Dan Lee
08-18-2011, 08:20 AM
THẦY LÀ AI?
Trong kênh truyền hình HTV-7, mỗi sáng Chúa nhật có tiết mục “Đi tìm ẩn số’. Đây là một trò chơi mang tình đánh đố. Giai đoạn đầu mở ra tiết mục này, đánh đố từ đầu tới cuối tiết mục; nhưng về sau, ở vòng 1 có thêm 5 câu hỏi (để tuyển lựa 2 người cao điểm nhất cho vòng 2) mang tính kiểm tra kiến thức về mọi mặt trong cuộc sống. Sau đó, từ vòng 2 trở đi, thì hoàn toàn trông vào may rủi. Vì thế, tôi hay gọi trò chơi này mang tính đánh đố (chỉ hấp dẫn người chơi ở ẩn số 100.000.000đ, chớ chẳng giúp ích gì về mặt tri thức). Hôm nay, khi đọc và suy niệm bài Tin Mừng CN XXI/TN-A, lại đúng vào lúc mấy đứa cháu mở chương trình “Đi tìm ẩn số”. Đọc tới câu Đức Ki-tô hỏi các môn đệ cách đây 2.000 năm ("Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" – Mt 16,15), tôi chợt rùng mình khi có cảm tưởng như chính Người lên tiếng hỏi tôi. Phải chăng đây mới chính là “ẩn số” cho hành trình đi tìm cứu cánh cho cuộc sống?
Nếu ngay lập tức chỉ trả lời theo phản xạ tự nhiên, thì chắc chắn không chỉ riêng tôi, mà ai trong chúng ta cũng trả lời một cách trơn tru, giống như Tông đồ Phê-rô ngày xưa; "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống". Nhưng sở dĩ tôi rùng mình, vì tôi sợ rằng sẽ có một lúc nào đó, câu hỏi trên không xuất phát từ chính Đấng Ki-tô hay những người được vinh dự mang tước hiệu Ki-tô (Ki-tô hữu) chân chính; mà lại từ cửa miệng những kẻ thù địch, đối nghịch với Ki-tô. Lúc đó, liệu tôi có trả lời khác hơn được câu trả lời của Phê-rô nơi nhà Cai-pha (“Tôi chẳng biết người ấy là ai”!) hay không? Thánh Phê-rô sống liền bên với Thầy, biết rất rõ về Thầy, chứng kiến biết bao nhiêu việc làm và phép lạ Thầy thực hiện, rồi không chỉ một lần, mà nhều lần tuyên xưng Thầy là Ki-tô, là Mê-si-a, Con Thiên Chúa hằng sống, lại được chính Người Thầy Chí Thánh nói như đinh đóng cột "Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mt 16, 18-19). Vậy mà, khi thánh nhân đối diện với thử thách, đã vội chối bay chối biền, thì tôi có là cái thá gì so với thánh nhân, không những chỉ chối Thầy, mà còn có thể bán Thầy, hoặc chống lại Thầy nữa, biết đâu chừng! Tôi rùng mình, người tự nhiên vã mồ hôi như tắm, chính là vì thế. Ôi chao! Nói thì dễ mà thực hành mới khó khăn làm sao! Được gán cho biệt hiệu “ngôn hành bất nhất” (lời nói không đi đôi với việc làm) cũng là đáng lắm!
Chưa hết, những kẻ cắc cớ khi thấy tôi chối bay chối biến Người mà tôi vẫn luôn miệng tuyên xưng “Thầy là Đấng Ki-tô”, chắc chắn sẽ cật vấn ngược lại: “Vậy tại sao anh vẫn tự hào anh đã trở nên một với Đức Ki-tô khi anh cũng được Ki-tô hoá bằng nghi thức Thánh Tẩy (Ki-tô = Christo => christi => christma => xức dầu), được là bạn của Người?” Trong trường hợp ấy, tôi sẽ phải trả lời sao đây? Chính vì thế, nên tôi lại càng cần phải ý thức vai trò một Ki-tô hữu sống giữa đời thường. Nói cách khác, trước khi trả lời câu hỏi “Thầy là ai?” thì phải trả lời cho được và thật rõ ràng câu hỏi chính mình: “Tôi là ai?” Tôi là ai ư? Thỉ tôi là một con người, một giáo dân, một Ki-tô hữu, chớ còn là ai vào đây nữa. Trả lời như vậy cũng chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”, huề cả làng. Vâng, và vì thế, lại một lần nữa tôi đọc lại Tông huấn “Christi fideles laici” (T/h Ki-tô hữu Giáo dân).
