Dan Lee
08-15-2011, 10:37 PM
GIÁO HỘI
William Barclay là một thần học gia nổi tiếng người Tô Cách Lan. Ông đã đưa thần học xuống mức độ mà người trung bình có thể hiểu được bằng cách dùng những thí dụ và câu chuyện cụ thể.
Một trong những câu chuyện của ông liên quan đến một tù trưởng già người Phi Châu, đang có mặt trong buổi cầu nguyện sáng Chúa Nhật cùng với các bộ tộc người Ngoni, Senga và Tumbuka-giống như chúng ta bây giờ.
Bỗng người tù trưởng này nhớ lại thời trai tráng, khi ông thường thấy cảnh các chiến sĩ Ngoni-sau một ngày chém giết--rửa sạch máu của người Senga và Tumbuka dính vào vũ khí cũng như thân thể.
Sự tương phản giữa điều ông thấy lúc trước và bây giờ thì thật khác biệt như ngày và đêm.
Sáng hôm đó, người tù trưởng già mới hiểu được thế nào là Hội Thánh mà trước đây ông không thể nào hiểu nổi. Đó là hoạch định của Thiên Chúa cho nhân loại. Theo lời của Thánh Phaolô:
"Hoạch định này... là đem mọi tạo vật về với nhau... với Đức Kitô là đầu" (Ephêsô 1:10).
Như thế, "giai đoạn đầu" của hoạch định Thiên Chúa là tạo nên vũ trụ. Nó báo trước về Hội Thánh cũng giống như hoa nở báo trước về các quả sẽ nẩy sinh.
"Giai đoạn hai" của hoạch định Thiên Chúa xảy ra khi loài người phạm tội. Thiên Chúa đã cho loài người một cơ hội thứ hai.
Dưới sự lãnh đạo của Môsê, Thiên Chúa đã đưa dân Do Thái thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập và đến núi Sinai. Ở đây Thiên Chúa đã hình thành một giao ước với họ, biến họ thành "dân tộc được chọn."
Vai trò của họ trong hoạch định của Thiên Chúa là chuẩn bị con đường cho sự giáng thế của Đức Giêsu.
"Giai đoạn ba" của hoạch định Thiên Chúa bắt đầu với sự giáng thế của Đức Giêsu. Vai trò của Người là cứu chuộc nhân loại và "gieo" Triều Đại Thiên Chúa trên trái đất.
Để Triều Đại Thiên Chúa được phát triển dễ dàng, Đức Giêsu đã thiết lập Hội Thánh, khi nói: "Phêrô, con là đá, và trên đá này... Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy" (Mt 16:18).
Hội Thánh sẽ là dấu hiệu và khí cụ mà qua đó Triều Đại Thiên Chúa sẽ lan tràn trên toàn thế giới.
"Giai đoạn bốn" trong hoạch định Thiên Chúa xảy ra sau khi Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết và lên trời. Người đã sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ như đã hứa, khi Người nói:
Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dậy bảo các con tất cả và giúp các con nhớ tất cả những gì Thầy đã nói với các con. (Gioan 14:26)
Vai trò của Chúa Thánh Thần là đưa những người theo Chúa Giêsu thành một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Vì vậy, Thánh Phaolô viết:
Tất cả chúng ta... được thanh tẩy thành một thân thể bởi cùng một Thánh Thần. Chúng ta là một thân thể trong sự hợp nhất với Đức Kitô... Người là đầu của thân thể Người, là giáo hội; Người là nguồn của sự sống thân thể Người. (1 Cor 12:13; Colossê 1:8).
Thánh Augúttin đã đưa sự so sánh này:
Linh hồn đối với thân xác thế nào thì Thánh Thần cũng như vậy đối với Thân Thể Đức Kitô, là Hội Thánh.
Linh hồn làm cho mọi phần tử của thân thể sống động.
Cũng như vậy, Thánh Thần làm cho mọi phần tử của thân thể Đức Kitô, là Hội Thánh, được sống động với ơn Chúa.
Do đó, Thánh Phaolô viết cho tín hữu thành Êphêsô:
Anh chị em... được xây trên một nền móng là các tông đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.
Người là đấng duy trì toàn thể công trình xây dựng với nhau và làm cho nó vươn lên thành ngôi đền thánh dâng hiến cho Thiên Chúa. Êphêsô 2:19-21
Và vì vậy, Hội Thánh là trung tâm của hoạch định Thiên Chúa cho loài người.
Nó được báo trước trong sự tạo dựng, được chuẩn bị trong Cựu Ước, được thiết lập bởi Đức Giêsu, và được hình thành nên một Thân Thể của Đức Kitô phục sinh, bởi Chúa Thánh Thần.
Điều này đưa chúng ta đến một điểm quan trọng mà không thể nào quên được.
