Dan Lee
08-02-2011, 03:24 PM
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN 1 – 10
Ngụ ngôn 1
Chuyện kể có ba anh thời nhiễu nhương cứ phải đi xin xỏ chuyện này chuyện nọ. Anh thứ nhất nói:
- Đi xin hoài cái lưng cứ còng xuống mệt quá.
Anh thứ hai bảo:
- Cái lưng anh còng còn đỡ. Tôi đi xin lưng đã còng mà gối còn phải khuỵu xuống.
Anh thứ ba cười:
- Cứ như tôi thì khoẻ, xin mà lưng vẫn thẳng.
Hai anh kia tròn mắt lấy làm ngạc nhiên lắm. Không ngờ anh thứ ba bình thản nói:
- Mỗi lần đi xin, để giữ lưng được thẳng, tôi nằm xuống luôn.
Ngụ ngôn 2
Mục đồng ngồi im nhìn đàn gia súc bị đánh xé. Lòng cũng hơi buồn nhưng mục đồng nghĩ: “Thôi hy sinh một ít để bảo vệ mấy con còn lại, chứ mình nói gì thì mình cũng bị dẫn đi với mấy con kia, ai sẽ đóng cửa nhà đêm nay?”
Mùa đông đến, đếm lại gia súc chẳng còn bao nhiêu, con thì bị đánh tơi tả, con thì sợ quá bỏ chạy, con thì buồn nên bỏ ăn mà chết.
Lại mùa hè, mục đồng lùa gia súc ra đồng cỏ, ngó mông lung chẳng thấy còn con nào. Mục đồng tự an ủi: “Thôi cũng còn niềm vui là được nhìn gia súc hàng xóm với mấy anh mục đồng kia vậy”.
Nói rồi, mục đồng lững thững chống gậy đi vòng vòng. Nước mắt trào ra nhưng đã trễ.
Ngụ ngôn 3
Con mèo gặp con cọp và bảo:
- Ông to đầu mà ngu quá.
Cọp gầm lên:
- Ngu là ngu cái gì hỡi loài mèo ranh kia.
Mèo nhỏ nhẹ:
- Như tôi chỉ lo ăn chuột nên người muốn nuôi. Còn ông cứ gặp người tốt là xơi, gặp người hiền không từ, vào nhà thờ, chùa chiền cũng xơi cả các bậc chân tu.
Cọp vênh mặt:
- Thế thì sao?
Mèo đáp:
- Thì cả loài người ghét ông và ông ăn không ngon ngủ không yên, nhìn đâu cũng thấy bẫy!
Ngụ ngôn 4
Ghế bảo bàn:
- Tôi mới quan trọng, ai cũng muốn giữ. Còn ông có cũng được không cũng chẳng sao.
Bàn cười:
- Nhưng không có tôi thì ông cũng chẳng ích gì.
Con mèo nhỏ ngồi bên lẩm bẩm:
- Thiên hạ giữ ghế mà không lo giữ bàn, thật là uổng phí! Ngồi ghế mà không có bàn thì chỉ là nghỉ chân chứ làm được gì.
Ngụ ngôn 5
Có một chiếc ghế có người ngồi và những ai chưa ngồi cứ hay ngấp nghé. Anh đang ngồi đứng lên, lập tức có người hỏi:
- Hưu à?
- À không, tớ đi uống nước.
Một lúc sau anh lại đứng lên. Người khác hỏi:
- Về quê à?
- Không, tớ đi uống thuốc.
Lại đứng lên. Lại có tiếng hỏi:
- Lần này thì nhường chứ?
- Nhường thế nào được! Lần này tớ đi kiếm cái gậy, ngồi lâu đã nửa thế kỷ, mỏi lưng còn có cái để chống, chứ không té bò càng ra sàn nhà sao!
Ngụ ngôn 6
Người ngồi câu cá, lâu lâu mới được một con. Chim nay trên trời sà xuống mổ lia lịa, bắt cá liên tu. Người cau mày nhìn chim:
- Mổ nhanh thế được cái gì?
Chim bảo:
- Ông ngồi câu cứ như đối thoại mà chẳng dám lên tiếng, tưởng cá nó nghe ông chắc!
Chiều lại chim và người ngồi đếm cá. Người câu được hai con cá rô và một con cá cơm, cùng vô số rong rêu. Chim gõ liên hồi cũng được vài ba rổ cá.
Người cằn nhằn:
- Quái nhỉ, mình cẩn trọng thế sao chẳng có kết quả.
