ngoài 50, rất trẻ đẹp sang trọng, hình như ở Sài gòn. Tôi không biết nhiều về cuộc đời của bà, chỉ gặp bà một lần ở Bệnh Viện Phan Thiết, thấy bà ta giúp đỡ nhiều người bệnh và nghe bà ta nói chuyện với một em gái định phá thai: “Tôi muốn giúp đỡ và cứu sống nhiều người để xin đền vì cái tội tày trời của tôi: đã giết chết năm bảy mạng người con ruột của tôi. Xin trời thương lấy tôi và tha thứ cho tôi. Xin vong hồn các con tôi thương lấy tôi và tha thứ cho tôi”
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã thương yêu chúng con. Xin cho chúng con biết chạnh lòng thương trước những khổ đau của tha nhân và biết quảng đại cho đi phần nhỏ bé của mình để Chúa thực hiện công trình lớn lao của Chúa.
A men.
PM. Cao Huy Hoàng 28-7-2011