Hội Thánh thì không giống như bất cứ tổ chức nào trên trái đất. Nó có hai chiều kích: thần thánh và nhân bản.
Chiều kích thần thánh thì không gì khác hơn là chính Đức Kitô, Người là đầu và là nguồn sức sống.
Chiều kích nhân bản là phần tử của Hội Thánh. Chính là anh chị em và tôi.
Qua đời sống chứng nhân và thờ phượng, chúng ta giúp Đức Kitô hiện diện trong thế giới ngày nay.
Nhưng chiều kích nhân bản của Hội Thánh thì lại giống như bất cứ con người nào. Nó có những khuyết điểm của con người--ngay cả những người được chọn là tông đồ.
Vì vậy, Hội Thánh không luôn luôn trưng ra được "diện mạo của Đức Kitô" cho thế giới, như nó phải như vậy.
Nói cách khác, Hội Thánh thì giống như mỗi người chúng ta. Nó vẫn phấn đấu để trở nên điều mà Thiên Chúa đã mời gọi nó trở thành.
Ở đây trên trái đất, Hội Thánh sẽ luôn luôn là một pha trộn giữa ánh sáng và tăm tối.
Ở đó sẽ luôn luôn có đủ ánh sáng cho những ai muốn nhìn thấy "diện mạo" của Đức Kitô trong Hội Thánh. Và ở đó cũng có đủ tối tăm cho những ai có ý định trái ngược.
Và đó là điều phải xảy ra. Ánh sáng không bao giờ trùm lấp chúng ta và lấy đi sự tự do của chúng ta. Nó chỉ mời gọi chúng ta, tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Hãy kết thúc với một bài thơ đã tóm lược hoàn cảnh của Hội Thánh như hiện nay trên trái đất.
Bài thơ viết:
Tôi nghĩ không thể nào tôi thấy được một giáo hội mà nó phải như vậy:
Một giáo hội mà các phần tử không bao giờ lạc lối ngoài con đường thẳng và chật hẹp.
Một giáo hội không bao giờ có hàng ghế còn trống trải, các mục tử không bao giờ chán nản...
Những giáo hội tuyệt hảo như thế có lẽ có đấy, nhưng tôi chưa bao giờ được biết.
Dù vậy, chúng ta vẫn hoạt động và cầu nguyện và hoạch định để biến chính giáo hội của chúng ta trở nên tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể.
Vô Danh.
L. M. Mark Link, SJ
William Barclay là một thần học gia nổi tiếng người Tô Cách Lan. Ông đã đưa thần học xuống mức độ mà người trung bình có thể hiểu được bằng cách dùng những thí dụ và câu chuyện cụ thể.
Một trong những câu chuyện của ông liên quan đến một tù trưởng già người Phi Châu, đang có mặt trong buổi cầu nguyện sáng Chúa Nhật cùng với các bộ tộc người Ngoni, Senga và Tumbuka-giống như chúng ta bây giờ.
Bỗng người tù trưởng này nhớ lại thời trai tráng, khi ông thường thấy cảnh các chiến sĩ Ngoni-sau một ngày chém giết--rửa sạch máu của người Senga và Tumbuka dính vào vũ khí cũng như thân thể.
Sự tương phản giữa điều ông thấy lúc trước và bây giờ thì thật khác biệt như ngày và đêm.
Sáng hôm đó, người tù trưởng già mới hiểu được thế nào là Hội Thánh mà trước đây ông không thể nào hiểu nổi. Đó là hoạch định của Thiên Chúa cho nhân loại. Theo lời của Thánh Phaolô:
"Hoạch định này... là đem mọi tạo vật về với nhau... với Đức Kitô là đầu" (Ephêsô 1:10).
Như thế, "giai đoạn đầu" của hoạch định Thiên Chúa là tạo nên vũ trụ. Nó báo trước về Hội Thánh cũng giống như hoa nở báo trước về các quả sẽ nẩy sinh.
"Giai đoạn hai" của hoạch định Thiên Chúa xảy ra khi loài người phạm tội. Thiên Chúa đã cho loài người một cơ hội thứ hai.
Dưới sự lãnh đạo của Môsê, Thiên Chúa đã đưa dân Do Thái thoát khỏi vòng nô lệ Ai Cập và đến núi Sinai. Ở đây Thiên Chúa đã hình thành một giao ước với họ, biến họ thành "dân tộc được chọn."
Vai trò của họ trong hoạch định của Thiên Chúa là chuẩn bị con đường cho sự giáng thế của Đức Giêsu.
"Giai đoạn ba" của hoạch định Thiên Chúa bắt đầu với sự giáng thế của Đức Giêsu. Vai trò của Người là cứu chuộc nhân loại và "gieo" Triều Đại Thiên Chúa trên trái đất.