Chim bảo:
- Không phải ông cẩn trọng, mà ông tưởng lầm rằng cứ ngồi im rồi Trời sẽ giúp. “Hãy tự giúp mình trước khi Trời giúp cho, ông ạ.
Ngụ ngôn 7
Bầy chiên đang vui vẻ tung tăng thì bỗng mất vui. Chẳng phải đau ốm gì, dù có hơi đói. Chẳng phải khát nước, dù uống nước không đã lắm. Chẳng biết vì sao mà mỗi con chiên đều mọc hai cái u phía tên vành tai. Chắc là u lành thôi. Mà có cái lạ là con nào cũng mục hai cái u như thế.
Ngày qua ngày, hai cái u mọc dài, cong và nhọn như sừng trâu. Hoá ra chiên mọc sừng chứ có phải u gì đâu. Mà sao chiên lại mọc sừng như trâu hay nai được. Lạ quá.
Mấy con chiên đầu đàn cố tìm nguyên do. Một buổi tối, chúng nghe tiếng kẽo kẹt của cửa chuồng chiên. Chúng nấp sau phên liếp, cố mở to mắt nhìn. Một bàn tay, lông đen dày phủ kín, thò vào khung cửa. Chủ chăn lấp ló, và rồi nắm bàn tay ấy, mân mê, hôn hít.
Mấy con chiên hiểu ra sự thể, vừa chạy về vừa khóc. Cả đoàn chiên mọc sừng vì chủ chăn ngoại tình với một mụ già có tên là quyền lực thế gian!
Ngụ ngôn 8
Lớp học của các con thú rừng bị giải tán. Thầy cô chúng nó phải bỏ nghề đi kiếm trái cây ăn qua ngày. Mấy con cọp phụ huynh hùng hổ là thế giờ cũng lặng lẽ kiếm suối mà vục đầu uống nước. Phụ huynh thỏ con vốn nhanh nhẹn, bây giờ cũng lờ đờ. Oái oăm nhất là phụ huynh của chú voi con, dáng nặng nề cục mịch mà phải nhờ phụ huynh em rùa cõng về vì đã kiệt sức. Chỉ có mấy đứa học trò là vui. Trò voi đi uống nước thả giàn. Trò cọp đi kiếm ăn trong rừng già. Trò rùa thì đi kiếm trò thỏ rủ chạy đua.
Điều gì khiến trường tan tác vậy? Giới báo chí săn lùng tin, thì được báo: đổi sách giáo khoa hoài nên đã hết giấy in, và cây rừng dùng làm giấy cũng sắp cạn!
Ngụ ngôn 9
Cặp vợ chồng già cô đơn trong căn lều quạnh hiu bên dòng suối nhỏ. Hai người giống hệt nhau ở chỗ là luôn để bàn tay mặt ngang ngực, bàn tay trái đưa ra phía trước dưới đùi, mà miệng thì há ra. Họ ăn trái rừng không cần mở miệng (vì đã mở sẵn). Họ nhặt lá bằng tay trái, họ thu dọn đồ để trên cao bằng tay phải. Họ không hề ngậm miệng, tay trái không hề đưa lên cao và tay mặt không hề để xuống thấp.
Người dân làng lấy làm lạ, nhưng không dám hỏi vì sao. Dần dà những động tác của hai ông bà già thành quen thuộc chẳng còn ai chú ý làm gì.
Bỗng một hôm có cụ già râu tóc bạc phơ đi ngang qua, nhìn cặp vợ chồng rồi bật cười ha hả. Cụ lẩm bẩm: “Hiếm lắm, hiếm lắm”. Dân làng tò mò hỏi, cụ từ tốn đáp: “Hai người đó lúc còn trẻ làm cơ quan, miệng la hét, tay phải ký, tay trái nhận cái gì đó dưới gầm bàn. Già rồi không đổi thói quen được. Nhưng làm nghề ấy hiếm ai sống đến tuổi này!”
Ngụ ngôn 10
Anh chồng cứ lấy búa đập đập vào chân. Chị vợ đứng nhìn một lúc lấy làm lạ bèn lên tiếng hỏi: “Anh làm gì mà cứ tự đập chân mình như thợ hàn gõ sắt thế kia?”. Anh chồng trả lời: “Anh bị nhức đầu quá nên đập cho chân đau quên nhức đầu”. Chị vợ bảo: “Anh sâu sắc thế sao không đi làm việc xã hội”. Chồng cười ngờ nghệch: “Như thế mà sâu sắc cái nỗi gì.”