Chỉ cần nhìn tiêu đề của 5 Chương trong Tông huân, là vấn đề sẽ sáng tỏ ngay: Chương I : TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH – Chương II : TẤT CẢ LÀ CÀNH NHO CỦA MỘT CÂY NHO DUY NHẤT – Chương III : THẦY ĐÃ SAI CHÚNG CON RA ĐI VÀ MANG LẠI KẾT QUẢ – Chương IV : NHỮNG NGƯỜI THỢ TRONG VƯỜN NHO CỦA CHÚA – Chương V : ĐÊ CHÚNG CON MANG LẠI HOA TRÁI. Tôi là Ki-tô, là Ki-tô hữu, mà Đức Ki-tô là cây nho, tất nhiên tôi là một trong vô số những cành nho gắn liền vào thân cây nho. Cây nho đã nuôi sống tôi bằng những dòng nhựa, thì không lý gì tôi lại không trổ sinh hoa trái để đến độ bị cắt bỏ quăng vào lửa. Mà nhiệm vụ trổ sinh hoa trái của tôi là gì nếu không phải là tất cả những suy tư, những lời nòi, những việc làm trong cuộc sống của chính tôi. Tắt một lời, để xứng đáng với tước hiệu Ki-tô hữu, tôi phải là Phê-rô trước đã. Biết mình nhát sợ, mặc dù vẫn TIN Thầy mình là Đức Ki-tô, vẫn yêu MẾN Thầy hết lòng, nhưng gặp thử thách thì lại chối Thầy, vậy phải CẬY nhờ vào một sức mạnh siêu nhiên của Thầy – của Thiên Chúa, đó chính là Thần Khí Chúa.
Từ đó, tôi sẽ có đủ dũng khí để chứng minh được “Tôi là ai?” và sẵn sàng trả lời câu hỏi từ mọi phía “Thầy là ai?”, trả lời bằng lời nói, trả lời bằng cả việc làm và có thể trả lời bằng chính sinh mạng mình, như xưa Người Thầy Chí Thánh đã dạy và đã thực hiện cho tôi, cho anh chị, cho tất cả chúng ta. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.
Trong kênh truyền hình HTV-7, mỗi sáng Chúa nhật có tiết mục “Đi tìm ẩn số’. Đây là một trò chơi mang tình đánh đố. Giai đoạn đầu mở ra tiết mục này, đánh đố từ đầu tới cuối tiết mục; nhưng về sau, ở vòng 1 có thêm 5 câu hỏi (để tuyển lựa 2 người cao điểm nhất cho vòng 2) mang tính kiểm tra kiến thức về mọi mặt trong cuộc sống. Sau đó, từ vòng 2 trở đi, thì hoàn toàn trông vào may rủi. Vì thế, tôi hay gọi trò chơi này mang tính đánh đố (chỉ hấp dẫn người chơi ở ẩn số 100.000.000đ, chớ chẳng giúp ích gì về mặt tri thức). Hôm nay, khi đọc và suy niệm bài Tin Mừng CN XXI/TN-A, lại đúng vào lúc mấy đứa cháu mở chương trình “Đi tìm ẩn số”. Đọc tới câu Đức Ki-tô hỏi các môn đệ cách đây 2.000 năm ("Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" – Mt 16,15), tôi chợt rùng mình khi có cảm tưởng như chính Người lên tiếng hỏi tôi. Phải chăng đây mới chính là “ẩn số” cho hành trình đi tìm cứu cánh cho cuộc sống?