Để Triều Đại Thiên Chúa được phát triển dễ dàng, Đức Giêsu đã thiết lập Hội Thánh, khi nói: "Phêrô, con là đá, và trên đá này... Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy" (Mt 16:18).
Hội Thánh sẽ là dấu hiệu và khí cụ mà qua đó Triều Đại Thiên Chúa sẽ lan tràn trên toàn thế giới.
"Giai đoạn bốn" trong hoạch định Thiên Chúa xảy ra sau khi Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết và lên trời. Người đã sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ như đã hứa, khi Người nói:
Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dậy bảo các con tất cả và giúp các con nhớ tất cả những gì Thầy đã nói với các con. (Gioan 14:26)
Vai trò của Chúa Thánh Thần là đưa những người theo Chúa Giêsu thành một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Vì vậy, Thánh Phaolô viết:
Tất cả chúng ta... được thanh tẩy thành một thân thể bởi cùng một Thánh Thần. Chúng ta là một thân thể trong sự hợp nhất với Đức Kitô... Người là đầu của thân thể Người, là giáo hội; Người là nguồn của sự sống thân thể Người. (1 Cor 12:13; Colossê 1:8).
Thánh Augúttin đã đưa sự so sánh này:
Linh hồn đối với thân xác thế nào thì Thánh Thần cũng như vậy đối với Thân Thể Đức Kitô, là Hội Thánh.
Linh hồn làm cho mọi phần tử của thân thể sống động.
Cũng như vậy, Thánh Thần làm cho mọi phần tử của thân thể Đức Kitô, là Hội Thánh, được sống động với ơn Chúa.
Do đó, Thánh Phaolô viết cho tín hữu thành Êphêsô:
Anh chị em... được xây trên một nền móng là các tông đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.
Người là đấng duy trì toàn thể công trình xây dựng với nhau và làm cho nó vươn lên thành ngôi đền thánh dâng hiến cho Thiên Chúa. Êphêsô 2:19-21
Và vì vậy, Hội Thánh là trung tâm của hoạch định Thiên Chúa cho loài người.
Nó được báo trước trong sự tạo dựng, được chuẩn bị trong Cựu Ước, được thiết lập bởi Đức Giêsu, và được hình thành nên một Thân Thể của Đức Kitô phục sinh, bởi Chúa Thánh Thần.
Điều này đưa chúng ta đến một điểm quan trọng mà không thể nào quên được.
Hội Thánh thì không giống như bất cứ tổ chức nào trên trái đất. Nó có hai chiều kích: thần thánh và nhân bản.
Chiều kích thần thánh thì không gì khác hơn là chính Đức Kitô, Người là đầu và là nguồn sức sống.
Chiều kích nhân bản là phần tử của Hội Thánh. Chính là anh chị em và tôi.
Qua đời sống chứng nhân và thờ phượng, chúng ta giúp Đức Kitô hiện diện trong thế giới ngày nay.
Nhưng chiều kích nhân bản của Hội Thánh thì lại giống như bất cứ con người nào. Nó có những khuyết điểm của con người--ngay cả những người được chọn là tông đồ.
Vì vậy, Hội Thánh không luôn luôn trưng ra được "diện mạo của Đức Kitô" cho thế giới, như nó phải như vậy.
Nói cách khác, Hội Thánh thì giống như mỗi người chúng ta. Nó vẫn phấn đấu để trở nên điều mà Thiên Chúa đã mời gọi nó trở thành.
Ở đây trên trái đất, Hội Thánh sẽ luôn luôn là một pha trộn giữa ánh sáng và tăm tối.
Ở đó sẽ luôn luôn có đủ ánh sáng cho những ai muốn nhìn thấy "diện mạo" của Đức Kitô trong Hội Thánh. Và ở đó cũng có đủ tối tăm cho những ai có ý định trái ngược.
Và đó là điều phải xảy ra. Ánh sáng không bao giờ trùm lấp chúng ta và lấy đi sự tự do của chúng ta. Nó chỉ mời gọi chúng ta, tôn trọng sự tự do của chúng ta.
Hãy kết thúc với một bài thơ đã tóm lược hoàn cảnh của Hội Thánh như hiện nay trên trái đất.
Bài thơ viết:
Tôi nghĩ không thể nào tôi thấy được một giáo hội mà nó phải như vậy:
Một giáo hội mà các phần tử không bao giờ lạc lối ngoài con đường thẳng và chật hẹp.
Một giáo hội không bao giờ có hàng ghế còn trống trải, các mục tử không bao giờ chán nản...
Những giáo hội tuyệt hảo như thế có lẽ có đấy, nhưng tôi chưa bao giờ được biết.
Dù vậy, chúng ta vẫn hoạt động và cầu nguyện và hoạch định để biến chính giáo hội của chúng ta trở nên tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể.
Vô Danh.
L. M. Mark Link, SJ