Dan Lee
08-12-2011, 06:47 PM
LÒNG TIN
Trước Công đồng Vatican II, những người tín hữu có đời sống luân lý công khai bê bối, nhưng không chịu ăn năn trở lại, khi chết thường bị các cha sở cấm không cho chôn cất trong nghĩa trang của nhà thờ, vì nghĩa trang Công giáo là phần đất đã được thánh hiến, chỉ dành cho những người tín hữu có đời sống xứng đáng mà thôi.
Có một ông cụ già sống bê bối về luân lý, say sưa cờ bạc, ăn ở lung tung… Khi chết, cha sở ra lệnh cho người nhà phải chôn cất ông ở ngoài hàng rào của nghĩa trang trong xứ. Sau nhiều năm, cha sở đã đổi đi nơi khác, người con gái của ông già trở về nhà thờ cũ để thăm mộ và xin lễ cầu nguyện cho ông. Bà đi kiếm mộ cha mình ở bên ngoài hàng rào nghĩa trang nhưng chẳng thấy. Bà đành phải đi tìm người trông coi nghĩa địa ngày xưa để hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Người trông coi nghĩa địa đã dẫn bà ra đúng mộ của thân phụ, nhưng đã nằm ở bên trong hàng rào nghĩa trang. Bà ngạc nhiên hỏi, “Tại sao ông lại dời mộ của thân phụ tôi?” Người trông coi nghĩa trang mỉm cười trả lời: “Chúng tôi đã không dời mộ của ông cụ, nhưng vì bên trong nghĩa trang không còn đủ chỗ chôn cất nữa, nên phải mở rộng nghĩa trang ra. Chúng tôi chỉ dời hàng rào ra mà thôi”.
Đây là điều Chúa Giêsu đã làm trong bài Phúc Âm hôm nay, khi chữa bệnh cho con gái của người đàn bà xứ Canaan. Người đàn bà Canaan đến với Chúa là người ở bên ngoài những hàng rào ranh giới do sự kỳ thị phân biệt của xã hội.
Đối với những người Do thái, sự trong sạch và nhơ bẩn được phân định rõ ràng. Nếu là người Do Thái và biểu tỏ đức tin qua việc giữ luật Do Thái, người đó được coi là trong sạch. Nếu là ngoại kiều, hay là Do Thái mà không tuân giữ luật lệ Do Thái, đó là người dơ bẩn. Sự phân định ranh giới này rất đơn giản và rõ ràng!
Có hai điều làm cho người đàn bà xứ Canaan bị loại trừ trong bậc thang phân định giá trị của người Do Thái: đàn bà và dân ngoại. Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu, người đàn bà bị lãng quên. Trong bài Phúc Âm Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều cho 5000 người ăn uống no nê, “không kể đàn bà và trẻ con”. Đàn bà và trẻ con không được kể đến, coi như không có giá trị. Hôm nay một lần nữa, thánh Matthêu nói đến người đàn bà xứ Canaan, mà không nhắc đến tên của bà. Điều này có ý nghĩa. Chắc chắn bà phải có tên. Nhưng không được nhắc đến tên chứng tỏ bà đã bị xã hội thời đó khinh bỉ và loại trừ.
Điểm thứ hai, bà là người dân ngoại xứ Canaan. Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu. Người Canaan, kẻ thù truyền kiếp của tổ tiên người Do Thái, còn xấu hơn nữa. “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Chúa Giêsu đã sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Xã hội Do Thái thời xưa không cưng chiều và quý trọng chó như xã hội tây phương thời nay. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong câu chuyện người phú hộ và ông Ladarô.
Theo William Barclay, bởi lòng kiêu căng, người Do Thái đã gọi dân ngoại là “những con chó ngoại đạo”, “những con chó vô tín ngưỡng”. Sau này họ gọi những người theo Kitô giáo là “những con chó Kiô hữu”. Một sự diễn tả đầy khinh bỉ! Trong cuốn tự thuật của Mahatma Gandhi, vị thánh của người Aán Độ giáo, ông kể lại rằng trong thời gian còn là học sinh, ông đã đọc Phúc Aâm và nhìn thấy trong những lời giảng dạy của Chúa Giêsu câu trả lời cho vấn nạn lớn lao của người dân Ấn Độ phải giải quyết với chế độ đẳng cấp. Đang khi suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về đức tin Kitô giáo, một buổi sáng Chúa nhật, Gandhi bước vào nhà thờ với ý định sẽ bàn thảo với mục sư về tư tưởng của mình. Tuy nhiên, vừa bước vào trong nhà thờ, người dẫn chỗ ngồi đã từ khước không tìm chỗ và đề nghị ông nên bước ra ngoài đi đến nhà thờ dành riêng cho giai cấp của ông. Gandhi đã bỏ nhà thờ và không bao giờ trở lại nữa. Sau này ông nói: “Nếu những người Kitô hữu cũng có những đẳng cấp khác nhau, thì tốt hơn tôi nên ở lại với Aán Độ giáo”. Vì sự kỳ thị và phân biệt mà người đàn bà Canaan và ông Gandhi đã bị loại trừ. Nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ cho mọi người nhìn thấy rằng ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa vượt qua tất cả mọi hàng rào ranh giới của con người dựng nên.