Nếu ngay lập tức chỉ trả lời theo phản xạ tự nhiên, thì chắc chắn không chỉ riêng tôi, mà ai trong chúng ta cũng trả lời một cách trơn tru, giống như Tông đồ Phê-rô ngày xưa; "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống". Nhưng sở dĩ tôi rùng mình, vì tôi sợ rằng sẽ có một lúc nào đó, câu hỏi trên không xuất phát từ chính Đấng Ki-tô hay những người được vinh dự mang tước hiệu Ki-tô (Ki-tô hữu) chân chính; mà lại từ cửa miệng những kẻ thù địch, đối nghịch với Ki-tô. Lúc đó, liệu tôi có trả lời khác hơn được câu trả lời của Phê-rô nơi nhà Cai-pha (“Tôi chẳng biết người ấy là ai”!) hay không? Thánh Phê-rô sống liền bên với Thầy, biết rất rõ về Thầy, chứng kiến biết bao nhiêu việc làm và phép lạ Thầy thực hiện, rồi không chỉ một lần, mà nhều lần tuyên xưng Thầy là Ki-tô, là Mê-si-a, Con Thiên Chúa hằng sống, lại được chính Người Thầy Chí Thánh nói như đinh đóng cột "Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mt 16, 18-19). Vậy mà, khi thánh nhân đối diện với thử thách, đã vội chối bay chối biền, thì tôi có là cái thá gì so với thánh nhân, không những chỉ chối Thầy, mà còn có thể bán Thầy, hoặc chống lại Thầy nữa, biết đâu chừng! Tôi rùng mình, người tự nhiên vã mồ hôi như tắm, chính là vì thế. Ôi chao! Nói thì dễ mà thực hành mới khó khăn làm sao! Được gán cho biệt hiệu “ngôn hành bất nhất” (lời nói không đi đôi với việc làm) cũng là đáng lắm!
Chưa hết, những kẻ cắc cớ khi thấy tôi chối bay chối biến Người mà tôi vẫn luôn miệng tuyên xưng “Thầy là Đấng Ki-tô”, chắc chắn sẽ cật vấn ngược lại: “Vậy tại sao anh vẫn tự hào anh đã trở nên một với Đức Ki-tô khi anh cũng được Ki-tô hoá bằng nghi thức Thánh Tẩy (Ki-tô = Christo => christi => christma => xức dầu), được là bạn của Người?” Trong trường hợp ấy, tôi sẽ phải trả lời sao đây? Chính vì thế, nên tôi lại càng cần phải ý thức vai trò một Ki-tô hữu sống giữa đời thường. Nói cách khác, trước khi trả lời câu hỏi “Thầy là ai?” thì phải trả lời cho được và thật rõ ràng câu hỏi chính mình: “Tôi là ai?” Tôi là ai ư? Thỉ tôi là một con người, một giáo dân, một Ki-tô hữu, chớ còn là ai vào đây nữa. Trả lời như vậy cũng chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”, huề cả làng. Vâng, và vì thế, lại một lần nữa tôi đọc lại Tông huấn “Christi fideles laici” (T/h Ki-tô hữu Giáo dân).
Chỉ cần nhìn tiêu đề của 5 Chương trong Tông huân, là vấn đề sẽ sáng tỏ ngay: Chương I : TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH – Chương II : TẤT CẢ LÀ CÀNH NHO CỦA MỘT CÂY NHO DUY NHẤT – Chương III : THẦY ĐÃ SAI CHÚNG CON RA ĐI VÀ MANG LẠI KẾT QUẢ – Chương IV : NHỮNG NGƯỜI THỢ TRONG VƯỜN NHO CỦA CHÚA – Chương V : ĐÊ CHÚNG CON MANG LẠI HOA TRÁI. Tôi là Ki-tô, là Ki-tô hữu, mà Đức Ki-tô là cây nho, tất nhiên tôi là một trong vô số những cành nho gắn liền vào thân cây nho. Cây nho đã nuôi sống tôi bằng những dòng nhựa, thì không lý gì tôi lại không trổ sinh hoa trái để đến độ bị cắt bỏ quăng vào lửa. Mà nhiệm vụ trổ sinh hoa trái của tôi là gì nếu không phải là tất cả những suy tư, những lời nòi, những việc làm trong cuộc sống của chính tôi. Tắt một lời, để xứng đáng với tước hiệu Ki-tô hữu, tôi phải là Phê-rô trước đã. Biết mình nhát sợ, mặc dù vẫn TIN Thầy mình là Đức Ki-tô, vẫn yêu MẾN Thầy hết lòng, nhưng gặp thử thách thì lại chối Thầy, vậy phải CẬY nhờ vào một sức mạnh siêu nhiên của Thầy – của Thiên Chúa, đó chính là Thần Khí Chúa.
Từ đó, tôi sẽ có đủ dũng khí để chứng minh được “Tôi là ai?” và sẵn sàng trả lời câu hỏi từ mọi phía “Thầy là ai?”, trả lời bằng lời nói, trả lời bằng cả việc làm và có thể trả lời bằng chính sinh mạng mình, như xưa Người Thầy Chí Thánh đã dạy và đã thực hiện cho tôi, cho anh chị, cho tất cả chúng ta. Ước được như vậy. Amen.
JM. Lam Thy ĐVD.