Đứa con nhìn cha rồi lại nhìn mẹ: “Sao mẹ bảo đau chỗ này đập chỗ kia là sâu sắc hở mẹ?”. Chị dí ngón tay vào trán con: “Cái đau lớn làm mình xót nhiều. Cứ lái cảm giác vào chỗ ít đau hơn do mình tạo ra sẽ quên cái đau lớn ấy đi”. Đứa con bảo: “Mẹ nói gì con chưa hiểu. Ba làm thế cũng chỉ mẹ hiểu”.
Mẹ xua tay: “Thôi con lấy xe đi học đi. Cứ than phiền đường bị đào, học thêm tràn lan và những cái đại loại như thế nghe con. Quên những cái khác cho đỡ đau đầu!”
Ngụ ngôn “đính chính”
Sau khi website www.dcctvn.net đăng Ngụ ngôn thời bấn loạn kỳ 2, người viết nhận được mail của một anh cựu tu là Peter Nguyễn Ngọc Quang từ xứ “Con gà rù” (Kangaroo!). Xin tóm lược e-mail với ý tưởng rất chính xác của anh Peter Quang, coi như đính chính ngụ ngôn 7.
“Ngụ ngôn 7 : … chủ chăn ngoại tình với một mụ già có tên là quyền lực!”. Tôi không nghĩ như Gioan Vinh. Có gì “quyền lực” hơn Tình Yêu ? Mà Thiên Chúa là Tình Yêu. Xin phép cho tôi nói lại giùm nhé: “chủ chăn thèm của lạ, đi đánh đĩ với TỤC quyền”. Thật ra, có lẽ vấn đề chính không phải ở chỗ “ngoại tình” hay “đánh đĩ” – sự yếu đuối của bản năng con người! Tôi bất mãn nhất là việc dùng quyền tôn giáo để quảng bá và bênh vực cho tục quyền; dùng Lời Chúa để che đậy và ngụy biện cho tà lực – nhất là khi chính mình đã biết nhận thấy và đưa ra quan niệm nào đó khác với giáo lý (khi có lợi cho chính mình mà thôi)! Đó là hành vi xúc phạm Thiên Chúa, lạm dụng tôn giáo và khinh thường tha nhân – tưởng ai cũng ngu, để cho mình muốn lừa bịp sao cũng được!”
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
(Viết tặng các bạn học viên các lớp Truyền Thông DCCT)
Ngụ ngôn 1
Chuyện kể có ba anh thời nhiễu nhương cứ phải đi xin xỏ chuyện này chuyện nọ. Anh thứ nhất nói:
- Đi xin hoài cái lưng cứ còng xuống mệt quá.
Anh thứ hai bảo:
- Cái lưng anh còng còn đỡ. Tôi đi xin lưng đã còng mà gối còn phải khuỵu xuống.
Anh thứ ba cười:
- Cứ như tôi thì khoẻ, xin mà lưng vẫn thẳng.
Hai anh kia tròn mắt lấy làm ngạc nhiên lắm. Không ngờ anh thứ ba bình thản nói:
- Mỗi lần đi xin, để giữ lưng được thẳng, tôi nằm xuống luôn.
Ngụ ngôn 2
Mục đồng ngồi im nhìn đàn gia súc bị đánh xé. Lòng cũng hơi buồn nhưng mục đồng nghĩ: “Thôi hy sinh một ít để bảo vệ mấy con còn lại, chứ mình nói gì thì mình cũng bị dẫn đi với mấy con kia, ai sẽ đóng cửa nhà đêm nay?”
Mùa đông đến, đếm lại gia súc chẳng còn bao nhiêu, con thì bị đánh tơi tả, con thì sợ quá bỏ chạy, con thì buồn nên bỏ ăn mà chết.
Lại mùa hè, mục đồng lùa gia súc ra đồng cỏ, ngó mông lung chẳng thấy còn con nào. Mục đồng tự an ủi: “Thôi cũng còn niềm vui là được nhìn gia súc hàng xóm với mấy anh mục đồng kia vậy”.
Nói rồi, mục đồng lững thững chống gậy đi vòng vòng. Nước mắt trào ra nhưng đã trễ.
Ngụ ngôn 3
Con mèo gặp con cọp và bảo:
- Ông to đầu mà ngu quá.
Cọp gầm lên:
- Ngu là ngu cái gì hỡi loài mèo ranh kia.
Mèo nhỏ nhẹ:
- Như tôi chỉ lo ăn chuột nên người muốn nuôi. Còn ông cứ gặp người tốt là xơi, gặp người hiền không từ, vào nhà thờ, chùa chiền cũng xơi cả các bậc chân tu.