SƯU TẦM
Trước Công đồng Vatican II, những người tín hữu có đời sống luân lý công khai bê bối, nhưng không chịu ăn năn trở lại, khi chết thường bị các cha sở cấm không cho chôn cất trong nghĩa trang của nhà thờ, vì nghĩa trang Công giáo là phần đất đã được thánh hiến, chỉ dành cho những người tín hữu có đời sống xứng đáng mà thôi.
Có một ông cụ già sống bê bối về luân lý, say sưa cờ bạc, ăn ở lung tung… Khi chết, cha sở ra lệnh cho người nhà phải chôn cất ông ở ngoài hàng rào của nghĩa trang trong xứ. Sau nhiều năm, cha sở đã đổi đi nơi khác, người con gái của ông già trở về nhà thờ cũ để thăm mộ và xin lễ cầu nguyện cho ông. Bà đi kiếm mộ cha mình ở bên ngoài hàng rào nghĩa trang nhưng chẳng thấy. Bà đành phải đi tìm người trông coi nghĩa địa ngày xưa để hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Người trông coi nghĩa địa đã dẫn bà ra đúng mộ của thân phụ, nhưng đã nằm ở bên trong hàng rào nghĩa trang. Bà ngạc nhiên hỏi, “Tại sao ông lại dời mộ của thân phụ tôi?” Người trông coi nghĩa trang mỉm cười trả lời: “Chúng tôi đã không dời mộ của ông cụ, nhưng vì bên trong nghĩa trang không còn đủ chỗ chôn cất nữa, nên phải mở rộng nghĩa trang ra. Chúng tôi chỉ dời hàng rào ra mà thôi”.
Đây là điều Chúa Giêsu đã làm trong bài Phúc Âm hôm nay, khi chữa bệnh cho con gái của người đàn bà xứ Canaan. Người đàn bà Canaan đến với Chúa là người ở bên ngoài những hàng rào ranh giới do sự kỳ thị phân biệt của xã hội.
Đối với những người Do thái, sự trong sạch và nhơ bẩn được phân định rõ ràng. Nếu là người Do Thái và biểu tỏ đức tin qua việc giữ luật Do Thái, người đó được coi là trong sạch. Nếu là ngoại kiều, hay là Do Thái mà không tuân giữ luật lệ Do Thái, đó là người dơ bẩn. Sự phân định ranh giới này rất đơn giản và rõ ràng!
Có hai điều làm cho người đàn bà xứ Canaan bị loại trừ trong bậc thang phân định giá trị của người Do Thái: đàn bà và dân ngoại. Trong xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu, người đàn bà bị lãng quên. Trong bài Phúc Âm Mt 14, 13-21, Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều cho 5000 người ăn uống no nê, “không kể đàn bà và trẻ con”. Đàn bà và trẻ con không được kể đến, coi như không có giá trị. Hôm nay một lần nữa, thánh Matthêu nói đến người đàn bà xứ Canaan, mà không nhắc đến tên của bà. Điều này có ý nghĩa. Chắc chắn bà phải có tên. Nhưng không được nhắc đến tên chứng tỏ bà đã bị xã hội thời đó khinh bỉ và loại trừ.
Điểm thứ hai, bà là người dân ngoại xứ Canaan. Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu. Người Canaan, kẻ thù truyền kiếp của tổ tiên người Do Thái, còn xấu hơn nữa. “Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó”. Chúa Giêsu đã sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Xã hội Do Thái thời xưa không cưng chiều và quý trọng chó như xã hội tây phương thời nay. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong câu chuyện người phú hộ và ông Ladarô.
Theo William Barclay, bởi lòng kiêu căng, người Do Thái đã gọi dân ngoại là “những con chó ngoại đạo”, “những con chó vô tín ngưỡng”. Sau này họ gọi những người theo Kitô giáo là “những con chó Kiô hữu”. Một sự diễn tả đầy khinh bỉ! Trong cuốn tự thuật của Mahatma Gandhi, vị thánh của người Aán Độ giáo, ông kể lại rằng trong thời gian còn là học sinh, ông đã đọc Phúc Aâm và nhìn thấy trong những lời giảng dạy của Chúa Giêsu câu trả lời cho vấn nạn lớn lao của người dân Ấn Độ phải giải quyết với chế độ đẳng cấp. Đang khi suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh về đức tin Kitô giáo, một buổi sáng Chúa nhật, Gandhi bước vào nhà thờ với ý định sẽ bàn thảo với mục sư về tư tưởng của mình. Tuy nhiên, vừa bước vào trong nhà thờ, người dẫn chỗ ngồi đã từ khước không tìm chỗ và đề nghị ông nên bước ra ngoài đi đến nhà thờ dành riêng cho giai cấp của ông. Gandhi đã bỏ nhà thờ và không bao giờ trở lại nữa. Sau này ông nói: “Nếu những người Kitô hữu cũng có những đẳng cấp khác nhau, thì tốt hơn tôi nên ở lại với Aán Độ giáo”. Vì sự kỳ thị và phân biệt mà người đàn bà Canaan và ông Gandhi đã bị loại trừ. Nhưng Chúa Giêsu đã chứng tỏ cho mọi người nhìn thấy rằng ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa vượt qua tất cả mọi hàng rào ranh giới của con người dựng nên.
SƯU TẦM