Dan Lee
08-02-2011, 01:08 PM
Mất Đi Và Nhận Lãnh
Thiên Chúa là Tạo Hóa, tất nhiên kể cả các quy luật tự nhiên. Sau khi tạo dựng vũ trụ, Ngài đứng trên và hoàn toàn tôn trọng qui luật tự nhiên này. Khi sai Con Một của mình xuống thế làm giá cứu chuộc, Người Con ấy vẫn tuân theo các qui tắc mà Thiên Chúa dựng nên, nghĩa là chỉ đón nhận vinh quang sau vô vàn thử thách và hy sinh. Vinh quang càng lớn thì hy sinh và thử thách càng nhiều. Chính Chúa Giêsu đã vui lòng đón nhận nghèo hèn trong khi giáng sinh và 33 năm làm người. Ngài còn chịu đựng cuộc thương khó và trên hết dùng cái chết trên thập giá để minh chứng cho quy luật này, mà Ngài đã nói trong (Ga 12, 24) “Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều hoa trái”.
Tiền tài-Danh vọng-Tình ái
Cùng đích cuộc sống trần gian của số đông có thể tóm tắt bởi ba nhóm lợi ích: tiền tài, danh vọng và tình ái. Khi chúng ta chọn Chúa Giêsu là Thầy, thì Ngài sẽ bàn luận và khuyên bảo các môn sinh-những con người mang thân phận yếu đuối và nhiều dục vọng- ra sao với ba thứ mà thế tục đang tìm kiếm.
Tiền tài. Đây là chủ đề mà Ngài đề cập nhiều nhất ba nhóm. Đầu tiên Ngài bảo “Người giàu có thật khó mà vào Nước Trời. Thầy còn bảo các con rằng: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời" (Mt 19, 24). Nếu không tập trung cho tài chính chúng ta khó có thể giàu, và khi dồn sức cho nó thì Ngài bảo “Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh cũng ở đó” (Mt 6, 21). Vậy con người không ai có thể làm tôi hai chủ: Thiên Chúa và tiền tài. Ngài buộc chúng ta phải chọn lựa. Ngài bảo với người thanh niên trong Mc 10, 21: “Anh chỉ thiếu một điều, là hãy bán đi những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”.
Danh vọng. Khi các môn đệ bàn luận ai trong họ sẽ là người lớn nhất sau khi Chúa Giêsu về Trời, biết ý họ, Ngài nói “ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ.” (Lc 22, 26). Liên quan đến danh vọng Ngài còn nói thêm “phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11).
Tình ái. Trong cuộc sống lứa đôi, Ngài bắt buộc lòng chung thủy bởi “sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19, 6). Nâng lên một bậc về trong sạch trong tử tưởng, Ngài phán: "Ai nhìn xem người phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ là đã phạm tội rồi" (Mt 5, 28). Thánh Phaolô bổ sung “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng chuyện đời . . .” (1 Cr 7, 25)
Biểu lộ sự vinh quang
Chúa Giêsu trước lúc chịu nạn, Ngài đem ba môn đệ ưu tú trong nhóm mười hai lên núi cao và hiển thị vinh quang Thiên Chúa trước mắt họ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa cũng đã làm như vậy với tổ phụ Abraham, Môsê. Một lần nữa, Thiên Chúa lại khẳng định Ngài là Đấng tự mặc khải, và phương pháp tiệm tiến là cách giáo dục của Ngài thường sử dùng với con người. Sự hiển dung của Ngài tại thời điểm này có tính khích lệ, an ủi và củng cố lòng tin cho các môn đệ trước các sự kiện lớn lao sắp diễn ra mà các thánh có thể chưa kịp thích nghi và hiểu biết. (Vừa xuống núi các tông đồ liền hỏi nhau: từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?, Mc 9, 10). Hơn nữa nó còn giúp các tông đồ vững tin, chấp nhận các hy sinh, thử thách trong tương lai hầu đạt đến vinh quang cùng đích mà Ngài vừa tỏ lộ trên núi Tabor. Tại biến cố hiển dung, chúng ta thấy có sự hội tụ của hai nhóm người trụ cột, một đại điện cho Cựu ước và một cho Tân ước. Trong đó Môsê, Êlia bằng những cách đặc biệt, Kinh thánh ngụ ý đã được Thiên Chúa đem về Trời. Trong đó Êlia được đưa về trên một chiếc xe lửa (2 Vua 2, 11), Môsê thì chết nhưng sau đó người ta không tìm thấy mồ (Đnl 18, 17). Sự kiện này cũng là dấu chỉ mà Chúa Giêsu muốn chuyển tải đến ba môn đệ, những ân sủng mà các ngài cũng sẽ nhận được như chính Môsê và Êlia khi trung kiên bước theo đường công chính.