Cọp vênh mặt:
- Thế thì sao?
Mèo đáp:
- Thì cả loài người ghét ông và ông ăn không ngon ngủ không yên, nhìn đâu cũng thấy bẫy!
Ngụ ngôn 4
Ghế bảo bàn:
- Tôi mới quan trọng, ai cũng muốn giữ. Còn ông có cũng được không cũng chẳng sao.
Bàn cười:
- Nhưng không có tôi thì ông cũng chẳng ích gì.
Con mèo nhỏ ngồi bên lẩm bẩm:
- Thiên hạ giữ ghế mà không lo giữ bàn, thật là uổng phí! Ngồi ghế mà không có bàn thì chỉ là nghỉ chân chứ làm được gì.
Ngụ ngôn 5
Có một chiếc ghế có người ngồi và những ai chưa ngồi cứ hay ngấp nghé. Anh đang ngồi đứng lên, lập tức có người hỏi:
- Hưu à?
- À không, tớ đi uống nước.
Một lúc sau anh lại đứng lên. Người khác hỏi:
- Về quê à?
- Không, tớ đi uống thuốc.
Lại đứng lên. Lại có tiếng hỏi:
- Lần này thì nhường chứ?
- Nhường thế nào được! Lần này tớ đi kiếm cái gậy, ngồi lâu đã nửa thế kỷ, mỏi lưng còn có cái để chống, chứ không té bò càng ra sàn nhà sao!
Ngụ ngôn 6
Người ngồi câu cá, lâu lâu mới được một con. Chim nay trên trời sà xuống mổ lia lịa, bắt cá liên tu. Người cau mày nhìn chim:
- Mổ nhanh thế được cái gì?
Chim bảo:
- Ông ngồi câu cứ như đối thoại mà chẳng dám lên tiếng, tưởng cá nó nghe ông chắc!
Chiều lại chim và người ngồi đếm cá. Người câu được hai con cá rô và một con cá cơm, cùng vô số rong rêu. Chim gõ liên hồi cũng được vài ba rổ cá.
Người cằn nhằn:
- Quái nhỉ, mình cẩn trọng thế sao chẳng có kết quả.
Chim bảo:
- Không phải ông cẩn trọng, mà ông tưởng lầm rằng cứ ngồi im rồi Trời sẽ giúp. “Hãy tự giúp mình trước khi Trời giúp cho, ông ạ.
Ngụ ngôn 7
Bầy chiên đang vui vẻ tung tăng thì bỗng mất vui. Chẳng phải đau ốm gì, dù có hơi đói. Chẳng phải khát nước, dù uống nước không đã lắm. Chẳng biết vì sao mà mỗi con chiên đều mọc hai cái u phía tên vành tai. Chắc là u lành thôi. Mà có cái lạ là con nào cũng mục hai cái u như thế.
Ngày qua ngày, hai cái u mọc dài, cong và nhọn như sừng trâu. Hoá ra chiên mọc sừng chứ có phải u gì đâu. Mà sao chiên lại mọc sừng như trâu hay nai được. Lạ quá.
Mấy con chiên đầu đàn cố tìm nguyên do. Một buổi tối, chúng nghe tiếng kẽo kẹt của cửa chuồng chiên. Chúng nấp sau phên liếp, cố mở to mắt nhìn. Một bàn tay, lông đen dày phủ kín, thò vào khung cửa. Chủ chăn lấp ló, và rồi nắm bàn tay ấy, mân mê, hôn hít.
Mấy con chiên hiểu ra sự thể, vừa chạy về vừa khóc. Cả đoàn chiên mọc sừng vì chủ chăn ngoại tình với một mụ già có tên là quyền lực thế gian!
Ngụ ngôn 8
Lớp học của các con thú rừng bị giải tán. Thầy cô chúng nó phải bỏ nghề đi kiếm trái cây ăn qua ngày. Mấy con cọp phụ huynh hùng hổ là thế giờ cũng lặng lẽ kiếm suối mà vục đầu uống nước. Phụ huynh thỏ con vốn nhanh nhẹn, bây giờ cũng lờ đờ. Oái oăm nhất là phụ huynh của chú voi con, dáng nặng nề cục mịch mà phải nhờ phụ huynh em rùa cõng về vì đã kiệt sức. Chỉ có mấy đứa học trò là vui. Trò voi đi uống nước thả giàn. Trò cọp đi kiếm ăn trong rừng già. Trò rùa thì đi kiếm trò thỏ rủ chạy đua.