Khi nói đến hoa trái của sự hy sinh và vinh quang trong thời đại mới, chúng ta liền liên tưởng đến Mẹ Têrêxa Calcuta. Điều khiến Mẹ vĩ đại không phải là giải thưởng Nebel Hòa bình, là các cuộc tiếp kiến với các nguyên thủ quốc gia hay với Đức Giáo Hoàng mà chính là cả cuộc đời, Mẹ đã quên tiền bạc trong túi áo của chính mình, bỏ hết danh vọng và tình yêu của bản thân để dành trọn tất cả cho những người bất hạnh, những trẻ mồ côi, bệnh tật và cùng cực khắp nơi, mà Mẹ xem như là những hình hài của Chuá Giêsu. Không chỉ Kitô hữu, các tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo còn bị thu hút, bởi Mẹ như là môt hiện thân sống động của đức hy sinh giữa trần gian vì tình yêu Thiên Chúa.
Xin Chúa huớng dẫn tâm hồn chúng con để chúng con biết yêu mến Ngài, và đủ dũng khí đón lấy những hy sinh, thiệt thòi một cách vui vẻ trong tình yêu Chúa tại cuộc sống trần thế, hầu đạt được vinh quang Nước Trời ở đời sau.
G. Tuấn Anh
Thiên Chúa là Tạo Hóa, tất nhiên kể cả các quy luật tự nhiên. Sau khi tạo dựng vũ trụ, Ngài đứng trên và hoàn toàn tôn trọng qui luật tự nhiên này. Khi sai Con Một của mình xuống thế làm giá cứu chuộc, Người Con ấy vẫn tuân theo các qui tắc mà Thiên Chúa dựng nên, nghĩa là chỉ đón nhận vinh quang sau vô vàn thử thách và hy sinh. Vinh quang càng lớn thì hy sinh và thử thách càng nhiều. Chính Chúa Giêsu đã vui lòng đón nhận nghèo hèn trong khi giáng sinh và 33 năm làm người. Ngài còn chịu đựng cuộc thương khó và trên hết dùng cái chết trên thập giá để minh chứng cho quy luật này, mà Ngài đã nói trong (Ga 12, 24) “Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều hoa trái”.
Tiền tài-Danh vọng-Tình ái
Cùng đích cuộc sống trần gian của số đông có thể tóm tắt bởi ba nhóm lợi ích: tiền tài, danh vọng và tình ái. Khi chúng ta chọn Chúa Giêsu là Thầy, thì Ngài sẽ bàn luận và khuyên bảo các môn sinh-những con người mang thân phận yếu đuối và nhiều dục vọng- ra sao với ba thứ mà thế tục đang tìm kiếm.
Tiền tài. Đây là chủ đề mà Ngài đề cập nhiều nhất ba nhóm. Đầu tiên Ngài bảo “Người giàu có thật khó mà vào Nước Trời. Thầy còn bảo các con rằng: Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời" (Mt 19, 24). Nếu không tập trung cho tài chính chúng ta khó có thể giàu, và khi dồn sức cho nó thì Ngài bảo “Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh cũng ở đó” (Mt 6, 21). Vậy con người không ai có thể làm tôi hai chủ: Thiên Chúa và tiền tài. Ngài buộc chúng ta phải chọn lựa. Ngài bảo với người thanh niên trong Mc 10, 21: “Anh chỉ thiếu một điều, là hãy bán đi những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”.
Danh vọng. Khi các môn đệ bàn luận ai trong họ sẽ là người lớn nhất sau khi Chúa Giêsu về Trời, biết ý họ, Ngài nói “ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ.” (Lc 22, 26). Liên quan đến danh vọng Ngài còn nói thêm “phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14, 11).
Tình ái. Trong cuộc sống lứa đôi, Ngài bắt buộc lòng chung thủy bởi “sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19, 6). Nâng lên một bậc về trong sạch trong tử tưởng, Ngài phán: "Ai nhìn xem người phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ là đã phạm tội rồi" (Mt 5, 28). Thánh Phaolô bổ sung “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng chuyện đời . . .” (1 Cr 7, 25)
Biểu lộ sự vinh quang
Chúa Giêsu trước lúc chịu nạn, Ngài đem ba môn đệ ưu tú trong nhóm mười hai lên núi cao và hiển thị vinh quang Thiên Chúa trước mắt họ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa cũng đã làm như vậy với tổ phụ Abraham, Môsê. Một lần nữa, Thiên Chúa lại khẳng định Ngài là Đấng tự mặc khải, và phương pháp tiệm tiến là cách giáo dục của Ngài thường sử dùng với con người. Sự hiển dung của Ngài tại thời điểm này có tính khích lệ, an ủi và củng cố lòng tin cho các môn đệ trước các sự kiện lớn lao sắp diễn ra mà các thánh có thể chưa kịp thích nghi và hiểu biết. (Vừa xuống núi các tông đồ liền hỏi nhau: từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?, Mc 9, 10). Hơn nữa nó còn giúp các tông đồ vững tin, chấp nhận các hy sinh, thử thách trong tương lai hầu đạt đến vinh quang cùng đích mà Ngài vừa tỏ lộ trên núi Tabor. Tại biến cố hiển dung, chúng ta thấy có sự hội tụ của hai nhóm người trụ cột, một đại điện cho Cựu ước và một cho Tân ước. Trong đó Môsê, Êlia bằng những cách đặc biệt, Kinh thánh ngụ ý đã được Thiên Chúa đem về Trời. Trong đó Êlia được đưa về trên một chiếc xe lửa (2 Vua 2, 11), Môsê thì chết nhưng sau đó người ta không tìm thấy mồ (Đnl 18, 17). Sự kiện này cũng là dấu chỉ mà Chúa Giêsu muốn chuyển tải đến ba môn đệ, những ân sủng mà các ngài cũng sẽ nhận được như chính Môsê và Êlia khi trung kiên bước theo đường công chính.
Khi nói đến hoa trái của sự hy sinh và vinh quang trong thời đại mới, chúng ta liền liên tưởng đến Mẹ Têrêxa Calcuta. Điều khiến Mẹ vĩ đại không phải là giải thưởng Nebel Hòa bình, là các cuộc tiếp kiến với các nguyên thủ quốc gia hay với Đức Giáo Hoàng mà chính là cả cuộc đời, Mẹ đã quên tiền bạc trong túi áo của chính mình, bỏ hết danh vọng và tình yêu của bản thân để dành trọn tất cả cho những người bất hạnh, những trẻ mồ côi, bệnh tật và cùng cực khắp nơi, mà Mẹ xem như là những hình hài của Chuá Giêsu. Không chỉ Kitô hữu, các tín đồ Ấn giáo, Hồi giáo còn bị thu hút, bởi Mẹ như là môt hiện thân sống động của đức hy sinh giữa trần gian vì tình yêu Thiên Chúa.
Xin Chúa huớng dẫn tâm hồn chúng con để chúng con biết yêu mến Ngài, và đủ dũng khí đón lấy những hy sinh, thiệt thòi một cách vui vẻ trong tình yêu Chúa tại cuộc sống trần thế, hầu đạt được vinh quang Nước Trời ở đời sau.
G. Tuấn Anh