Điều gì khiến trường tan tác vậy? Giới báo chí săn lùng tin, thì được báo: đổi sách giáo khoa hoài nên đã hết giấy in, và cây rừng dùng làm giấy cũng sắp cạn!
Ngụ ngôn 9
Cặp vợ chồng già cô đơn trong căn lều quạnh hiu bên dòng suối nhỏ. Hai người giống hệt nhau ở chỗ là luôn để bàn tay mặt ngang ngực, bàn tay trái đưa ra phía trước dưới đùi, mà miệng thì há ra. Họ ăn trái rừng không cần mở miệng (vì đã mở sẵn). Họ nhặt lá bằng tay trái, họ thu dọn đồ để trên cao bằng tay phải. Họ không hề ngậm miệng, tay trái không hề đưa lên cao và tay mặt không hề để xuống thấp.
Người dân làng lấy làm lạ, nhưng không dám hỏi vì sao. Dần dà những động tác của hai ông bà già thành quen thuộc chẳng còn ai chú ý làm gì.
Bỗng một hôm có cụ già râu tóc bạc phơ đi ngang qua, nhìn cặp vợ chồng rồi bật cười ha hả. Cụ lẩm bẩm: “Hiếm lắm, hiếm lắm”. Dân làng tò mò hỏi, cụ từ tốn đáp: “Hai người đó lúc còn trẻ làm cơ quan, miệng la hét, tay phải ký, tay trái nhận cái gì đó dưới gầm bàn. Già rồi không đổi thói quen được. Nhưng làm nghề ấy hiếm ai sống đến tuổi này!”
Ngụ ngôn 10
Anh chồng cứ lấy búa đập đập vào chân. Chị vợ đứng nhìn một lúc lấy làm lạ bèn lên tiếng hỏi: “Anh làm gì mà cứ tự đập chân mình như thợ hàn gõ sắt thế kia?”. Anh chồng trả lời: “Anh bị nhức đầu quá nên đập cho chân đau quên nhức đầu”. Chị vợ bảo: “Anh sâu sắc thế sao không đi làm việc xã hội”. Chồng cười ngờ nghệch: “Như thế mà sâu sắc cái nỗi gì.”
Đứa con nhìn cha rồi lại nhìn mẹ: “Sao mẹ bảo đau chỗ này đập chỗ kia là sâu sắc hở mẹ?”. Chị dí ngón tay vào trán con: “Cái đau lớn làm mình xót nhiều. Cứ lái cảm giác vào chỗ ít đau hơn do mình tạo ra sẽ quên cái đau lớn ấy đi”. Đứa con bảo: “Mẹ nói gì con chưa hiểu. Ba làm thế cũng chỉ mẹ hiểu”.
Mẹ xua tay: “Thôi con lấy xe đi học đi. Cứ than phiền đường bị đào, học thêm tràn lan và những cái đại loại như thế nghe con. Quên những cái khác cho đỡ đau đầu!”
Ngụ ngôn “đính chính”
Sau khi website www.dcctvn.net đăng Ngụ ngôn thời bấn loạn kỳ 2, người viết nhận được mail của một anh cựu tu là Peter Nguyễn Ngọc Quang từ xứ “Con gà rù” (Kangaroo!). Xin tóm lược e-mail với ý tưởng rất chính xác của anh Peter Quang, coi như đính chính ngụ ngôn 7.
“Ngụ ngôn 7 : … chủ chăn ngoại tình với một mụ già có tên là quyền lực!”. Tôi không nghĩ như Gioan Vinh. Có gì “quyền lực” hơn Tình Yêu ? Mà Thiên Chúa là Tình Yêu. Xin phép cho tôi nói lại giùm nhé: “chủ chăn thèm của lạ, đi đánh đĩ với TỤC quyền”. Thật ra, có lẽ vấn đề chính không phải ở chỗ “ngoại tình” hay “đánh đĩ” – sự yếu đuối của bản năng con người! Tôi bất mãn nhất là việc dùng quyền tôn giáo để quảng bá và bênh vực cho tục quyền; dùng Lời Chúa để che đậy và ngụy biện cho tà lực – nhất là khi chính mình đã biết nhận thấy và đưa ra quan niệm nào đó khác với giáo lý (khi có lợi cho chính mình mà thôi)! Đó là hành vi xúc phạm Thiên Chúa, lạm dụng tôn giáo và khinh thường tha nhân – tưởng ai cũng ngu, để cho mình muốn lừa bịp sao cũng được!”
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
(Viết tặng các bạn học viên các lớp Truyền Thông DCCT)